hành, hướng dẫn viên cần phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Cần có những cuộc sát hạch chuyên môn thường xuyên đối với toàn bộ đội ngũ nhân lực.
Nguồn nhân lực trong cộng đồng địa phương
Tổ chức các lớp tuyên truyền về tầm quan trọng của du lịch văn hóa đối với địa phương, hướng dẫn quy trình làm du lịch cho cộng đồng. Khuyến cáo người dân địa phương giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái cho địa phương. Xã hội hóa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Mở các lớp dạy nghề cho người lao động ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bồi dưỡng và nâng cao tay nghề để khuyến khích người lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch và phát triển đời sống kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho đối tượng hướng dẫn viên là người địa phương tại các làng nghề bởi họ sẽ vừa là hướng dẫn viên vừa là người hướng dẫn du khách trải nghiệm các công đoạn sản xuất cũng như thưởng lãm sản phẩm của làng nghề. Mở các chương trình học dành cho ban quản lý địa phương, cộng đồng người dân đi học tập một số mô hình làm du lịch thành công như Bản Lác, Kim Bôi, Nghĩa Lộ… từ những kinh nghiệm học tập trong chuyến đi Định Hóa sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho từng địa phương, tránh những hạn chế của mô hình du lịch văn hóa các nơi khác mắc phải từ đó hình thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo riêng biệt.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên tại điểm, và hướng dẫn viên là người địa phương. Có thể bồi dưỡng tại chỗ bằng cách mở các lớp học thường xuyên tại địa phương, cơ quan hay gửi đi học để họ có cơ hội học hỏi lẫn nhau và có môi trường rèn luyện. Thực hiện một xóm, một bản có một người được tham gia để có thể truyền lại cho những người khác trong bản. Đây là biện pháp vừa thu hút và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và hiệu quả hơn, nó còn là biện pháp phát triển bền vững cho du lịch văn hóa để thu hút khách du lịch.
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù
3.2.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch của huyện còn đơn điệu chưa khai
thác được hết các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống tạo thành những sản phẩm du lịch đặc sắc… Cả một khu di tích lịch sử rộng lớn như vậy nhưng rất ít dịch vụ bổ sung (vui chơi giải trí, tắm lá thuốc, câu cá, thể thao…) bởi vậy không giữ được khách lưu trú dài ngày. Vấn đề cần quan tâm là phát triển thêm nhiều loại hình du lịch đặc trưng của địa phương, tạo thành những tour liên kết nhiều vùng, nhiều sắc thái khác nhau tạo ra sự mới lạ và thích thú cho du khách có như vậy mới giữ khách lâu ngày và đón khách quay lại. Nghiên cứu kỹ sở thích, khả năng chi tiêu của từng tập khách du lịch để xây dựng và bố trí các tour thích hợp và sáng tạo những sản phẩm đặc trưng đáp ứng sở thích của du khách và tăng nguồn thu cho hoạt động dịch vụ du lịch.
Tính thời vụ trong du lịch văn hóa phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm du lịch văn hóa. Chính vụ của du lịch văn hóa thường bắt đầu từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ, nó gắn liền với du lịch lễ hội là loại hình mang tính mùa vụ điển hình. Vấn đề không chỉ là ở chỗ mở mang xây dựng thêm các sản phẩm dịch vụ cho du khách trong những lúc chính vụ mà còn phải xây dựng các chương trình du lịch để các địa phương vẫn có thể thu hút được du khách trong thời gian không chính vụ. Thông thường các lễ hội truyền thống được diễn ra vào mùa xuân. Nếu mở rộng khai thác tốt sẽ làm kéo dài thời gian chính vụ của ngành du lịch trong năm. Tăng cường xây dựng các chương trình tham quan giải trí vào thời gian không chính vụ để nâng cao số lượng khách trong thời gian này. Tuy nhiên, việc tổ chức xây dựng ấy không phải là đơn giản bởi nó còn ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng du lịch của du khách. Do vậy, như trên đã nói đây là một việc làm mang tính chiến lược lâu dài, trước tiên là phải xây dựng các chương trình du lịch mới một cách tỉ mỉ có sức hấp dẫn về nội dung, có ưu đãi về giá cả, như vậy tức là đã dần dần tạo cho du khách một thói quen mới, một ý tưởng mới. Một biện pháp khác để đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa là trong cùng một thời điểm có thể khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch lễ hội; tham quan tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, văn hóa; du lịch nghiên cứu về di tích, hoặc du lịch sinh thái.
3.2.3.2. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù
Trước hết cần xác định sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có nét đặc trưng riêng biệt của Định Hóa, đó chính là du lịch hoài niệm dựa trên hệ thống di tích lịch sử cách mạng nằm trọn trong lòng núi rừng Định Hóa. Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch khác như:
- Du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
- Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện
- Du lịch thưởng thức nghệ thuật truyền thống
- Du lịch bản làng dân tộc
- Du lịch làng nghề
- Du lịch ẩm thực
- Du lịch về nguồn cách mạng kết hợp sinh hoạt lửa trại
Nhưng hiện nay, thực tế ở Định Hóa hầu như chỉ chú trọng vào khai thác sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, tức là còn rất nhiều di sản khác chưa được quan tâm một cách đúng mức để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Hình thức du lịch hoài niệm thăm chiến khu xưa đã có nhưng chưa phong phú và kém chất lượng, có một thực tễ của sản phẩm du lịch này là nghèo nàn, tẻ nhạt. Do đó, cần bổ sung, chỉnh lý lại sao cho du lịch hoài niệm của Định Hóa sẽ không lẫn với bất kỳ một sản phẩm tương tự nào (lấy Du lịch ký ức của Điện Biện làm ví dụ). Vì vậy, cần xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa ở Định Hóa theo đặc tính tài nguyên du lịch của huyện (thế mạnh là di tích lịch sử cách mạng) kết hợp với những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng bản địa. Tuy nhiên, cần phát huy một cách đúng đắn các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Định Hóa (đặc biệt là người Tày) để sản phẩm du lịch văn hóa của vùng đất này mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm cùng loại ở địa phương khác.
Xây dựng các tour du lịch kết hợp với các làng bản của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét văn hóa truyền thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người dân nơi đây cũng như làm phong phú và hấp dẫn thêm cho chuyến đi của du khách. Tăng cường xây dựng các tour du lịch văn hóa đưa khách đến với các làng nghề, bản làng vùng sâu vùng xa kinh tế còn khó khăn, cảnh vật hoang sơ cho khách du lịch tham gia vào các công việc sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng địa phương đặc biệt tổ chức các cơ sở lưu trú tại nhà ở của người dân để giữ chân du khách ở lại để tăng thêm thu nhập cho người dân bằng việc bán dịch vụ du lịch, có cơ hội quảng cáo văn hóa, nét đẹp sinh hoạt, sản xuất… của cư dân tại đó.
Định Hóa với cảnh vật vẫn còn hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động từ con người, với sự tập trung của 9 dân tộc khác nhau tất cả tạo nên một bức tranh muôn màu về cuộc sống nơi đây. Vì vậy, Định Hóa là nơi lý tưởng cho những ai muốn trải
nghiệm cuộc sống. Đến đây du khách sẽ được tham gia sản xuất, tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa các sự tích gắn với văn hóa làng nghề, cùng tham gia hoạt động sản xuất, hay tự tay nấu những món ăn truyền thống hoặc có thể được người dân dẫn đường lên núi chọn nguyên liệu, được tự tay làm ra các sản phẩm mang về tặng người thân, đặc biệt du khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống thường ngày của các dân tộc như cùng nấu những món ăn của đồng bào, cùng đi cấy lúa, gặt lúa, thu ngô, hay hái chè…tất cả sẽ làm cho du khách thật sự hài lòng về những gì trong chuyến đi.
Thiết kế tour đến làng nghề rối que Thẩm Rộc (xã Bình Yên) (2 ngày 1 đêm)
Thời gian và địa điểm tham gia | |
Ngày 1 | Thái Nguyên – ATK Định Hóa – Thẩm Rộc 5h00: Xe và hướng dẫn viên Công ty du lịch đón đoàn tại điểm hẹn đi Thẩm Rộc 8h30: Quý khách tới ATK Định Hóa tại đây đoàn đi thăm khu du tích lịch sử ATK (nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước từ năm 1947 đến năm 1954 là đại bản doanh Thủ Đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Du khách thăm nhà Trưng Bày, đồi Tỉn Keo, nhà tưởng niệm, di tích Khuôn Tát). Hướng dẫn viên chính là người dân địa phương. 11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà khách của ATK và nghỉ tại nhà khách. 13h00: Xe đón quý khách đi Thẩm Rộc 14h30: Quý khách tới Thẩm Rộc, quý khách cất đồ và nghỉ tại một nhà dân trong bản. Sau đó quý khách tự do đi tham quan bản. 17h30: Quý khách ăn tối tại nhà dân. Tại đây quý khách sẽ đươc thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân nơi đây như: Khẩu nhục, xôi ngũ sắc, măng rừng, nem chua trong ống nứa, nộm hoa chuối. 18h30: Quý khách tham gia giao lưu văn nghệ tại bản, xem biểu diễn múa rối cạn do đoàn múa rối của bản biểu diễn, nghe các làn điệu mượt mà như Lượn, Then… |
Ngày 2 | 7h00: Quý khách ăn sáng 7h30: Hướng dẫn viên tại bản sẽ dẫn quý khách đi tìm hiểu về nguồn gốc của nghệ thuật múa rối cạn, các nghệ nhân múa rối tại bản. Đặc biệt hơn quý khách còn được trải nghiệm vào việc làm các con rối cạn, được hướng dẫn biểu diễn rối cạn. Ngoài ra quý khách có thể mua đồ lưu niệm tại đây. 11h30: Quý khách ăn trưa 13h30: Xe đón quý khách trở về Hà Nội, trên đường về quý khách dừng chân tại làng nghề bánh chưng Bờ Đậu và mua quà lưu niệm tại đây. Đến Hà Nội HDV chia tay đoàn. Kết thúc chuyến đi và hẹn gặp lại. |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Của Khu Di Tích Lịch Sử - Sinh Thái Atk Định Hóa
- Tác Động Của Du Lịch Văn Hóa Đối Với Huyện Định Hóa
- Căn Cứ Vào Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Của Định Hóa
- Xúc Tiến Và Quảng Bá Nhằm Mở Rộng Thị Trường Du Lịch Văn Hóa
- Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 15
- Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 16
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Thiết kế tour du lịch trải nghiệm đến làng Bầng (xã Đồng Thịnh)
Thời gian và địa điểm tham quan | |
Thái Nguyên – Làng Bầng - 7h00: Xe cùng hướng dẫn viên Công ty du lịch đón đoàn tại điểm hẹn đi Làng Bầng - 8h00: Quý khách tới Làng Bầng, sẽ nghỉ tại một nhà dân ngay trong bản. - 8h30: Quý khách sẽ được người dân tại bản dẫn đi tham quan vòng quanh bản. - 11h30: Quý khách quay trở lại nhà và ăn trưa. Quý khách sẽ được thưởng thức những đặc sản địa phương. - 13h00: Xe đón đoàn đi thăm khu du tích lịch sử ATK (nơi làm việc của Hồ Chủ |
tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước từ năm 1947 đến năm 1954 là đại bản doanh Thủ Đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Du khách thăm nhà Trưng Bày, đồi Tỉn Keo, nhà tưởng niệm, di tích Khuôn Tát). Hướng dẫn viên chính là người dân địa phương. - 16h30: Quý khách trở lại gia đình và tham gia vào việc chuẩn bị nguyên liệu chế biến những món cho bữa tối của mình như: Khâu nhục, xôi ngũ sắc, măng rừng, nem chua trong ống nứa, nộm hoa chuối... - 18h00: Quý khách ăn tối tại gia đình. Buổi tối quý khách tham gia chương trình giao lưu văn nghệ, đốt lửa trại, nghe các làn điệu mượt mà như Lượn, Then… | |
Ngày 2 | 7h00: Quý khách ăn sáng tại gia đình 8h00: Quý khách đực chủ nhà đưa tới một nhà làm thủ công bằng cọ truyền thống, được các nghệ nhân giới thiệu về nguồn gốc, cách chọn nguyên liệu, cách làm một số loại sản phẩm từ cọ như: mành cọ, chiếu cọ, quạt cọ, giỏ hoa quả, nón... Tham gia vào quá trình làm một số sản phẩm trên. Mua quà lưu niệm. 11h30 : Quý khách ăn trưa, 13h00: Chuẩn bị hành lí cùng người địa phương dẫn đường lên rừng lấy cọ về làm các đồ thủ công. 16h30: Về tới bản, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho bữa tối 17h00: Du khách tự chuẩn bị bữa tối với sự giúp đỡ, chỉ giúp của chủ nhà sáng hôm sau khởi hành về. 18h30: Du khách ăn tối cùng gia chủ. |
Ngày 3 | 7h00: Khách ăn sáng chuẩn bị khởi hành ra về 8h30: Xe của công ty sẽ đón du khách (đưa khách vào làng nghề bánh chưng mua quà) 9h30: Về đến bến xe Thái Nguyên |
3.2.4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa hiện có
3.2.4.1. Chỉnh lý, nâng cao Nhà trưng bày ATK Định Hóa
Giá trị của các di tích ở ATK Định Hóa hiện nay, ngoài gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính Phủ, thì còn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử quân sự, nhiều di tích gắn với những hoạt động của các cơ quan Bộ Quốc phòng của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, Tổng cục Chính trị, Tổng cục cung cấp, Nha thông tin tuyên truyền, Cục cơ yếu, Cục quân huấn, Báo quân đội, Nhà máy in, Cục quân khí, Cục quân giới, Các xưởng quân giới, nơi hợp nhất Việt Nam Giải Phóng Quân, địa điểm phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam,… chưa được quan tâm đúng mức cả về đầu tư kinh phí và phát huy giá trị của nó.
Khách tham quan đến ATK Định Hóa họ không chỉ mong muốn được tìm hiểu, giới thiệu về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gắn với di tích, mà một vấn đề không kém phần quan trọng đó là hoạt động của các cơ quan quân đội ở ATK như thế nào, những sự kiện quan trọng của quân đội diễn biến ra sao. Trong khi thời gian hạn hẹp không đủ để khách đi tham quan hết được những điểm di tích đó và ở các điểm
di tích cũng không có gì hấp dẫn họ ngoài những tấm bia, biển ghi dấu địa điểm, sự kiện. Vậy khách tham quan muốn nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề đó ở đâu?
Hiện nay, chúng ta đã có Bảo tàng ATK, song số lượng tài liệu hiện vật còn hạn chế, diện tích trưng bày còn chật hẹp, nội dung trưng bày đơn điệu, chưa thật sự hấp dẫn, thuyết phục người xem, chưa phản ánh được đầy đủ những thông tin về ATK trong thời kỳ kháng chiến xưa và nay, nhất là những hoạt động của các cơ quan của quân đội. Còn tại các bảo tàng lớn như Bảo tàng LSQSVN, Bảo tàng lực lượng vũ trang Việt Bắc Quân khu 1, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên trưng bày về những nội dung này cũng rất khái quát chưa phản ánh được đầy đủ các hoạt động của các cơ quan quân đội trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp ở ATK.
Từ những yêu cầu trên, Định Hóa cần phải chỉnh lý nâng cấp Nhà trưng bày ATK Định Hóa thành Bảo tàng ATK Định Hóa với một diện tích trưng bày và không gian đủ lớn để Bảo tàng ATK Định Hóa sẽ là một trung tâm văn hóa, khoa học và giải trí đáp ứng được những những điều kiện về thời gian, nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu của du khách. Đây sẽ là “trung tâm thông tin” phản ánh đầy đủ về địa lý, thiên nhiên, con người, văn hóa của ATK Định Hóa; về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Định Hóa; về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, các cơ quan dân, chính, đảng và quân đội đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.2.4.2. Đầu tư sâu hơn cho sản phẩm du lịch bản làng dân tộc
Tại các xã ở Định Hóa làng nghề vẫn được duy trì. Tạo điều kiện cho du khách đi du lịch thăm các làng nghề. Không những vậy, đến với xã Bình Yên và cụ thể đó là bản Thẩm Rộc có nghề làm rối que rất nổi tiếng được khôi phục và phát triển từ năm 1999, khách du lịch tới đây sẽ được tham quan kiến trúc nhà sàn của người Tày, phong tục tập quán người Tày đặc biệt hơn là được các nghệ nhân múa rối ở đây nói về nguồn gốc làng nghề, cách chọn nguyên vật liệu, dạy cho cách chế tác con rối. Du khách sẽ thích thú mua con rối về làm kỉ niệm điều này làm tăng thu nhập cho người dân nhờ vào việc bán sản phẩm và biểu diễn múa rối. Ngoài địa điểm nêu trên ở Định Hóa còn biết đến bởi các sản phẩm như rượu ngô, rượu men lá, chè ngon… được nhiều người biết đến và ưa chuộng như xã Điềm Mặc có làng chè truyền thống, làng Bầng xã Đồng Thịnh có làng thủ công làm từ cọ, xã Phú Tiến có làng nghề nuôi ong lấy mật…
Tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khôi phục không gian văn hóa vật thể, phi vật thể, phấn đấu đưa bản Quyên trở thành mô hình điểm về xây dựng làng Văn hóa-Du lịch và là điểm đến cho khách tham quan, học tập và du lịch. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa nhà sàn, văn hóa ẩm thực, văn nghệ dân gian, văn hóa giao tiếp, tiếng nói, phong tục tập quán… Tổ chức hỗ trờ hướng dẫn cách thức làm du lịch, hỗ trợ kinh phí và xã hội hóa các lĩnh vực để có thể nhân rộng mô hình làng Văn hóa-Du lịch bản Quyên trên địa bàn toàn huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ dân trong làng về nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật tiếp thị du lịch, tâm lí và tập quán du khách, về sản xuất/chế biến các sản phẩm truyền thống, của dân tộc phục vụ khách du lịch. Hàng năm, tổ chức cho các hộ gia đình ở bản Quyên đi tham quan, học tập kinh nghiệm về xây dựng làng Văn hóa-Du lịch ở một số địa phương khác trong và ngoài tỉnh (như Tân Cương-Thái Nguyên, Bản Lác- Hòa Bình, Cát Cát-Lao Cai…). Khuyến khích người dân chế biến các món ăn truyền thống trong dịp lễ/tết. Một số món bánh và món ăn đưa ra thị trường để giới thiệu và bán sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Tổ chức các cuộc thi về văn hóa giao tiếp, văn hóa mặc, văn hóa ẩm thực để từ đó có thể nhân rộng điển hình trên toàn bản.
3.2.4.3. Khai thác và phát huy thế mạnh về văn hóa ẩm thực
Khai thác văn hóa ẩm thực của các dân tộc trong huyện để làm điểm nhấn trong tour du lịch, nhằm góp phần nâng cao các giá trị văn hóa trong du lịch Định Hóa. Đó chính là cách chế biến món ăn của người Tày, người Nùng, người Cao Lan… như món khâu nhục, cơm lam, xôi ngũ sắc, nem chua trong ống nứa, nộm hoa chuối, trâu khô, thịt lợn gác bếp, cọ ỏm, bánh coóc-mò, muồm muồm chiên giòn, gà nướng mật ong, sâu cọ… Đến Định Hóa, nếu chưa tìm hiểu và thưởng thức những món ẩm thực này thì xem như chuyến du ngoạn của du khách chưa trọn vẹn.
Những món ăn dân giã của người dân vùng ATK tuy giản dị nhưng hương sắc, mùi vị lại rất tuyệt vời. Điều này đã góp phần làm nên sức hấp dẫn cho du lịch Định Hóa. Chính vì vậy, ngành du lịch Định Hóa cần có chiến dịch bảo tồn nghệ thuật chế biến các món ăn truyền thống, tuyên truyền về giá trị của văn hóa ẩm thực địa phương không chỉ cho du khách mà còn cho chính cộng đồng bản địa để đồng bào nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy nét đẹp trong tập
quán ăn uống của quê hương mình. Đồng thời, có giải pháp hợp lý để bảo toàn số lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu truyền thông dành cho du lịch ẩm thực, nhằm phục vụ một cách đầy đủ và tốt nhất nhu cầu ăn uống của du khách. Tuyên truyền và giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho du khách. Tận dụng việc tham gia các Hội chợ Thương mại – Du lịch để giới thiệu văn hóa ẩm thực của Định Hóa đến với du khách trong và ngoài nước.
3.2.4.4. Phát huy giá trị lễ hội, nghệ thuật dân gian trong du lịch
Việc tổ chức lễ hội Lồng tồng hàng năm tất nhiên sẽ là cơ hội thu hút khách du lịch đến với Định Hóa. Tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán và đảm bảo sự vẹn toàn của không gian tâm linh tín ngưỡng truyền thống thì du lịch Định Hóa cần nghiên cứu những sản phẩm du lịch mới từ lễ hội Lồng tồng. Lễ hội là không gian cộng cảm, cộng mệnh của cộng đồng địa phương nhưng cũng là giá trị văn hóa thôi thúc khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Vì vậy, cần tận dụng thời gian diễn ra lễ hội để tuyên truyền, quảng bá văn hóa các đồng bào dân tộc trong huyện cũng như những điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch của Định Hóa đến với du khách. Đồng thời tăng cường lực lượng an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tham dự lễ hội.
Cứ 2 năm 1 lần, Định Hóa lại là lựa chọn của ngành du lịch Thái Nguyên khi tổ chức một số hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Festival Trà Quốc tế. Để sản phẩm du lịch di sản này đạt chất lượng cao hơn và hướng tới sự bền vững thì Định Hóa cần triển khai đồng bộ những hành động cụ thể nhằm vào việc làm mới và tăng cường chất lượng sản phẩm du lịch di sản. Có thể tổ chức trình diễn hát Then dưới nhiều hình thức (truyền thống, đặt lời mới…), trong nhiều không gian (trong nhà, ngoài trời, trên sân khấu…). Nghiên cứu biểu diễn Rối cạn với nhiều suất diễn trong một ngày, ngoài các trò truyền thống, có thể nghiên cứu để biến tấu thêm một số nội dung biểu diễn cho thêm đa dạng phong phú nhưng vẫn phải đảm bảo tính truyền thống.
3.2.5. Xây dựng điểm nhấn thu hút
Học hỏi kinh nghiệm xây dựng điểm nhấn thu hút từ thành phố Điện Biên Phủ. Với những tiền đề sẵn có về tài nguyên du lịch văn hóa, về vị thế “quốc gia đặc biệt” của Khu di tích ATK Định Hóa, về sự hỗ trợ thuận lợi của Tỉnh/huyện cùng các cơ quan ban ngành có liên quan, du lịch văn hóa Định Hóa có nhiều điều kiện để có thể xây dựng điểm nhấn thu hút. Vì nếu đầu tư dàn trải với tất cả 128 di tích và danh thắng thì du lịch văn hóa Định Hóa sẽ khó có thể đột phá vươn lên. Vì