thiền sư, tư duy, ngôn ngữ và trí tuệ có thể được sử dụng như những công cụ cho mục đích thành tựu và nhận thức thực tại tối thượng và do đó, nó không thể bị loại bỏ. Vị Thiền sư thường chỉ ra cách thức “đánh bẫy” để bắt được cá như trong tiểu luận triết học Đạo giáo của Trang Tử. Tựa như tấm lưới dùng đánh bắt cá, tư duy, ngôn ngữ và trí tuệ có sự vô dụng và thích đáng của nó để thúc đẩy, thử nghiệm và minh xác sự chứng Ngộ. Nó chỉ khó khăn và gây nhầm lẫn khi người ta đánh mất hình ảnh của mục tiêu cuối cùng trong lúc sử dụng công cụ, hoặc khi người ta xem phương tiện là cái sau rốt và biến nó trở thành nỗi ám ảnh. Trong tinh thần ấy, phương pháp luận Thiền tông được phát biểu nhằm tách biệt dứt khoát những phương tiện ra khỏi giới hạn của con đường chứng ngộ và loại bỏ phương tiện ngay khi đạt tới còi giới tột cùng, hoặc ngay khi phương tiện tạo ra các rào chắn che khuất điểm nhìn đến chân lý. Nhưng đối với người đòi hỏi mãnh liệt chính bản thân mình và có chính kiến sâu sắc về còi giới giác ngộ, việc sử dụng ngôn ngữ bằng cách nào đi nữa cũng không nhất thiết phải bị ngăn cấm hoặc tiêu trừ. Thực ra, nó lại trở thành một dịp để chính cuộc sống bày tỏ sự sáng tạo của nó, và cơ hội để ngôn ngữ chứng minh cái tuyệt đối sau cùng của sự sống bằng một con đường rộng mở. Sự vận dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo này rất thường được thể hiện trong thơ ca của các Thiền sư.
Mặc dù phương pháp luận Thiền tông cho phép việc sử dụng sáng tạo ngôn ngữ bao hàm cả tính thực hành và khẳng định, người ta vẫn phải tạo tiền đề cho sự sáng tạo này thông qua quá trình luyện tập khắc nghiệt trong tinh thần tự chủ và hiểu biết, sao cho họ không chỉ giữ được hình ảnh của mục tiêu mà còn nỗ lực hướng tới nó với yêu cầu hoàn toàn bằng ngôn ngữ. Có lẽ điều này giải thích tại sao trong Thiền chính thống, trước khi đạt tới Giác Ngộ, thiền giả phải tu tập theo kinh điển Phật giáo và tuân thủ những nguyên tắc tôn giáo. Trong ánh sáng
của thực tế đó, chúng ta có thể phân biệt về mặt lý thuyết ba bước tu tập Thiền trong phương thức sử dụng ngôn ngữ.
- Bước 1: Chuẩn bị giác ngộ, khi này lý trí và ngôn ngữ phải được đòi hỏi triệt để và phải được thấu hiểu với những liên hệ về ý nghĩa và ám chỉ của người tu tập.
- Bước 2: Bước Giác ngộ, khi này lý trí và ngôn ngữ như một phương tiện đưa họ tới mục tiêu và phải được loại bỏ hoặc tiêu hủy để thiền sư không bị che khuất hoặc chi phối kinh nghiệm ngộ của họ.
- Bước 3: Sau khi Giác ngộ, khi này thiền sư có thể tự do sử dụng ngôn ngữ cho những mục tiêu truyền bá và xác định kinh nghiệm thích đáng hướng tới giác ngộ khác nhau; đồng thời cũng là chỗ cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ trở thành một phần thiết yếu của sự thành tựu chân lý.
Đề cập ba bước tu tập Thiền trong sử dụng ngôn ngữ, ta thấy rằng: ý nghĩa mà ta qui cho một cuộc đối thoại Thiền dẫn đến sự mơ hồ và nghịch lý có thể được thiết kế một cách phù hợp. Vì vậy, một mặt, người ta ghi nhận thời gian trước các đối thoại Thiền sinh ra sự mơ hồ và nghịch lý thực sự. Mặc khác, trong sự Giác Ngộ này, sự mơ hồ và nghịch lý được xác định như một loại công cụ để đạt tới Giác Ngộ. Và cuối cùng, sau khi Giác Ngộ, sự mơ hồ và nghịch lý trở thành phi mơ hồ, phi nghịch lý, và thay vào đó, chính ngôn ngữ lại chứng minh tính chất tự nhiên và ý nghĩa nhất của nó trong việc diễn đạt kinh nghiệm Ngộ. Không cần sự khảo sát tỉ mỉ cũng có thể thấy rằng, phương pháp luận Thiền tông và những mô hình sử dụng ngôn ngữ với các chiều kích khác nhau của nó là trùng khớp.
5. Phân biệt cách tiếp cận khoa học và kinh nghiệm Thiền:
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 31
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 32
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 33
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 35
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
Tôi xin nói vài lời về cách tiếp cận của tôi khi tìm hiểu Thiền trong mối liên hệ với kinh nghiệm Thiền. Mặc dù mục đích của tôi là muốn nêu ra một cách
nhìn lý trí vào cái mơ hồ và nghịch lý trong ngôn ngữ Thiền, song tôi không hề có ý định “duy lý hóa” kinh nghiệm chứng ngộ của Thiền tông, tôi cũng không chủ định mô tả kinh nghiệm chứng Ngộ từ sự hiểu biết hoặc cách giải thích thông qua tư duy thuần túy. Hóa ra, kinh nghiệm chứng Ngộ Thiền tông, giống như mọi kinh nghiệm tôn giáo khác, là cái duy nhất và đặc biệt cá nhân; chính vì thế nó không thể được giải thích thỏa đáng hoàn toàn bằng bất kỳ phương thức lập luận nào. Tuy vậy, điều này không thể dẫn đến việc: không có cách giải thích và biện luận duy lý cho một kinh nghiệm thiền được thiết lập mà lại không được dự kiến trở thành cái được thay thế cho kinh nghiệm ấy. Do đó, người ta nên phân biệt giữa cách diễn ngôn để chỉ ra kinh nghiệm chứng ngộ siêu quá lý trí và cách diễn ngôn thể hiện cách giải thích lý trí của kinh nghiệm chứng ngộ.
Để chứng minh sự phân biệt này, hãy giả sử chúng ta đang tìm hiểu một bức tranh nhỏ. Người ta có thể thưởng thức một bức tranh như một tác phẩm nghệ thuật tinh tế bằng cách sờ lên nó, hoặc bằng cách khác, là nghiên cứu và bình luận với các khái niệm thuật ngữ khoa học. Cách này không thể thay thế cho cách khác hoặc đồng nhất với nhau. Ngôn ngữ tán thưởng nghệ thuật do vậy mà có sự khác biệt so với ngôn ngữ cân nhắc khoa học. Kinh nghiệm, bản thân nó, có lẽ không thể diễn đạt tột cùng, trong khi đó, khó có thể dùng giải thích lý trí để hiểu được nó. Thực ra, chúng ta có thể biện giải tính chất “không thể nói”của kinh nghiệm bằng mệnh đề sau: Một kinh nghiệm thật khó thể hiện bằng lời nếu không có hệ thống khái niệm mô tả thỏa đáng kinh nghiệm ấy, và nếu nó mở ra cách định tính khái niệm riêng mà cách định tính này không thể tương hợp với một một diễn tả nào khác. Một khi hiểu được “sự giải thích cái không thể giải thích” về kinh nghiệm Thiền, chúng ta không cần tán đồng ấn tượng phổ quát của kinh nghiệm Thiền như một số nhà bình luận Thiền tông theo xu hướng thần bí, mà D.T. Suzuki là một đại biểu lớn, đã truyền đạt và cổ vũ. Chúng ta không cần
xem kinh nghiệm Thiền là phi lý trí một cách đơn giản, hoặc cho kinh nghiệm ấy là một cái gì đó đứng ngoài trí tuệ và ngôn ngữ. Thực sự, không một khả năng nào có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Nhưng người ta cũng phải nhận thức rằng không thể có cái gì đó trong kinh nghiệm Thiền hay một loại kinh nghiệm nào khác lại ngăn chặn cách giải thích có tính lý thuyết mà sự giải thích này không có khuynh hướng bị thay thế cho bản thân kinh nghiệm. Phần tiếp theo dưới đây sẽ là kiến giải của tôi về sự mơ hồ và nghịch lý trong đối thoại Thiền. Theo đó, quá trình giải thích về cơ bản mang tính lý thuyết, duy lý và triết học. Có thể nó sẽ đối lập với mọi cách tiếp cận kinh nghiệm Thiền phi lý trí hoặc chống lý trí như mô tả của các nhà tâm lý học Carl Jung và Alan Watts.
6. Hình thức và cấu trúc của nghịch lý Thiền:
Nghịch lý Thiền là gì? Khi một nhà triết học hiện đại nói về nghịch lý, ông thường quan tâm đến mô hình của nghịch lý được chứng minh qua nghịch lý lô gích học của Russell hoặc có thể là nghịch lý ngữ nghĩa của phép nói dối. Hình thức khái quát thô sơ nhất của nghịch lý như thế trong lô gích triết học đương đại là:
(A) P đúng khi và chỉ khi P sai, đó là chỗ mà P là định đề bao hàm một thuộc tính chân lý trá hình hoặc tham chiếu theo hướng ấy. Người ta vẫn biết rò, điều kiện đúng của (A) xuất phát từ ý nghĩa ngữ học của thuộc tính chân lý giả trong P, hoặc xuất phát từ nội hàm của P vượt qua nhiều lớp nghĩa bề bộn. Giờ đây, chúng ta đã có thể đi một bước xa hơn trong việc mở rộng cấu trúc của nghịch lý qua sự thay thế trực tiếp từ “đúng” và “sai” trong những trường hợp câu khẳng định có ý nghĩa khác. Một số kiểu khẳng định có tác dụng theo kiểu triết học như thế đã tự đề xuất chính nó. Chúng là loại ngôn ngữ nói hàm chứa yếu tố ngữ nghĩa học như là “có ý nghĩa”, “dễ hiểu”, “thích đáng” (trong một vài mối liên hệ); chúng cũng là loại ngôn ngữ nói thực dụng như là “chấp nhận được”,
“hợp lý”, và “thích đáng”(trong một vài mục đích nói). Dựa vào các khẳng định mẫu mang ý nghĩa ngữ pháp và thực dụng vừa nêu, chúng ta sẽ khái quát các mô hình nghịch lý sau đây:
(B) P có ý nghĩa khi và chỉ khi P không có ý nghĩa
(C) P dễ hiểu khi và chỉ khi P không dễ hiểu
(D) P là thích đáng (trong một số quan hệ) khi và chỉ khi P không thích đáng (trong một số quan hệ).
(E) P có thể được chấp nhận khi và chỉ khi P không thể được chấp nhận
(F) P là hợp lý khi và chỉ khi P không hợp lý
(G) P là thích đáng (trong vài mục tiêu) khi và chỉ khi P không thích đáng (trong vài mục tiêu)
Hãy hình dung những hình thức tương tự với cách khẳng định thích hợp được khái quát giống như trên. Theo đó, một sự khái quát vượt lên trên các hình thức này là:
(H) P là q khi và chỉ khi P không phải là q.
Ở đây, q là một số khẳng định theo cấu trúc câu thích hợp về cả mặt lô gích lẫn ý nghĩa ngữ pháp hay thực dụng.
Đưa ra hình thức khái quát như vậy, chúng ta thấy rằng sự mơ hồ và nghịch lý được tạo thành trong các đối thoại Thiền chính là nghịch lý trong tính chất nguyên thủy của nó, là nền tảng cho nó. Nhưng cái đặc biệt của những nghịch lý Thiền là việc chúng không hề bị hạn chế trước mọi tình huống giản đơn của (H) như đã được minh chứng từ ví dụ (A) đến (G), thay vào đó, có thể thừa nhận hình thức của moi tình huống đơn của (H) hoặc một số, hay thậm chí tất cả, các hình thức tình huống của (H). Nghịch lý Thiền này có thể lấy một hình thức của một tình huống (H) dưới một sự kiện cụ thể và sau đó lại lấy một hình thức khác dưới một biến cố khác. Vậy là, như chúng ta thấy từ những ví dụ thực tế ở đoạn tiếp
theo, hoặc câu hỏi hoặc lời giải đáp cho câu hỏi hoặc toàn bộ sự liên kết các câu hỏi và câu trả lời trong một đối thoại Thiền có thể gây ra sự vô nghĩa, hoặc vô lý hoặc lệch lạc để hé lộ sự thật tận cùng, do đó cũng lệch lạc khi mang lại hoặc kiểm nghiệm sự chứng Ngộ; nhưng cùng lúc ấy, các thiền sư lại giữ được tất cả sự chân thật và bí ẩn của tâm linh vốn là công năng của mọi thứ vô nghĩa, vô lý, lệch lạc kia đối với công cuộc hé mở sự Thật tuyệt đối; khi này, những câu hỏi, hoặc lời giải đáp, hoặc mối liên kết hỏi đáp đầy nghịch lý ấy lại thật sự có nghĩa, thật sự hợp lý và thật sự thích đáng để vén bức màn chân như. Thực ra, câu hỏi và câu trả lời của liên kết hỏi đáp trong đối thoại Thiền có khuynh hướng được lĩnh hội như là sự khai mở bản tâm hoặc để mang lại hoặc để minh định sự chứng Ngộ, song tôi cũng muốn lưu ý rằng các câu hỏi hoặc lời đáp hoặc các liên kết hỏi đáp nói chung đều thể hiện một diện mạo ngôn ngữ với nguyên tắc qui ước của lô gích, ý thức hữu dụng và phổ biến. Vì thế, nó trở nên phi ý thức và khó chấp nhận trong mắt mọi người. Rò ràng là người ta có thể kiểm nghiệm và xác định tính chất nghịch lý của mọi sự mơ hồ và nghịch lý có tính trực giác thực sự của Thiền đã sinh ra trong cuộc đối thoại thông qua việc hệ thống hóa hình thức nghịch lý theo mô hình (H) và các ví dụ từ (A) đến (G).
Để hiểu tính chất mơ hồ và nghịch lý đã sinh ra như thế nào trong các đối thoại Thiền, hãy xem xét tình huống biện chứng nào đã chỉ cho chúng ta thấy chất nghịch lý trong đối thoại. Sau khi một câu hỏi hoặc một câu trả lời Thiền học được nêu ra (xem ví dụ cụ thể ở phần sau), thông thường chúng ta lập tức hướng đến sự biện luận về ý nghĩa hay tính thỏa đáng hoặc mặt đúng của vấn đề bằng kiến thức về ngôn ngữ và thế giới nói chung, liên hệ với ý thức phổ biến và lô gích. Nhưng chúng ta không tìm thấy sự biện luận nào như thế. Ngược lại, chúng ta nhận ra rằng ý thức phổ biến và lô gích đó bị phá vỡ một cách dữ dội. Chúng ta cảm thấy nản lòng, bất bình và bỏ cuộc. Chúng ta sẽ từ chối hoặc loại bỏ các câu
hỏi đáp cũng như các vị trí liên kết của chúng? Không phải thế, bởi vì chúng ta cảm nhận hoặc được mách bảo hay thậm chí đã tin (nếu ta là những môn đồ của các Thiền sư, nhưng người đã đặt ra câu hỏi hoặc nêu lời đáp) rằng câu hỏi của lời giải đáp hay là các liên hệ của chúng là con đường ý nghĩa dẫn tới chân lý. Phát hiện con đường tương hợp với mục tiêu của chứng Ngộ là nhằm tới nhận thức sự tồn tại của một sự mơ hồ và nghịch lý trong một tình huống cụ thể. Bắt đầu từ đây, chúng ta đương đầu với một sự mơ hồ Thiền học hoặc một nghịch lý Thiền học.
7. Các ví dụ và kiểu loại nghịch lý Thiền:
Tôi sẽ liệt kê ra đây các kiểu loại nghịch lý trong ngôn ngữ Thiền nhằm chỉ rò hình thức nghịch lý mà chúng tôi vừa luận giải bên trên.
- Kiểu I: Kiểu nghịch lý với tính chất nghịch lý trong các yêu cầu đơn giản hoặc trong câu hỏi đơn:
(1) “Đâu là gương mặt xưa nay của ngươi trước khi sinh ra?”
(2) “Tiếng vỗ của một bàn tay là gì” (Lắng nghe âm thanh của một bàn
tay)
(3) Trong lúc tạo ra một chiếc bình, Pai Chang hỏi: “Không gọi nó là cái
bình, vậy nó là gì?”
(4) “Ta là người đó nhưng người đó không phải là ta”
(5) “Gọi cái này là cây gậy, ngươi đã khẳng định; nói nó không phải là cây gậy, người phủ định. Bây giờ người không được khẳng định, không được phủ định, ngươi gọi nó là cái gì? Nói mau nói mau”.
(6) “Nói khẳng định cũng không đúng, phủ nhận cũng không đúng. Khi không có cái nào đúng, ngươi nói thế nào?”
(7) “Ngày xưa, có một người để con ngỗng vào một cái chai, và nó lớn lên, lớn lên cho đến một ngày nó không thể nào bay ra khỏi cái chai được nữa; anh ta
không muốn đập vỡ cái chai, nhưng cũng không muốn làm tổn thương con ngỗng, ngươi làm gì để lấy con ngỗng ra?”
(8) “Giả sử có một người đang trèo lên cây, bám vào một nhánh cây bằng răng, và toàn bộ cơ thể anh ta treo lên đó; tay anh ta không níu vào đâu, còn chân thì lơ lửng trên mặt đất. Lúc bấy giờ, một người khác đi đến và hỏi người đang ở trên cây về nguyên lý nền tảng của Phật giáo. Nếu anh chàng leo cây không trả lời tức là bỏ mặc người hỏi, nhưng nếu trả lời, anh ta sẽ chết. Anh ta thoát ra tình huống khó khăn ấy bằng cách nào?”
(9) “Khi ta qua đời, ta sẽ trở thành con trâu đực trong một căn nhà tranh. Ta sẽ viết tên ta bằng cái chân trước bên trái: ta là thiền sư Qui Sơn. Lúc ấy, nếu ngươi gọi ta là thiền sư Qui Sơn, thì ta là con trâu đực. Nhưng nếu ngươi gọi ta là con trâu đực, ta là thiền sư Qui Sơn.Vậy phải gọi ta bằng gì?”
(10) ‘Ta thấy núi không phải là núi, nước không phải là nước”
(11) “Cái đã thành tựu là cái không thành tựu”
(12) “ Gắn cái này vào, tháo cái này ra”
(13) “ Không nói về sống, không nói về không sống”
(14) “Khi mọi thứ trở về một, cái một trở về đâu?”
(15) “Bồ đề không phải là cây, gương sáng không phải là đài gương, xưa nay không một vật, bụi bặm bám vào đâu?”
(16) “Ta không giữ cái cuốc bằng tay, ta đi bộ nhưng ta cưỡi trên lưng ngựa, khi ta băng qua một chiếc cầu, nước không chảy, nhưng cái cầu trôi”
(17) “Một con bò cái ở Chia-chou đang gặm cỏ, nhưng con ngựa ở I-chou no. Thay vì tìm kiếm một bác sĩ giỏi, ngươi hãy đốt chân trước bên trái của con loin”
(18) “Khi ta nói không có gì, điều này không nhất thiết có nghĩa phủ định, khi ta nói có cái gì đó, điều này không nhất thiết là một sự khẳng định. Hãy quay