Du Khách Đánh Giá Về Chất Lượng Dịch Vụ Ăn Uống

Bảng 2.8. Du khách đánh giá về dịch vụ lưu trú


LOẠI KHÁCH

SỐ LƯỢNG

TUYỆT

TỐT

THƯỜNG

TỆ

KHÁCH QUỐC TẾ

464

114

199

67

84

KHÁCH NỘI ĐỊA

896

9

664

210

13

TỔNG CỘNG

1.360

123

863

277

97

TỶ LỆ %

100%

9%

63%

20%

7%

KHÁCH QUỐC TẾ

34%

25%

43%

14%

18%

KHÁCH NỘI ĐỊA

66%

1%

74%

23%

1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014


Biểu đồ 2 11 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú Đối với dịch 1

Biểu đồ 2.11. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ lưu trú

Đối với dịch vụ lưu trú, có khoảng 72% du khách hài lòng, đây là kết quả khá khả quan, tuy nhiên gần 28% khách không hài lòng còn lại vẫn là một trở ngại không nhỏ, cần phải nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc không hài lòng của du khách.

Dịch vụ ăn uống

Với bề dày lịch sử văn hóa, Huế vốn nổi tiếng về văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú, với bàn tay khéo léo, với sự thông minh sáng tạo, các món ăn Huế đã đạt đến tầm tinh túy, tầm nghệ thuật. Theo sách cũ có ghi thì Huế có 1.300 món ăn và hiện còn lưu truyền trong dân gian 700 món. Trong khi

đó, theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản thì Việt Nam có tổng cộng khoảng 1.700 món ăn.

Có thể xếp món ăn Huế thành các hệ: hệ món mặn, hệ món chay, hệ cháo súp, hệ dưa mắm, hệ nem chả, hệ bánh mặn, hệ bánh ngọt, hệ mứt, hệ món ăn bài thuốc, hệ món ăn cung đình.

Món ăn Huế không chỉ ăn bằng miệng, mà trước hết phải thích nhìn bằng mắt, mũi ngửi thấy thơm, cảm giác thấy thèm, tai nghe những âm thanh gây cuốn hút, tò mò, tức là ăn bằng ngũ quan. Sự hài hòa về màu sắc, hương vị, hài hòa về âm - dương, nóng - lạnh, hài hòa trong bố cục chén, đũa, bát, dĩa... hài hòa như tự nhiên, thiên nhiên, chính là văn hóa ẩm thực Huế.

Bảng 2.9. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ ăn uống


LOẠI KHÁCH

SỐ LƯỢNG

TUYỆT

TỐT

THƯỜNG

TỆ

KHÁCH QUỐC TẾ

464

82

284

35

63

KHÁCH NỘI ĐỊA

896

86

691

109

10

TỔNG CỘNG

1.360

168

975

144

73

TỶ LỆ %

100%

12%

72%

11%

5%

KHÁCH QUỐC TẾ

34%

18%

61%

8%

14%

KHÁCH NỘI ĐỊA

66%

10%

77%

12%

1%

Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014

Biểu đồ 2 12 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống Qua khảo sát có 2

Biểu đồ 2.12. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ ăn uống

Qua khảo sát, có 72% du khách hài lòng với dịch vụ ăn uống, tuy nhiên còn có 5% chưa hài lòng với dịch vụ cung cấp, đây là một tỷ lệ không lớn, tuy nhiên, cần nghiên cứu nguyên nhân và có phương pháp tiếp cận, tư vấn cho du khách.

Dịch vụ vui chơi giải trí

Huế là một thành phố nhỏ, chưa phát triển hiện đại như các thành phố khác nên các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại không bằng các thành phố lớn khác nên không ít du khách thất vọng vì không biết vui chơi cái gì, vui chơi ở đâu. Đây là một hạn chế không nhỏ trong việc khai thác, thu hút và lưu giữ khách ở lại lâu hơn.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là ở Huế thiếu thú vui chơi mà do thú vui chơi ở Huế không giống như các vùng khác. Thú tiêu khiển Huế rất công phu, tao nhã và tinh tế, mang đậm nét văn hóa Huế, văn hóa cung đình trước đây.

Trò chơi và thú tiêu khiển ở Huế luôn có 2 thuộc tính: dân dã và báchọc; dân gian và cung đình. Chẳng hạn trong trò thả diều, vốn xuất phát từ trò

chơi giản đơn, phát triển thành những nhân vật của bộ môn „múa rối trênkhông‟. Môn „cờ người‟, dùng người để đánh cờ, vốn là trò chơi cờ tướng

bình thường, kết hợp với các thế võ cỗ truyền đã nâng tầm tri thức lên thànhnghệ thuật độc đáo.

Những thú vui ở Huế, ngoài mục đích tiêu khiển, giải trí, còn nhằm để

khoa trương tài nghệ, óc thẩm mỹ tinh tế, sự tinh xảo, khéo léo và cả tri thức,học vấn của người dự cuộc. Ðể thỏa mãn thú đỏ đen hay thử vận hên xui,ngoài những trò cờ bạc diễn ra trong các sòng tổ tôm, tứ sắc..., người Huế còn

tìm đến các trò thả thơ, đố thơ, nơi mà sự uyên bác trong học vấn quyết địnhsự thắng thua chứ không phải là tính sát phạt. Tương tự, người ta tìm đến cáchội bài chòi, bài thai là để được thưởng thức những câu hò, giọng hát, để đắmmình trong không khí rộn ràng của cuộc vui hơn là để thử vận may rủi.

Huế còn rất nhiều trò chơi và thú tiêu khiển khác, tuy nhiên, trongkhuôn khổ festival, rất ít trò chơi và thú tiêu khiển Huế được khai thác haykhai thác mang tính chất tượng trưng, chưa được nghiên cứu kĩ càng, dàndựng công phu để du khách có thể thưởng thức, hiểu rõ hết nét uyên áo, tinhtế của nó.

Bảng 2.10. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ bổ sung khác


LOẠI KHÁCH

SỐ LƯỢNG

TUYỆT

TỐT

THƯỜNG

TỆ

KHÁCH QUỐC TẾ


464


92


262


50


60

KHÁCH NỘI ĐỊA


896


109


502


240


45

TỔNG CỘNG

1.360

201

764

290

105

TỶ LỆ %

100%

15%

56%

21%

8%

KHÁCH QUỐC TẾ

34%

18%

61%

8%

14%

KHÁCH NỘI ĐỊA

66%

10%

77%

12%

1%

Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014

Biểu đồ 2 13 Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác Đối với 3

Biểu đồ 2.13. Khảo sát ý kiến du khách về dịch vụ bổ sung khác

Đối với dịch vụ bổ sung khác, ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, chỉ có 71% du khách hài lòng, 29% du khách không hài lòng với các dịch vụ cung cấp.

Dịch vụ đi lại

Về Đường bộ, toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào. Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

Về đường biển và đường thủy, với tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu

dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.

Về đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2 km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.

Về đường hàng không, Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho may bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn. [31]

Bảng 2.11. Tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại


LOẠI KHÁCH

SỐ LƯỢNG

HÀNG KHÔNG


TÀU LỬA

ĐƯỜNG BỘ

ĐƯỜNG THỦY

KHÁCH QUỐC TẾ


464


244


19


200


1

KHÁCH NỘI ĐỊA


896


167


31


691


7

TỔNG CỘNG


1.360


411


50


891


8

TỶ LỆ %

100%

30%

4%

66%

1%

KHÁCH QUỐC TẾ

34%

53%

4%

43%

0%

KHÁCH NỘI ĐỊA

66%

19%

3%

77%

1%

Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014

Biểu đồ 2 14 Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại Qua 4

Biểu đồ 2.14. Khảo sát tỷ lệ du khách sử dụng các phương tiện đi lại

Qua khảo sát, ta thấy số lượng khách sử dụng hệ thống đường bộ chiếm 65%, 30% du khách sử dụng đường hàng không, đây là hai phương tiện chính kết nối du khách và điểm đến.

Bảng 2.12. Du khách đánh giá về chất lượng dịch vụ vận chuyển


LOẠI KHÁCH

SỐ LƯỢNG

TUYỆT

TỐT

THƯỜNG

TỆ

KHÁCH QUỐC TẾ


464


58


356


55


50

KHÁCH NỘI ĐỊA


896


13


747


109


27

TỔNG CỘNG

1.360

71

1,103

164

77

TỶ LỆ %

100%

5%

81%

12%

6%

KHÁCH QUỐC TẾ


34%


13%


77%


12%


11%

KHÁCH NỘI ĐỊA


66%


1%


83%


12%


3%

Nguồn: Khảo sát tháng 04/2014

Biểu đồ 2 15 Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển 5

Biểu đồ 2.15. Khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ vận chuyển

Qua khảo sát, có 83% du khách đánh giá tốt về phương tiện vận chuyển, 17% khách chưa hài lòng với dịch vụ cung cấp.

2.6. Nhân lực du lịch Festival ở Huế

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch festival địa phương

Do Festival Huế được tổ chức định kì hai năm, nên nguồn nhân lực mang tính thời vụ cao, số lượng nhiều tại thời điểm diễn ra sự kiện nên tính chuyên nghiệp đa số hạn chế. Đa số không được đào tạo để phục vụ festival một cách chuyên nghiệp. Điều này cũng không mấy xa lạ đối với những nơi diễn ra sự kiện lớn, nơi cần nhiều nguồn nhân lực tại một thời điểm ngắn nhất định trong năm. Ngoài các đoàn nghệ thuật, ca múa, biểu diễn được mới điến tham dự phục vụ, ta có thể kể đến hai loại nguồn nhân lực phục vụ chính được huy động tại chỗ đó là học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học và nguồn phục vụ tình nguyện viên. Hai nguồn này phải nói là chiếm đa số, ưu điểm là năng động, nhiệt tình, nhược điểm là chưa được đào tạo và ý thức nghề nghiệp tốt.

Ngày đăng: 02/05/2023