Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 33


giữa thành ngữ và thơ ca cổ điển Trung Quốc? Một bên là có một nghĩa, một bên là lấp lửng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, làm cho chúng ta liên tưởng đến bức tranh thêu hai mặt…


PHỤ LỤC 2


NGÔN NGỮ VÀ NGHỊCH LÝ THIỀN

(Trích dịch từ bài Language and Paradox of Zen, Chung Ying-Cheng, Journal of Chinese philosophy v. Pp.77-102, 1973)


1. Ba cấp độ nghịch lý Thiền:

Thiền (một trường phái thiền định, tiếng Trung Quốc gọi là Ch’an) – một hình thức triết học nguyên thủy, một nhánh Phật giáo Trung Quốc, dường như mãi gây mơ hồ và bí hiểm dai dẳng đối với các nhà triết học hiện đại Châu Âu. Ngay cả các triết gia tôn giáo với cách tiếp cận vô cùng sâu rộng về lĩnh vực này cũng khó lĩnh hội theo cảm quan khoa học và lý trí trước hệ tư tưởng Thiền và lối hành Thiền. Để giải thích sự khó khăn này, chúng tôi mạn phép đề cập ít nhất là ba cấp độ của thực chất mối nghịch lý Thiền. Trước hết, sự mơ hồ xuất hiện từ một khía cạnh giáo lý: học thuyết Thiền tông cho rằng giáo lý phi lí trí và logic là thích đáng và cần thiết cho việc nhận thức hiện thực vô tận có cái tên là Phật tính. Thiền tông cũng chủ trương không có hình thức ngôn ngữ hoặc biện luận nào có thể diễn đạt hay nhận biết Giác Ngộ (wu trong tiếng Trung và satori trong tiếng Nhật) – thế giới của Phật tính. Thứ hai, có sự mơ hồ về khía cạnh lịch sử Thiền tông xuyên suốt một tiến trình dài dặc từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, thiền tông Phật giáo đã tự giữ gìn hệ thống của nó trong những nỗ lực trí tuệ khác nhau như: Nghiên cứu các bộ Kinh Phật chính thống và chấp bút hàng loạt các bài giảng giải, mô tả liên quan đến Phật tính và Giác Ngộ. Để rồi, chính các bài nghiên cứu về Giác Ngộ đó đã tạo ra một sinh thể sống động và mạnh mẽ của các cuộc đối thoại hàm ẩn và súc tích với tên gọi là công án (kung-an tiếng Trung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.


và koan tiếng Nhật), một hình thức dường như khước từ mọi sự hiểu biết của lý trí. Tại sao lại có giữa lý thuyết tu tập và đời sống thực hành trong Thiền tông?

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 33

Cuối cùng, nội dung đối thoại là nguồn gốc của sự mơ hồ về nghịch lý. Mặc dù các mẫu đối thoại bị ngắt quãng, không theo trật tự, và quá sức khó khăn cho người đọc để nắm bắt ý nghĩa chung cuộc, người ta vẫn mong muốn sử dụng chúng, và trong nhiều trường hợp xác định, sự thành công của chúng được xem như những công cụ để diễn giải, truyền đạt, thuyết phục, mời gọi, thể nghiệm và minh định con đường đạt tới giác ngộ. Trong cùng một ý nghĩa, họ đã chỉ ra một cách vừa riêng biệt vừa phổ biến rằng Giác Ngộ là gì, thông qua các phát biểu, khẳng định, nghi vấn và trả lời theo kiểu minh họa mâu thuẫn, trái ngược, tréo ngoe và vô lý. Với điều này, chúng ta bị mờ mịt, bởi lẽ dường như tính chân thực của ngôn từ đã được sử dụng một cách tự do để tạo ra một trạng thái hiểu biết thông tuệ và một sự chuyển hóa riêng biệt vượt qua cả ngôn ngữ và lý trí.

Trong ánh sáng của các yếu tố nghịch lý từ giáo lý Thiền và cách hành thiền bên trên, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Thiền đã gây nhầm lẫn và chơi khăm các nhà triết học hiện đại, những người quá nhấn mạnh vào ưu thế tường minh khái niệm, tính chắc chắn logic và ý nghĩa ngữ nghĩa học. Và một lần nữa, cũng không có gì lạ khi các triết gia tôn giáo hiện đại – những người tìm kiếm sự hiểu biết ngôn ngữ tôn giáo và kinh nghiệm tôn giáo dưới sự hướng dẫn của một lý thuyết này hoặc lý thuyết khác – sẽ chính là những người nhận ra ngôn ngữ Thiền và nghịch lý Thiền một cách mơ hồ nhất và vô lý nhất. Nhưng dù sao, ngôn ngữ và kinh nghiệm Thiền là do các bậc đạo sư nhiệt thành diễn giải để làm cho nó trở nên có ý nghĩa; trên thực tế nó xuất hiện để chiếm lĩnh một sự thuyết phục mạnh mẽ, tạo ra sự giá trị bền vững của sự thấu suốt tôn giáo và triết học. Chúng không thể bị bỏ qua một cách dễ dàng chỉ vì vô lý hoặc không thỏa đáng. Vì thế,


chúng tiếp tục đánh đố và thách thức các triết gia nói chung, các triết gia tôn giáo nói riêng.

2. Hai câu hỏi cơ bản để tìm hiểu:

Nhằm mục đích loại trừ sự mơ hồ và chạm trán với những thách thức mà Thiền nêu ra, tiểu luận này dự kiến đi sâu vào ý nghĩa ngữ nghĩa học và lô gích học của những cuộc đối thoại – công án (kung-an, koan) trong ngôn ngữ Thiền và diễn giải, làm rò nền tảng khái niệm bản thể học và phương pháp luận của chúng. Rò ràng việc tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta giải quyết những mơ hồ triết học nào đó trong Thiền, nhưng sẽ không làm cho tất cả mọi sự mờ mịt liên quan đến Thiền biến mất hoàn toàn. Đặc biệt, tôi sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi nền tảng liên quan đến công án – nơi nảy sinh các khúc mắc và nghịch lý trong Thiền. Hai câu hỏi nền tảng này là:

- Câu hỏi thứ nhất: Con đường trí tuệ hợp lý nào cho phép sự nghịch lý và mơ hồ nảy sinh trong các đoạn đối thoại xuất phát từ ý nghĩa khác thường của nó như một công cụ để vươn tới hoặc hé mở sự thật vô tận?

- Câu hỏi thứ hai: tính nghịch lý và tính mơ hồ của sự mơ hồ và nghịch lý này được cắt nghĩa một cách lý trí và giải quyết theo phương thức lô gích như thế nào?

Như chúng ta thấy, câu trả lời của tôi về vấn đề này dựa trên quan niệm rằng những nghịch lý và mơ hồ của Thiền hầu như nảy sinh từ chủ ý phá vỡ đường nối hoặc mối liên kết bề mặt ý nghĩa ngữ nghĩa học và sự liên tưởng đến chiều sâu bản thể học trong cuộc đối thoại Thiền. Trong sự phá vỡ ấy, ngôn ngữ với bề mặt ý nghĩa ngữ nghĩa học bị bỏ trống cơ chế ý nghĩa liên quan của nó, để nó (có thể) đánh mất vật ám chỉ bản thể của nó trong ý nghĩa tận cùng. Nhưng đồng thời, ngôn ngữ Thiền tương tự có thể được nhìn thấy để đạt tới một cách tự do cái ý nghĩa ngữ nghĩa học mới hoặc đưa ra một cách tự do cái hình thức ngôn


ngữ mới với ý nghĩa bề mặt mới nhưng cùng một mối liên tưởng bản thể học, đó là sự liên tưởng bản thể học mà không có bất kỳ mối liên hệ bản thể học đặc biệt nào. Những điểm phía trước được trình bày rò theo nguyên tắc nước đôi, trong khi điểm cuối cùng lại được thiết lập theo nguyên tắc thể hiện hoặc tái tạo ngữ cảnh. Luận đề quan trọng nhất của tôi trong bài viết này là: việc làm sáng tỏ hai nguyên tắc trên có thể giúp chúng ta hiểu rò ngôn ngữ Thiền cùng những nghịch

lý và mơ hồ của nó. Mặc dù hai nguyên tắc mà tôi thiết lập như vậy sẽ mang lại câu trả lời cho hai câu hỏi nền tảng bên trên, và vì thế cũng giải thích ý nghĩa và khả năng giải quyết một cách lô gích sự mơ hồ của Thiền, nhưng tôi vẫn hy vọng hai nguyên tắc này thực sự được giả định trong mọi cuộc đối thoại Thiền thật sinh động, và theo đó sẽ tạo thành một chứng lý bên trong của những cuộc đối thoại ấy với những sản phẩm nghịch lý của nó, chứ không chỉ đơn giản là sự giải thích bên trong về chúng. Vì thế, lĩnh hội và nắm bắt được sự thích đáng của hai nguyên tắc này trong những đối thoại Thiền cụ thể phải dựa vào việc các Thiền sư lĩnh hội và nắm bắt sự mơ hồ và nghịch lý từ những cuộc đối thoại đó, cũng chính là để nhìn thấy cái được sinh ra thông qua những đối thoại Thiền là hoàn toàn không một chút mơ hồ và nghịch lý nào. Rò ràng điều này tạo ra một phần của thuật ngữ “Ngộ”. Do đó, việc giải thích và khảo sát của tôi về những yếu tố mơ hồ và nghịch lý trong đối thoại Thiền dưới ánh sáng của hai nguyên tắc bên trên sẽ mang lại sự gạn lọc phần nào, nếu không phải là một giải thích đầy đủ, về một kinh nghiêm thiện mà người ta gọi là “Ngộ”.

3. Sử dụng ngôn ngữ trong đối thoại Thiền:

Để làm rò bản chất và phương pháp trên, cần phải phân tích kỹ lưỡng đặc tính thực hành của việc sử dụng ngôn ngữ trong đối thoại Thiền, và chỉ ra hệ phương pháp mà các Thiền sư nhận thức một cách quen thuộc nhất liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ như là một giá trị để vươn tới Giác Ngộ.


Chú trọng đến tính thực hành của ngôn ngữ, trước hết người ta phải lưu ý rằng những đối thoại này xảy ra trong một bối cảnh khác thường, đó là cuộc chạm trán giữa những bậc Thiền sư với kinh nghiệm Thiền đạo sâu sắc hoặc mãnh liệt và sự hành đạo để đạt tới kinh nghiệm ấy. Những người này là các Thiền sư và những môn đệ đích thực hoặc trong tương lai của họ, những người về cơ bản đã xây dựng được nền tảng Phật học cùng với ý tưởng và xúc cảm theo khuynh hướng Lão giáo. Vì điều này, người ta có thể liên hệ những cuộc đối thoại Thiền như sự qui hướng phương Đông một cách cơ bản trong bối cảnh sinh động của tư tưởng Phật giáo và Lão giáo, và do vậy, cũng được xem như sự cấu thành một phần trọn vẹn của tình huống. Thực ra, chúng ta có thể nhận thấy những mẫu đối thoại nói trên thể hiện trực tiếp toàn bộ kinh nghiệm trong cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhừng người đồng tu. Do đó, họ tác động bằng mọi cách, hoặc biểu lộ trọn vẹn tình huống trong hình thức của khoảnh khắc âm thanh, cử chỉ và toàn bộ cơ thể, và kết nối chúng thành một tổng thể hữu cơ. Bất kể là sự mơ hồ và nghịch lý nào được sinh ra trong những cuộc đối thoại như vậy, chúng đều phải được nhìn như là một phần và một mảnh của tình huống chung nhất. Khi nhìn thấy ánh sáng này, chẳng còn mơ hồ và nghịch lý nữa, bởi vì việc dụng ngôn trở thành một sự thể hiện và thực hành thuần túy, đánh mất nhu cầu nhận thức và sức mạnh khẳng định. Dụng ngôn trong đối thoại Thiền hiện ra trong bối cảnh cuộc “chám trán” tôn giáo, (thực tế là đã) không gây ra những mơ hồ và nghịch lý, mà thay vào đó, nên hình dung là nó đã thực hiện chức năng hóa giải tôn giáo: hoặc nó thành công hoặc nó thất bại khi tạo ra hiệu quả ấy.

Chấp nhận lời giải thích về tình huống thiền học trong các cuộc đối thoại, người ta có thể kết luận rằng việc dụng ngôn trong đối thoại Thiền là thực hành triệt để và do vậy, nó không hề có dự định lập ngôn hoặc ngụ ý hỏi hay trả lời. Cũng có thể cho rằng trong các trao đổi Thiền học, mọi khẳng định cuối cùng đều


không thể xảy ra là một yêu cầu tất yếu. Nguyên nhân gây ra sự mơ hồ và nghịch lý trong ngôn ngữ Thiền là vì ngay sau đó, sự mờ mịt và lạ lùng sẽ làm sai lạc cách dùng ngôn ngữ theo lối phi - khẳng định (của Thiền) thành việc dụng ngôn theo nguyên tắc thông thường, và người ta đã cố gắng tạo ra các câu hỏi và câu trả lời nhằm hướng đến sự khẳng định nhiều hơn. Trong việc sử dụng ngôn ngữ Thiền, nếu như yếu tố khẳng định bị loại bỏ như một hành vi ngôn ngữ của hoạt động phát ngôn, thì ngay sau đó, sự chân thực và ý nghĩa kinh nghiệm sẽ trở thành không thích đáng; và thực ra ở đây, cũng chẳng có điểm gì đáng nói về sự mơ hồ và nghịch lý.

Khi viết bài nghiên cứu này, chúng tôi không có ý thừa nhận cách giải thích phi nhận thức triệt để hoặc tuyệt đối về khả năng dùng ngôn trong đối thoại Thiền, như trên đã chỉ ra, bởi vì điều này sẽ làm nghèo nàn và hủy diệt tính triết luận phong phú vốn có của phương thức sử dụng ngôn ngữ trong các cuộc đối thoại Phật giáo Thiền tông hoặc trong một đối thoại tôn giáo sâu sắc nào đấy. Thay vào đó, chúng ta phải nhận thức rằng: cách dụng ngôn trong tình huống sinh động của cuộc chạm trán tôn giáo như vậy sẽ có nhiều cấp độ, mà mỗi cấp độ ấy đều có chức năng riêng để thực hiện; nhưng cùng lúc đó, chúng tác động lẫn nhau và thúc đẩy các yếu tố còn lại hướng đến sự thực hiện mục tiêu rộng lớn hơn, tất cả quá trình này gọi là thành tựu Giác ngộ hoặc sự biến đổi tâm linh tôn giáo mà theo tôi, nó vẫn luôn hàm chứa một chiều kích nhận thức kinh nghiệm.

Đưa ra nhiều mô hình khác nhau về phương thức sử dụng ngôn ngữ tôn giáo, chúng ta phải nhận ra cả tầm quan trọng của yếu tố trừu tượng lẫn thực hành của ngôn ngữ Thiền trong đối thoại. Do vậy, việc sử dụng ngôn ngữ trong Thiền nói chung không chỉ đơn giản là thực hành, cũng không phải là biểu lộ, cũng không phải là nhận thức và khẳng định thuần túy. Nó phải được mô tả trong


tất cả mọi khả năng: nhận thức, thấu hiểu, quả quyết và định hướng lý trí. Nó có một cấu trúc phức tạp trong một quá trình phát ngôn có vẻ đơn giản.

Dù không chi tiết hóa toàn bộ quá trình phân tích, tôi thực sự mong muốn chỉ ra rằng các cuộc đối thoại Thiền học liên quan đến phương thức thực hành của ngôn ngữ trong tương quan với phương thức khẳng định của ngôn ngữ bằng một cách hết sức đặc biệt: nó đóng vai trò hướng dẫn trí tuệ hoặc nhấn mạnh trí tuệ trước hiện thực vô tận với cách thức khẳng định hiển nhiên, chất vấn và cảm thán. Về phương diện nào đó, điều này có nghĩa là phương thức khẳng định của ngôn ngữ được đặt dưới những điều kiện tất yếu. Chính những điều kiện này sẽ điều chỉnh tính xác thực của cuộc chạm trán tôn giáo, chứng tỏ rằng mỗi hình thức ngôn ngữ có thể và trở nên hạn chế hoặc chuyển hóa vào sự thật tối thượng của chân không hoặc nơi không có sự sống; và như vậy, nó được giải thoát, thay thế một cách tự nhiên cho mọi hình thức khác theo nguyên tắc bất truyền, và nguyên tắc thuyết minh ngữ cảnh (hoặc khôi phục ngữ cảnh). Phương thức thuyết minh trực tiếp này của ngôn ngữ có thể thực hiện được trong đối thoại Thiền vì Phật giáo Thiền tông về cơ bản là Phật học cũng như Đạo học và cả Phật giáo và Đạo giáo đều đồng nhất hiện tại tối cùng với chân lý vĩnh cửu hoặc chân không. Trong bài viết này, tôi không tranh luận để cho rằng Phật giáo Đại thừa và Đạo giáo là nền tảng của Phật giáo Thiền tông, nhưng tôi thừa nhận điều tôi vừa đề cập thực sự là một trường hợp nghiên cứu. Nó khẳng nhận một thực tế: rò ràng sự mơ hồ và nghịch lý của ý nghĩa bản thể học là có tồn tại; chính nó đã đưa ra thách thức đối với những giải thích và biện luận lô gích, lý trí.

4. Phục hồi phương pháp luận Thiền tông:

Điều chúng ta bàn luận về phương thức khẳng định trực tiếp của ngôn ngữ đối thoại Thiền chính là nhấn mạnh phương pháp luận Thiền tông như các Thiền sư đã nhận biết bằng sự diễn giải và chứng ngộ của họ. Từ quan điểm của các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022