Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 32


thăng hoa uyển chuyển trong thơ Lý Bạch. Ở hai dòng đầu bài thơ của nhà thơ họ Lý, sự mở rộng chiều dài câu thơ đạt tới trạng thái (phóng khoáng văn xuôi), như thể dòng thơ tràn ra mà không hề có chủ định sáng tác của tác giả, và sự trôi cuốn của xúc cảm bỏ lại đằng sau rất xa cái phiêu du của ngôn từ. Cũng như hội họa (…) và nghệ thuật thư pháp (vẽ cỏ), thơ Lý Bạch mang đến một ấn tượng về sự sống sinh ra trong từng hơi thở.

(…)

2.4. Vương Duy:

Vương Duy thường viện đến một loại ảo ảnh mong manh của cảm giác (như một cái nhìn được cô đúc lại) và một nét vẽ ấn tượng về những ánh sáng lướt qua, thứ ánh sáng được níu giữ trong khoảnh khắc giữa sự sót lại và biến mất, để diễn đạt một khoảng không và sự sống hai mặt của tự nhiên (có thể xem là một tri kiến siêu hình hay là ý thức viên mãn): “Mây trắng, khi ta ngoái nhìn, khép lại/ sương xám, khi ta tiến gần, lại biến tan” , “Đường núi vốn không mưa/ Hư không xanh ướt áo”.

Vì thế, một cảnh tượng Thiền thống nhất, với sự tiếp nhận trong trẻo của nó về một thế giới hiện tượng thường được nhắc tới như một đặc tính của thơ Vương Duy chính là tính đa thanh (nhiều tầng): đó là những nét bút bồng bềnh giữa bản chất tố phác của Thiên nhiên và thiên hướng đánh thức Thiên Nhiên thành những ảo ảnh; giữa sự gắn bó đằm thắm đối với Thiên Nhiên vô tri và cái nhìn trừu tượng tách rời biến Thiên Nhiên thành những đám mây muôn màu và những âm thanh sắp sửa tan biến; giữa nét họa tỉ mỉ cái tự nhiên bên ngoài và một âm vang triết học trầm lặng. Sự tiếp nhận chủ đề cũng chuyển động giữa người quan sát giản dị, đầy giới hạn trước Thiên Nhiên và một thiền nhân toàn trí biết cách hé mở và giấu kín bằng những tín hiệu bí ẩn của Thiên Nhiên biểu tượng.


Lộc trại

Không sơn bất kiến nhân Đãn văn nhân ngữ hưởng Phản ảnh nhập thâm lâm Phục chiếu thanh đài thượng

Dịch nghĩa:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Trong núi vắng không thấy bóng người Sao âm thanh vang vọng mãi

Nắng nhập vào rừng sâu Hắt tia lên làn rêu xanh

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 32

Ở cấp độ đầu tiên, bài thơ ghi lại cảm giác của một người quan sát có đôi chút giới hạn trước núi non rừng thẳm. Cảm giác xa vắng với những dấu vết mờ ảo của hình ảnh trực giác và một sự thay thế ở bản dịch Anh ngữ từng phần…cùng với sự nối kết kề cận các câu thơ ngắn vắng mặt cú pháp trong bản Trung Quốc nguyên tác đã nắm bắt phần sâu kín của ngọn núi tịch lặng và ánh sáng sắp lụi tàn trước khi đêm tối buông xuống. Sự vắng mặt của giới từ (trên ngọn núi tịch lặng) khiến cho không gian trở nên mơ hồ, biến một địa điểm thực sự trở thành thế giới xa xăm giữa hình ảnh và biểu tượng.

Ở cấp độ sâu hơn, cấp độ triết học, sự thiếu vắng giới từ (trên ngọn núi tịch lặng) và đại từ nhân xưng đã trộn lẫn con người với thiên nhiên, chủ thể với khách thể, sao cho những cảm giác toát ra dường như thuộc về chính ngọn núi (mà không phải là của con người). Phong cách tổ hợp các hình tượng mong manh giữa sống động và thô cứng, giữa thường tồn và mất mát nhằm diễn tả một triết lý Thiền về khoảng không và sự sống. Hai dòng cuối cùng, vì thiếu vắng chủ thể cá nhân, nhận thức của con người trở nên đồng nhất với (sự thiếu vắng) của ánh sáng hắt trở lại. Từ chỗ “không thấy” ở đầu bài thơ đến chỗ “thấy” ở cuối bài, đó


là một quá trình tri giác. Sự tương phản giữa trống rỗng và thanh âm, ánh sáng mơ hồ và làn rêu kéo dài gợi mở tinh thần vĩnh cửu của Đạo – một năng lượng đang lan tỏa khắp thế giới bất trắc và phù du.

Do đó, tính chất thiếu cú pháp (thiếu giới từ) trong bài thơ là bức tranh thêu hai mặt trong việc tạo lập đồng thời một ý thức Toàn mãn hòa quyện cảm giác của con người và Thiên Nhiên với một ý thức trần thế đầy giới hạn và sai biệt của con người trước Thiên Nhiên.

Sơn trung

Kinh Khê bạch thạch xuất Thiên hàn hồng diệp hi Sơn lộ nguyên vô vũ Không thúy thấp nhân y.

Dịch thơ:

Đá trắng mọc giữa Kinh Khê Lá hồng lơ thơ lạnh lẽo Đường núi thấy đâu giọt mưa Màu hư không xanh ướt áo

Mối gắn bó của Vương Duy với khoảng không và sự sống đòi hỏi nhà thơ năng lực mô tả cái cô độc, cái chết chóc cũng như ý niệm hư vô trong những sắc màu phong nhiêu và tươi sáng. Ở bài thơ này, nỗi tịch liêu mở ra, sự rơi rụng của những cánh hoa phù dung xuyên qua chu trình sống chết ngắn ngủi của mình dường như chẳng hề thu hút chút nào đôi mắt nhìn của con người. Cho dù bài thơ toát lên giọng điệu rất rò của nỗi dửng dưng lặng lẽ, song cách nhà thơ gợi lên vẻ đẹp của những bông hoa vẫn mang chút dư vị tiếc nuối. Vì thế, như Francois Cheng phân tích, những đặc tính hình tượng tự nó đã hợp nhất vào Thiên Nhiên, nỗi quạnh hiu tràn ra, và bao nhiêu cánh hoa tàn rơi cũng gợi lên nỗi cô đơn riêng


tư và cốt cách của nhà thơ – một sự chấp nhận điềm tĩnh thấm đượm u buồn, đó là nỗi suy tư về chu kỳ sống chết phù du của hoa, cái chu kỳ ấy nào có khác gì vòng sinh tử của chính con người.

Mộc lan sài

Thu sơn liễm dư chiếu Phi điểu trục tiền lữ

Thái thúy thời phân minh Tịch lam vô xứ sở

Dịch thơ:

Cây mộc lan

Núi thu ánh mờ tỏ Chim theo đàn về tổ

Màu xanh chợt thắm đầy Bóng chiều không xứ sở.

Trong cái nền im lặng của núi, ánh sáng le lói của hoàng hôn, những cánh chim bay với đôi cánh xanh xám mờ ảo của chúng, và đám sương mù lang thang vô định chính là toàn bộ sắc màu còn lại trong khoảnh khắc mong manh trước khi tan biến, sự sống và cái chết trong cùng một tích tắc, biến ảo như thể chúng đã tồn tại giản đơn trong những giác quan tưởng tượng ai đó. Bức tranh Thiên Nhiên của Vương Duy dưới ánh sáng lướt qua và không gian mơ hồ, những thứ đã biến vạn vật tồn tại trở thành những điểm sáng của sắc màu, mang đặc thù của chủ nghĩa ấn tượng.

2.5. Lý Thương Ẩn:

Sự khó hiểu tinh tế của Lý Thương Ẩn, khác với những ám ảnh riêng tư của ông, thường thể hiện ở cách nhà thơ sử dụng những gam màu sáng khắc họa nỗi muộn sầu; để rồi gieo rắc những nỗi buồn sâu kín nhất vào cái nền tưởng


tượng mơ hồ xa vắng đó, cái đã thể hiện và xóa bỏ cùng lúc những cảm giác của nhà thơ, từ đó gợi lên trạng thái lưu chuyển giữa ký ức và quên lãng.

Thường Nga

Vân mẫu bình phong chúc ảnh thâm Ngân hà tiệm lạc hiểu tinh trầm Thường Nga ứng hối thâu linh dược Bích Hải thanh thiên dạ dạ tâm

Chúng ta hãy lần theo dòng chảy tâm hồn phức tạp trong bài thơ này từ không gian nội tâm sâu thẳm, với bức vi họa có các tiểu tiết về tấm rèm trước bóng đêm tràn trên biển cả và bầu trời…

Ở hai câu thơ đầu, có một sự chuyển giao tinh tế và sự nhập nhòa giữa nội tâm và ngoại cảnh, giữa cá nhân và vũ trụ. Tấm rèm ấy, với nét họa buồn bã được chiếu rọi bởi những đốm sáng từ phía ngọn nến đang cháy, gợi ra một cảnh tượng thu nhỏ của mây và sao. Ta chưa biết được dòng thứ hai , “Dãy Ngân Hà quay trở lại, ngôi sao ban sớm mờ khuất” là mô tả quang cảnh thực sự của bầu trời, hay sự biến ảo của giấc mơ, tức là cảnh tượng thu nhỏ của bức rèm. Hình ảnh bị xô lệch khác thường dường như thích hợp với giả thiết thứ hai, vì cái bóng sâu thẳm của ngọn nến, dãy Ngân Hà quay tròn, và Ngôi sao mờ khuất của Bóng Ngày, với ánh sáng cứ tắt lịm dần và sự chuyển động xoay xoay của chúng đã nói lên rằng chúng là những hình ảnh còn lại cuối cùng trong tâm trí đang chìm mãi vào giấc ngủ lãng quên của nhà thơ. Ý thức bất định khi sắp ngủ là một ý thức cá nhân mạnh mẽ, đã tác động một cách hết sức đặc thù đến sự chuyển đổi và tạo thành hỗn hợp các hình tượng như chúng ta thấy ở hai dòng đầu tiên.

Hằng Nga ở dòng thứ ba gợi ta nhớ đến huyền thoại sau: Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, một người hùng đã bắn hạ chín Mặt trời và cứu loài người thoát khỏi nỗi đau khổ của cơn nóng cháy và khô hạn. Ngày kia, người ta mang đến


cho Hậu Nghệ một vài thứ thuốc tạo ra một năng lượng trường sinh bất tử cho bất kỳ ai uống nó. Hằng Nga, vì không nén được nỗi tò mò và lòng ham muốn trở thành bất tử, nàng đã đánh cắp thuốc tiên, uống vào và cũng cho con thỏ của nàng cùng uống một chút. Cả Hằng Nga và con thỏ của nàng trở nên mất trọng lượng vĩnh viễn và bay lên mặt trăng. Từ đó về sau, họ sống muôn đời trên trăng. Thế nhưng sự bất tử mà họ có được lại giam cầm họ trong nỗi cô đơn mỏi mòn mãi mãi.

Có thể chú giải cho bài thơ này là: Lý Thương Ẩn đã viết nó cho một ni sư sống âm thầm ở một nơi ẩn tu. Mâu thuẫn giữa sự khước từ và gắn bó với còi đời này được biểu trưng bằng huyền thoại Hằng Nga và ám gợi hình ảnh nữ tu, khi nó xuất hiện trong hầu hết các bài thơ của Lý Thương Ẩn, là sự phản chiếu phức tạp nỗi đau khổ riêng của nhà thơ trước niềm say mê thầm kín dở dang và những hoài bão của ông, bị xé ra giữa nhớ và quên. Mong ước đầy mâu thuẫn quên và nhớ ấy hiện ra với nhiều hình ảnh trong thơ Lý Thương Ẩn, như là: “tôi không thể tấc lòng mình bung tỏa với Mùa Xuân/ …”, “Niềm khát khao này có thể kéo dài, và trở thành ám ảnh, …”.

Dòng cuối cùng, “Biển xanh, trời xanh, từng đêm lòng yêu”, qua sự loại bỏ các động từ và cách đặt cạnh nhau những cảnh tượng rộng lớn mênh mông của biển, trời và bóng tối, đưa lên tận cùng cảm giác tình yêu trong khoảng không vũ trụ, xóa mờ nó, hòa tan nó vào còi không người, cũng như để nó lại trong vết khắc sâu xa của nỗi nhớ. Cảnh tượng hiển nhiên ấy, qua những gam màu xanh khác nhau, tạo thành một sự tương phản đậm nét đối với những hình ảnh mờ ảo của giấc mơ ở hai dòng đầu. Tiếng vọng của dòng cuối bật ra, như nó là, sau khi tiếng vọng và ảo ảnh riêng của nhà thơ chìm xuống rồi biến mất (ở dòng trước đó) vào giấc ngủ, tựa như hình ảnh một cái chết thoáng qua. Không có động từ,


và bất chấp các thì ngữ pháp, âm vang của sự sống trở nên rò ràng hơn, lưu giữ mãi trong tâm trí con người kể cả khi nhà thơ nhắm mắt.

Cẩm sắt

Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền Nhất huyền nhất trụ tư hoa niên Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp Vọng đế xuân tâm thúc đỗ quyên Thương hải châu minh ưng hữu lộ Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên Thử tình khả đãi thành truy ức

Chỉ thụy đương thời dĩ vòng nhiên

Sự khó hiểu tinh tế của Lý Thương Ẩn thường được tạo ra từ vẻ đẹp huyền bí của trí tưởng tượng, và bức họa tươi tắn ấy chính là sự kết hợp các hình ảnh sống động ở khắp bài thơ. Chủ đề của bài thơ này là một ký ức buồn thảm. Vẻ đẹp mơ hồ chứa đựng nhiều cấp độ khác nhau: a) sự tận cùng và hợp nhất của những hình ảnh tương tự nhau làm mờ đi ranh giới giữa các sự vật (ánh trăng – ngọc trai – nước mắt), b) sự chuyển đổi mơ mộng giữa những lĩnh vực đời sống khác nhau sinh ra từ khát vọng không thành; niềm khát vọng đã trộn lẫn mọi hình ảnh trong bài thơ, ám gợi một viễn cảnh thành tựu nào đó trên một phương diện khác của đời sống, c) sự mờ ảo của bản thân hình tượng, và của ký ức bị mất đi (viên ngọc tỏa khói dưới ánh mặt trời – như một niềm mong ước hão huyền), d) ẩn ý với các hình ảnh tự nhiên gợi ra sự thiếu vắng bóng hìng người con gái: hoa, ngọc trai, ngọc bích, khói, trăng, dây đàn tam thập lục, trong thơ cổ Trung Quốc, đó là những ẩn dụ hoặc hoán dụ về hình thể của người nữ, vì thế, người nữ ấy vẫn hiện diện trong mỗi dòng thơ dù nàng không được nhắc đến.


Trong bài thơ này, dòng chảy của cảm xúc con người và vũ trụ không chỉ là mối quan hệ ẩn dụ- vì những khách thể tự nhiên không dừng lại ở tính biểu tượng cho xúc cảm con người – mà còn là một hoán dụ, bởi sau cái chết, sự sống mạnh mẽ của con người lại trở về. Mặc cho bản chất phù du của những khao khát và của cuộc đời mà Trang Tử nói đến, và cả căn nguyên lãng quên ở phần cuối, hai cặp câu song song ở giữa bài thơ đan cài các hình ảnh nằm kề nhau vào thế giới self-reflexive, diễn đạt một sự chuyển hóa rộng lớn, hứa hẹn một kết cuộc đẹp đẽ hơn ở phía nào đó của đời. Trong câu thơ “Bể sâu sáng đầy ánh trăng, viên ngọc long lanh khóc / Đồng xanh cháy nắng / những viên ngọc tỏa khói”, “những hình ảnh biển cả và cánh đồng, mặt trăng và mặt trời, ngọc trai và ngọc bích, nước mắt và sương khói, do thiếu độ liên kết rò ràng trong cú pháp Trung Hoa, đã tạo thành mối liên hệ hoán dụ với logic bên trong của chúng; liên hệ logic này tương phản với niềm ước mong phù phiếm được tạo thành từ hệ thống ngữ pháp trong bài thơ: một chu kỳ bốc hơi và tan chảy dưới ánh mặt trời do vòng luân chuyển của nước mắt-sương khói-cánh đồng-biển cả; đó là sự chuyển hóa khoáng chất (cánh đồng xanh) thành ngọc bích qua bao thăng trầm. Chu trình chuyển hóa rộng lớn này khắc sâu nỗi đau tình yêu, và càng tăng thêm vì ảo vọng ngưng dòng thời gian qua hình thức của cặp câu song song.

Hai câu thơ sóng đôi thiếu hẳn yếu tố ngữ pháp với các hình ảnh nương kề nhau là một bức tranh thêu hai mặt, qua nét vẽ nhanh của thời gian khép kín và huyền ảo thể hiện đồng thời một nhận thức viên mãn về chu kỳ đời sống và một cái nhìn cá thể, (đầy giới hạn) của ước mong phù phiếm qua cặp hình ảnh nước mắt và sương khói.

Tóm lại, thơ ca cổ điển Trung Quốc theo phong cách Lão Tử và thơ Thiền đã tác động thể nào mà làm đứt mãi mối liên hệ giữa huyền thoại và lịch sử, giữa thơ ca thần thoại và câu chuyện lịch sử? Tại sao không có mối liên hệ

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí