Nhận xét, đánh giá chung
Qua kết quả khảo sát, đa số khách biết đến chương trình là rất muộn, thậm chí đến rồi mới biết, điều này nên xem xét lại khâu tổ chức tuyên truyền và các hình thức quảng bá hiệu quả, nên chú ý khai thác triệt để các kênh quảng bá thông qua các hãng lữ hành, đại lý du lịch trong nước và quốc tế vì đây là kênh giúp ban tổ chức quảng cáo hiệu quả nhất. Ở các thị trường mới nên có các băng rôn, áp phích quảng cáo rầm rộ, hoành tráng để thu hút, mở các kênh thông tin điện tử công cộng để khách tiện tìm hiểu, tham khảo.
2.9. Bảo vệ môi trường văn hóa và tự nhiên trong du lịch Festival ở Huế
Môi trường thiên nhiên
Đối với môi trường thiên nhiên, hiện tại do Công ty Công viên và Cây xanh đảm trách, đa số thực hiện khá tốt nhiệm vụ. Huế vốn nổi tiểng với thành phố cây xanh, đa dạng về chủng loại, màu sắc, niên đại. Không ít du khách rất thích thú khi đi trên những con đường đầy cây xanh này. Có thể xem đây là một sản phẩm du lịch độc đáo mà không mất tiền mua khi đến Huế vậy.
Môi trường văn hoá
Đối với môn trường văn hóa vật thể và phi vật thể, hiện tại do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế cai quản. Huế vốn là thủ phủ trước đây của nhà Nguyễn, nên các công trình văn hóa, kiến trúc cổ rất nhiều. Do các yếu tố khách quan và chủ quan đan xen, thời gian và chiến tranh là hai yếu tố chính làm hư hỏng nặng hay hủy diệt hoàn toàn các di tích văn hóa, lịch sử. Hiện tại vẫn đang được nổ lực trùng tu, tôn tạo, hoàn thiện lại các di tích, các di sản văn hóa cổ.
Môi trường du lịch
Đối với môi trường du lịch, hiện do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đảm trách, tuy nhiên vai trò của cơ quan này vẫn chưa được khai thác đúng chức năng, nhiệm vụ, thiếu chủ động trong việc triển khai, lập kế hoạch. Tính
liên kết giữa cơ quan này với doanh nghiệp chưa cao nên chưa khai thác tốt tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh nhà.
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Chương Trình Chính Tại 5 Kì Festival Huế Gần Nhất
- Du Khách Đánh Giá Về Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống
- Du Khách Đánh Giá Về Câu Khẩu Hiệu Chương Trình
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Festival Ở Huế
- Giải Pháp Về Đầu Tư, Phát Triển Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch Festival
- Các Giải Pháp Về An Ninh, An Toàn Du Lịch
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Môi trường cộng đồng
Đối với người dân xứ Huế, vốn dĩ thích sống ẩn dật, kín đáo, nên việc hưởng ứng festival đối với người dân Huế cũng không mặn mà, nhiệt tình mấy, đa số không quan tâm nhiều đến lễ hội này. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như, một là người dân Huế vốn quá quen thuộc với những hoạt động văn hóa như thế, hai là đa số người dân không được tham gia để phát triển kinh tế bản thân, ba là gây xáo trộn cuộc sống người dân do ách tắt giao thông, quá đông người, gây phiền nhiễu của du khách, bốn là đa số chương trình nhằm phục vụ du khách, giá cả quá cao, đa số người dân không thể mua chương được. Đây cũng là một trong những bất cập, hạn chế trong việc thúc đẩy, phát triển du lịch festival ở Huế.
Tác động của du lịch festival tới tự nhiên, xã hội Tác động tích cực
Festival Huế mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều ngành, nghề nhờ lượng khách tham dự, tạo cơ hội quảng bá, đầu tư, hợp tác cho khối doanh nghiệp và cộng đồng dân cư điểm đến, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tôn vinh các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống, khuyếch trương bản sắc văn hóa Huế và Việt Nam ra thế giới và tạo điều kiện nâng cấp hạ tầng cơ sở, phương tiện đi lại, chất lượng dịch vụ phục vụ cho sự kiện được tốt hơn.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, điểm tổ chức festival cũng đối diện với không ít những tác động tiêu cực xung quanh sự kiện, số lượng người gia tăng đột biến gây quá tải cho điểm đến, cung không đáp ứng được cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức kinh doanh gian dối, lừa đảo, chèn ép du khách, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần làm giảm nhanh tuổi thọ của môi trường thiên nhiên và các khu di tích lịch sử do quá tải sức chứa.
Nhận xét, đánh giá chung
Tổ chức các sự kiện cộng đồng nói chung festival nói riêng, không thể tránh khỏi tính hai mặt của nó, bên cạnh cái nhận được đương nhiên có cái khác ra đi thay thế. Tuy nhiên, làm thế nào để gia tăng cái được và giảm thiểu cái mất là một vấn đề không dễ đối với ban tổ chức sự kiện và cộng đồng dân cư điểm đến. Cần ý thức rõ trách nhiệm đến mọi thành phần tham dự festival hay chế tài mạnh đối với mọi đối tượng cố tình gây tổn hại đến thuần phong, mĩ tục, di tích lịch sử, văn hóa và nên cân nhắc vị trí tổ chức sự kiện, tránh quá gần hay ngay trong khu di tích.
2.10. Điều kiện phát triển du lịch Festival ở thành phố Huế
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo... Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).
2.10.1. Điều kiện chủ quan
Nguồn nhân lực du lịch
Huế có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo nghề, nhất là các trường dạy nghề chuyên sâu về du lịch, hàng năm cung cấp, bổ sung một lượng lớn nguồn nhân lực du lịch cho cả nước, chủ yếu là các tỉnh Nam, Bắc miền Trung, nơi vốn là vùng trũng du lịch của cả nước.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Hiện nay, Huế có nhiều khách sạn, khu nghi dưỡng quy mô vừa và lớn, đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch quốc tế và nội địa, tập trung ở các khu du
lịch chính như thành phố Huế, khu du lịch núi Bạch Mã, bãi biển Thuận An, bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, khu du lịch Nhị Hồ,..
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay, trên địa bàn có 71 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 31 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 41 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa, văn phòng du lịch, đại lý du lịch, vận chuyển open tour...
Về cơ sở lưu trú, trên địa bàn tỉnh đến nay có 526 cơ sở lưu trú, 9.942 phòng, 16.880 giường, trong đó có 205 khách sạn, 7.360 phòng, 13.252 giường. Khách sạn từ 1-5 sao hiện có 122 cơ sở, 5.194 phòng, 9.465 giường, tăng 21 khách sạn so với cùng kỳ năm 2012, khách sạn từ 3 – 5 sao 25 cơ sở, 2.918 phòng, 5.087 giường.
Hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch
Huế có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện cho việc phát triển du lịch cả đường hàng không (sân bay quốc tế Phú Bài), đường bộ (hầm đèo Hải vân, quốc lộ 1A, cửa khẩu Hồng Vân-Cu Tai, cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng), đường sắt (tuyến đường sắt Bắc - Nam) và đường thủy (cảng nước sâu Chân Mây, cảng biển Thuận An).
Thị trường khách du lịch
Thị trường khách quốc tế chủ yếu đến Huế là Pháp, Mỹ, Đức, Úc, Anh, Nhật, Hàn Quốc... và gần đây thị trường khách Thái đang bùng nổ, tăng mạnh. Lượng khách lưu trú đón được 1,370 triệu lượt, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 74% kế hoạch 2013. Khách du lịch quốc tế 564 ngàn lượt, khách nội địa 806 ngàn lượt. Ngày lưu trú bình quân 2,03 ngày. Doanh thu du lịch ước đạt 1.842 tỷ đồng, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu quốc tế chiếm 61,78%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 4.600 tỷ.
Thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế 9 tháng đầu năm 2013 gồm có: Thái Lan chiếm 17,65%, dẫn đầu các thị trường có khách du lịch đến Huế; Pháp chiếm 14,24%; Úc 7,52%; Anh 7,13%; Đức cũng là một thị trường có dấu hiệu tăng trưởng ổn định chiếm 6,78%; Mỹ 5,7%; đặc biệt, khách du lịch Hàn Quốc đã xếp vào vị trí thứ 7 trong 10 thị trường hàng đầu có khách du lịch đến Huế chiếm 4,65%; Nhật 4,45%.
Định hướng phát triển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015
Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020" và ngày 17/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020; theo đó xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học
- công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất
lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm
đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế
văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các
nước Đông Nam châu Á”.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học –
công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Mục tiêu kinh tế
- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 15 - 16%; thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 - 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế);
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp - xây dựng 42,0%, nông - lâm - ngư nghiệp 12,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là 47,4% - 47,3% - 5,3%;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 - 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020;
- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 - 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020.
Mục tiêu xã hội
- Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 - 2010 dưới 1,2%, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,3 - 0,4%o; sau năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 - 1,2%.
- Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 80% vào năm 2010 và khoảng 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên trên 14 nghìn lao động/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 16 - 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2010, lao động xuất khẩu đạt 2.000 -
2.500 lao động/năm; đến năm 2020 đạt 5.000 - 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40% vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020.
- Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: mẫu giáo trên 70%; tiểu học trên 99,5%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2020, tỷ lệ như sau: nhà trẻ là 50%, mẫu giáo trên 90%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông 75%. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng;
- Đến năm 2010, có 98% số hộ có điện sử dụng; 95% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh;
- Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các bệnh dịch khác. Duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đến năm 2010, đạt 12 bác sỹ/vạn dân và khoảng 15 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường vào năm 2010, trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào năm 2020.
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% vào năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020;
- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước.
Mục tiêu về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020;
- Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng ngập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá;
- Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường;
- Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt.v.v.[39]
2.10.2. Điều kiện khách quan
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.
Thành phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn kết các tài nguyên văn hoá truyền thống đặc sắc với du lịch mà không một Thành phố, địa danh nào ở nước ta có được và là một trong 5 trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung tâm của các di sản văn hoá thế giới của Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, động Phong Nha-Kẻ Bàng) và gần với các Thành phố cố đô của các nước trong khu vực.