Cơ Cấu Tổ Chức Của Khu Di Tích Lịch Sử - Sinh Thái Atk Định Hóa


lượng Vũ trang Việt Bắc - Quân Khu I, Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố, ra mắt biểu trưng (logo) Di tích Quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa

- Tham gia tích cực trong chuỗi hoạt động của mùa Du lịch Thái Nguyên qua các năm.

- Tích cực tham gia và là điểm đến đặc biệt quan trọng trong khuôn khổ chương trình các Festival trà Quốc tế Thái Nguyên 2011, 2013 và dự kiến 2015.

Định Hóa cũng xác định việc tổ chức các sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa du lịch là các hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền quảng bá và thu hút khách du lịch. Huyện cũng chủ động hoàn thiện các tài liệu giới thiệu về lịch sử, danh thắng, điểm di tích, phong tục tập quán văn hóa của các dân tộc trong huyện để sản xuất các ấn phẩm phục vụ truyền thông, quảng bá rộng rãi trong nhân dân và khách du lịch. Du lịch Định Hóa cũng chú trọng vào những bảng quảng cáo lớn treo bên đường, những hình ảnh, bảng chỉ dẫn đến các khu/điểm du lịch. Đặc biệt, vào những tháng lễ hội, đường phố được chỉnh trang, banderol chào mừng, treo cờ khắp nơi làm cho cảnh quan thêm đẹp và không khí rộn ràng hơn. Bên cạnh đó, hàng năm Phòng Văn hóa Thông tin huyện, Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa phát động thiết kế tập gấp, brochure, in và phát hành những ấn phẩm cần thiết nhằm giới thiệu hình ảnh của du lịch nói chung và du lịch văn hóa của Định Hóa nói riêng đến với du khách gần xa. Đặc biệt, để bắt kịp xu hướng công nghệ thông tin hiện nay, Ban quản lý Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa đã xây dựng website để cung cấp thông tin về du lịch Định Hóa cũng như là cầu nối đón khách. Đồng thời, các nhà quản lý cấp tỉnh và địa phương cũng tận dụng những kênh truyền thông để quảng bá hình ảnh du lịch Định Hóa.

Bên cạnh đó để du lịch văn hóa Định Hóa nói riêng và du lịch Thái Nguyên từng bước phát triển xứng tầm, từ nhiều năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên đã có các hoạt động tăng cường liên kết hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng Việt Bắc, là: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang và Lạng Sơn; đồng thời xác định hoạt động liên kết hợp tác là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt, ngoài các tỉnh trong “miền di sản Việt Bắc”. Ngoài ra, du lịch văn hóa Định Hóa cũng nằm trong kế hoạch Thái Nguyên mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh trong cả nước, như: Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Hà Nội (ký kết vào tháng 11/2010).


Như vậy, trong thời gian qua, việc tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa ở Định Hóa đã có nhiều chuyển biến. Song thực tế thì hoạt động này chỉ tập trung vào những kỳ lễ hội, kỷ niệm, hay thời gian diễn ra những sự kiện văn hóa hoặc du lịch. Tính thường xuyên của công tác xúc tiến còn rất hạn chế. Đồng thời, những điểm quảng bá mang tính quen thuộc, chưa mở rộng quy mô để giới thiệu hình ảnh điểm đến mới, sản phẩm du lịch văn hóa mới. Vì thế, hiệu quả của việc tuyên truyền quảng bá này còn chưa cao, hình ảnh điểm đến du lịch văn hóa chưa bắt mắt và chưa gây ấn tượng sâu sắc cho du khách.

2.6.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch

Hiện nay, ccông ty lữ hành khai thác tour đi Định Hóa vẫn chưa mặn mà với việc quảng bá hình ảnh du lịch văn hóa của điểm đến này. Điều này ít nhiều đã làm giảm tính năng động của sản phẩm và làm cho sản phẩm du lịch văn hóa của Định Hóa có ít cơ hội được du khách biết đến. Cách làm quảng bá hình ảnh du lịch địa phương của các công ty lữ hành thường hạn chế và ăn theo các sự kiện du lịch chung. Tuy nhiên, có một điển hình về vai trò xúc tiến của đơn vị kinh doanh du lịch văn hóa ở Định Hóa là trường hợp của Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK. Là một bộ phận thuộc Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa, Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn ATK hoạt động như một đơn vị kinh doanh tự thu-tự chi dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của Ban quản lý Khu di tích. Để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Trung tâm nói riêng và của Định Hóa nói chung, Trung tâm đã thực hiện những giải pháp đồng bộ và hữu ích. Đó là việc thiết kế và sử dụng lo-go của đơn vị mang đậm dấu ấn của “Thủ đô gió ngàn”. Với mục đích tiếp cận với khách du lịch dễ hơn và nhiều hơn, ngoài cổng thông tin chính thức của Ban quản lý Khu di tích thì Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK còn chủ động quảng bá về du lịch Định Hóa qua các trang báo điện tử và mạng xã hội. Trung tâm sở hữu riêng một account trên mạng xã hội facebook và thường xuyên cập nhật thông tin về hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ du lịch của Định Hóa. Ngoài ra, Trung tâm cũng sử dụng những chiến lược marketing truyền thống như in ảnh, chữ lên áo, mũ/nón, đồ lưu niệm; in lô-gô lên cờ của hướng dẫn viên; tặng quà có kèm thông tin cho khách du lịch; phát hành tờ rơi/tập gấp về du lịch Định Hóa…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


2.6.3. Cộng đồng địa phương

Ở Định Hóa, cộng đồng bản địa đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch toàn huyện nói chung. Mặc dù, trình độ nhận thức về du lịch văn hóa, về xúc tiến du lịch văn hóa còn hạn chế song người dân nơi đây rất sẵn lòng giới thiệu với du khách về lịch sử oai hùng và những truyền thống văn hóa đẹp của quê hương mình. Họ vừa là người tiếp đón, người cung cấp thông tin, người dẫn đường, vừa là hướng dẫn viên, người phục vụ ăn/nghỉ, vừa là nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách, vừa là những mắt xích trong kênh truyền thông quảng bá hình ảnh của quê hương mình. Tuy nhiên, xét về góc độ chuyên môn thì những cư dân này chỉ làm công tác xúc tiến theo cảm tính, không qua trường lớp, không có kế hoạch cụ thể và phương pháp truyền miệng và chủ yếu. Nguồn tư liệu mà họ biết được nhiều khi chưa phải là nguồn thông tin chính thống nên rất có thể trong quá trình quảng bá đôi khi làm lệch lạc ý nghĩa, chủ trương và chính sách của Nhà nước.

2.7. Công tác tổ chức, quản lý du lịch văn hóa

Định Hóa là một huyện của tỉnh Thái Nguyên vì thế du lịch của Định Hóa nói chung và du lịch văn hóa của Định Hóa nói riêng phải chịu sự chỉ đạo, quản lý và giám sát của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong công tác tổ chức quản lý du lịch văn hóa có vai trò quan trọng của BQL Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa vì đây là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa trên toàn huyện cũng chịu sự chỉ đạo của UBND huyện Định Hóa, vai trò tư vấn hợp tác của Phòng Văn hóa thông tin huyện cũng như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên. Đây là cơ quan cao nhất để tham mưu cho chính quyền huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Tuy nhiên, Định Hóa thuộc vào vùng ATK, nằm trọn trong khu di tích lịch sử quốc gia có tính chất đặc biệt, nên du lịch văn hóa của Định Hóa phải tuân thủ những định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

Một trong những đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa ở Định Hóa còn phải kể đến Ban quản lý khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá Thái Nguyên, được thành lập theo quyết định số: 23/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và trực thuộc UBND tỉnh. Trên cơ sở chuyển đổi Ban quản lý Di tích và Danh thắng Thái Nguyên trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao


và Du lịch theo quyết định số: 505/QĐ-UB ngày 01/4/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ của cơ quan này là:

- Bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử và hệ sinh thái, rừng cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và du lich vùng ATK Định Hóa.

- Phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá giới thiệu lợi thế tiềm năng phát triển và giá trị lịch sử vùng ATK Định Hóa; thực hiện việc huy động, tiếp nhận các nguồn lực xã hội để phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá.

- Phục vụ, hướng dẫn du khách về thăm quan các di tích lịch sử và dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa; tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách đến thăm quan ATK Định Hóa.

- Tổ chức thực hiện các dự án xây dựng phục hồi, tôn tạo di tích và sinh thái trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết được phê duyệt; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan lập kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng, tôn tạo các công trình trong Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hoá.

- Nghiên cứu lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sử ATK Định Hóa; sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử vùng ATK Định Hóa.

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa 1

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa

Nguồn: BQL khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa


Đánh giá được tầm quan trọng của phát triển kinh tế ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, huyện đã có những chính sách, tổ chức quản lý để tạo điều kiện phát triển du lịch. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã phối hợp cùng các Sở Ban ngành liên quan của tỉnh và Tổng cục Du lịch để có chỉ đạo cụ thể với từng vị trí chuyên môn. UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện các đề án liên quan, phối hợp cùng các cơ quan, phòng tổ chức thực hiện công việc như thu hút vốn đầu tư, xây dựng sản phẩm mới,… Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, đề án, nhiệm vụ đã được giao, quản lý đôn đốc phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, các đề xuất biện pháp tháo gỡ và trình với Ủy ban nhân dân quyết định. Tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều đề án, dự án, chương trình, kế hoạch, văn bản hướng dẫn, quy định, quyết định… có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa ở Định Hóa. Nổi bật là:

- Quyết định số 1318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020

- Quyết định số 321/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt Đề án hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2020

- Đề án "Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề - thương mại dịch vụ phục vụ du lịch huyện Định Hóa, giai đoạn 2011-2015"

- Quyết định số 1523/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tổ chức lại Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa Thái Nguyên.

Tuy nhiên, muốn tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý Nhà nước với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng bản địa. Đây cũng là hướng đi đúng đắn của Định Hóa, bằng chứng là huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nhiều sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh/huyệnnhư festival trà Quốc tế lần I (2011), lần II (2013); công tác bảo tồn giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn, phục dựng và phát huy nghề truyền thống/nghệ thuật dân gian… Có được kết quả đó chính là nhờ sự quản lý chặt chẽ, đúng hướng, hợp lí của các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa-du lịch cũng như có sự chung tay giúp sức của doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.


2.8. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong du lịch

2.8.1. Về kiến trúc nhà sàn, đình, chùa

Qua điều tra thống kê trên địa bàn toàn huyện cho thấy hiện tại tập quán nhà sàn và số lượng nhà sàn vẫn còn bảo tồn khá tốt ở một số địa phương như Linh Thông, Tân Thịnh, Thanh Định, Phú Đình, Lam Vỹ… Bên cạnh đó đã có nhiều hộ gia đình làm thêm nhà sàn mới tuy nhiên đã có những cải biến nhỏ về kiến trúc như: chiều cao của nhà, số lượng cột, vật liệu làm mái, vật liệu làm sàn... Kết quả thống kê giai đoạn 2006- 2011: tổng số nhà sàn trên toàn huyện là 1165 nhà, trong đó số nhà sàn đã bán ra ngoài địa bàn huyện là 96 nhà; đồng bào cũng làm mới thêm 158 nhà. Ban chỉ đạo các cấp đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động để nhân dân nâng cao nhận thức về giá trị của những nét văn hóa truyền thống độc đáo của nhà sàn, giá trị về mặt kinh tế, nét văn hóa trong kiến trúc nhà sàn của dân tộc Tày. Ngoài ra, Định Hóa đã tiến hành điều tra khảo sát tại các xã Định Biên, Thanh Định, Sơn Phú, Bình Thành, thị trấn Chợ Chu… trong đó phát hiện một số đình, chùa còn lưu giữ sắc phong, bia đá nhhư ở làng Quặng (xã Định Biên), bản Cái (xã Thanh Định), Khang Hạ (xã Bình Yên)… Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu chọn lọc và bảo tồn.

2.8.2. Về nghề thủ công truyền thống và văn hóa ẩm thực

Nhiều sản phẩm đan lát được khôi phục khá tốt như nón Tày, dậu, mủng, rổ, rá, pện. Đồng thời tập trung điều tra, sưu tầm về các sản phẩm, vật dụng như quần áo, khăn, túi, mũ nón, giày dép, đồ trang sức (vòng cổ, vòng tay, dây đeo cổ… bằng kim loại bạc) nghề rèn, nghề mộc, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Tày… Các cấp chính quyền khuyến khích người dân thường xuyên sử dụng trang phục truyền thống trong những dịp lễ tết, sự kiện chính trị của địa phương, trong sinh hoạt cộng đồng, trong các buổi liên hoan, giao lưu văn nghệ.

Các loại bánh, các món ăn hiện nay người dân ít làm như bánh trứng kiến, khẩu thi, thực phẩm hun khói, thịt nướng… tiếp tục được khảo sát, điều tra và sưu tầm để khôi phục. Một số món ăn dân tộc khác như xôi trám đen, xôi ngũ sắc, bánh lẳng, bánh sắn, cơm lam, bánh khảo, thịt trâu khô… cũng được bảo tồn khôi phục và phục vụ trực tiếp cho cuộc sống. Các sản phẩm này đã trở thành hàng hóa trên thị trường nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng tạo nên nét văn hóa ẩm thực riêng của Định Hóa, được du khách ưa chuộng.


2.8.3. Về lễ hội, phong tục tập quán

Việc nghiên cứu điều tra sưu tầm về các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn đã và đang được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên và huyện Định Hóa tích cực tổ chức nghiên cứu để chọn lọc đầu tư khôi phục như:

- Đã khôi phục được một số lễ, hội như lễ Kỳ yên của dân tộc Tày, lễ Cấp sắc của dân tộc Sán Chí, dân tộc Dao, lễ Rước kiệu trong lễ hội Chùa Hang… Đặc biệt là Lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa (tổ chức vào ngày mùng 9-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm) đã được phục dựng từ năm 2002 và được tổ chức thường niên với quy mô lớn. Ngoài ra, lễ hội Chùa Hang thị trấn Chợ Chu (tổ chức vào ngày 14- 16 tháng Giêng âm lịch) cũng được khôi phục và duy trì hàng năm, năm 2011 đã khôi phục được Lễ rước kiệu trong lễ hội.

- Một số môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, bịt mắt bắt dê, bắn nỏ, cờ tướng, đu quay… đã được khôi phục, tổ chức trong các dịp lễ tết các ngày hội lớn của các địa phương, trong các dịp đại hội văn hóa – thể thao các cấp.

- Đã thực hiện thành công dự án phục dựng, bảo tồn đám cưới của người Tày ở xã Lam Vỹ (Định Hóa)

- Phong tục tập quán sinh hoạt, phép ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng… tiếp tục được sưu tầm và nghiên cứu để chọn lọc khôi phục đưa trở lại cuộc sống nhằm giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, động viên củng cố tính cố kết cộng đồng làm tăng thêm sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

2.8.4. Về nghệ thuật dân gian

Đã tiến hành sưu tầm và khôi phục nghệ thuật sân khấu múa rối Tày ở Thẩm Rộc (xã Bình Yên) năm 2007, cùng với sự đầu tư của huyện và sự tâm huyết của các nghệ nhân hiện tại múa rối Tày đã và đang phát huy tốt giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc được giới thiệu tới đông đảo du khách gần xa trong các dịp lễ hội. Bên cạnh đó đã tổ chức khảo sát sưu tầm múa rối Tày (múa Tắc Kè) của xã Đồng Thịnh phục vụ cho công tác khôi phục sau này. Các tác phẩm văn xuôi, các bài hát then, hát sli, hát lượn, được quan tâm khôi phục đưa vào phục vụ trong các lễ hội, sự kiện văn hóa và trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân, từ năm 2008 đến nay Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thái Nguyên đã phối hợp với huyện sưu tầm và ghi âm 80 bài hát dân ca dân tộc, khảo sát được 700 bài hát, 48


cuốn sách cổ trong đó có các bài hát then, hát sli, hát phong Slư của dân tộc Tày- Nùng, hát Đối của dân tộc Cao Lan-Sán Chí, hát Páo dung của dân tộc Dao; Phòng Văn hóa thông Tin huyện chủ trì đề án xây dựng mô hình hát Sli, hát Lượn các dân tộc Tày-Nùng vùng ATK Định Hóa, qua đó đã sưu tầm được trên 100 bài hát Sli, hát Lượn phục vụ cho công tác khôi phục.

Ngoài ra, công tác khôi phục phát huy tinh hoa văn hóa đối với các làn điệu Then, hát Đối… đã và đang được triển khai có hiệu quả trên địa bàn toàn huyện. Năm 2010 Phòng Văn hóa-Thông tin huyện đã đăng ký và thực hiện Dự án xây dựng mô hình hát Sli, hát Lượn của các dân tộc Tày-Nùng vùng ATK Định Hóa do UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Sau 2 lần Hội thảo dự án đã được thẩm định hoàn chỉnh với tổng số 50 bài thuộc các làn điệu hát Sli, hát Lượn của dân tộc Tày- Nùng và được các nghệ nhân truyền giảng tại 05 xã (Phúc Chu, Lam Vỹ, Điềm Mặc, Định Biên, Bộc Nhiêu). Mô hình này đã được nghiệm thu cấp tỉnh năm 2011, căn cứ vào kết quả nghiệm thu huyện đã đề nghị UBND tỉnh cho tiếp tục tổ chức mở rộng trong những năm tiếp theo trên phạm vi toàn huyện.

2.8.5. Về các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

Việc điều tra, khảo sát và nghiên cứu các điểm di tích lịch sử được tiến hành đồng thời với công tác điều tra, sưu tầm văn hóa truyền thống kết hợp với việc phát huy những giá trị lịch sử của những di tích đó nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và phục vụ công tác du lịch. Đã cơ bản hoàn thành việc khảo sát thống kê lại và lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận xếp hạng 83/109 điểm di tích lịch sử - danh thắng chưa xếp hạng trên địa bàn huyện. Một số di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh được đầu tư tôn tạo như lán Tỉn Keo, Khuôn Tát, Phụng Hiển, Nà Mòn, đình làng Quặng, Thâm Tắng, Roòng Khoa, Chùa Hang… đã phát huy tốt giá trị văn hóa là điểm đến của các tầng lớp cán bộ, nhân dân và du khách gần xa.

Những giá trị văn hóa truyền thống mà huyện Định Hóa bước đầu khôi phục, bảo tồn và phát huy là kết quả của sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đối với việc giữ gìn những giá trị văn hóa cho thế hệ sau. Tuy nhiên, có những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp hiện nay chưa được khôi phục, sưu tầm và nghiên cứu, đồng thời, còn một bộ phận người dân chưa coi trọng văn hóa dân tộc. Vì vậy, các cấp chính quyền ở Định Hóa nên cần tiếp tục khảo sát, sưu tầm, khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cũng như đẩy mạnh

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí