Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 2

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. 1. Diễn biến suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi qua các năm ở Việt Nam 19

Hình 1. 2. Cấu tạo giải phẫu răng 24

Hình 1. 3. Sơ đồ Keyes giải thích nguyên nhân gây bệnh sâu răng 27

Hình 1. 4. Sơ đồ White nguyên nhân gây bệnh sâu răng 28

Hình 1. 5. Sơ đồ nguyên nhân gây sâu răng của Fejerskov và Manji 29

Hình 2. 1. Xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 40

Hình 2. 2. Phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 41

Hình 2. 3. Xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Hình 3.1. Chỉ số BMI theo tuổi và giới tính của trẻ trong nghiên cứu 59

Hình 3.2. Biểu đồ phân dư chuẩn hóa với chiều cao là biến phụ thuộc 68

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 2

Hình 3.3. Biểu đồ Scatter Plot với chiều cao là biến phụ thuộc 68

Hình 3.4. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi 73

Hình 3.5. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi 78

Hình 3.6. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi 83

Hình 3.7. So sánh tỷ lệ thừa cân-béo phì của trẻ dưới 5 tuổi 84

Hình 3.8. Đường cong ROC thể hiện mối liên hệ giữa độ nhạy và độ đặc hiệu vòng cánh tay trái duỗi của trẻ trong nghiên cứu 86

Hình 3.9. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ

trong nghiên cứu 88

Hình 3.10. Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo nhóm tuổi trong mỗi địa bàn nghiên cứu 101

Hình 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ

trong nghiên cứu 107

MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Trẻ em là nguồn lực to lớn cho sự phát triển của mỗi đất nước. Vì vậy, trẻ em luôn có một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục về cả thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm. Để trẻ em phát triển một cách toàn diện, gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm đến mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ là vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng. Sự tác động của dinh dưỡng và vấn đề răng miệng không tốt cũng là một nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh tật ở trẻ em.

Tình trạng dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng vận động, lao động và các bệnh tật khác ở trẻ em. Tình trạng dinh dưỡng không tốt làm giảm khả năng vận động, suy giảm trí tuệ, giảm năng suất lao động và nhiều bệnh tật kèm theo. Hiện nay, thế giới đang phải gánh chịu tình trạng dinh dưỡng kép, đó là tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) và thừa cân-béo phì (TC-BP). Đặc biệt, ở các nước đang phát triển thì gánh nặng kép này càng được thể hiện rò, bên cạnh tỷ lệ SDD còn cao thì tỷ lệ TC-BP cũng đang tăng lên [35].

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 1990, thế giới có khoảng 500 triệu trẻ em bị SDD, trong đó có khoảng 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân và hơn 20 triệu trẻ em bị SDD nặng [164, 165]. Theo báo cáo của UNICEF năm 2008, trên thế giới có khoảng 146 triệu trẻ em dưới 5 tuổi được xem là nhẹ cân, trong đó có khoảng 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nặng cần được chăm sóc khẩn cấp, phần lớn tập trung ở châu Á, châu Phi, và Mỹ Latin (trong đó có khoảng 2 triệu trẻ em từ Việt Nam) [166]. Đến năm 2018, có gần 200 triệu trẻ em trên thế giới bị thấp còi hoặc gầy còm, trong khi đó từ năm 2000-2016 tình trạng TC-BP tiếp tục tăng, tỷ lệ trẻ em thừa cân (từ 5 đến 19 tuổi) tăng gấp đôi (từ 1/ 10 trẻ lên 1/ 5 trẻ) [169].

Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo “Thừa cân và béo phì - một đại dịch toàn cầu” và kêu gọi các quốc gia nên có chương trình hành động cụ thể. Năm 2003, số liệu của WHO cho thấy có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân [182], tỷ lệ TC-BP đang tăng lên ở cả nước phát triển và nước

đang phát triển. Béo phì được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với y tế công cộng trong thế kỉ XXI với số lượng béo phì năm 2014 đã cao hơn gấp đôi năm 1980. Tỷ lệ trẻ em béo phì tăng nhanh ở khu vực thành thị. Ước tính đến năm 2030, gần một phần ba thế giới có thể bị TC-BP [118].

Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 1999, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân là 37,7%, thể thấp còi là 38,75%. Đến năm 2015, tỷ lệ SDD đã giảm xuống (SDD thể nhẹ cân còn 14,1%, thể thấp còi là 24,6%). Trong khi tỷ lệ SDD ngày càng giảm, tỷ lệ TC-BP của trẻ em Việt Nam ngày càng tăng. Từ trước năm 1995, tỷ lệ TC-BP của trẻ em Việt Nam không đáng kể, không có báo cáo nào thống kê có tình trạng TC-BP. Nhưng từ sau năm 1995, rất nhiều báo cáo có liên quan đến tình trạng TC-BP ở cả trẻ em và người lớn [10, 29, 37, 49], đến giai đoạn hiện nay tình trạng TC-BP trong các báo cáo ngày càng tăng lên.

Song song với tình trạng dinh dưỡng kép, tình trạng sâu răng của trẻ em cũng là một vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới hiện nay quan tâm. Năm 1986, WHO đã coi bệnh răng miệng là mối quan tâm thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch [178]. Năm 2007, tại hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, các nước thành viên của WHO đã thông qua nghị quyết về xúc tiến và phòng ngừa bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mạn tính [142].

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em Việt Nam mắc các bệnh răng miệng tăng nhanh. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng sâu răng tại nhiều địa phương trong cả nước cho thấy bệnh sâu răng có xu hướng đang gia tăng [1, 4, 66]. Đối với lứa tuổi mầm non, đây là giai đoạn cấu trúc của hàm răng chưa hoàn thiện, trẻ chưa tự ý thức được vấn đề chăm sóc răng miệng, do đó tỷ lệ sâu răng, mất răng sữa rất cao. Việc sâu răng và mất răng làm trẻ nhai kém, phát âm không chuẩn, hàm răng vĩnh viễn có thể bị xô lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thể chất trong giai đoạn sau này [45, 47].

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng có mối liên quan với nhau và đều ảnh hưởng đến sự phát triển hình thái cơ thể của trẻ em. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá sự tác động qua lại của hai vấn đề này, đặc biệt tìm hiểu mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng

và sâu răng trên đối tượng trẻ mầm non là rất cần thiết. Mặt khác, sự phát triển giữa các vùng sinh thái trong cả nước chưa đồng đều, cần có những nghiên cứu để xác định tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng của trẻ tại nhiều khu vực khác nhau để có cái nhìn toàn diện về sự phát triển hình thái của trẻ em trong cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu 1: Đánh giá sự phát triển hình thái cơ thể dựa vào một số chỉ tiêu nhân trắc, thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc.

- Mục tiêu 2: Xác định tỷ lệ sâu răng và các yếu tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa tình trạng sâu răng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2-5 tuổi trong nghiên cứu.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Kết quả của luận án góp phần làm rò tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng cùng các yếu tố liên quan đến sự phát triển hình thái cơ thể của trẻ mầm non trong khu vực nghiên cứu. Các tài liệu trong luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy thuộc các lĩnh vực liên quan đến nhân chủng học, đặc biệt là sự phát triển hình thái của trẻ em từ 2-5 tuổi.

- Kết quả của luận án giúp cho gia đình, nhà trường, các cơ sở liên quan đến trẻ em tại khu vực nghiên cứu có phương hướng và biện pháp giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân-béo phì, sâu răng của trẻ.

4. Bố cục luận án

Bố cục của luận án bao gồm các phần:

Mở đầu;

Chương 1: Tổng quan tài liệu;

Chương 2: Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu;

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận;

Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái quát về hình thái cơ thể trẻ em

1.1.1. Sự tăng trưởng và phát triển hình thái cơ thể trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn, sự tăng trưởng cơ thể là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Cơ thể trẻ em nói chung và các cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành. Những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý của trẻ em cũng có đặc điểm riêng. Từ thế kỉ thứ XVIII, nhà triết học nổi tiếng người Pháp là J.J Rousseau đã khẳng định rằng “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”. Mỗi giai đoạn của trẻ có những đặc điểm về hình thái, giải phẫu và sinh lý khác nhau.

Sự tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển hoàn thiện cơ thể. Có hai loại tăng trưởng: tăng trưởng về thể chất và tăng trưởng về chức năng. Hai quá trình này có mối liên quan mật thiết với nhau, nhưng thời điểm trưởng thành không giống nhau [62]. Tuy nhiên, sự lớn lên và phát triển là sự vận động đi lên theo chiều hướng hoàn thiện về cả cấu tạo và chức năng của cơ thể trẻ. Vì cấu tạo và chức năng cơ thể trẻ chưa hoàn thiện ở giai đoạn mẫu giáo nên sự tăng trưởng của trẻ chịu rất nhiều ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Mô hình tăng trưởng thể chất của trẻ em không phải đứng yên mà thay đổi theo thời gian. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở lứa tuổi mầm non đều có sự gia tăng về chiều cao, cân nặng, đặc biệt tăng nhanh ở khu vực thành phố. Theo nghiên cứu của Lê Nam Trà, Trần Đình Long năm 1997, chiều cao, cân nặng của cả nam và nữ đều tăng cao hơn 1 cm so với hằng số sinh học người Việt Nam (1975) trong giai đoạn 1-9 tuổi [60]. Ở trẻ 2-5 tuổi mức tăng chiều cao diễn ra đều đặn, mỗi năm tăng khoảng 4,75-7,08 cm, cân nặng tăng 0,98-1,69 kg [61].

Cân nặng theo tuổi của trẻ em đều tăng rất nhanh trong năm đầu đời, nhưng từ năm thứ hai trở đi mức độ tăng có chiều hướng chậm hơn và duy trì mức tăng cho đến 9 - 10 tuổi. Sau đó cân nặng tiếp tục tăng mạnh ở lứa tuổi trước dậy thì và dậy thì [99]. Nếu tính theo BMI, trong năm đầu chỉ số BMI tăng dần nhưng từ năm 2 tuổi đến 6 tuổi thì chỉ số BMI thường giảm dần theo tuổi ở cả hai giới [61, 99]. Theo Mei Z. và cộng sự nghiên cứu trên 10844 trẻ 0-60 tháng cho thấy tốc độ tăng

trưởng thay đổi phổ biến nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi, ít thay đổi hơn là giai đoạn 6- 24 tháng và ít hơn nữa là giai đoạn 24-60 tháng [134].

Giai đoạn 2-5 tuổi, trẻ em có chức năng vận động phát triển nhanh, hoạt động vui chơi có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em và quyết định sự phát triển tâm lý. Giai đoạn này việc giáo dục thể chất và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển tâm sinh lý có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ [62].

1.1.2. Một số đặc điểm về hình thái cơ thể trẻ em

Các kích thước và chỉ số hình thái là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thể lực của trẻ. Theo Bộ Y tế, các giá trị sinh học về hình thái của trẻ giai đoạn 2-5 tuổi cần được đánh giá bao gồm chiều cao, cân nặng, BMI, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay trái duỗi. Đây là những kích thước và chỉ số nhân trắc quan trọng phản ánh rò rệt sự phát triển cơ thể trẻ giai đoạn này.

Chiều cao: là một trong những kích thước nhân trắc quan trọng nhất để đánh giá thể chất và sức khỏe ở trẻ em. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động thể lực v.v. trong đó yếu tố dinh dưỡng là rất quan trọng đối với giai đoạn trẻ 2-5 tuổi. Sự tăng trưởng của chiều cao chia làm 3 giai đoạn là: giai đoạn tăng trưởng chậm, giai đoạn dậy thì và giai đoạn sau dậy thì [15].

Cân nặng: cũng là một kích thước nhân trắc cơ bản trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Cân nặng cơ thể thường chia làm 2 phần: phần cố định chiếm 1/3 tổng cân nặng cơ thể bao gồm: xương, da, các tạng và thần kinh; phần thay đổi chiếm 2/3 tổng số cân nặng bao gồm 3/4 cơ, 1/4 mỡ và nước. Sự tăng giảm cân nặng phần lớn có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng [53].

BMI: là chỉ số khối cơ thể dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này được nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1982, tuy nhiên nó có nhược điểm là không tính được lượng chất béo trong cơ thể. Đến năm 1997, WHO khuyến cáo sử dụng chỉ số BMI/tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ là SDD hay TC-BP [176].

Vòng đầu: Kích thước vòng đầu phản ánh sự tăng trưởng của não bộ. Trẻ sơ sinh có kích thước não khoảng 350g và khi 1 tuổi đạt 1000g, đến 2 tuổi não đạt

khoảng 1200g. Não người trưởng thành khoảng 1250g ở nữ và 1400g ở nam. Như vậy, sau giai đoạn 1 tuổi não bộ có sự phát triển chậm lại về khối lượng, tuy nhiên cần phải theo dòi sự phát triển của não bộ thông qua kích thước vòng đầu [53].

Vòng ngực: là một chỉ số hình thái có liên quan mật thiết với chiều cao, cân nặng của cơ thể. Sự phát triển của lồng ngực cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bên trong như hô hấp, tuần hoàn v.v [53].

Vòng cánh tay trái duỗi: VCTTD của trẻ tăng nhanh ở giai đoạn đầu đời, từ sau 2 tuổi thì kích thước VCTTD tăng chậm lại. Kích thước VCTTD chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi dinh dưỡng, vì vậy đây cũng là một chỉ số quan trọng trong đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em [2].

1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể trẻ em

1.1.3.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế có mối quan hệ qua lại với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên nhân gốc rễ của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế [150]. Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, tác động đến xã hội ngày càng sâu sắc [94]. Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ trẻ SDD cao hơn hẳn các nước phát triển. Trên thế giới, trẻ SDD tập trung chủ yếu ở hai châu lục là Châu Phi và Châu .

Thu nhập là một biểu hiện quan trọng phản ánh tình trạng KT-XH. Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (1991) về ảnh hưởng của tình trạng kinh tế - xã hội đến sự phát triển của trẻ em học đường ở Bangladesh cho thấy trẻ từ các gia đình có thu nhập cao có cân nặng và chiều cao theo tuổi cao hơn trẻ từ các gia đình có thu nhập thấp [82]. Một nghiên cứu khác ở Anh về vấn đề liên quan giữa tình trạng thất nghiệp của người cha với sự phát triển của trẻ cho thấy những trẻ có bố bị thất nghiệp có chiều cao thấp hơn những đứa trẻ khác [147]. Cơ cấu nhân khẩu ảnh hưởng đến sự phân bố và tiêu thụ thực phẩm trong gia đình. Quy mô gia đình cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ đặc biệt ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu trên trẻ em học đường ở Mexico (1991) đã đưa ra kết luận rằng có mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế - xã hội với khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng

của trẻ. Gia đình đông con có chế độ ăn nghèo nàn hơn gia đình ít con, đặt biệt là thức ăn có nguồn gốc động vật, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh ra trong gia đình đông con thì có chiều cao thấp hơn [109].

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa SDD ở trẻ em với các yếu tố kinh tế, xã hội. Những hộ có thu nhập cao hơn thì trẻ thường được ăn uống tốt hơn, do đó tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận hộ gia đình có thu nhập cao nhưng vẫn có trẻ em bị SDD, điều này gợi ý cho các phân tích về sử dụng thu nhập ở hộ gia đình cũng cần được quan tâm. Các hộ gia đình nghèo, đặc biệt là hộ nghèo đói lương thực, thực phẩm có tỷ lệ SDD cao. Yếu tố vùng trong đó có cả yếu tố dân tộc được phân tích cho thấy ở những vùng khó khăn và hay xảy ra thiên tai trẻ em bị SDD nhiều hơn. Tuy nhiên yếu tố vùng và yếu tố thu nhập thường đi đôi với nhau. Điều này phản ánh rò sự phân hoá giữa các vùng kinh tế của nước ta hiện nay. Trình độ văn hoá của bố, mẹ có liên quan với tỷ lệ SDD giữa các nhóm trẻ, con của các gia đình mà bố, mẹ biết chữ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn so với gia đình mà bố mẹ không biết chữ. Tuy nhiên, khi đưa trình độ văn hoá lên cao dần và phân tích từng bộ số liệu cho thấy sự khác biệt không lớn về tỷ lệ SDD giữa nhóm gia đình bố mẹ có 7-10 năm đi học và nhóm gia đình mà bố mẹ có trình độ văn hoá cao hơn. Điều này có thể giải thích nhóm bố mẹ có trình độ văn hoá cao thường bận rộn hơn với công việc và ít có thời gian chăm sóc con [33].

1.1.3.2. Khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn là yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Ở độ tuổi học đường, trẻ phát triển chậm hơn giai đoạn trước nhưng là giai đoạn chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng khi vào tuổi dậy thì nên nhu cầu năng lượng của trẻ khá cao. Thói quen ăn uống, khẩu phần ăn không hợp lý sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Đất nước ta đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế, điều kiện KT-XH đã có nhiều cải thiện. Điều đó đã dẫn đến những sự thay đổi trong mô hình của bệnh tật. Song song với sự tồn tại của bệnh thiếu dinh dưỡng là sự gia tăng các bệnh mãn tính do thừa dinh dưỡng gây ra như TC-BP, các bệnh tim mạch, đái tháo đường…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022