Nhu Cầu Lưu Trú Của Khách Du Lịch Văn Hóa Đến Định Hóa


thị trường du lịch văn hóa Định Hóa không mấy nhộn nhịp. Mặc dù lượng khách du lịch đến đây tương đối ổn định và có tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu họ có nhu cầu tham quan di tích lịch sử cách mạng. Thời gian lưu trú của khách du lịch ở Định Hóa thường ngắn, phổ biến nhất là hành trình đi về trong ngày (80%). Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% lượng du khách có như cầu lưu trú qua đêm. Đối tượng khách này thường chọn những nhà nghỉ hoặc khách sạn tiêu chuẩn trung bình làm nơi lưu trú. Có một số ít khách du lịch có nhu cầu lưu trú ở những khách sạn cao cấp hơn nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật ở Định Hóa còn hạn chế nên tập khách này lại không nghỉ ở Định Hóa mà lại quay về thành phố Thái Nguyên để nghỉ đêm. Điều này làm thất thoát một số lượng khá lớn doanh thu từ lưu trú của Định Hóa. Đặc biệt, không thể không kể đến một số lượng hiếm hoi khách du lịch quốc tế tham gia các tour du lịch trọn gói hay các tour du lịch từng phần (open tour) thông qua các công ty du lịch ở Hà Nội (là chủ yếu). Tập khách này lại thích thú với việc lưu trú homestay cùng cộng đồng bản địa. Và bản Quyên (xã Điềm Mặc) là một địa chỉ homestay được nhiều du khách nước ngoài yêu thích.


%

72,4

27,6

14

Khách quốc tế

Khách nội địa

90 86

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Không lưu trú Lưu trú 1 đêm

Nhu cầu lưu trú


Biểu đồ 2.4: Nhu cầu lưu trú của khách du lịch văn hóa đến Định Hóa

Biểu đồ trên đã thể hiện rõ sự “thất bại” của Định Hóa trong việc thu hút du khách du lịch dài ngày. Có tới 86% khách nội địa đến đây với những tour đi về trong ngày, chỉ có14% lượng du khách nghỉ lại Định Hóa một đêm. Tình trạng này cũng xảy ra với tập khách quốc tế, chỉ có 27.6% trong số họ lưu trú lại Định Hóa 1 đêm, số còn lại (72.4%) không có nhu cầu lưu trú. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của du lịch Định Hóa. Khách đến Định Hóa chủ yếu là


theo những tour tham quan di tích lịch sử kết hợp thưởng lãm giá trị văn hóa bản địa. Chính vì vậy ngoài những nhu cầu cơ bản ăn, ở đi lại và nhu cầu đặc trưng tham quan tìm hiểu, khách du lịch đến đây còn có một số nhu cầu khác như mua sắm đặc sản, quà lưu niệm hay giải trí vui chơi. Tuy nhiên, du lịch văn hóa Định Hóa còn nhiều hạn chế, trong đó có sự nghèo nàn về sản phẩm và dịch vụ du lịch chính vì vậy, các nhu cầu này của du khách hầu như không được đáp ứng một cách thỏa đáng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch nói chung và hiệu quả kinh doanh du lịch văn hóa nói riêng. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp làm giảm công suất lưu trú của du khách và thất thoát một nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà kinh doanh du lịch cũng như người lao động (bao gồm cả quản lý) của các ngành nghề có liên quan.

2.1.3. Đặc điểm của du khách

2.1.3.1. Nguồn khách

Khảo sát thực tế cho thấy, hiện nay khách du lịch văn hóa trong nước đến Định Hóa chủ yếu là khách nội tỉnh chiếm 37% và các tỉnh Đông – Tây Bắc chiếm trên 31% tổng số khách. Phân đoạn thị trường đến từ Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ chiếm khoảng 20%, các khu vực còn lại chiếm khoảng 12%. Do tính chất điểm đến của Định Hóa là điểm du lịch với những di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia nên khách đến với du lịch văn hóa của Định Hóa cũng khá đa dạng. Kết quả điều tra sơ bộ trong khuôn khổ luận văn này đã chỉ ra các tập khách như: Học sinh sinh viên, công chức/viên chức Nhà nước, doanh nghiệp/đơn vị kinh tế, hưu trí, nông dân, công nhân, cựu chiến binh và những người làm nghề tự do. Đối với thị trường khách quốc tế, Định Hóa có điều kiện khá thuận lợi để đón khách. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch văn hóa nghèo nàn, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn yếu kém nên số lượng khách quốc tế đến với địa chỉ du lịch đỏ này vẫn còn rất hạn chế.

2.1.3.2. Đặc điểm tiêu dùng du lịch

Nhìn nhận về góc độ di chuyển, khách đến Định Hóa chủ yếu đi theo đường bộ với phương tiện vận chuyển phổ biến là ô tô. Ngoài ra khách du lịch cũng sử dụng xe máy trong những chuyến đi của mình. Với các nhóm khách tự tổ chức chuyến đi (khoảng 21.7%) thì họ thích tự sắp xếp hành trình cho mình. Tất nhiên cũng có một số lượng lớn khách đi theo chương trình cố định cùng đoàn tức là đã mua tour của các hãng/đại lý lữ hành, đối tượng khách này chiếm tỉ lệ khoảng 78.3%.


Nhìn chung, khách đến Định Hóa thường đi về trong ngày, nếu có ở lại thì thời gian lưu trú của khách thông thường không quá 01 đêm. Chính vì vậy, họ ít có thời gian chi tiêu vào việc lưu trú, ăn uống và vận chuyển. Đồng thời hệ thống dịch vụ bổ sung ở đây còn hạn chế nên ngoài nhu cầu cơ bản (tham quan, tìm hiểu, khám phá) thì những nhu cầu đặc trưng (mua sắm, vui chơi, giải trí...) của khách du lịch hầu như chưa được đáp ứng.

Qua khảo sát thực tế (xem thông tin phụ trợ ở Bảng 4,5,6 – Phụ lục 4), lượng khách du lịch nội địa đến Định Hóa chi trả cho các dịch vụ du lịch và tiêu dùng ở mức dưới 500.000đ/khách chiếm tới 57%. Đối tượng khách này thường lựa chọn những tour tự phát (tự thiết kế, tự đi, tự chi trả...), hoặc mua tour trọn gói đi về trong ngày. Lượng khách có khả năng chi trả từ 500.000đ – 800.000đ chiếm khoảng 29%, thông thường là những khách đi theo đoàn, mua tour trọn gói 2 ngày 1 đêm và họ thích nghỉ tại nhà dân (homestay). Còn lại khoảng 14% khách du lịch đến Định Hóa chịu chi trả trên 850.000đ/khách, chủ yếu là khách đoàn lưu trú tại các nhà nghỉ, hoặc các đối tượng khách đi dự hội thảo/hội nghị/dự án...


14%


29 57 Dưới 500000 đồng Từ 500000 đồng đến 800000 đồng Trên 800000 đồng Biểu 1

29% 57%


Dưới 500000 đồng Từ 500000 đồng đến 800000 đồng Trên 800000 đồng


Biểu đồ 2.5: Mức chi tiêu của khách nội địa đến Định Hóa (Đơn vị tính: %)

Đặc điểm của khách du lịch văn hóa chính là sự khâm phục, lòng ngưỡng mộ về một căn cứ địa cách mạng giữa lòng núi rừng Việt Bắc. Bên cạnh đó, du khách cũng có xu hướng muốn khám phá nét đẹp văn hóa tộc người trên mảnh đất này. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch ở Định Hóa còn chưa đồng bộ, cùng với việc nghèo nàn về sản phẩm du lịch và hạn chế trong công tác xúc tiến khiến cho thị trường khách du lịch văn hóa của Định Hóa có nguy cơ bị thu hẹp.


2.2. Nguồn nhân lực

2.2.1. Lao động thường xuyên

Định Hóa có rất nhiều tiềm năng về lao động trong du lịch văn hóa vì của huyện có cơ cấu dân số trẻ, dồi dào về lực lượng lao động. Tính đến năm 2012 nguồn nhân lực có khoảng 300 người, trong đó lao động trực thường xuyên là 80 người, lao động thời vụ là 220 người. Đội ngũ nhân lực du lịch thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách. Điển hình như ở Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK-Định Hóa, lực lượng lao động ở đây gồm 60 người. Trong đó đại đa số là người Tày chiếm tỉ lệ 75% và 15 cán bộ/viên chức là dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 25% (xem Phụ lục 5). Đây cũng là một đặc thù của BQL Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa bởi đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện điển hình của Thái Nguyên về việc mật tập quần cư của dân tộc Tày. Điều này càng trở nên có giá trị khi chính những con em của đồng bào Tày – Nùng lại hàng ngày hàng giờ thực hiện công tác giữ gìn, phát huy và quảng bá những giá trị di sản của quê hương Định Hóa.

Việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là đối với Định Hóa – một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt là trong bối cảnh khách du lịch càng ngày càng có trình độ thẩm nhận cao về giá trị của những di sản văn hóa. Trên thực tế, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một số bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu/nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là về lĩnh vực quản lý và kinh doanh du lịch. Đồng thời, có một thực trạng là sinh viên người Thái Nguyên (hoặc các khu vực phụ cận) sau khi học xong đại học, cao đẳng du lịch nhưng có rất ít người xin về làm việc tại huyện Định Hóa nói riêng. Lý do cũng bởi cơ quan hành chính không có biên chế, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiệu quả chưa cao nên lương trả thấp hơn nhiều so với các đơn vị kinh doanh du lịch ở nơi khác.

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động thường xuyên

60

100


Trình độ chuyên môn

Đại học

30

50

Cao đẳng – Trung cấp

21

35

Trình độ khác

9

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Bảng 2.1: Trình độ nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tích lịch sử-sinh thái

ATK Định Hóa

Nguồn: BQL Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa


Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Định Hóa chưa thực sự phát triển là người lao động thường tự bằng lòng với trình độ đã đạt được, ngại đi học vì trường lớp ở xa, tốn kém về kinh phí, hiệu quả thiết thực chưa nhìn thấy ngay. Đây chính là thách thức lớn nhất trong công tác đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch của Định Hóa.

2.2.2. Lao động thời vụ

Ở Định Hóa, nguồn nhân lực du lịch thời vụ phổ biến nhiều ở các cơ sở kinh doanh du lịch và thường xuyên biến động theo mùa vụ, theo thị trường. Nhìn chung, đơn vị quản lý Nhà nước ở Định Hóa có liên quan đến hoạt động du lịch văn hóa rất ít sử dụng đối tượng này. Bởi vì, công việc ở các cơ quan này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ và khả năng nghiên cứu nhất định trong khi đó lực lượng lao động thời vụ hầu hết là chưa qua đào tạo. Thế nhưng trong nhiều trường hợp đội ngũ lao động này được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch. Có một thực tế là ở Định Hóa, lực lượng lao động thời vụ lại chiếm số lượng đáng kể trong các các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như nhà hàng, điểm di tích… Họ được sử dụng dưới hình thức tính lương và ngày công theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tất nhiên không đề cập đến chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm khác đối với quyền lợi của người lao động.

2.2.3. Cộng đồng địa phương

Nắm bắt được nhu cầu du lịch văn hóa của thị trường đồng thời dựa trên thế mạnh tài nguyên sẵn có, huyện Định Hóa xác định xây dựng và phát triển mô hình du lịch gắn liền với các giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa dựa vào cộng đồng ngay chính tại các bản làng dân tộc. Tuy nhiên, nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa chủ yếu làm nông nghiệp nên hoạt động du lịch đối với cộng đồng địa phương nơi đây còn là một khái niệm lạ. Đồng thời, vì chưa nhận thức được lợi ích của du lịch văn hóa nên có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng cảm thấy làm du lịch là mạo hiểm. Mặt khác, do phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt nên cư dân bản địa khó thích ứng, khó chấp nhận sự có mặt của du khách. Tuy nhiên, nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, Định Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách đồng bộ và bền vững. Một trong những phương án đã được thực hiện là


tuyên truyền, tập huấn kiến thức nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa. Hiện nay ở Định Hóa, nhiều hộ gia đình, nhiều thôn/bản đã chủ động tham gia, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh sân vườn, chuẩn bị những sản phẩm hàng hóa địa phương, những chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ du khách.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa đã được đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo tồn tôn tạo các di tích, đầu tư xây dựng giao thông vận tải, đặc biệt đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại phục vụ du lịch. Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú cho du khách ở Định Hóa, có một số nhà nghỉ đã và đang phục vụ du khách như Phương Lan, Nguyên Thảo, Ngọc Ánh, Lí Thị Phượng, Hằng Nga, Thảo Nguyên, Tiến Trình, Vũ Hoa, Huy Hoàng Linh,… Các cơ sở lưu trú này đều nằm gần đường quốc lộ, khách có thể dễ dàng tiếp cận. Nhìn chung các nhà nghỉ có sức chứa nhỏ, chỉ khoảng từ 20 – 25 người/đêm tuy nhiên đều đầy đủ tiện nghi như điện thoại, wifi. Buồng/phòng ở đây được xây dựng khép kín, đảm bảo phục vụ các nhu cầu cơ bản cho du khách.

Bên cạnh hệ thống nhà nghỉ là các cơ sở phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch như: Bằng Mai, Lường Sao, Hoàng Đạo, Hạnh Trường, Quân Hoàng, Biển Hương, Công Bích, Hương Hiền, Phố Núi, Long Duyên, Hồng Thái, Phương Cương… với thực đơn gồm nhiều món ăn đặc sản núi rừng, đặc sản của các dân tộc của huyện Định Hóa (măng rừng, rau bò khai, lợn rừng quay, thịt nướng,…). Các nguồn nguyên liệu này đều tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được chế biến theo nghệ thuật ẩm thực truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện Định Hóa. Về cơ bản, hầu hết nhà hàng trên địa bàn huyện Định Hóa có sức chứa ở mức nhỏ (từ 20 - 50người) nhưng vẫn đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên. Riêng nhà hàng Bằng Mai (bản Đèo De-xã Phú Đình) có sức chứa 1000 người, gồm 1 nhà sàn bố trí cơ sở vật chất phục vụ ăn uống cả 2 tầng, 1 nhà hiện đại 3 tầng, hệ thống hội trường, phòng hát Karaoke, không gian tổ chức sự kiện ngoài trời khá rộng rãi…

Trên địa bàn huyện, có thể nói các cơ sở phục vụ du lịch văn hóa chưa có nhiều và tập trung chủ yếu ở thị trấn Chợ Chu và trong Khu di tích ATK. Cụ thể là Khu di tích lịch sử-sinh thái ATK Định Hóa được đầu từ xây dựng hiện đại, quy hoạch trên diện tích rộng, với cảnh quan đẹp phù hợp với đặc điểm địa hình của vùng đồi núi Định Hóa. Ngoài những hạng mục như Phòng Thông tin tư liệu ATK, Phòng di tích du lịch và văn


hóa phi vật thể, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà trưng bày ATK… thì Khu di tích còn có Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK với hệ thống nhà nghỉ gồm 28 phòng, nhà ăn, hội trường đủ điều kiện tổ chức các hội nghị, gặp mặt, tọa đàm… đáp ứng cho các đoàn khách hành hương về nguồn cách mạng. Đến đây, du khách sẽ được phục vụ tận tình chu đáo, được thưởng thức các món ăn đặc sản núi rừng như: gà đồi, thịt trâu khô xào măng chua, bi chuối rừng, cá bống, uống rượu men lá, trà xanh… tổ chức đêm lửa trại, giao lưu văn nghệ với các làn điệu then, đàn tính, hát sli… do đội văn nghệ dân gian ATK biểu diễn.

Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo các di tích gốc, Ban quản lý Khu di tích lịch sử- sinh thái ATK Định Hóa cũng xây dựng các dự án đầu tư các công trình bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan môi trường du lịch tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, trong đó ưu tiên xây dựng tổ hợp vệ sinh, xử lý rác thải ở trung tâm du lịch ATK, khoanh vùng bảo vệ; xây dựng công viên lịch sử sinh thái ATK dọc theo tuyến đường qua các di tích trọng yếu và danh lam thắng cảnh suối Khuôn Tát dài 6km; bảo tồn cảnh quan sinh thái vùng lõi. Đồng thời, nhân dân và Đảng bộ huyện Định Hóa còn chung sức chung lòng bảo tồn và tôn tạo làng văn hóa Tày tiêu biểu bản Quyên (xã Điềm Mặc).

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa, song Chính phủ cũng đã có nhiều quyết sách cho Định Hóa. Đó là việc nâng cấp con đường nối quốc lộ 3 với ATK Định Hóa thông với Chợ Đồn, Bắc Kạn, hoàn thiện đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên… Đồng thời, càng ngày việc xã hội hóa du lịch ở Định Hóa càng được quan tâm. Một trong những bằng chứng tiêu biểu là vào tháng 8/2013, Cục Quân y-Bộ Quốc phòng hiến tặng Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá trang thiết bị 1 trạm y tế (tương đương với trạm y tế cấp xã) và hiện nay đã có 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 02 điều dưỡng viên phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ viên chức của BQL, nhân dân và du khách thập phương. Những tiền đề cơ sở hạ tầng này đã mang đến nguồn sinh lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Định Hóa nói chung và của du lịch văn hóa huyện nói riêng.

2.4. Vốn đầu tư

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương, các ban ngành của huyện và chính quyền địa phương, du lịch văn hóa Định Hóa đã được quan tâm rất nhiều đặc biệt. Theo “Đề án Phân kì đầu tư và khai toán vốn thực hiện đề án thương mại – dịch vụ từ năm 2006 – 2010” ngân sách tỉnh và Trung ương đầu tư cho du


lịch của huyện Định Hóa là 12.450 triệu đồng trong đó đầu tư cho du lịch là 11.900 triệu đồng đặc biệt trong đó đầu tư cho du lịch văn hóa là 2820 triệu đồng (xem Bảng 7 - Phụ lục 4). Như vậy, có thể thấy nguồn vốn từ ngân sách huyện đầu tư cho du lịch văn hóa không hề nhỏ và tăng theo từng năm, từ năm 2006 đến 2010, lượng tài chính này ngày càng tăng và đạt tới ngưỡng 552 triệu trong tổng 727 triệu đồng.

Biểu đồ 2 6 Vốn thực hiện đầu tư cho du lịch 2006 – 2010 Đơn vị triệu 2

Biểu đồ 2.6: Vốn thực hiện đầu tư cho du lịch 2006 – 2010 (Đơn vị: triệu đồng)

Biểu đồ trên thể hiện chi phí đầu tư mà Định Hóa dành cho du lịch văn hóa tăng qua từng năm và luôn cao hơn so với các loại hình du lịch khác: năm 2007 tăng 20 triệu so với năm 2006 và năm 2008 cũng tăng 20 triệu so với năm 2007. Nhưng tới năm 2009 đầu tư cho du lịch nói chung đều giảm do khủng hoảng kinh tế. Bắt đầu từ năm 2010 tăng trở lại huyện đầu tư 150 triệu cho các hạng mục liên quan đến du lịch văn hóa và gấp 3 lần so với các hạng mục cho các du lịch khác. Trên đà thắng lợi của việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư cho Định Hóa từ giai đoạn 2010 trở về trước, năm 2012 nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, tỉnh Thái Nguyên đã huy động nguồn vốn xã hội hóa trên 3 tỷ đồng đầu tư, tôn tạo các điểm di tích lịch sử, cải tạo cảnh quan và xây dựng bổ sung nhiều hạng mục tài nguyên du lịch văn hóa của Định Hóa. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích ATK Định Hóa giai đoạn 2012-2020 là gần 600 tỷ đồng,

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí