Câu lạc bộ và rất đông các nghệ nhân hát then. Tất cả các câu lạc bộ đều có những hoạt động thường kỳ và sẵn sàng tham dự nhiều cuộc liên hoan nghệ thuật quần chúng, giao lưu giữa các câu lạc bộ, các xã với nhau. Các hoạt động văn nghệ cũng được tổ chức nhiều hơn ví dụ như ngày hội văn hóa của xã, huyện, tỉnh. Khách du lịch khi đến thăm vùng đất này sẽ dễ dàng được thưởng thức những loại hình biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Điểm biểu diễn có thể là nhà văn hóa thôn/xóm/xã cũng có thể là sân khấu ngoài trời trong dịp lễ hội. Và đặc biệt, du khách có thể được thẩm nhận những giá trị nghệ thuật dân gian trong ngay ngôi nhà sàn bình dị của người Tày Định Hóa.
2.5.6. Du lịch làng nghề
Các nghề thủ công truyền thống ở Định Hóa đã góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa, đặc biệt đây cũng là tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của huyện Định Hóa. Đa số các sản phẩm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Định Hóa đều mang tính đặc trưng riêng của từng dân tộc như đồ mộc, mành cọ, cá ruộng, chè, mỳ gạo, rượu nếp… Tháng 8-2011, huyện Định Hóa đã xây dựng Đề án với tên gọi “Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ phục vụ du lịch giai đoạn 2011-2015”. Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, huyện Định Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp như: đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất tại các làng sau khi khảo sát và xác định thành lập làng nghề; hỗ trợ các làng có nghề về các thủ tục đăng ký, công nhận làng nghề; có chính sách hỗ trợ bảo tồn các nghề trên địa bàn huyện về vốn, thị trường, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, thiết bị, máy móc, tổ chức dạy nghề, truyền nghề, xúc tiến thương mại…Kết quả là hiện nay, Định Hóa có 7 làng nghề là Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2 (xã Đồng Thịnh) với nghề dệt mành cọ; thôn Phú Hội 1, Phú Hội 2, xã Sơn Phú và thôn Quỳnh Hội (xã Trung Hội) với nghề chế biến chè thủ công (xem Phụ lục 3).
Làng chuyên canh chè ở xóm Quỳnh Hội (xã Trung Hội) có 100% hộ sống bằng nghề chè. Năm 2011, Quỳnh Hội được đầu tư thực hiện sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với 90% số hộ tham gia. Khách du lịch khi đến tham quan Quỳnh Hội sẽ được thưởng lãm những vườn chè xanh mướt mát của vùng chiến khu Việt Bắc; được tự tay thực hiện các công đoạn sản xuất thức uống truyền thống này (hái, sao, lấy hương…) cũng như được tham gia trồng và chăm sóc cho cây chè. Đặc biệt du khách sẽ được thưởng thức những chén trà đượm vị thơm hương của vùng đất ATK lịch sử tạo nên điểm nhấn hút khách du lịch về với Định Hóa.
Bên cạnh những búp chè truyền thống, mỳ gạo Cau Lầu đã trở thành một đặc sản có tiếng của xóm Nản, thị trấn Chợ Chu (Định Hóa). Các công đoạn xay bột, tráng bánh và cắt bánh trong quy trình sản xuất mỳ trước đây đều được thực hiện thủ công rất cầu kỳ, những cơ sở sản xuất trong xóm đều không sử dụng hàn the, thuốc tẩy và các chất phụ gia để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, mỳ gạo Cau Lầu nổi tiếng tiếng thơm ngon, khi nấu chín, sợi mỳ dẻo, dai không bị nát, sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường. Khi đến tham quan làng nghề, khách du lịch sẽ được người dân địa phương hướng dẫn thực hiện các công đoạn chế biến sản phẩm, từ việc vo gạo, nghiền bột, ngâm bột đến thao tác tráng, phơi bánh, thái sợi và bó thành phẩm. Nếu muốn du khách có thể thưởng thức ngay sản phẩm cho chính tay mình làm ra hoặc mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Mỗi kg mỳ gạo ở đây chỉ có giá 28 nghìn đồng.
Ngoài mỳ gạo Cao Lầu, Định Hóa còn được biết đến với nghề dệt mành cọ, tập trung ở xã Đồng Thịnh (làng Bầng, xóm Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2. Trung bình mỗi năm, các thôn này bán ra thị trường từ 200-250 nghìn chiếc mành cọ, thu về từ 6-7 tỷ đồng, giải quyết cho gần 200 lao động tại địa phương. Đến với làng nghề, du khách sẽ được tham quan và tham gia trực tiếp vào 6 công đoạn sản xuất: lấy nan từ cây cọ, chẻ nan, vót nan, phơi nan, dệt, cắt chỉ. Sản phẩm làng nghề cũng trở thành những món quà lưu niệm độc đáo đối với du khách, đó chính là những mành cọ được dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở Định Hóa mà còn góp phần bảo vệ cảnh quan rừng cọ - nét đặc trưng của vùng đất ATK.
Bên cạnh đó, du khách cũng dễ dàng tìm mua những món quà của núi rừng ở khu trung tâm huyện lị hoặc tại các điểm di tích và các bản văn hóa như: quả cọ, mành cọ, nón Tày, măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, gạo Bao Thai… Đồng thời, khách du lịch cũng được chỉ dẫn đến các cơ sở sản xuất thịt trâu/bò khô, các lò nấu rượu nếp ở thị trấn Chợ Chu và xã Phú Đình để thưởng thức sản phẩm và trao đổi mua bán đặc sản địa phương. Ngoài ra, không chỉ ở điểm di tích mà trên toàn huyện cũng có nhiều địa điểm bán chè sạch phục vụ nhu cầu cho du khách gần xa.
2.5.7. Du lịch ẩm thực
Nhắc đến Định Hóa, người ta thường nhớ tới mảnh đất nổi tiếng với “4G” gà, gạo, gỗ, gừng. Đó là những sản vật đặc biệt của địa phương. Hơn thế nữa, khi
đến đây, khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn của văn hóa tộc người.
Khẩu thuy: là một loại bỏng nở phồng, giòn thơm của người Tày. Khẩu thuy được chế biết rất kỳ công. Đầu tiên phải là thóc khô, hạt mẩy để gạo không gẫy nát. Gạo ngâm với nước thuốc nhiều loại cây như bèo tây, tro lá chuối tiêu, độn và đồ với khoai sọ rồi đem giã thật nhuyễn, rang nhỏ lửa… Nếu là mâm bánh cho lễ hội lồng tồng thì ngoài khẩu thuy, chà lam, bánh khảo in hình hoa lá nhiều màu sắc, kẹo lạc, vừng, người ta còn kì công cắt, tạo dựng bánh bột thành cây hoa, vừa thể hiện hoa tay chế biến để làm đẹp mâm lễ, vừa tỏ sự kính trọng với thần linh.
Món Khâu nhục: Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu dùng món này để đãi khách trong dịp cưới, hỏi, thôi nôi hay những ngày Tết cổ truyền. Nguyên liệu chính để làm khâu nhục là thịt heo ba chỉ. Sau khi rửa sạch, luộc chín, thịt cạo sạch lông rồi dùng cây xăm vào lớp da để ướp gia vị (hoa hồi, bột ngũ vị hương, tương hột, bột ngọt, chao đỏ, chao trắng, tương hột, dầu mè, dầu hào, rượu, giấm, ớt, tiêu, vỏ quýt khô, địa liền, túng xôi, hành tím, tỏi và một số vị thuốc bắc). Kế đến đưa miếng thịt vào chảo để chiên hoặc quay cho đến khi da phồng và vàng óng lên. Chế biến xong, món khâu nhục đặt trên đĩa sẽ có hình thù như quả bưởi bổ đôi vàng óng, chỉ cần thêm rau thơm trang trí bề mặt món ăn là có thể thưởng thức. Khâu nhục được chấm với mắm hoặc muối ớt, ăn vào thấy giòn mềm, khi nếm khâu nhục tan ra và mùi thơm không thể lẫn vào đâu được.
Bánh ngải: Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi. Để làm bánh ngải, người Tày đồ xôi từ nếp nương. Lá ngải rửa sạch, đun nhừ trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ rồi vắt kiệt, nắm thành từng nắm bằng nắm tay rồi cho vào xôi đã đồ để giã nhuyễn. Nhân bánh được làm từ đường phên trộn với vừng đen giã nhỏ. Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.
Bánh Coóc mò: trong các món bánh của người Tày, Nùng ở Định Hóa, bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò). Bánh làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối hoặc lá dong, không nhân. Bánh coóc mò có màu xanh nhạt của lá
chuối, vị dẻo, thơm thanh khiết hương thơm của ruộng đồng vùng núi cao. Tuy bánh không có nhân nhưng càng nhai càng cảm nhận được vị thơm, béo, dẻo ẩn chứa trong từng hạt nếp. Người ưa ngọt có thể ăn bánh coóc mò kèm mật ong hay đường kính.
Bánh trứng kiến: được làm từ trứng kiến, lá vả và bột gạo nếp là món ăn độc đáo của người Tày. Loại bánh này chỉ có thể làm được vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch vì nguyên liệu độc đáo là trứng kiến chỉ có vào mùa này. Loại kiến để lấy trứng là kiến lành, làm tổ ở trên cây như cây xoan, cây quế, cây găng... Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác. Gạo nếp sau khi ngâm được xay mịn, được đăng khô. Tiếp đến nhồi bột mịn, chia thành các phần đều nhau. Cho nhân trứng kiến vào giữa bánh, vo tròn lại để nhân bánh không bị chảy ra ngoài. Lá vả bỏ phần cuống và gân lá, gói bên ngoài bánh. Xếp bánh vào khay hấp, khoảng 30
– 45 phút là bánh chín. Một chiếc bánh trứng kiến ngon có các vị béo ngậy của trứng kiến, vị thơm của hành, vị bùi của lá vả.
Bên cạnh các món ăn độc đáo, nổi tiếng ở trên, Định Hóa còn mời gọi thực khách với rượu men lá; các món từ gà đồi, dê núi, lợn lửng… (xem thực đơn tham khảo ở Bảng 9+Bảng 10 – Phụ lục 4). Giá cả của mỗi bữa ăn dao động từ 60.000 đồng đến 250.000 người tùy vào nhu cầu ẩm thực của từng du khách. Như vậy, có thể thấy dịch vụ ẩm thực ở đây khá phong phú và đang dạng. Du khách không những thoải mái lựa chọn món ăn mà còn chủ động các khung mức chi trả cho dịch vụ ăn uống theo khả năng tài chính của mình. Mức giá cũng rất hợp lý, phù hợp với những khách du lịch có nhu cầu ẩm thực cơ bản và khách du lịch có nhu cầu ăn uống cao cấp. Cung cách phục vụ khá linh động, khách không những có thể lựa chọn nhiều món ăn theo khẩu vị mà còn được thay đổi món nếu cần. Ngoài nét văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương với những sản vật của núi rừng, dịch vụ ẩm thực ở đây cũng khá đang dạng và thể hiện rõ sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa của người Kinh/Việt.
2.5.8. Một số chương trình du lịch phổ biến
Chương trình 1 (2ngày 1 đêm tham quan các điểm di tích lịch sử)
Sáng | - Đón đoàn tại ngã ba Quán Vuông - Thăm một số điểm di tích lịch sử: Đình Làng Quặng – nơi thành lập Việt Nam giải phóng quân ngày 15/5/1945 (xã Định Biên); Báo Quân đội nhân dân ra số đầu ngày 20/10/1950 (xã Định Biên); Văn phòng Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam – nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 1949 – 1954 (xã Bảo Linh); Khau Tý – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc đầu tiên tại ATK Định Hoá năm 1947 (xã Điềm Mặc) | |
Trưa | Nhận phòng và nghỉ ăn trưa tại Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK (xã Phú Đình) | |
Chiều | - Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà Tưởng nịêm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh đèo De (xã Phú Đình) - Thăm di tích lịch sử Khuôn Tát – nơi Bác Hồ ở, làm việc từ năm 1947 – 1954; Nhà trưng bày ATK Định Hoá; Lán Tỉn Keo – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị ngày 06/12/1953 quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ - Du ngoạn ngắm thác Khuôn Tát 7 tầng | |
Tối | Du khách có dịp thưởng thức các món ăn dân tộc, giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại… | |
Ngày 2 | - Thăm Khu di tích lịch sử văn hoá – sinh thái Tân Trào (Lán Nà Lừa, Đình Hồng Thái, Cây đa Tân Trào…) và di tích Nha Công an Trung ương tại Sơn Dương, Tuyên Quang. | |
Kết thúc chương trình tham quan. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Loại Hình Dân Ca Dân Vũ Tiêu Biểu Của Định Hóa
- Nhu Cầu Lưu Trú Của Khách Du Lịch Văn Hóa Đến Định Hóa
- Du Lịch Hoài Niệm Thăm Lại Chiến Khu Xưa
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Khu Di Tích Lịch Sử - Sinh Thái Atk Định Hóa
- Tác Động Của Du Lịch Văn Hóa Đối Với Huyện Định Hóa
- Căn Cứ Vào Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Của Định Hóa
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 2 (3 ngày 2 đêm tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hoá)
Sáng | - Đón đoàn tại Làng văn hoá du lịch Bản Quyên, xã Điềm Mặc, du khách có thể ở và sinh hoạt với bà con xóm Bản Quyên, tham quan, tìm hiểu đời sống văn hoá con người nơi đây. | |
Tối | Giao lưu văn nghệ, thưởng thức ẩm thực với bà con tại nhà sàn | |
Ngày 2 | Sáng | - Thăm các điểm di tích lịch sử như: Khau Tý, Hội Nhà báo, Tổng Bộ Việt Minh, Uỷ ban hoà bình Việt Nam, Uỷ ban kiểm tra Trung ương. |
Trưa | Ăn trưa tại Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK | |
Chiều | - Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn đèo De, xã Phú Đình. | |
Tối | Nghỉ tại Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK, thưởng thức các món ăn dân tộc, giao lưu văn nghệ với đội văn nghệ dân gian ATK Định Hoá… | |
Ngày 3 | Thăm các điểm di tích lịch sử như: Khuôn Tát, Tỉn Keo, Nhà Trưng bày, thắng cảnh thác Khuôn Tát 7 tầng. | |
Kết thúc chương trình tham quan |
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 3 (2 ngày 1 đêm tham quan học tập, hội nghị, thực tế…)
Sáng | HDV đón đoàn tại Trung tâm ATK Định Hoá, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp, hội nghị, toạ đàm…tại Hội trường Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK | |
Trưa | Ăn trưa tại Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK | |
Chiều | Tham quan các điểm di tích lịch sử như: Khuôn Tát, Tỉn Keo, Nhà Trưng bày, thắng cảnh thác Khuôn Tát 7 tầng. | |
Tối | Thưởng thức các món ăn dân tộc, giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại | |
Ngày 2 | Du khách đi thăm Khu di tích lịch sử văn hoá – sinh thái Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang. | |
Kết thúc chương trình tham quan |
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 4: Thời gian 1 ngày
- Đón đoàn tại ngã ba Quán Vuông - Tham di tích lịch sử nhà tù Cho Chu - Tham quan di tích lịch sử Khau Tý | |
Trưa | - Ăn trưa tại Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích |
Chiều | - Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tham quan các điểm di tích: Khuôn Tát, Tỉn Keo… - Kết thúc chương trình |
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 5: Thời gian ½ ngày
Đón đoàn tại Trung tâm ATK Định Hoá, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm các điểm di tích: Khuôn Tát, Tỉn Keo, Nhà trưng bày ATK… Kết thúc chương trình tham quan.
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 6: 1 đêm Lửa trại về nguồn cách mạng thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của vùng ATK
- Bắt đầu từ 17h30: thưởng thức văn hóa ẩm thực đa dạng, các món ăn dân tộc của núi rừng như: Xôi ngũ sắc, cơm gạo bao thai, cơm lam, bánh trứng kiến, Bánh Cóoc Mò, cá suối om mẻ, thịt gà rang gừng, canh nóng gà gừng, thịt trâu khô, thịt lợn nướng, rau bò khai, tầm bóp... và không thể thiếu được rượu men lá thắm đượm hương vị núi rừng. Sau bữa tối du khách nghỉ ngơi, đi dạo vãn cảnh, hít thở khí trời trong lành, lắng nghe tiếng chim rừng hót, tiếng thác đổ, suối chảy róc rách từ Núi Hồng, Khau Nhị...
- Đến khoảng 20h: du khách sẽ được thưởng thức, giao lưu văn hóa phi vật thể với các tiết mục đặc sắc như: cầu mùa của dân tộc Tày, cầu phúc của dân tộc Dao, cầu an của dân tộc San Chí, màn múa Vui xuân, Hội mùa dân tộc Nùng, trình diễn trang phục dân tộc vùng ATK, hát then, đàn tính, tìm hiểu và thưởng thức trình diễn Rối Tày Thẩm Rộc (xã Bình Yên) của nghệ nhân Ma Quang Chóng... các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương Việt Bắc...
- Khoảng 21h30p: chương trình đốt lửa trại với các màn: Giao lưu cùng thần lửa, đẩy lùi vị thần bóng đêm, ánh lửa hồng được cháy lên rực sáng, tay nắm tay quay quanh lửa trại với sự hướng dẫn của người dẫn chương trình, với những động tác, khỏe mạnh, vui tươi đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng cho đến khi lửa tàn. Khi lửa đã tắt nhưng than vẫn rực hồng, trong không khí đầm ấm, ta lại được thưởng thức ẩm thực về đêm
với các món ăn đồ nướng như: ngô nếp, sắn, khoai, cơm lam..., Không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, chủ hay khách cùng nhau thưởng thức trong một không gian văn hóa thân thiện đa sắc màu cho đến khi kết thúc bằng chóe rượu thơm nồng pha chút men say của hương vị lá rừng.
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
Chương trình 7: Lửa trại 2 ngày 1 đêm
Sáng | Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đúng nghi thức trang trọng tại đỉnh Đèo De – Nhà tưởng niệm Bác Hồ ( tại đây du khách sẽ được ban nghi lễ và hướng dẫn viên hướng dẫn và cùng đoàn tiến hành theo quy định ), lễ dâng hương được phục vụ theo yêu cầu của khách đặt gồm hai hình thức: Lễ mặn (xôi gà, thủ lợn...), lễ ngọt (ngũ quả, hoa tươi... ), giá cả được trao đổi trước với khách. Thời gian dâng hương khoảng 30 phút | |
Đoàn sẽ thăm khu di tích lịch sử Khuôn Tát thuộc bản Khuôn Tát, xã Phú Đình, cách Nhà tưởng niệm 2 km nơi Bác Hồ ở và làm việc, thăm cây đa trăm tuổi, suối Khuôn Tát – nơi Bác Hồ tắm giặt, câu cá, đánh bóng chuyền đã đi vào dấu ấn lịch sử, các thước phim tư liệu. Thời gian khoảng 1 giờ | ||
Du khách đi bộ xuôi dòng suối Khuôn Tát, thăm 1 địa điểm danh thắng quốc gia Thác 7 tầng, thời gian 2 giờ, đoàn sẽ trở về Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK nghỉ ăn trưa, nhận phòng nghỉ. | ||
Chiều | Từ 13h 30 du khách khởi hành đến thăm địa điểm thứ 4: Khu di tích lịch sử Tỉn Keo – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954 quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. | |
Nhà trưng bày ATK Định Hóa và sa bàn phân bố các địa điểm di tích lịch sử danh lam thắng cảnh. | ||
Thăm nhà sàn đồng bào dân tộc Tày được nghe nghệ nhân hát then đàn tính ( phục vụ theo nhu cầu ) và mua sắm các sản phẩm lưu niệm vùng căn cứ địa Việt Bắc xưa và nay. | ||
Tối | Kết thúc ngày thứ nhất đoàn trở về Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK ăn tối chuẩn bị giao lưu đêm lửa trại. Từ 20h30: Giao lưu lửa trại phối hợp với đội ngũ hướng dẫn viên và Ban tổ chức chuẩn bị lửa trại, MC chương trình theo các nội dung: 1. Giao lưu văn hóa văn nghệ truyền thống giữa các đơn vị, nhân dân khoản 45 phút. 2. Giao lưu cùng thần lửa trong khối đoàn kết cùng các động tác trẻ, khỏe, vui nhộn thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh. 3. Dạ hội, vũ quốc tế ... 4. Giao lưu ẩm thực theo đơn đặt hàng như: Nướng cơm Lam, thưởng thức xôi Ngũ sắc, thịt dê nướng, thịt lợn nướng, thịt gà nướng, ngô, khoai... Uống rượu men lá dân tộc cùng các cô gái, chàng trai trong bản, thời gian kết thúc trước 23 giờ. | |
Ngày 2 | Đoàn dùng bữa sáng sau đó khởi hành thăm các địa điểm di tích: Nà Lọm thuộc Tỉn Keo, Phú Đình địa điểm nơi phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, thăm địa điểm di tích Nà Mòn, Phú Đình, nơi ở và làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh. Thăm khu di tích lịch sử Khau Tý, làng văn hóa Bản Quên, xã Điềm Mặc, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc đầu tiên tại ATK Định Hóa, nơi Người đã viết bài thơ Cảnh khuya,... có hướng dẫn viên đi tới điểm |
Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK Định Hóa
2.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa
2.6.1. Các cấp chính quyền và quản lý Nhà nước
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên nói chung và chính quyền huyện Định Hóa nói riêng nắm bắt được nhu cầu của du khách cũng như tiềm năng và thế mạnh du lịch văn hóa của địa phương nên đã nỗ lực tuyên truyền, quảng bá, thiết kế website, quan hệ công chúng, phát động thị trường và giới thiệu sản phẩm du lịch văn hóa đến với thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động cụ thể như:
- Tổ chức lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa vào dịp Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Điều này sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh tiềm năng kinh tế du lịch Định Hóa, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng.
- Đăng cai tổ chức Hội thảo Liên kết du lịch giữa Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Ở Hội thảo này, ngành du lịch Thái Nguyên đã thống nhất với các tỉnh về việc mở các tour du lịch mới gắn kết các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng gồm: Hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Khu di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), danh thắng Yên Tử, vịnh Hà Long (Quảng Ninh)…
- Tham gia Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc từ lần I đến lần VI. Đặc biệt là đóng góp nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện đăng cai tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ VI (diễn ra từ 18 - 20/11/2014) tại Thái Nguyên. Đây là một hoạt động xúc tiến nhằm liên kết các di sản văn hóa vùng Việt Bắc để cùng phát triển du lịch, đặc biệt là với Thái Nguyên, trung tâm vùng Việt Bắc.
- 08/06/2013, Đài PTTH Thái Nguyên phối hợp với Đài Truyền hình T.P Hồ Chí Minh tổ chức Cầu truyền hình “Ngàn hoa dâng Bác” tại hai điểm cầu: Khu Di tích ATK Phú Đình (Định Hóa) và Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP.HCM (Bến Nhà Rồng).
- Được sự đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh, Ban quản lý Khu di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên đã tổ chức phát động cuộc thi thiết kế biểu trưng (logo) của Khu di tích. Sau hơn 4 tháng phát động, có 54 mẫu thiết kế của 13 tác giả, họa sĩ trong và ngoài tỉnh tham gia. Ngày 28/01/2015, tại hội trường Bảo tàng Lực