Căn Cứ Vào Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Của Định Hóa


tích Tỉn Keo...Về cơ sở vật chất du lịch, các nhà nghỉ, khách sạn ngày càng mở rộng theo hướng tăng các dịch vụ phụ trợ bổ trợ cho dịch vụ lưu trú.

Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên”

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung xây dựng, triển khai, trong đó ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của các dân tộc thiểu số, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền.

- Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, Thái Nguyên đầu tư gần 45 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước, xã hội hóa và các nguồn vốn khác để thực hiện Đề án. Với mục đích bảo tồn, phát huy bản, sắc văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số Thái Nguyên, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới

- Đề án được triển khai với 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2014 đến năm 2015 điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh, sưu tầm, phục dựng các giá trị văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ bị thất truyền. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến năm 2020, tiếp tục thực hiện các nội dung của giai đoạn 1 và bước đầu phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu.

- Theo đó, Đề án sẽ có 5 dự án phụ trợ được triển khai gồm: Khôi phục, bảo tồn tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, đưa giáo dục văn hóa truyền thống của các dân tộc vào trường học; gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; xây dựng các chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc cấp huyện, cấp tỉnh, tham gia cấp vùng, quốc gia giai đoạn 2014 - 2020....

UBND Tỉnh Thái Nguyên cũng đã có Quyết định số 1112-QĐUB ngày 05/06/2014 về việc Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu du lịch lịch sử, sinh thái liên hoàn Chùa Hang - Nhà tù Chợ Chu - Hồ Bảo Linh, huyện Định Hóa, với nội dung chính như sau: Quy hoạch lập theo hướng phát triển du lịch bền


vững là một trung tâm du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử; là vùng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và di tích cách mạng gắn với việc giáo dục các truyền thống đấu tranh, yêu nước của dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng các điểm du lịch sinh thái và du lịch lịch sử để khai thác hiệu quả vùng ATK vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu du lịch lịch sử, sinh thái liên hoàn Chùa Hang - Nhà Tù Chợ Chu - Hồ Bảo Linh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa cũng đã thực hiện có hiệu quả Đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hóa văn hoa truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2006-2010. Trên tinh thần đó, hiện nay Đề án “Tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hóa văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa, giai đoạn 2011-2015cũng đang ở thời kỳ gấp rút hoàn thiện. Mục tiêu chủ yếu của 2 Đề án này là:

- Chủ động phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa các di tích lịch sử-danh thắng phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho các thế hệ (đặc biệt là thế hệ trẻ); tạo cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch-dịch vụ và thu hút đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 12

- Tập trung đầu tư để khôi phục không gian văn hóa vật thể, phi vật thể tại làng Văn hóa – Du lịch bản Quyên (xã Điềm Mặc) trở thành mô hình điểm về xây dựng làng văn hóa và là điểm đến cho khách du lịch.

- Xây dựng nhà thư viện huyện gắn với nhà trưng bày để lưu giữ bảo quản và giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện theo đúng yêu cầu, nội dung và mục tiêu đã đề ra.

Dự án “Xây dựng mô hình hát Sli, hát Lượn của các dân tộc Tày, Nùng vùng ATK Định Hoá”: triển khai trên tinh thần gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, lấy phát triển văn hóa làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc; nhân dân huyện Định Hóa đã thực hiện thành công.

Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích giai đoạn 2012-2020: Để bảo tồn các di tích gốc, tôn tạo các điểm di tích quan trọng trong thời kỳ kháng chiến gắn với phát triển du lịch văn hóa-lịch sử vùng an toàn khu (ATK) Định Hóa


3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Định Hóa

Trước hết, phải khẳng định huyện Định Hóa có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch văn hóa. Đó là quần thể 128 di tích lịch sử cấp quốc gia và hàng trăm di tích địa phương, các lễ hội, làng nghề truyền thống… Hơn nữa đây là mảnh đất quần cư của 9 dân tộc anh em, vẫn còn lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hóa độc đáo như ẩm thực, nghệ thuật truyền thống, phong tục tập quán... Giữa núi rừng Việt Bắc, nhiều bản làng dân tộc của Định Hóa là nơi dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến với “Thủ đô gió ngàn”. Dưới mái nhà sàn truyền thống của người Tày, khách du lịch được đắm mình trong không gian đặc trưng của vùng chiến khu xưa với rừng cọ, đồi chè chạy hút tầm mắt, nhâm nhi chén rượu men lá thơm nồng, thả hồn mình theo điệu Lượn, điệu Sli. Không những thế, người dân Định Hóa còn luôn thân thiện, nồng hậu và mến khách. Cuộc sống thường nhật giữa trái tim của vùng ATK của đồng bào nơi đây đã và đang thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Lĩnh hội tinh thần phát triển du lịch trở thành một mũi nhọn kinh tế. Chính quyền huyện Định Hóa đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Nhất là hệ thống giao thông đã được cải thiện đáng kể phục vụ nhu cầu của du khách. Được sự hỗ trợ to lớn của các cấp/ban/ngành từ Trung ương đến địa phương, đường lên Định Hóa giờ đã khang trang, rộng rãi và an toàn hơn rất nhiều. Thời gian đi lại được rút ngắn, hệ thống đường liên thôn, liên xã đang từng bước được hoàn thiện. Điều kiện điện sáng, nước sạch, thông tin liên lạc cũng được nâng cấp vượt trội. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm tham quan cũng được chú ý đầu tư… Tất cả những điều đó đã góp phần tạo thuận lợi cho du khách khi đến với Định Hóa.

Không chỉ quảng bá giới thiệu hình ảnh Định Hóa đến với du khách mà công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của luật du lịch cũng được thực hiện. Đài phát thanh huyện cũng đã mở chuyên mục giới thiệu chuyên đề du lịch, phối hợp với cơ quan báo chí giới thiệu điểm du lịch văn hóa của huyện Định Hóa. Huyện đã tranh thủ các kênh thông tin để kịp thời quảng bá du lịch Định Hóa đến với bạn bè quốc tế và khách du lịch trong nước. Các công cụ xúc tiến truyền thống cũng được thiết kế đẹp mắt và sử dụng triệt để như: tập gấp, tờ rơi, pa-nô, áp-phích…

Chính quyền địa phương đã chủ động trong việc vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch văn hóa, dự kiến trong thời gian tới du


lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ đạo của huyện. Nhà nước đã có chính sách, kế hoạch đầu tư vào ngành du lịch huyện một cách cụ thể, dự kiến năm 2020 Định Hóa sẽ là điểm du lịch trọng điểm Thái Nguyên và thu hút khoảng 800.000 lượt khách du lịch đến với nơi đây.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì du lịch Định Hóa còn có các khó khăn như: ngành du lịch của Định Hóa phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, hạ tầng du lịch còn ở mức sơ khai, chưa hình thành được các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa và dịch vụ du lịch còn nghèo, số lượng cơ sở lưu trú còn ít, công tác xúc tiến và quảng bá còn hạn chế, chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch thấp, hầu hết chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

Tuy đã được hoàn thiện mạng lưới giao thông giúp người dân và du khách đi lại thuận tiện nhưng bên cạnh đó giao thông cũng là một trong những bất lợi lớn nhất cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của huyện. Cơ sở hạ tầng chưa được nhà nước đầu tư một cách đồng bộ. Điểm du lịch Làng văn hóa Tày tiêu biểu bản Quyên (xã Điềm Mặc) là một ví dụ điển hình. Đường vào bản quá hẹp, chỉ vừa một làn xe ô tô vì thế đã giảm thiểu tối đa lượng khách du lịch vào thăm và lưu trú tại bản. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch văn hóa ở đây và tất nhiên nó cũng là nguyên nhân khiến những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người dân tộc ở bản Quyên ít được du khách trong và ngoài nước biết đến.

Do đặc thù là hoạt động kinh doanh du lịch mới được chú trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, du lịch văn hóa bước đầu phát triển nhưng chủ yếu mang tính tự phát. Mặt khác, du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn nhưng chưa có nhiều ngành nhiều cấp tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn huyện. Phòng Văn hóa Thông tin được thành lập, dù không ngừng được hoàn thiện nhưng đến nay bộ máy tổ chức còn thiếu, chưa phát huy được các chức năng nhiệm vụ được giao, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hữu quan còn chưa đầy đủ.

Ý thức người dân về bảo vệ môi trường chưa cao. Điều này được thể hiện việc cộng đồng địa phương tại huyện sinh sống bằng việc làm chổi cọ, nên hàng ngày có rất nhiều người dân đi chặt cọ về làm chổi bán, việc khai thác như vậy ảnh hưởng rất lớn tới cảnh quan thiên nhiên tại rừng. Loại hình du lịch văn hóa mới được triển khai tại Định Hóa trong thời gian gần đây, nhưng các cơ quan chính quyền và công ty du lịch


chưa có biện pháp để nâng cao hiểu biết về làm du lịch cho cộng đồng địa phương. Công tác tuyên truyền về du lịch văn hóa còn hạn chế vì vậy chưa tác động sâu rộng vào trong ý thức của người dân. Do đó, đồng bào chưa chủ động trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tộc người, cũng như chưa thực sự sẵn sàng làm du lịch.

Công tác xúc tiến, quảng bá chưa được triển khai toàn diện, hoạt động quảng bá không cao nên các nhà đầu tư không thấy được những lợi thế sẵn có của Định Hóa nên họ dường như rất hoang mang và không muốn đầu tư. Chính vì không có chiến lược quảng bá rộng khắp nên Định Hóa đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để phát triển nên hoạt động xúc tiến quảng bá, marketing đối với Định Hóa thời gian này là rất cần thiết. Hơn thế nữa, công tác xã hội hóa đối với một số lễ hội còn hạn chế nên không thu hút được sự chung tay góp sức của cộng đồng, đồng thời còn ít khách du lịch biết đến các lễ hội đặc sắc ở Định Hóa.

Mặc dù chính quyền các cấp đã có sự liên kết với đơn vị kinh doanh lao động trên địa bàn cũng như với cộng đồng địa phương nhưng việc thực hiện còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và nhiều khi các văn bản, đề án, hoạt động còn chồng chéo lên nhau. Đã xuất hiện hiện tượng “ăn xổi” trong hoạt động du lịch văn hóa đã xảy ra như chặt chém, bớt điểm tham quan, cắt xén khẩu phần ăn của du khách… Những điều này đã gây ra những tác động không nhỏ đến hiệu quả của việc phát triển du lịch văn hóa nơi đây.

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa

3.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Giao thông: mở rộng mạng lưới giao thông có quy hoạch hợp lý, nâng cấp các tuyến đường chính đi lên Định Hóa. Nhanh chóng hoàn thiện và xây dựng mới các con đường liên xóm, liên huyện để du khách có thể dễ dàng tiếp cận điểm du lịch văn hóa. Riêng đối với bản Quyên (xã Điềm Mặc), bản Rịn (xã Bộc Nhiêu) cần nghiên cứu và tiến hành cải thiện, nâng cấp đường vào bản nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho du khách tiếp cận điểm du lịch này. Đặc biệt các xã khó khăn trong diện 135 nhưng có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nên có sự quan tâm đặc biệt để nâng cao đời sống cho nhân dân đồng thời phát triển du lịch văn hóa trong huyện Định Hóa.

Điện, nước: quan tâm phát triển lưới điện đặc biệt là chất lượng điện tới các khu du lịch, điểm di tích để đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương và du khách. Hơn nữa cần thiết xây dựng trạm biến áp riêng


cho khu vực Đèo De – Phú Đình, vì đây là nơi có nhiều khách tới thăm và nghỉ lại nhiều nhất. Cần xây dựng các phương án dự phòng khi xảy ra tình trạng cháy nổ, mất điện để đảm bảo phục vụ cho khách du lịch một cách tốt nhất, ví dụ như đầu tư máy phát điện, hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời để sử dụng trong những tình huống cần thiết. Chỉnh trang lại hệ thống cột điện, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp nhằm mang lại cảnh quan đẹp mắt và tránh thất thoát điện năng.

Y tế: y tế của huyện đã phát triển, đời sống của nhân dân đã được nâng cao rất nhiều, nhưng riêng về phục vụ cho du khách thì vẫn chưa thực sự tốt. Xã Phú Đình là xã trung tâm của ATK đây là nơi có nhiều du khách ghé qua nhất, chính vì thế cần có biện pháp củng cố trạm y tế ở đây, đảm bảo phục vụ kịp thời cho nhân dân địa phương và du khách tại khu trung tâm ATK – Phú Đình. Đặc biệt là đầu tư đồng bộ về y tế cho các xã, làng trong quy hoạch phát triển làng văn hóa. Mỗi điểm du lịch cần có tủ thuốc miễn phí cung cấp cho du khách những loại thuốc thông thường. Nên có chính sách tuyển dụng và thu hút y bác sĩ về công tác tại các điểm du lịch ở Định Hóa. Đặc biệt, cần tập huấn cho nhân viên ở đây thuần thục các thao tác sơ cứu cấp cứu phòng trường hợp khách du lịch gặp tai nạn bất ngờ.

Viễn thông, bưu chính, ngân hàng: cần có các chính sách thu hút các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư xây dựng hệ thống viễn thông, để không những phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, đem lại sự tiện nghi, gián tiếp tuyên truyền quảng cáo cho du lịch Định Hóa mà còn nâng cao chất lượng phục vụ của các điểm bưu điện văn hóa xã. Ngoài hệ thống các ngân hàng Nhà nước và tư nhân, với xu hướng tài chính hiện đại ngày nay, Định Hóa cũng nên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật về dịch vụ tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chuyển tiền, đổi ngoại tệ, rút tiền từ máy ATM hay quyết toán khoản chi tiêu cho du lịch qua thẻ tín dụng.

Khách sạn, nhà hàng: Hiện nay Định Hóa chưa có khách sạn, chủ yếu chỉ có một số nhà nghỉ sức chứa nhỏ phục vụ khách. Các nhà hàng chưa phát huy được thế mạnh của mình về đặc sản của các dân tộc, còn quá phụ thuộc quảng cáo bằng các món ăn quý hiếm ở rừng làm tổn thương tới môi trường. Vì vậy cần tập trung mời gọi các dự án đầu tư hệ thống nhà hàng, khách sạn để làm nền tảng phát triển các điểm du lịch. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng khách sạn khang trang sạch đẹp mang nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Định Hóa, không làm phá vỡ mỹ quan, khuyến khích các nhà hàng chế biến những món ăn truyền thống đáp ứng nhu


cầu ẩm thực của du khách. Đặc biệt, cần yêu cầu những nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn phải có hệ thống xử lý nước và rác thải, sao cho hạn chế tốt đa tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch văn hóa gây ra.

Khu vui chơi, giải trí và mua sắm: đầu tư xây dựng cơ bản các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực phục vụ khách du lịch và chính người dân địa phương. Khôi phục và phát triển Chợ Chu cũ thành chợ truyền thống của huyện, khuyến khích thương nhân đầu tư kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để kéo dài thời gian thăm viếng, lưu trú của du khách khi đến Định Hóa. Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt, xử lý rác thải, nước sinh hoạt, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch. Xây dựng các chính sách ưu đãi, các cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch theo đúng quy hoạch được phê duyệt.

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về du lịch văn hóa

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém...”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ hướng dẫn viên đủ về số lượng có trình độ, yêu nghề, yêu quê hương, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách tham quan là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, Định Hóa cần rà soát lại trình độ quản lý của các cán bộ lao động trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch để từ đó có cơ sở lập kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cho phù hợp với nhu cầu quản lý hiện tại. Dành nguồn tài chính thỏa đáng để đào tạo nhân viên, mời các chuyên gia cao cấp để tư vấn cho các cấp lãnh đạo những ngành nghề có liên quan về vấn đề đầu tư, tuyên truyền quảng bá trong lĩnh vực du lịch văn hóa. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường. Cử các cán bộ chủ chốt học tập và trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu các mô hình hoạt động du lịch văn hóa thành công ở các địa phương trong nước. Tham gia các hội thảo chuyên đề về du lịch văn hóa để từ đó rút ra được những ứng dụng thiết thực cho địa phương mình.


Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên du lịch, sẽ kém hấp dẫn khi hướng dẫn viên ít hiểu biết về phong tục tập quán, về nếp sống truyền thống và các giá trị văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ hướng dẫn viên, vì đây là nghề đặc thù, đòi hỏi những những người hướng dẫn khách trước hết phải có sức khỏe tốt và phải có kiến thức tổng hợp về lịch sử, địa lý, văn hóa, khoa học quân sự, có năng khiếu và phương pháp sự phạm. Hiện nay, chế độ tiền lương, cùng với chế độ đãi ngộ theo quy định của nhà nước cũng rất thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống, thu hút và giữ chân được những cán bộ, nhân viên có trình độ năng lực. Nên chăng, chúng ta dần tính đến việc thu phần lệ phí (Phần lớn các di tích, danh thắng hiện nay đều có thu lệ phí tham quan) để hỗ trợ thêm các chi phí cho các hoạt động của Khu di tích và cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch

Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Có kế hoạch sử dụng lâu dài và hợp lý, đúng người đúng việc đối với lao động đã qua đào tạo chuyên môn. Tạo môi trường làm việc lành mạnh và chất lượng cho người lao động. Xây dựng kỷ luật, chế độ thưởng/phạt và nội quy lao động rõ ràng trong doanh nghiệp. Khuyến khích người lao động sáng tạo và ưu đãi những sáng kiến thiết thực của người lao động. Đối với hướng dẫn viên, thuyết minh viên, tài xế và bộ phận lễ tân cần khuyến khích thường xuyên cập nhật thông tin, trau dồi trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Tăng cường mở các lớp tập huấn để ôn lại kiến thức chuyên môn, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp và khả năng nhạy bén trong việc xử lý các tình huống thường xuyên xảy ra trong công việc.

Tuyển các cộng tác viên bán tour trong mùa du lịch, nhận thực tập viên vào các điểm du lịch huyện để thúc đẩy thêm doanh thu từ những tour đặt hàng, quảng bá du lịch văn hóa huyện. Nếu có đoàn khách đặt tour cần phải chuẩn bị tiếp đón chu đáo, gây ấn tượng tốt cho du khách. Việc tuyển dụng mới đội ngũ nhân viên nghiệp vụ yêu cầu phải qua các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch, trước khi tuyển dụng cần có các cuộc phỏng vấn và kiểm tra kiến thức ở các mức độ phù hợp với vị trí công tác. Đối với các khu du lịch như ATK phải có nhà quản lý giỏi để điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023