Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Festival Ở Huế

Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

Thành phố Huế có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C; Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C. Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm; Độ ẩm trung bình 85%-86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở. Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài), Gió mùa Đông Bắc (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10. Điều kiện kinh tế, xã hội

Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế đạt mức độ khá. Tổng GDP qua các năm tăng dần từ mức 3.934.037 triệu đồng năm 2006 lên đến

6.142.030 triệu đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 12,5%. Năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm 45,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,7% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15,1%.

Tổng vốn thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010, Thừa Thiên Huế đã thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng từ 4.750 tỉ đồng năm 2006 lên đến 9.200 tỉ đồng năm 2010. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên từ 6,87 triệu USD năm 2006 lên đến 45,525 triệu USD năm 2010 và tăng 6,6 lần. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tình hình thu hút vốn đầu tư có xu hướng tăng lên đạt 8.370 tỉ đồng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2010.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả tích cực; giá trị xuất khẩu vào các thị trường truyền thống đều tăng, đồng thời các thị trường mới có tiềm năng cũng được các đơn vị tìm kiếm khai thác; các cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã đi vào ổn định, chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu có giá trị cao. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2006 đạt

61.233 nghìn USD tăng lên 257.514 nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là 79 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2011 đạt 277,2 triệu USD, tăng 62,1% so cùng kỳ năm 2010. Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2010: hàng dệt may ước đạt 204,8 triệu USD, tăng 75,5%, chiếm tỉ trọng 73,9% tổng trị giá xuất khẩu; dăm gỗ đạt 47,7 triệu USD, tăng 92,9%; thủy sản 6,6 triệu USD, tăng 19,44%.

Kim ngạch nhập khẩu cũng có nhiều dấu hiệu tích cực, năm 2006, tổng giá trị nhập khẩu đạt 49.243 nghìn USD và tăng lên 208.259 nghìn USD năm 2010, với tốc độ tăng bình quân qua các năm từ 2006 - 2010 là 101,4 nghìn USD. Trong 9 tháng đầu năm 2011 tổng giá trị nhập khẩu đã lên đến 185,36 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng khách du lịchtính riêng năm 2011, tổng lượt khách đến Huế 9 tháng đầu năm ước đạt 1.208,7 nghìn lượt khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó lượng khách quốc tế đạt 487,1 nghìn lượt, tăng 6,9%; khách trong nước đạt 721,6 nghìn lượt, tăng 5,7%. Dự ước tổng ngày khách 9

tháng đạt 2.465,9 ngàn ngày (tăng 6,94% so với cùng kỳ), trong đó ngày khách quốc tế đạt 999,7 ngàn ngày (tăng 7,87%), chủ yếu từ các nước Thái Lan, Pháp, Mỹ,…; ngày khách trong nước là 1.466,2 ngàn ngày (tăng 6,32%). Doanh thu du lịch ước đạt 762,5 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Khu kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô bao gồm 5 khu chức năng chính: khu phi thuế quan, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và khu cảng đã được lập và phê duyệt đảm bảo chất lượng, đúng quy định; được phát triển theo mô hình KKT tổng hợp với cơ chế chính sách “mở”, vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư, xây dựng. KKT Chân Mây - Lăng Cô đã thu hút được 34 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký

36.486 tỉ đồng, tương đương với 2,28 tỉ USD. Trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.312 triệu USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký

Nghiên cứu phát triển du lịch festival ở Huế - 11

15.495 tỉ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt với diện tích 10.184 ha, đang được tỉnh lập quy hoạch chung để trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, nhiệm vụ quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến cuối năm 2011 sẽ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chung KKT cửa khẩu.

Hiện đã hình thành 7 khu công nghiệp (KCN), với diện tích hơn 2.800 ha. Ngoài KCN 560 ha trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, 06 KCN còn lại phân bố đều khắp ở các huyện, thị xã trong tỉnh với tổng diện tích hơn

2.160 ha, có đầy đủ các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư, đó là các KCN: Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa và La Sơn. [6]

TIỂU KẾT

Festival Huế là một sân chơi bổ ích cả yếu tố tinh thần lẫn vật chất, có sự kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại, sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa năm châu bốn bể, một mồi lửa kích cầu cho việc phát triển, giao lưu văn hóa, xã hội, kinh tế, nghệ thuật.

Festival Huế đã có những thành công nhất định về mọi mặt, từ khâu tổ chức đến khâu tuyên truyền, quảng bá, phục dựng lại những nét văn hóa bản địa đặc sắc tưởng chừng bị mai một, lãng quên.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập, yếu kém, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tính hệ thống, chuyên nghiệp còn hạn chế, nghèo ý tưởng, tư tưởng chủ đạo đã là cho sự kiện này giảm nhiều tính hấp dẫn, tính mới, lạ, vốn là các yếu tố quan trọng, kích cầu mạnh đối với du khách.

Tóm lại, Festival Huế vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, cân nhắc, nhằm tạo một môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa, học hỏi lẫn nhau để cùng nhau hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL Ở HUẾ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Huế

Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế

Tổ chức Festival Huế góp phần khẳng định nền văn hóa Việt Nam là thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, củng cố sự thống nhất, đoàn kết giữa các dân tộc. Mỗi vùng, miền đều có những nét văn hóa đặc sắc, nổi bật, tạo ra những mảng sắc màu văn hóa hấp dẫn, là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.

Thông qua Festival Huế nhằm đẩy mạnh việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con người Việt Nam với khu vực và thế giới; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa khác, kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các nước; góp phần tạo dựng, bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế.

Tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế gắn với phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, thương mại, củng cố môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú với phương châm: an toàn, bình đẳng, thân thiện và nhân văn.

Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái niệm mới về lễ hội, lấy mô hình Festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm hình mẫu tổ chức. Festiva Huế không chỉ là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật phong phú, hấp dẫn, đại diện và mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa trên thế giới để người dân và du khách cùng được tham gia và hưởng thụ, mà còn góp công sức để các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian,

lễ hội cộng đồng, các loại hình nghệ thuật... được dày công tái hiện, tôn tạo, gìn giữ và phát huy.

Mục đích, ý nghĩa của Festival Huế 2014

Festival Huế 2014 sẽ tiếp tục là nơi tụ hội các thành phố cố đô của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; là hoạt động văn hóa đặc biệt trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ Latinh do Bộ Ngoại giao đề xướng. Đây là hoạt động nhằm khẳng định vị thế và thực hiện có hiệu quả các kết luận của Bộ Chính trị sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế xứng tầm trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước.

Festival Huế 2014 sẽ mang đậm tính nhân văn, giữ cốt cách truyền thống nhưng có sự thể hiện mới để nhân dân và du khách vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ, với nhiều nét đặc sắc đang chờ đón du khách khám phá và trải nghiệm. [8]

Theo đề cương tuyên truyền, ta thấy mục đích và mục tiêu của việc xây dựng chương trình Festival Huế là nhằm gắn kết tình hữu nghị quốc tế thông qua giao lưu văn hóa, nghệ thuật, nhằm bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống, tăng cường giao lưu, học hỏi các nền văn hóa quốc tế, đồng thời tạo một sân chơi văn hóa đa dạng, phong phú để kích thích tăng trưởng kinh tế, du lịch.

3.1.2. Quy hoạch du lịch Huế

Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020" và ngày17/6/2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệtQuy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

theo đó xác định: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc

Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và mộttrong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học

- công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất

lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm

đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế

văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á”.

Một số chỉ tiêu đến năm 2015

- Hoàn thành cơ bản trùng tu khu vực Đại Nội và một số di tích quan trọng.

- Xây dựng các thiết chế văn hóa, trọng tâm là: Trung tâm Hội nghị, Trung tâm Bảo quản quốc gia, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Bảo tàng Lịch sử - Cách mạng, Hệ thống bảo tàng Huế, Trung tâm Điện ảnh, Công viên - vườn tượng quốc tế, Địa đạo Khu ủy Trị - Thiên. Xây dựng các tượng đài trong danh mục được Chính phủ phê duyệt. Phấn đấu 55% làng, thôn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng.

- Xây dựng, nâng cấp Trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật thành Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế thành Trường Đại học Du lịch; hỗ trợ xúc tiến Dự án xây dựng cơ sở vật chất Học viện Âm nhạc Huế.

- Phấn đấu 100% làng, thôn, bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, trong đó, 95% đạt chuẩn; 100% cơ quan đăng ký xây dựng đơn vị văn hóa, trong đó, 98% đạt chuẩn; 100% gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, trong đó, 90% gia đình đạt chuẩn.

- Phấn đấu đạt 2,5 - 3 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt. Thời gian lưu trú bình quân mỗi du khách đạt 2,5 - 3 ngày.

- Doanh thu du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng.

- Du lịch - dịch vụ chiếm 48% trong GDP.

3.1.3. Thực tiễn du lịch Festival Huế

Qua kết quả khảo sát năm 2014, ta thấy Festival Huế đã không còn hấp dẫn, kì lạ như nhiều người mong đợi, đã trở nên nhàm chán đối với những

khách đã tham dự những lần trước đó. Nhìn chung số lượng khách tham dự festival theo thống kê của ban tổ chức thì tăng rõ rệt, tuy nhiên, đa số khách chỉ lưu lại từ 1 đến 2 đêm trong khi chương trình festival đến 9 ngày đêm.

3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể

Căn cứ thực trạng khai thác Festival Huế hiện nay, trong phạm vi nhỏ, hẹp của luận văn, tôi xin đóng góp một số giải pháp sau:

3.2.1. Giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý Festival

Chính sách

- Mời thầu công khai các gói chương trình, kêu gọi các nhà tổ chức festival trong nước và nước ngoài có uy tín đứng ra tổ chức sự kiện.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân địa phương trực tiếp tham gia để thúc đẩy kinh tế địa phương, gắn lợi ích kinh tế thiết thực cho người dân với sự kiện để tăng ý thức cộng đồng, trách nhiệm của người dân đối với khách và chương trình festival.

Quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể các điểm tổ chức sự kiện cố định nhằm chủ động trong việc trù bị, dàn dựng. Gợi ý tổ chức chương trình khai mạc, bế mạc tại sân vận động Tự do, vừa bán được nhiều vé, vừa an toàn, kinh phí lại thấp hơn, không nguy hại đến các khu di tích.

- Dàn trãi đều chương trình đến các khu, vùng, địa phương để mọi người có cơ hội được thưởng thức, tránh gây xáo trộn, ách tắt giao thông, gây mất trật tự, trị an. Gợi ý mỗi phường, xã, huyện trong địa bàn tỉnh nên có một điểm biểu diễn cố định, xuyên suốt chương trình. Ước tính, festival tổ chức trong 9 ngày, vậy một đoàn biểu diễn có thể biểu diễn tối thiểu 18 điểm khác nhau.

Tổ chức

- Hiện nay festival được tổ chức hai năm một lần, như vậy là quá lâu, nên tổ chức thường niên như các nước khác để lôi kéo du khách đến thường

Ngày đăng: 02/05/2023