Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Trung Tâm Đào Tạo Và Tư Vấn Hồng 53365


tổng doanh thu của trung tâm. Việc gia tăng tổng số học viên không chỉ làm tăng doanh thu từ hoạt động giảng dạy của trung tâm mà còn kéo theo sự gia tăng của uy tín, quy mô trung tâm được mở rộng.

Nhìn chung, trong thời gian vừa qua trung tâm đã hoạt động khá hiệu quả, số lượng học viên và doanh thu ngày một tăng, đem lại lợi nhuận cho trung tâm và tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giáo viên cũng như nhân viên trung tâm.

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm

(ĐVT: Triệu đồng)


Chỉ tiêu


2017


2018


2019

2018/2017

2019/2018

+/-

+/- (%)

+/-

+/- (%)

1.Tổng doanh thu


1371,55


1461,60


1683,40


90,05


6,57


221,80


15,18

2.Tổng chi phí

872,15

909,89

1015,04

37,74

4,33

105,15

11,56

3.Lợi nhuận trước thuế


499,40


551,71


668,36


52,31


10,47


116,65


21,14

4.Lợi nhuận sau thuế


399,52


444,36


534,68


41,68


10,47


93,32


21,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng lòng của Học viên về chất lượng dịch vụ tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức - 6

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán, Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức)

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng

Đức giai đoạn 2017-2019

Theo bảng thống kê trên, ta thấy hoạt động kinh doanh của trung tâm có bước tăng trưởng qua các năm:

Về doanh thu

Doanh thu là chỉ tiêu mà doanh nghiệp cần phải đạt đầu tiên trước khi tính tới lợi nhuận và giá trị. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh đều mong


muốn đạt doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Vì vậy trong kinh doanh doanh nghiệp cần phải quan tâm đến doanh thu nó ảnh hưởng đến cả chuỗi hoạt động của công ty và quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp.

Từ số liệu ta có thể thấy, tổng doanh thu của 3 năm liên tiếp đều tăng, và nó có xu hướng đi lên. Cụ thể, năm 2017 doanh thu là 1371,55 triệu đồng, đến năm 2018 doanh thu tăng lên 90,05 triệu đồng (tương ứng 6,57%) so với năm 2017. Năm 2019 doanh thu tăng mạnh lên đến 221,80 triệu đồng (tương ứng 15, 18%) so với năm 2018. Doanh thu của trung tâm chủ yếu tập trung vào các khóa học mà trung tâm tổ chức giảng dạy và học tập. Các kháo học chủ yếu và trọng cốt là nhập môn kế toán, tổng hợp thực hành, kế toán máy và các khóa học khác do trung tâm tổ chức và thực hiện.

Chi phí:

Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội cần thiết được biểu hiện bằng tiền quá trình sản xuất. Chi phí sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với sự tăng hay giảm của chi phí sẽ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Vì vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích nắm rõ tình hình chi phí của mình để cso những biện pháp điều chỉnh nhằm hạn chế sự gia tăng chi phí không cần thiết đối với doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Từ bảng số liệu ta thấy, tổng chi phí của trung tâm có sự thay đổi rõ rệt qua 3 năm, và có xu hướng đi lên. Cụ thể, năm 2017 chi phí là 872,15 triệu đồng, đến năm 909,89 triệu đồng mức chi phí tăng tỷ lệ nhuận với doanh thu, tổng chi phí tăng lên 37, 74 triệu đồng ( tương ứng tăng 4,33%) so với năm 2017. Năm 2019 chi phí tăng nhanh lên đến 105, 15 triệu đồng( tương ứng 11,56%) so với năm 2018. Chi phí tăng lên là một dấu hiện không tốt đối với tài chính của doanh nghiệp. Nhưng tốc độ của chi phí thấp hơn doanh thu mà doanh nghiệp bỏ ra thì có thể điều chỉnh được.

Về lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết


quả của việc sử dụng về nguồn nhân lực, tài sản cố định…Vì vậy để biết được kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp thì ta cần phải nhìn vào lợi nhuận.

Lợi nhuận có ý nghĩalớn đối với toàn bộ hoạt động của trung tâm,tác động đến tất cả mọi hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của trung tâm. Việc phấn đấu để đạt lợi nhuận là một phần thất yếu đối với một doanh nghiệp kinh doanh.

Qua bảng 2.4 ta thấy : Lợi nhuận của Trung tâm Đào tạo và tư vấn Hồng Đức có sự thay đổi rõ rệt trong 3 năm qua, điều này giả thích cho ta thấy rõ về phần doanh thu và chi phí 3 năm cũng có sự biến động tương tự, và lợi nhuận thì phụ thuộc vào 2 chỉ số doanh thu và chi phí đó. Năm 2017 lợi nhuận là 399, 52 triệu đồng, đến năm 2018 là 441,368 triệu đồng( tương ứng tăng 10,47%) so với năm 2017. Năm 2019 lợi nhuận tăng mạnh lên đến 93,32 triệu đồng ( tương ứng tăng 21,14%) so với năm 2018. Điều này chính tỏ rằng kinh doanh của tring tâm đạt hiệu quả.

2.3 Kết quả khảo sát sự hài lòng của Học viên về chất lượng dịch vụ tại

Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức

2.3.1 Đặc điểm mẫu mô tả

Trong quá trình điều tra tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức, tôi đã khảo sát 150 Học viên đã và đang học tập tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức

Bảng 2.5 Đặc điểm mẫu nghiên cứu


Đặc điểm

Chỉ tiêu

Số lượng( người)

Tỉ lệ (%)

1.Giới tính

Nam

36

24

Nữ

114

76


2.Trình độ học vấn

Phổ Thông

33

22

Đại Học

44

29,3

Cao đẳng, trung cấp

48

32

Sau Đại học

25

16,7


3.Nghề nghiệp hiện tại

Sinh viên

56

37,3

Công chức viên chức

24

16,0

Kinh doanh

36

24



Ngành nghề khác

34

22,7


4. Độ tuổi

Từ 18 đến 25 tuổi

86

57,3

Từ 26 đến 30 tuổi

38

25,3

Trên 30 tuổi

26

17,4


5.Thu Nhập

Dưới 2 triệu

78

52

2 đến 4 triệu

31

20,7

4 triệu đến 6 triệu

27

18

Trên 6 triệu

14

9,3


Về giới tính

Kết quả thống kê theo giới tính cho thấy trong 150 phiếu khảo sát được trả lời của học viên, số học viên nữ chiếm tỷ lệ khá cao 76 % tương ứng với 91 người, nam chiếm tỷ lệ 24% tương ứng với 36 người. Điều này được xem là hợp lý, bởi vì đặc thù của kế toán là yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận khi làm việc với hóa đơn, chứng từ và sổ sách nên nữ giới thường được xem là có ưu thế hơn nam giới.

Trình độ học vấn

Khảo sát 150 học viên, trong đó cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất 32% tương ứng 48 người, đại học chiếm 29,3% tương ứng 44 người, phổ thông chiếm 22% tương ứng với 33 người, thấp nhất là sau đại học chiếm 16,7% tương ứng 25 người.

Qua khảo sát tôi thấy được tỷ lệ Cao đẳng, trung cấp tỷ lệ tham gia học cao nhất vì đây nhóm đối tượng cần bổ sung kiến thức, mong muốn cung cấp thêm kiến thức để có thể hành nghề được. Còn nhóm sau đại học thì chiếm tỷ lệ thấp bởi vì nhóm đối tượng này không có nhiều thời gian để tham gia học.

Nghề nghiệp

Qua bảng ta thấy, nhóm sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,3% tương ứng với 56 người, nhóm công chức viên chức chiếm 16% tương ứng với 24 người, nhóm kinh doanh chiếm 24% tương ứng 36 người. Còn nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nghề nghiệp khác chiếm 22,7% tương ứng với 34 người.


Độ tuổi

Qua bảng ta thấy, nhóm từ 18 tuổi đến 25 tuổi là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,3% tương ứng với 86 người, nhóm học viên từ 26 tuổi đến 30 tuổi chiếm 25,3% tương ứng 38 người. Còn nhóm học viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm trên 30 tuổi chiếm 17,3% tương ứng với 26 người.

Về thu nhập

Qua bảng ta thấy, nhóm học viên có thu nhập dưới 2 triệu chiếm tỷ lệ thấp cao nhất 52% tương ứng với 78 người, từ 2 triệu đến 4 triệu chiếm 20,7% tương ứng với 31 người, nhóm học viên từ 4 đến 6 triệu chiếm 18% tương ứng với 27 người. Còn nhóm học viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 6 triệu chiếm 9,3% tương ứng với 14 người.

2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Chương trình đào tạo


Cronbach’s Alpla

0,77

Biến quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CTĐT1

0,534

0,747

CTĐT2

0,607

0,710

CTĐT3

0,620

0,702

CTĐT4

0,567

0,732

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Thành phần chương trình đào tạo có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,77 > 0,6 và các biến trong thang đo đều thõa mãn điều kiện có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này sẽ được giữ lại để sử dụng trong các phân tích tiếp theo.


Bảng 2.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cơ sở vật chất


Cronbach’s Alpha

0,783

Các chỉ tiêu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CSVC1

0,555

0,744

CSVC2

0,515

0,756

CSVC3

0,525

0,753

CSVC4

0,550

0,745

CSVC5

0,648

0,711


(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Thành phần Cơ sở vật chất có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,783 > 0,6 và các biến trong thang đo đều thõa mãn điều kiện có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này sẽ được giữ lại để

sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thành phần chính sách học phí


Các chỉ tiêu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến

CSHP1

0,717

0,781

CSHP2

0,667

0,796

CSHP3

0,743

0,763

CSHP4

0,581

0,834

Cronbach’s Alpha:0.838

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Thành phần Chính sách học phí có hệ số Cronbach’s Alpha là 0, 838 > 0,6 và các biến trong thang đo đều thõa mãn điều kiện có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.


Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này sẽ được giữ lại để sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thành Sự đáp ứng


Các chỉ tiêu

Tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha

nếu loại biến

SĐU1

0,590

0,733

SĐU2

0,586

0,728

SĐU3

0,437

0,774

SĐU4

0,548

0,745

SĐU5

0,638

0,709

Cronbach’s Alpha:0,780

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Thành phần Sự đáp ứng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0, 843 > 0,6 và các biến trong thang đo đều thõa mãn điều kiện có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này sẽ được giữ lại để sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thành phần sự hài lòng


Các chỉ tiêu

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

SHL1

0,586

0,813

SHL2

0,684

0,785

SHL3

0,670

0,789

SHL4

0,610

0,806

SHL5

0,614

0,805

Cronbach’s Alpha:0,833

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)


Thành phần Sự hài lòng có hệ số Cronbach’s Alpha là 0, 833 > 0,6 và các biến trong thang đo đều thõa mãn điều kiện có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này sẽ được giữ lại để sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

2.3.3 Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng với nhóm học viên khác nhau theo giới tính

Kiểm định Independent-Sample Test giới tính Giả thuyết:

H0: Không có sự khác biệt về sự hài lòng với nhóm học viên khác nhau theo giới tính H1: Có sự khác biệt về sự hài lòng với nhóm học viên khác nhau theo giới tính

Bảng 2.11: Kiểm định Independent- Sample T- test về giới tính



Kiểm định sự bằng

nhau của phương sai

Kiểm định sự bằng nhau của trung

bình

F

Sig

t

df

Sig.

(2-tailed)


SHL

Giả định phương

sai bằng nhau

2,168

0,143

-0,061

148

0,951

Giả định phương

sai không bằng nhau




-0.057


52,486


0,955

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)

Theo bảng trên, ta thấy Sig. của kiểm định Levene (kiểm định F) = 0,143> 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể nên sử dụng kết quả ở dòng giả định phương sai bằng nhau. Giá trị Sig. của kiểm định t = 0,955> 0,05 cho thấy không có sự khác biệt về giới tính giữa học viên nam và học viên tại Trung tâm đào tạo và tư vấn Hồng Đức.

2.3.4 Kiểm định về sự hài lòng với nhóm học viên theo độ tuổi

Giả thuyết:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022