Các Giải Pháp Về An Ninh, An Toàn Du Lịch

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân, du khách ý thức trách nhiệm bảo vệ các di tích cổ, các kiến trúc cung đình xưa như ở khu vực Đại Nội, hệ thống lăng tẩm, đền đài, miếu mạo.

- Không nên tổ chức các hoạt động liên quan đến festival gần hay trong phạm vi di tích tránh làm tổn hại, gây nguy hiểm cho du khách vì đa số các di tích đã có nhiều năm tuổi.

Văn hóa Huế

- Mời các chuyên gia phục dựng lại chính xác toàn bộ các vũ khúc cung đình, nhã nhạc cung đình, hò Huế, ca Huế.

- Nên có chính sách đầu tư nghiên cứu chuyên sâu toàn bộ các sản phẩm văn hóa phi vật thể cung đình và dân gian Huế.

- Tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo miễn phí đội ngũ diễn viên, đạo diễn trẻ kế thừa chuyên nghiệp.

- Nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các hành vi, hoạt động thương mại hóa văn hóa như biểu diễn không đủ bộ, số lượng diễn viên, tránh làm méo mó bản sắc và tạo cho du khách cảm nhận không đúng về văn hóa Huế.

3.2.8. Các giải pháp về an ninh, an toàn du lịch

Giải pháp về an ninh

- Tăng cường tối đa các hoạt động an ninh tại thời điểm diễn ra sự kiện. Vận dụng toàn bộ lực lượng bảo vệ, dân quân, trật tự, đoàn thanh niên tham gia hỗ trợ công tác an ninh cho lễ hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Thường xuyên huấn luyện, kiểm tra, nâng cấp lực lượng để đáp ứng nhu cầu an ninh cho khách và người dân.

- Tổ chức các buổi huấn luyện an ninh cho cư dân địa phương, ý thức cảnh giác cao độ cho người dân tại các điểm tập trung đông người, mất trật tự.

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế - 13

- Các doanh nghiệp du lịch, đội ngũ nhân viên phục vụ phải nhắc nhở, hướng dẫn cụ thể cho du khách đề phòng các trường hợp cướp dựt, trộm cắp xảy ra.

- Các lực lượng an ninh, quốc phòng phải luôn trong tư thế sẵn sàng để xử lý, can thiệp kịp thời khi có sự cố, biến cố ngoài mong đợi.

Giải pháp về an toàn Ăn uống

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm định chất lượng dịch vụ thức ăn, thức uống cung cấp cho du khách.

- Xử phạt nặng đối với các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có hành vi buôn bán, cung cấp các thức ăn, thức uống thiếu vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Vận chuyển

- Phối kết hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành, các hãng vận chuyển cung cấp dịch vụ vận chuyển chất lượng cao với giá cả hợp lý. Kịp thời tăng chuyến, tăng tầng suất hoạt động để phục vụ khách tại thời điểm diễn ra sự kiện.

Y tế

- Tăng cường các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho du khách khi có các sự cố liên quan đến y tế, như ngộ độc thức ăn, tai nạn giao thông,…

- Bố trí hợp lý các cơ sơ y tế di động để kịp thời cứu thương tại khu vực có hoạt động festival diễn ra.

- Các lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải luôn túc trực để xử lý các tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Đầu tư

- Khuyến khích các đối tác trong nước và quốc tế đầu tư các công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho festival.

Cơ chế

- Tinh giảm các thủ tục hành chính rườm rà, phiền nhiễu để thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế sớm triển khai hoạt động kinh doanh.

Khuyến cáo

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh phát triển kinh tế địa phương, phát triển du lịch tỉnh và du lịch festival nói riêng.

Quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể hợp lý các khu vực dự kiến có các hoạt động liên quan festival.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch

Phương thức kinh doanh

- Hiệp hội các nhà kinh doanh du lịch, dịch vụ nên có tiếng nói chung trong hoạt động kinh doanh. Liên kết, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với nhau, tránh các tình trạng cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến nền kinh tế, du lịch địa phương.

Cơ sở vật chất

- Thường xuyên câng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới, thay thế các trang thiết bị đã hỏng, đã lỗi thời, hiệu quả sử dụng kém.

Nhân viên phục vụ

- Thường xuyên bồi dưỡng nhân viên phục vụ và quản lý để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương

Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương nên có các hình thức vận động, tuyên tuyền quảng bá rộng rãi cho nhân dân có các hoạt động hưởng ứng, thái độ tích cực, thân thiện hơn với du khách trong thời gian diễn ra sự kiện.

- Tạo điều kiện để cư dân địa phương tìm hiểu về festival, tìm hiểu về văn hóa cố đô bằng nhiều phương thức như miễn, giảm phí vào thăm quan các khu di tích, ban phát sách, báo, tạp chí liên quan đến festival, liên quan đến văn hóa Huế, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về festival, về văn hóa Huế,..

Cư dân địa phương

- Người dân địa phương nên ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường văn hóa của mình, hướng dẫn cho du khách để cùng thực hiện.

TIỂU KẾT

Festival Huế chính là mồi lửa không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch tỉnh nên được quan tâm, đầu tư, mở rộng. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, tổng thể, nghiêm túc, nhằm tạo ra một kì festival có cả chất và lượng, đa dạng, phong phú, mới lạ để tăng sức hấp dẫn của chương trình.

Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, hẹp của đề tài với các giải pháp, cụm giải pháp, kiến nghị được nêu, hy vọng các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp, người dân xứ Huế có thể xem xét, cân nhắc và vận dụng.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ thực tiễn vấn đề, những quan tâm lo lắng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của Festival Huế, tác giả thấy cần đóng một chút công sức nhỏ nhoi với mong muốn hỗ trợ ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình du lịch festival ở Huế có thêm những luận chứng khoa học xác đáng, có cái nhìn bao quát, chi tiết hơn thực tại của chương trình để tham khảo, đúc rút kinh nghiệm để có thể tổ chức những kì festival kế tiếp hoành tráng, chuyên nghiệp và cống hiến hơn cho du khách và người dân, hướng đến phát triển du lịch bền vững cho Festival Huế nói riêng, ngành du lịch, một ngành kinh tế trọng điểm, chiếm gần 50% GDP của tỉnh nói chung.

Qua tham khảo một số công trình của các nhà nghiên cứu festival trước, tác giả thấy rằng còn nhiều vấn đề bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khoa học, hoàn chỉnh. Đa số công trình nghiên cứu sau khi festival đã kết thúc, thống kê các số liệu, đánh giá lại chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm này mang tính chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến cảm nhận của du khách, đối tượng làm nên sự náo nhiệt, hoành tráng, doanh thu cho ngành, nghề du lịch, dịch vụ và các ngành nghề liên quan khác. Do vậy, xét thấy cần thiết nên có những nghiên cứu, khảo sát phản hồi từ phía du khách tham dự festival, những nhu cầu thiết thực, những mong muốn được nhận từ du lịch lễ hội festival mang lại, luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu phản hồi từ phía du khách tại thời điểm diễn ra sự kiện nhằm có cách nhìn khách quan, tổng thể những nhu cầu thiết thực của du khách, hỗ trợ công tác định hình, định hướng cho các kì festival kế tiếp.

Trong phần này, luận văn đã nêu được những vấn đề đang bỏ ngõ, chưa được nghiên cứu một cách khách quan, hệ thống, tổng thể và các hướng nghiên cứu tiếp cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến sự kiện này.

Tổng quan về du lịch festival

Phần này luận văn đã làm rõ hơn các khái niệm liên quan đến vấn đền festival, bổ sung các luận thuyết, những chứng cứ khoa học, những yếu tố ảnh hưởng, những nguyên tắc phát triển và những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, phát triển du lịch lễ hội festival.

Điều kiện phát triển du lịch festival ở Huế

Trong đề mục này, luận văn đã bổ sung những cơ sở lý thuyết, các chứng cứ xác thực về các điều kiện để phát triển du lịch festival ở Huế, đã giới thiệu khái quát về nơi diễn ra sự kiện, các loại tài nguyên du lịch và du lịch festival tại điểm đến, đã cung cấp một số thông tin về các điều kiện hỗ trợ cho du lịch lễ hội nhằm hỗ trợ khai thác tối đa các tiềm năng du lịch.

Thực trạng hoạt động du lịch festival ở Huế

Phần này, luận văn đã đóng góp các nghiên cứu tổng hợp, đúc rút những kinh nghiệm từ thực tiễn khai thác của các kì lễ hội festival trước đây và hiện tại, đã nghiên cứu thị trường khách, các sản phẩm du lịch đang được khai thác, các loại cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực phục vụ, các phương thức tổ chức và quản lý, các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch festival đang sử dụng và thực trạng bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong khai thác du lịch và du lịch festival hiện nay.

Giải pháp phát triển du lịch festival ở Huế

Dựa trên những chứng cứ khoa học, số liệu thống kê về thực trạng khai thác du lịch festival, phần này luận văn đã nêu được các giải pháp, cụm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý, các giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ. Đã nêu được các nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển nguồn nhân lực, các phương thức tuyên truyền, quảng bá du lịch và nêu được các giải pháp về bảo vệ môi trường văn hóa, tự nhiên trong hoạt động du lịch lễ hội festival phù hợp với thực tiễn.

Kiến nghị

Để giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho việc tổ chức các kì festival thành công hơn, phần này luận văn đã nêu các kiến nghị lên các cơ quan quản lý nhà nước, các khối doanh nghiệp và chính quyền địa phương có những định hướng, thay đổi, quan tâm, chia sẽ, đóng góp, hỗ trợ cho các nhà tổ chức sự kiện festival cụ thể hơn, thiết thực hơn.

Thông qua luận văn này, tác giả xin bày tỏ sự quan tâm sâu sắc cho sự tồn tại của chương trình du lịch lễ hội Festival Huế, cho ngành du lịch tỉnh. Hy vọng Festival Huế sẽ luôn là tâm điểm giao lưu, hội tụ của các nền văn hóa trong nước và quốc tế, một sân chơi bổ ích, lý tưởng cho mọi du khách, mọi người dân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Võ Hương An (2006) "Huế" có tự khi mô của, tập "Huế của một thời", Nxb Nam Việt.

2. Minh Anh (2008), 25 Lễ hội đặc sắc ở Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

3. Nguyễn Sơn Anh (2009), Lễ hội cầu phúc cầu lành ở Việt Nam. Nxb Văn hóa – Thông tin.

4. Toan Ánh (1991), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TPHCM.

5. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hoá Thông tin.

6. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên giám thống kê 2010. Nxb Thống kê, 2011.

7. Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Kinh sư.

8. Đề cương tuyên truyền 2014, Ban tuyên giáo trung ương, Ban tổ chức Festival Huế 2014

9. Thuận Hải (2006), Bản sắc văn hoá lễ hội: Văn hóa dân gian đặc sắc qua những lễ hội truyền thống trong năm, Nxb Giao thông vận tải.

10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội, H.

11. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

12. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10.

13. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng

đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ 11 – 08.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí