Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 35


sang hướng đông và nhìn thấy bờ cát phía tây, mặt hướng phía nam và nhìn thấy ngôi sao phía bắc.

- Kiểu II: Kiểu nghịch lý với tính chất nghịch lý trong quan hệ đối thoại mà câu hỏi hoặc lời đáp là nghịch lý:

(1) Xem lại kiểu I: xem ví dụ (1) như là lời giải đáp cho câu hỏi: “Phật tính là gì?”

(2) Xem những câu trả lời sau cho ví dụ (3) của kiểu I: “Không thể gọi nó là đôi dép” hoặc không trả lời, mà dùng gậy đập chẳng hạn.

(3) Xem lời đáp sau đây cho câu hỏi ở ví dụ (5) của kiểu I: Người trả lời nắm lấy cây gậy và ném nó xuống đất, nói: “Cái gì đây?”

(4) Xem lời đáp sau đây cho câu hỏi ở ví dụ (7) của kiểu I: Thiền sư gọi tên của môn đệ và câu trả lời tiếp theo đó là: “Đằng kia, con ngỗng bay ra rồi”.

(5) Xem câu trả lời sau đây cho câu hỏi ở ví dụ (8) : “Nếu có người trèo lên cây, sẽ không có câu hỏi nào cả, nếu không ở trên cây, thì ngươi phải trả lời”.

(6) Xem câu trả lời sau đây cho câu hỏi ở ví dụ (15) của kiểu I: “Khi tôi ở Chin, tôi làm một cái áo choàng nặng 7 cân”.

- Kiểu III: Kiểu nghịch lý với tính chất nghịch lý trong quan hệ đối thoại, nhưng tự câu hỏi và lời giải không chứa đựng nghịch lý:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

(1) “ Phật tính là gì?” “Những cây tre này mới cao làm sao! Còn phía kia chúng lại thấp”

(2) “Ý nghĩa của tổ Đạt Ma đến Trung Hoa là gì?” “Cây bách trước sân”.

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 35

(3) “Phật là ai?” “Một người làm từ đất sét và được trang trí bằng vàng” hoặc là “Cô dâu cưỡi trên con bò cái, và cha cô giữ dây cương” hoặc ” Tên của ngươi là Hui-chao” hoặc “Hãy nhìn ngọn Đông Sơn trôi trên mặt nước” hoặc “Ba cân gai” hoặc “ Con người thật không địa vị”

(4) “Giọt nước từ Chao-Brook là gì?” “Nó là giọt nước từ Chao-Brook”


(5) “Phật Tổ thuyết pháp mà vẫn im lặng nghĩa là gì?” “Con chim hót trong bụi cây”

(6) “Tâm bình thường là gì?””Chồn hoang và cỏ dại là tâm bình thường”.

- Kiểu IV: Kiểu nghịch lý chứa tính nghịch lý trong thế tương phản với đoạn đối thoại đơn giản và khái niệm nền tảng của người hỏi.

(1) Pai-Chang theo Ma Tzu ra ngoài và nhìn thấy đàn ngỗng hoang bay ngang qua. Ma Tzu hỏi: “Cái gì vậy?”. Pai Chang đáp: “Ngỗng hoang”. Ma Tzu hỏi tiếp: “Chúng đang làm gì?”. Pai Chang đáp: “Chúng bay đi mất”. Ma Tzu vặn mũi Pai Chang làm cho người này bật khóc vì đau. Ma Tzu nhấn mạnh: “Chúng thực đã bay đi mất sao?”

(2) Triệu Châu hỏi một vị tăng mới đến: “Trước đây ông có ở chỗ này chưa?”. Vị tăng đáp: “Tôi đã từng ở”. Triệu Châu nói: “Uống trà đi”. Lát sau một vị tăng khác đến, Triệu Châu hỏi lại câu hỏi cũ: “Trước đây ông có ở chỗ này chưa?”. Vị tăng đáp: “Tôi chưa từng ở đây”. Triệu Châu bảo: “Uống trà đi”. Sau cùng, một vị tăng trong chùa hỏi lại Triệu Châu: “Sao Thầy cứ nói “uống trà đi” mặc dù họ trả lời khác nhau?”. Thiền sư già kêu lên: “Này, ông kia”. Vị tăng vội đáp: “Dạ, thưa Thầy”, và rồi Triệu Châu nói: “Uống trà đi”.

(3) Một vị sư còn đang học đạo đến gặp Triệu Châu và hỏi xin yếu chỉ về Thiền. Triệu Châu hỏi: “Ngươi ăn sáng chưa?”. Vị sư đáp: “Dạ, thưa Thầy, con đã ăn rồi”. Triệu Châu nói: “Vậy thì rửa bát đi”.

Phân tích trường hợp (1) của Kiểu IV sẽ thấy về bản chất nó chính là Kiểu I, và ví dụ (2), (3) của Kiểu IV thuộc về Kiểu III. Vì thế, có ba kiểu nghịch lý cơ bản và quan trọng của ngôn ngữ Thiền và đối thoại Thiền. Nếu chúng ta hình dung câu hỏi được biểu tượng bằng “Q” và lời đáp là “R”, còn quan hệ đối đáp là “X” và cuối cùng, sự tồn tại của nghịch lý là “p”. Chúng ta sẽ có nghịch lý Kiểu I


được tượng trưng bằng hình thức “Qp” hoặc hình thức “Rp”, nghịch lý Kiểu II là “QpXpR” hoặc “QXpRp” và nghịch lý Kiểu III là “QXpR”.

8. Nguyên lý không biện luận thực tế và cách giải nghịch lý Thiền

Ở phần trên, chúng ta đã biết thế nào là nghịch lý của đối thoại Thiền, và như vậy, cũng thấy được sự mơ hồ hoặc nghịch lý Thiền đã hình thành ra sao từ các đoạn đối thoại đó. Nói một cách thực tế, nghịch lý Thiền chỉ là nghịch lý đối với những người không nhắm đến chứng Ngộ. Một khi đạt tới ánh sáng Giác ngộ, nghịch lý sẽ không còn là nghịch lý nữa, mặc dù nó vẫn tồn tại dưới hình thức ngôn ngữ. Điều đáng chú ý là những nghịch lý này đều có khuynh hướng mang lại hoặc kiểm chứng mức độ Giác ngộ; sở dĩ như vậy là để chúng không bao giờ còn xuất hiện như một nghịch lý. Trong ý thức này, nghịch lý Thiền tự giải chính nó, vì lẽ tính chất nghịch lý được xem như một động lực hoặc sức mạnh để chuyển hóa một người từ chỗ nhìn thấy và trải qua mối nghịch lý trở thành người vượt qua đến mức không thấy hoặc không sống giữa các nghịch lý ấy nữa. Xuất phát từ quan điểm lô gích này, người bị mờ mịt phải cố đạt tới sự hiểu biết chắc chắn các nghịch lý một dưới ánh sáng mới, nơi đó chính các nghịch lý lại đánh mất sự nghịch lý của chúng. Nhưng mặt khác, sự hiểu biết của người học đạo phải toát ra từ nghịch lý đầu tiên mà họ đối diện. Để thấy điều này, hãy xem xét lô gích của sự hình thành và giải nghịch lý trong Thiền. Đó cũng là lời giải thích cho nghịch lý Thiền và sự biến mất của chúng trong mối liên hệ với trí tuệ.

Rất đơn giản, nghịch lý Thiền là kết quả của sự phá vỡ và tiêu hủy lô gích cũng như lý trí, bởi điểm nhìn này đã ngăn không cho con người đưa ra một cách giải thích lô gích và duy lý về sự tạo thành nghịch lý Thiền và sự vô ngã của họ. Phương thức đúng đắn để hiểu được tính nghịch lý Thiền với con mắt vô ngã ấy là thấy được vai trò của ngôn ngữ Thiền cũng như phương pháp luận mà nó đề xuất. Trong tinh thần như vậy, có thể nói một cách đơn giản rằng ngôn ngữ


nghịch lý Thiền có một cấu trúc ngữ pháp bề mặt mà nó không hiện ra rò hoặc tương quan với bất kỳ cấu trúc bản thể học nào, loại cấu trúc là khuôn khổ tham chiếu của nó. Điều này có nghĩa là: ngôn ngữ nghịch lý Thiền mâu thuẫn với giả thiết về bối cảnh liên tưởng của các từ ngữ ở lớp nghĩa bề mặt trong cách sử dụng thông thường. Ngôn ngữ Thiền được tạo ra từ sự vắng mặt khác thường của yếu tố liên tưởng hay của bộ khung liên tưởng cho loại ngôn ngữ nghịch lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022