Du Lịch Hoài Niệm Thăm Lại Chiến Khu Xưa


trong đó giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 cần 420 tỷ đồng (xem Bảng 8 – Phụ lục 4). Như vậy, có thể thấy, Định Hóa không chỉ chú trọng đến phát triển du lịch theo bề nổi mà còn ý thức được văn hóa là nguồn lực quan trọng để có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa nói riêng và du lịch nói chung.

2.5. Sản phẩm du lịch văn hóa

2.5.1. Du lịch thăm quan di tích lịch sử

Định Hóa có cả một quần thể di tích lịch sử (128 di tích). Đó chính là những chứng tích ghi dấu lại một kỳ hào hùng của dân tộc mà tiêu biểu là 13 di tích lịch sử cấp quốc gia cùng với những hạng mục công trình hiện đại tạo nên điểm nhấn của du lịch văn hóa huyện (xem Phụ lục 1), trong đó có thể kể đến các di tích như:

Lán Tỉn Keo: nằm trên đồi tỉn Keo thuộc xóm Nà lọm- xã Phú Đình. Đồi Tỉn Keo còn có tên gọi là chân Đèo De hoặc Khuôn Tát ngoài. Nơi đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần. Tại đây các đồng chí lãnh đạo cao cấp thường xuyên đến làm việc với Bác Hồ, ở đây cũng diễn ra nhiều cuộc họp của thường vụ Trung ương Đảng. Đặc biệt vào đêm 6/12/1953 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng để thông qua kế hoạch tác chiến Đông- Xuân 1953-1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Di tích Khuôn Tát: Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nơi đây Bác Hồ và Quốc hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán bộ cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng.

Di tích Khau Tý: di tích Khau Tý thuộc xóm Nà Tra, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa Nằm cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 55km. Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam: thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ

Di tích Làng Quặng: nơi thành lập Việt Nam Giải phóng quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta là kết quả một quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


bền bỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 8

Nhà tù Chợ Chu: nằm trên đồi cao ở xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu. Di tích là biểu tượng sinh động của người chiến sỹ cách mạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.

Trong Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá có gian bày bán các ấn phẩm, lưu niệm. Du khách khi đến tham quan Khu di tích lịch sử ATK Định Hoá ngoài việc được nghe hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh có thể mua những ấn phẩm, lưu niệm như: Sửa đổi lối làm việc với bút danh X.Y.Z của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ ở ATK của Đồng Khắc Thọ, Bác Hồ với Thái Nguyên – Thái Nguyên với Bác Hồ do Tỉnh uỷ Thái Nguyên biên soạn, ATK in dấu lịch sử của Đồng Khắc Thọ, Di tích quốc gia đặc biệt - An toàn khu (ATK) Định Hóa Thái Nguyên do Đồng Khắc Thọ chủ biên… Ngoài ra, du khách còn có thể mua một số đồ lưu niệm như mê-ca đặt bàn Về Thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc, đĩa phíp in hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình Bác.

Để tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch này, Định Hóa đã chú trọng xây dựng các tour chuyên đề mà nòng cốt là hoạt động hướng dẫn làm sống động lại các sự kiện lịch sử cách mạng gắn liền với các điểm di tích và sinh hoạt lửa trại. Điều đặc biệt là với sản phẩm du lịch này của Định Hóa du khách không phải chi trả phí tham quan. “Không thu vé” là quan điểm đúng đắn của UBND tỉnh Thái Nguyên, UNND huyện Định Hóa bởi đây là khu di tích quốc gia đặc biệt, là địa chỉ vàng trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ Việt Nam. Cùng với đội ngũ hướng dẫn viên/thuyết minh viên tại điểm chắc kiến thức lịch sử, giàu kinh nghiệm và có tâm huyết, mật độ dày đặc của hệ thống 128 di tích trên giữa vùng đồi núi Đông Bắc đã tạo nên đặc trưng của sản phẩm du lịch thăm quan di tích lịch sử của Định Hóa. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch văn hóa này còn bộc lộ rõ những hạn chế, đó chính là nội dung thuyết minh chưa thực sự phong phú, nghiệp vụ của thuyết minh viên còn hạn chế, sự kết nối giữa các điểm di tích còn lỏng lẻo, hoạt động bổ trợ khá nghèo nàn.

Hiện nay, Định Hóa đang tập trung đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di tích để xứng với tầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một điểm hành hương về cội nguồn cách mạng, xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc. Khách du lịch đến với trung tâm thủ đô kháng chiến sẽ cảm nhận được sự vĩ đại của cuộc kháng


chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược 1946- 1954 do Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để vững tâm đi tiếp con đường mà Bác Hồ và thế hệ cha ông ta đã từng đi.

2.5.2. Du lịch lễ hội

Định Hóa là mảnh đất cộng cư của 9 dân tộc anh em vì thế cũng là nơi lưu giữ nhiều lễ hội dân gian độc đáo. Hàng năm, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) ATK Định Hóa được tổ chức vào ngày 09, 10 tháng Giêng âm lịch tại trung tâm ATK nhằm cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở, mùa màng bội thu, bản làng yên vui, no ấm. Đây là một lễ hội truyền thống của dân tộc Tày nhưng ngày nay đã trở thành tài sản chung, biểu trưng của tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong và ngoài huyện. Tham dự Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa, du khách được chiêm ngưỡng những nghi lễ truyền thống của các dân tộc như: Lễ cầu mùa của dân tộc Tày, Dân tộc Sán Chay, lễ cầu phúc của dân tộc Dao, lễ xuống đồng (cày tịch điền) của dân tộc,… Đồng thời, khách du lịch cũng được tham gia, hòa mình vào các trò hội dân gian như tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, đi cầu thăng bằng,… Du khách còn được thưởng thức những điệu hát then, điệu hát ví mượt mà, những màn múa rối dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Định Hóa, được thăm các trại được dựng theo cách điệu nhà sàn và trang trí phong phú. Và đặc biệt, lễ hội còn là điểm dừng chân thú vị của du khách gần xa để thưởng thức hương vị đậm đà của trà Định Hóa. Không chỉ là hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương mà lễ hội Lồng Tồng còn là dịp để người dân Định Hóa giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về lòng hiếu khách, về nguyện vọng được mở rộng giao lưu với các địa phương bạn, giới thiệu và quảng bá về những sản vật về những danh lam thắng cảnh, về quần thể di tích có giá trị lịch sử và văn hóa- một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch của địa phương.

Cùng trong không khí náo nức của mùa xuân, mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi này lộc, cứ vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa lại tưng bừng khai mạc Lễ hội xuân Chùa Hang nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng ấm no, hạm phúc, cây cối tốt tươi, đâm chồi nẩy lộc... Lễ hội mở đầu bằng bằng nghi lễ dâng hương, hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đó là màn trống hội rộn rã và rước kiệu từ chùa Hang ra đình Quan đế. Trong phần Lễ, người dân địa phương đã dâng lên những mâm lễ mặn để tạ ơn các vị thần đất, thần sông, thần suối... Phần hội diễn ra với các trò chơi dân gian đặc sắc mang bản sắc các dân tộc địa phương như: đi cà kheo, ném còn,


chọi gà, tung vòng cổ vịt, bắt chạch trong chum, múa sạp... Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia leo núi, khám phá hang sâu, chiêm ngưỡng nhiều thắng cảnh đẹp trong quần thể di tích. Cùng với Lễ hội Lồng Tồng lớn nhất Thái Nguyên được tổ chức hàng năm, Lễ hội xuân Chùa Hang - Định Hoá đã bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy giá trị di tích lịch sử và có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến với “Thủ đô gió ngàn” mỗi độ xuân về.

2.5.3. Du lịch hoài niệm thăm lại chiến khu xưa

Định Hóa là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Với những tiềm năng to lớn của vùng trung tâm "an toàn khu Việt Bắc", huyện đã xác định từng bước đưa du lịch nói chung, sản phẩm du lịch trở lại chiến khu xưa nói riêng trở thành một thương hiệu đặc trưng nằm trong ngành kinh tế đã được "quy hoạch" là mũi nhọn của địa phương. Hiện nay, an toàn khu lừng lẫy một thời với những địa điểm như lán Nà Mòn, di tích Khuôn Tát, đồi Phong Tướng, nhà tù Chợ Chu, đồi Khau Tý… càng ngày càng thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Sự quý giá của những di tích lịch sử này không chỉ gắn liền với “thủ đô gió ngàn” một thời mà còn mang ý nghĩa, tầm vóc của cả dân tộcViệt Nam. Đó chính là sức hút khó cưỡng cho du khách trong và ngoài nước khi trực tiếp đến tham quan và chiêm nghiệm nhiều câu chuyện lịch sử gắn với những bài học lịch sử, nghệ thuật quân sự, sức mạnh dân tộc… phát khởi từ mảnh đất ATK Định Hóa.

Sản phẩm du lịch hoài niệm "chiến khu xưa" của Định Hóa đã phần nào tạo nên sự khác biệt so với sản phẩm du lịch ở các địa phương, vùng miền khác. Đây là một hình thức du lịch mới mẻ, hấp dẫn và là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, mang ý nghĩa về nguồn rất rõ ràng, đầy tính giáo dục truyền thống. Khách du lịch đi thăm chiến khu xưa thường là các cựu chiến binh, thân nhân, bạn bè của các quân nhân, nhưng cũng có rất nhiều người thuộc lớp trẻ đến Định Hóa để tìm hiểu và muốn tri ân công lao của cha anh. Đây chính là hoạt động nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, giá trị của hòa bình, của nền độc lập cho thế hệ trẻ, có tác dụng bồi đắp giá trị truyền thống của quốc gia mình. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sản phẩm du lịch này chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện Định Hóa. Một trong những nguyên nhân là do các chương trình "thăm lại chiến khu xưa" của Định Hóa còn nghèo nàn, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch còn thiếu, đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn chưa cao. Đồng thời, việc tuyên truyền, quảng bá chưa có chiều sâu, thiếu bài bản... Chính vì vậy, để phát triển


sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như "chiến khu xưa", giải pháp mang tính cơ bản phải được bắt đầu từ yêu cầu đổi mới cách thức tiếp cận với môn học lịch sử của giới trẻ, nhằm khơi dậy niềm hứng thú khám phá di tích cách mạng kháng chiến...

2.5.4. Du lịch phong tục

Định Hóa có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng giữ vai trò chủ thể văn hóa là người Tày. Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở huyện Định Hóa. Hiện nay, ở Định Hóa có 43.367 người Tày chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Có những xã của huyện Định Hóa người Tày chiếm tới 90% như: Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên… Chính vì vậy, nơi đây có nhiều bản làng còn gìn giữ được giá trị văn hóa dân tộc Tày, điển hình là bản Quyên (xã Điềm Mặc), bản Rịn (xã Bộc Nhiêu).

Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu

Tại Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu, người dân vẫn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày: Nhà sàn, ngôn ngữ, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, công cụ lao động... Bản Quyên có 158 nhân khẩu sinh sống trong 36 mái nhà trong đó có 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Năm 2009, 15 nhà sàn ở Bản Quyên được Nhà nước hỗ trợ tiền sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn khi đón tiếp các đoàn khách du lịch trong nước, quốc tế đến thăm quan, ăn, uống, ngủ, nghỉ.

Tại Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, cấp ủy, chính quyền xã và đồng bào tổ chức một số các hoạt động thường xuyên như trưng bày các sản phẩm hàng hóa đặc trưng có thế mạnh của địa phương, trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các câu lạc bộ hát Then. Không gian của bản luôn được vệ sinh sạch sẽ từ nhà ra ngõ và các trục liên thôn liên xóm, khuôn viên vườn, nhà từng hộ dân đảm bảo tiêu chí "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Cùng với đó, xã Điềm Mặc còn phối hợp với Trạm Khuyến nông của huyện trồng và chăm sóc 2ha chè có chất lượng cao; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng chuẩn bị các sản phẩm gồm chè, các loại bánh truyền thống, mành cọ, nón Tày, gạo Bao Thai, rượu nếp, mật ong rừng, thịt trâu khô... và một số đặc sản khác của quê hương vùng ATK trưng bày tại gian hàng ở Bản Quyên phục vụ khách tham quan.

Bản Quyên không chỉ đặc trưng bởi nếp nhà sàn của người Tày mà còn là hương vị của món ăn truyền thống, là những nét đẹp của văn hóa dân gian như tung


còn, đánh vật, thi giã bánh dày… Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay Bản Quyên chưa được nhiều khách du lịch biết đến. Đối với những đoàn khách ghé đến bản, họ tham quan một số ngôi nhà sàn; nghe đàn tính, hát sli, lượn; thưởng thức văn hóa ẩm thực với xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối, gà đồi, khẩu nhục, rau bồ khai, ngót rừng và chụp ảnh với các “diễn viên” mang trang phục của người Tày… nhưng du khách ít có nhu cầu lưu trú lại bản. Và thực tế số khách hằng năm đến thăm bản cũng rất hạn chế, theo khảo sát sơ bộ thì một trong những lý do là đường vào bản quá chật hẹp, chỉ vừa đủ 1 làn xe, nên không ít đoàn khách khi dừng chân đầu bản, đã vội lên xe đi ngay vì ngại phải đi bộ. Bên cạnh đó du lịch Bản Quyên mới có dịch vụ “đàn, hát” được phục vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày; còn ẩm thực, nếu du khách không đặt từ ngày hôm trước, cũng đành chịu đói ra thị trấn huyện, hoặc về thành phố tìm quán ăn… Theo như các hộ dân ở đây thì cũng vì không có du khách đến thường xuyên, nên đồng bào không thể mua thực phẩm, chế biến sẵn món ăn để chờ đợi. Vì những đặc sản như xôi ngũ sắc chí ít phải lấy lá dã, ngâm rất lâu để chế biến; gà chạy đồi cũng phải nhốt lại từ đêm trước... vì vậy, người Bản Quyên đang sống nhờ trồng lúa, trồng ngô nuôi du lịch.

Bản Rịn (xã Bộc Nhiêu)

Cũng như bản Quyên, người bản Rịn (xã Bộc Nhiêu) đa số là dân tộc Tày. Đây cũng là một trong những điểm đến đầy hấp dẫn đối với khách du lịch văn hóa, đặc biệt là vào dịp tết mừng mùa. Khi mẻ lúa cuối cùng của vụ mới đã được phơi khô và cất vào rương vào bồ, người dân bản Rịn thường giã bánh giầy và làm rượu đao để cúng tổ tiên, trời đất để tỏ lòng biết ơn về một vụ mùa tươi tốt. Ai đến nơi đây vào khoảng thời gian này đều có thể nghe thấy đâu đó dưới các lùm cây trong chân đồi thỉnh thoảng vọng về tiếng rậm rịch giã bánh giầy – một loại bánh mang biểu tượng của ông trời trong quan niệm dân gian của dân tộc Tày. Bánh giầy làm từ loại nếp hương, hạt tròn mẩy được trồng từ những thửa ruộng bậc thang cao trên núi. Bánh giầy người Tày to bằng miệng chiếc bát con ăn cơm, nhân bánh được làm bằng vừng hoặc đậu đã được tẩm đường hoặc tẩm muối tùy thuộc khẩu vị từng người, bánh làm xong mang cúng tổ tiên trước sau mới được ăn.

Trong mâm cỗ mừng mùa của người Tày ở bản Rịn ngoài đĩa bánh giầy còn có cút rượu đao. Đó là thứ rượu được làm từ men lá ủ với lõi cây đao trong rừng. Cây đao để nguyên trong rừng (không mang về) lấy dao khoét một khoanh thân đao


rồi bỏ men vào. Dưới phần gần gốc lấy một ống nứa nhỏ có lỗ hổng cắm vào thân đao, phía đầu ngoài ống nứa lấy một chai hứng rượu vào. Men lá và lõi cây đao tướp lại với nhau chảy một dòng nước ra theo ống nứa. Còn gì thi vị hơn khi du khách ngồi trên gian giữa gác nhà sàn, bên bếp lửa cháy bập bùng, nhâm nhi đĩa bánh giầy và những chén rượu đao cứ đầy lại cạn. Và tiếng chày, tiếng cụm chén, tiếng cười chúc tụng cứ văng vẳng trong men rượu say nồng...

2.5.5. Du lịch thưởng thức nghệ thuật dân gian

Định Hóa là mảnh đất có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, là nơi lưu giữ những loại hình nghệ thuật truyền thống của người Tày, người Sán Chay, người Nùng… trong đó có thể kể đến:

Soọng Cô: là làn điệu dân ca độc đáo của người Sán Dìu ở Định Hóa. Theo tiếng Sán Dìu thì Soọng có nghĩa là hát, còn Cô nghĩa là ca. Nó là phương tiện để truyền tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Sán Dìu trong cuộc sống thường ngày được thể hiện qua lời hát, là môi trường gìn giữ văn hóa tộc người. Lời ca và giai điệu của Soọng cô không hề khô cứng mà mềm dẻo đầy sức lan tỏa, diễn đạt tâm tư tình cảm của người hát, làm mê đắm lòng người. Môi trường diễn xướng của hát Soọng Cô khá tự do. Có lẽ vì thế mà nó có sức sống kỳ diệu trong sinh hoạt văn nghệ của người Sán Dìu.

Sli (vả Sli): là làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng ở huyện Định Hóa (người Nùng Cháo có Sli Slình làng, nguời Nùng Giang có Sli Giang, người Nùng Phàn slình có Sli bốc, sli Phàn slình…). Thực chất Sli là một hình thức hát thơ (kiểu như Phong Slư của dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất). Sli được coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới và dùng để hát giao duyên. Có thể nói, Sli là một làn điệu mang đậm dấu ấn bản sắc của đồng bào dân tộc Nùng. Đến nay, người biết hát Sli không nhiều, nhất là Sli theo đúng nguyên bản ngày xưa. Đây chính là nét văn hóa đặc sắc rất cần được tôn vinh, bảo tồn và phát huy.

Lượn: là loại hình dân ca phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng nổi bật nhất là hình thức hát giao duyên của người Tày. Lượn Tày có 5 thể loại đồng thời là làn điệu, đó là: Lượn Then, Lượn Slương, Lượn Cọi, Lượn Ngạn, Lượn Nàng Hai. Những làn điệu hát lượn cổ truyền ấy được cất lên ngọt lành êm ái quanh năm, nhất là khi tết đến, xuân về. Đồng bào Tày Định Hóa Lượn ở mọi lúc mọi nơi, họ dùng lượn như một ngôn ngữ để giao tiếp, bày tỏ tâm tư tình cảm với nhau.


Then: là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, Nùng. Then mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc Hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ. Âm nhạc là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát then có nhiều bài bản, làn điệu. Người Tày, người Nùng không kể tuổi tác, giới tính, những người mê tín cũng như không mê tín rất thích nghe hát Then. Lời hát theo hình thức diễn xướng tổng hợp ca nhạc đàn Tính, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau.

Nghệ thuật múa rối cạn: về Thẩm Rộc, Định Hóa, Thái Nguyên, du khách có thể vừa xem múa rối Tày, vừa tham gia chế tác con rối làm kỷ niệm cho chuyến du lịch đến “thủ đô gió ngàn”. Gọi là rối que vì phần lớn các con rối ở Thẩm Rộc đều được điều khiển bằng những thanh tre gắn vào thân, đầu, tay và chân của nhân vật. Trong khi các nam giới đảm nhận vai trò điều khiển rối, thì phái nữ trong thôn sẽ cất cao giọng hát và đọc lời thoại cho nhân vật. Đôi khi có người phải đảm nhiệm đến ba bốn vai một lúc. Bằng những động tác đơn giản nhưng thuần thục những tiết mục múa rối đã thể hiện khá sinh động cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân như làm ruộng, leo cây... Rối cạn thường được người Tày biểu diễn vào dịp đầu năm, trong ngày lễ Lồng tồng. Các màn trò rối nổi tiếng nhất, đậm đà bản sắc văn hóa Tày là màn rối Tắc kè - Pú Cấy và màn rối Hội xuống đồng.

Sình ca: là điệu hát của người dân tộc Sán Chí, được tổ chức theo từng nhóm: một nhóm nam và một nhóm nữ hát đối đáp. Các bài hát này thường được chép bằng Hán Nôm, chia thành nhiều phần: hỏi thăm, làm quen, giới thiệu bản thân, trao đổi tâm tư tình cảm, lời chúc..., những phần này được gộp chung một bài. Mùa xuân lễ hội đem hát đối đáp giao duyên, bài hát gần gũi với đời thường của bà con, hương đồng gió nội khắp bản làng vùng sâu vùng xa.

Páo dung: là hát dân ca của dân tộc Dao, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao. Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người Dao. Với người Dao, nghệ thuật hát Páo dung luôn được giữ gìn như báu vật. Chỉ nói riêng về hát Then, Định Hóa được biết là 1 trong những huyện của Thái Nguyên có phong trào hát Then rất mạnh, khi mà hầu hết các xã của huyện đều có các

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí