Những Yếu Tố Chính Tác Động Đến Xây Dựng Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Mỹ


Đối với vấn đề an ninh, bản chiến lược nêu 6 phương thức để thúc đẩy an ninh của nước Mỹ, công dân Mỹ, các đồng minh và các đối tác của Mỹ. Trong đó, nhấn mạnh việc duy trì lực lượng quốc phòng, xây dựng quân đội tinh gọn, được chăm lo, huấn luyện và trang bị tốt nhất thế giới. Bản chiến lược năm 2015 cũng khẳng định, nước Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria; cùng các đồng minh châu Âu bao vây cô lập nước Nga; đẩy mạnh thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược này hoan nghênh, sẵn sàng hợp tác với các nước lớn đang nổi, nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng. Ngoài ra, bản chiến lược này còn nhấn mạnh tăng cường an ninh lãnh thổ của Mỹ để bảo đảm cho nhân dân nước này tránh bị chủ nghĩa khủng bố tấn công và thiệt hại bởi thiên tai.

Về sự thịnh vượng, chiến lược 2015 đề ra 5 phương thức, trong đó nhấn mạnh tăng cường an ninh năng lượng, mở cửa thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ và vốn của Mỹ, thúc đẩy các hiệp định thương mại, đối tác xuyên Thái Bình Dương, xuyên Đại Tây Dương và nhiều sáng kiến khác để làm cho nền kinh tế Mỹ mạnh hơn, sáng tạo và tăng trưởng bền vững trong một hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở, tăng thêm cơ hội và thịnh vượng cho nước Mỹ cũng như thế giới.

Về quan niệm giá trị, Bản chiến lược chỉ ra 5 phương thức để thúc đẩy sự tôn trọng đối với các giá trị phổ quát ở Mỹ và trên thế giới, tạo thế đứng Mỹ ở tiêu chuẩn cao nhất trên phương diện này để đảm bảo an toàn cho nhân dân Mỹ và an ninh cho đồng minh của Mỹ. Chiến lược vẫn nhấn mạnh điều “bất biến” là Mỹ phải “lãnh đạo cộng đồng quốc tế” trong việc thúc đẩy và bảo vệ dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn các hành vi bạo lực chà đạp nhân quyền. Tuy nhiên, Chiến lược nêu những sáng kiến, biện pháp mới như khuyến khích sự “chuyển đổi” theo kiểu Tunisia, Myanmar (chuyển đổi thể


chế một cách hòa bình); đồng thời, thực hiện sáng kiến “Nhà lãnh đạo trẻ” của Tổng thống Mỹ để nhân rộng mô hình này trong các chính phủ, đoàn thể xã hội và doanh nhân (theo kiểu Mỹ) ở các khu vực trên thế giới.

Về trật tự quốc tế, chiến lược chỉ ra 7 phương thức mang tính tổng hợp (cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao…) để thực hiện có hiệu quả hơn vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một trật tự quốc tế đã có nhiều thay đổi. Trong đó, nhấn mạnh tăng cường xây dựng liên kết đa dạng hoá, phát huy vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác bằng cách tăng cường và nâng cấp các chuẩn mực, quy tắc, tiêu chuẩn và cơ chế có liên quan. Điểm rất mới trong chiến lược này là “tận dụng sự mở cửa của Cuba để tăng cường tiếp xúc, thúc đẩy một thế giới Tây bán cầu thịnh vượng, an ninh và dân chủ”89. Trên thực tế, chính quyền Barack Obama đang tích cực thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, chấm dứt hơn nửa thế kỷ bao vây, cấm vận với quốc đảo này.

Nhìn chung, chiến lược an ninh quốc gia 2015 của chính quyền Barack Obama đã thể hiện mục tiêu “bất biến” bằng sự “vạn biến” một cách thực dụng, thực tế, mềm dẻo, với sách lược linh hoạt hơn. Thực tế cho thấy, hình ảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã có nhiều thay đổi, được cải thiện theo hướng tích cực hơn trước. Kinh tế Mỹ đã phục hồi và tăng trưởng dần, Mỹ từng bước khôi phục sức mạnh kinh tế, quân sự, đây có thể là điều kiện, thời cơ thuận lợi để Mỹ thực hiện tham vọng “lãnh đạo” thế giới. Trên thực tế, người ta cũng thấy những thay đổi trong thực hiện Chiến lược 2015 của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, như cải thiện, bình thường hóa quan hệ với Cuba, ký thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, tiêu



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

89 The National Security Strategy of the United of America, The White House, Februaly 2015, https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/2015_national_security_strategy.pdf, tr.28.


Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 - 13

hủy kho vũ khí hóa học của Syria, ủng hộ sự tồn tại của hai nhà nước Israel và Palestine.

3.2.2. Những yếu tố chính tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ

Việc xây dựng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố cả trong nước và ngoài nước, cả khách quan và chủ quan, nhưng nhìn chung, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời gian tới sẽ chịu sự tác động, chi phối của những yếu tố chính sau đây:

Thứ nhất, mặc dù, bị khủng hoảng nặng nề từ những năm 2008-2009. Nhưng với thực lực kinh tế hiện nay, Mỹ vẫn chứng tỏ được mình là siêu cường số 1 thế giới. Sự thực, kinh tế Mỹ đã có một cú bứt phá ngoạn mục chỉ ít ngày trước khi bước sang năm mới 2015. Tốc độ tăng trưởng hai quý cuối năm 2014 của Mỹ được cho là lớn nhất trong suốt 11 năm qua, đồng USD mạnh lên, thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh mẽ, đó là những biểu hiện không thể phủ nhận của sự hồi phục mạnh của nền kinh tế Mỹ (chi tiêu tiêu dùng gia tăng và xuất khẩu thặng dư là những yếu tố chính thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng trong quí 2-2015. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 70% nền kinh tế Mỹ, tăng 2,9% trong quí 2-2015, cao hơn so với mức 2,1% trong quí 1-2015). Về quân sự, 7/2015 Mỹ đã công bố chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ, Chiến lược này đã đặc biệt nhấn mạnh Mỹ là quốc gia mạnh nhất trên thế giới, vì vậy, quân đội Mỹ sẽ phải có mặt ở khắp mọi nơi để duy trì và bảo vệ lợi ích quốc gia. Báo cáo tổng kết năm 2014 cho thấy, chi phí quân sự của Mỹ ở mức 577 tỷ đôla Mỹ tương đương 40% của thế giới. Mỹ cũng là quốc gia có Không lực mạnh nhất về số lượng cũng như công nghệ hiện đại với gần 14.000 máy bay quân sự đang hoạt động. Xét về Hạm đội Hải quân Mỹ cũng vượt xa các quốc gia khác. Ở phạm vi toàn cầu tổng số căn cứ quân sự của Mỹ là 598 bao quanh 6 châu lục, 4 đại dương. Mỹ cũng có tên


trong hơn 50 liên minh quân sự khác nhau và Mỹ luôn giữ vai trò lãnh đạo, các liên minh quân sự lớn nhỏ nằm rải rác ở các địa bàn chiến lược trên thế giới từ châu Âu, châu Á tới Trung Đông. Về chính trị, Mỹ đang theo đuổi chính sách không mang màu sắc quân sự hướng tới một sự lãnh đạo thông minh thông qua lợi ích quốc tế. Việc kết hợp “sức mạnh mềm” và sức mạnh quân sự nhằm tạo ra mạng lưới kiểm soát các nguy cơ đối với Mỹ (Nga, Trung Quốc).

Thứ hai, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá tiếp tục có sự biến đổi về chất, tăng cả về tốc độ, quy mô, về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng, nhiều tầng nhiều lớp. Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai quá trình có quan hệ tương hỗ biện chứng, vừa xung đột, vừa bổ trợ thúc đẩy lẫn nhau, phản ánh tính đa dạng trong sự phát triển của thế giới. Điều này dẫn tới nhiều hệ quả, theo đó sẽ làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, nhưng không làm triệt tiêu mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các quốc gia; tác động mạnh tới nền chính trị quốc tế, trước hết là tác động tới khái niệm quốc gia (chủ quyền, sức mạnh, lợi ích); tạo ra khả năng kiềm chế xung đột và làm giảm nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt.

Kinh tế là cơ sở hạ tầng, là nền tảng cho quan hệ chính trị, kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của thượng tầng. Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự biến động của địa chính trị - thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia đều muốn có môi trường hoà bình, ổn định để phát triển. Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của mọi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt trong cơn lốc toàn cầu hoá mà lực lượng chi phối vẫn là các nước lớn. Nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế đa phương được các nước lớn đưa ra như một hình thức để tập hợp lực lượng, cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế như TPP do Mỹ dẫn đầu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng. Điều


này sẽ khiến việc triển khai chiến lược của Mỹ sẽ nhấn mạnh hơn đến tính đa phương, các hình thức tập hợp lực lượng trong các chiến lược an ninh quốc gia thời gian tới.

Thứ ba, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo hướng vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Trong khi vị thế đơn cực của Mỹ suy giảm, các cường quốc khác đẩy mạnh chiến lược nhằm xác lập một vai trò, vị thế ngày càng lớn trong một trật tự thế giới đa cực, như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản. Trong đó: Nga có thể sẽ là một cực trong trật tự thế giới đa cực. Xét theo các tiêu chí tốc độ phát triển kinh tế, tình hình chính trị trong nước ổn định, các thành tựu trong lĩnh vực khoa học, thì Nga đứng thứ 6 trong danh sách 10 cường quốc hàng đầu thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, EU). Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020, Nga sẽ vươn lên đứng thứ 5 với GDP

bìnhquân đầu người đạt 35.000 USD90. Nga còn là quốc gia đóng vai trò đáng

kể nhất trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và quốc tế.

Trung Quốc có nhiều tiềm năng để trở thành một cực trong trật tự thế giới mới nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng cao (khoảng 7%/năm), dự trữ ngoại tệ lớn với khoảng trên 4.000 tỷ USD. Từ năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Tham vọng của Trung Quốc là thực hiện chiến lược kết nối hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), vươn lên trở thành cường quốc toàn diện trên thế giới. Trước sự trỗi dậy và vươn lên của Nga và Trung Quốc, trong Chiến lược quân sự quốc gia năm 2015, Mỹ đã chỉ đích danh Nga và Trung Quốc là hai “đối thủ tiềm tàng” đe dọa các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Chiến lược này xác định, Nga là quốc gia nguy hiểm nhất



90 TTXVN, “Con đường trỗi dậy đầy trắc trở của nước Nga”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 08/04/2012, tr. 12.


đang “phá hoại an ninh khu vực bằng các lực lượng trung gian”. Với Trung Quốc, Chiến lược quân sự Mỹ tỏ ý quan ngại sâu sắc về việc Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông và cho rằng, các hoạt động này của Trung Quốc đang “làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”91.

Ấn Độ cũng là một ứng cử viên hướng tới cục diện đa cực. Với vị thế về địa chính trị, sức mạnh kinh tế và quân sự, Ấn Độ đang hướng tới vị thế có ảnh hưởng khu vực và toàn cầu, trong đó có ghế thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cùng với bốn ứng viên khác đang mong muốn vị trí này là Đức, Nhật Bản, Brazil và một vị trí dành cho châu Phi. Nhật Bản là một trong những quốc gia có ảnh hưởng toàn diện ngày càng lớn trên thế giới. Với sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản không ngừng gia tăng ảnh hưởng thông qua hợp tác kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới, đồng thời Nhật Bản đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách quốc phòng để vương lên trở thành một cường quốc toàn diện. EU là một liên minh các cường quốc, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức. Nếu từng nước lớn châu Âu như Anh, Pháp, hay Đức khó lòng theo đuổi tham vọng toàn cầu trong thời đại hiện nay thì liên minh các nước châu Âu có thể trở thành một siêu cường thế giới.

Cùng với xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực, các cường quốc trên thế giới đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược nhưng đồng thời cũng cần đến nhau trong hợp tác giải quyết các vấn đề có chung lợi ích. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính



91 The National Military Strategy of the United States of America 2015, http://searchgo.890m.com/look/2015_US_National_Military_Strategy/The_National_Military_Stra tegy_Of_The_United_States_Of/aHR0cDovL3d3dy5qY3MubWlsL1BvcnRhbHMvMzYvRG9jd W1lbnRzL1B1YmxpY2F0aW9ucy8yMDE1X05hdGlvbmFsX01pbGl0YXJ5X1N0cmF0ZWd5Ln BkZg==_blog,tr.1-2


sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh. Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Do đó, đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt.

Thứ tư, thế giới ngày càng phải đối phó với những nguy cơ, thách thức chung. Xu hướng hình thành các thách thức vượt ra khỏi khả năng hoá giải của từng quốc gia tiếp tục được thúc đẩy và phức tạp hơn. Những vấn đề toàn cầu, những thách thức, mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia đòi hỏi phải có sự chung tay của các nước trên thế giới như khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu; khủng hoảng lương thực; tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng; hiện tượng ấm lên toàn cầu đến mức báo động; cuộc chạy đua và phổ biến vũ khí hạt nhân chưa có dấu hiệu dừng lại; chủ nghĩa khủng bố tiếp tục lan rộng với quy mô và tích chất phức tạp hơn; tội phạm xuyên quốc gia; xung đột và chiến tranh vẫn tiềm ẩn trong quan hệ giữa các nước. Để hoá giải những thách thức đó, không một quốc gia nào, dù mạnh và giàu đến đâu, cũng có thể đủ sức đơn phương thực hiện được.

3.2.3. Xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ

Trong một vài thập kỷ tới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục được ban hành theo các quy định, yêu cầu của Đạo luật Goldwater- Nichols năm 1986. Tuy nhiên, thời hạn đệ trình trước Quốc hội hàng năm sẽ tiếp tục khó được thực hiện sau khi có tiền lệ của chính quyền George W. Bush và Barack Obama. Do đó, nhiều khả năng, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ được ban hành định kỳ bốn năm một lần sau khoảng thời gian nhất


định sau khi tổng thống Mỹ nhậm chức. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời gian tới được dự báo sẽ có những xu hướng chính như sau:

Thứ nhất, mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ là tập trung củng cố thực lực và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó giá trị Mỹ được phổ biến, ngăn chặn không cho bất cứ nước nào nổi lên đe doạ vị trí của Mỹ. Đây là mục tiêu chiến lược dài hạn và là yếu tố bất biến chi phối chiến lược đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới. Sức mạnh vượt trội của Mỹ là cơ sở cho tham vọng này của Mỹ bất kể dưới chính quyền đảng Cộng hoà hay đảng Dân chủ. Các trụ cột trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ vẫn là an ninh kinh tế, an ninh quân sự, dân chủ, nhân quyền theo giá trị Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Đây tiếp tục là sự “bất biến” trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.

Thứ hai, căn cứ vào sự biến đổi không ngừng của tình hình chính trị, an ninh thế giới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục có những cách tiếp cận khác nhau trong xác định mối đe dọa chủ yếu tới lợi ích quốc gia của Mỹ, tới ưu tiên chiến lược trong triển khai chính sách đối nội, đối ngoại. Trong những năm tới, vấn đề chống khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, những thách thức mang tính toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh mạng, tác chiến mạng, an ninh không gian vũ trụ sẽ tiếp tục được Mỹ đề cập đến trong chiến lược an ninh quốc gia, nhưng thứ tự ưu tiên sẽ căn cứ vào bối cảnh chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy các mối đe dọa sẽ được các chính quyền Mỹ xếp vào danh mục ưu tiên là: chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nguy cơ chiến tranh mạng, các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề về môi trường, khí hậu, năng lượng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022