Đặc Điểm Và Những Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng

Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến trong sách Du lịch cộng đồng: “DLCĐ có thể được hiểu là phương thức phát triển du lịch bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của chính quyền địa phương, cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác TNMTDL bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách để mọi tầng lớp dân cư đểu có thể sử dụng tiêu dùng các sản phẩm du lịch”. [50, tr.35 – 36]

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, quan niệm DLCĐ được nhiều nhà khoa học, cùng các tổ chức đưa ra cũng như từ thực tiễn phát triển DLCĐ trên thế giới và ở Việt Nam, DLCĐ có thể được hiểu:―Là phương thức phát triển du lịch bền vững có sự tham gia trực tiếp chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP trong mọi hoạt động và tất cả quá trình phát triển du lịch. CĐĐP nhận được sự trợ giúp, hợp tác của các chủ thể tham gia khác, đồng thời được hưởng phần lớn những nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch. Phát triển DLCĐ nhằm bảo tồn, phát triển, khai thác TNMTDL bền vững, phát triển cộng đồng và du lịch bền vững, đáp ứng nhu cầu du lịch đa dạng ngày càng cao và hợp lý của du khách, để mọi tầng lớp dân cư có thể tiêu dùng các sản phẩm du lịch‖. [25, tr.12 – 13]

Trên cơ sở khái niệm du lịch cộng đồng ta thấy rằng trong thực tế phát triển du lịch cộng đồng hiện nay, ở nhiều nơi, hoạt động này không hoàn toàn chỉ là sự tham gia trực tiếp, chủ yếu với vai trò chủ thể của CĐĐP, mà theo đó, CĐĐP trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Đây chính là điểm khác giữa du lịch cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng. Như vậy, ta có thể hiểu, du lịch dựa vào cộng đồng là việc CĐĐP trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý, bảo tồn tài nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương… Lợi ích thu được sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Khách du lịch được nâng cao nhận thức, học hỏi về cộng đồng, và về cuộc

sống đời thường, văn hóa truyền thống của người dân bản xứ. Đồng thời du lịch dựa vào cộng đồng giúp giữ gìn, bảo tồn các di sản về văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương, và hướng đến sự phát triển du lịch bền vững.

1.2. Đặc điểm và những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

1.2.1. Đặc điểm du lịch dựa vào cộng đồng

Du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển du lịch: từ khâu nghiên cứu, lập dự án quy hoạch phát triển du lịch, tham gia với vai trò quản lý và quyết định các vấn đề phát triển du lịch, triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Họ giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này có tính đến hiệu quả và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường.

Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương. Đây là những khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm cao về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa xã hội và hiện đang bị tác động bởi con người.

Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hạn chế, giảm tác động tiêu cực từ chính việc khai thác tài nguyên của cộng đồng và hoạt động của khách du lịch.

Du lịch dựa vào cộng đồng có nghĩa là giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được khuyến khích tham gia và đảm nhiệm các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, phải đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ nguồn lợi từ thu nhập du lịch cho cộng đồng và các bên tham gia.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần làm đa dạng hóa các ngành kinh tế trong khi vẫn duy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống.

Du lịch dựa vào cộng đồng còn bao gồm các yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện của các bên tham gia trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý Nhà nước, ban quản lý...

1.2.2. Những nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng – chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng. Vì thế, khi phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cần thực hiện các nguyên tắc sau:

1/ Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du

lịch.

2/ Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảo đảm

những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết.

3/ Ngay từ đầu, cần thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn.

4/ Phát triển du lịch đi đôi với duy trì phát triển sự đa dạng các ngành kinh tế, không làm suy giảm các ngành truyền thống. Phát triển du lịch như một phương cách giúp CĐĐP phát triển KT – XH, xóa đói giảm nghèo.

5/ Hòa nhập quy hoạch phát triển CĐĐP vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương và quốc gia.

6/ Bảo tồn, phát triển và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng thận trọng, có kiểm soát, tiết kiệm, bền vững và tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh.

7/ Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và VH đặc biệt các giá trị văn hóa bản địa. 8/ Tăng cường giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phương và các bên tham

gia. Giáo dục và đào tạo du lịch còn cần được thực hiện với các chủ thể tham gia vào hoạt động DLDVCĐ.

9/ Phần lớn nguồn thu từ hoạt động du lịch cần được giữ lại cho cộng đồng, dùng để đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo TNDL, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng. Khi phân chia các nguồn lợi thu được từ các hoạt động du lịch cần công bằng và công khai giữa các bên tham gia, cũng như giữa cộng đồng.

10/ Đầu tư, xúc tiến phát triển du lịch có trách nhiệm và trung thực.

1.3. Một số loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Bảng 1.1 Mô tả các loại hình Du lịch dựa vào cộng đồng


Loại

Đặc trưng

Nét hấp dẫn du lịch (điển

hình)

Du lịch di sản

Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu-đền, nhà thờ họ, bia đá, các làn điệu dân ca) còn lưu lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để cho du khách có thể học tập, giao lưu, trải

nghiêm.

Tham quan, nghiên cứu và học tập từ các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, thưởng thức các làn điệu dân ca, tập hát xướng…

Du lịch làng nghề truyền thống

Tham quan, trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ,… còn giữ gìn tại các làng nghề.

Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc các sản phẩm nghề truyền thống hoặc tham gia các công đoạn sản xuất sản

phẩm…

Du lịch sinh thái

Du lịch vận dụng các điều kiện tự nhiên như cảnh quan sông nước, cù lao, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn, khí hậu…

Tour khám phá, trải nghiệm môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, tham quan và thưởng thức các sản phẩm tại các vườn cây ăn quả hoặc cơ sở

chế biến…

Du lịch nông sinh học

Du lịch tận dụng các thế mạnh của nghề nông, các điều kiện nông thôn và cuộc sống tại

các nông thôn.

Các chương trình tham quan, trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, tập sản xuất nông

nghiệp, thưởng thức nông sản,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 3


giao lưu với nông dân…

Du lịch thể thao

Du lịch dựa vào các tài nguyên thiên nhiên để trải nghiệm: bơi, lặn biển, chèo thuyền, câu cá, đua thuyền,

leo núi, trượt tuyết, săn bắn…

Các chương trình trải nghiệm cuộc sống hoang dã, thử thách mạo hiểm, rèn luyện sức khỏe, thưởng thức sản phẩm săn bắt

được…

Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh

Du lịch dựa vào các nguồn nước khoáng, bùn khoáng tự nhiên, các vùng có nhiều phương thuốc, dược liệu quý

của người dân bản địa…

Các sản phẩm ngâm tắm khoáng, ngâm tắm thuốc dân gian… nhằm trải nghiệm và phục hồi sức khỏe.


Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch, Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam (2013)

1.4. Một số hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Nhà hàng: kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân, sử dụng rau, các loại thực phẩm lấy tại nơi sinh sống của họ và các loại thủy hải sản đánh bắt tại địa phương.

Dịch vụ homestay: kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, cung cấp cho du khách sự trải nghiệm chính cuộc sống của họ trong một không gian mới.

Trải nghiệm, mua sắm với nghề truyền thống: biểu diễn các công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho du khách xem…và sau đó cho khách tự làm các sản phẩm để trải nghiệm thực tế. Họ sẽ trả chi phí dịch vụ để được có sản phẩm hoặc mua sản phẩm tại địa phương.

Trải nghiệm nông nghiệp: cho du khách trải nghiệm như cày ruộng, cấy lúa, trồng rau, thu hoạch mùa màng, chăm sóc gia súc... và có thể cho họ được thưởng thức các thành quả của họ.

Tham quan, trải nghiệm các lễ tế, màn trình diễn nghệ thuật truyền thống: hát múa tại các lễ hội, tổ chức các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống. Du khách có thể tham gia một số công đoạn trong các lễ hội và họ cùng vui chơi thưởng thức các trò chơi dân gian, nấu ăn các món ăn truyền thống…

Giao lưu với người dân địa phương, hướng dẫn viên địa phương: là hoạt

động giao lưu hoặc giới thiệu những phong tục tập quán, lễ tiết, luật lệ…về làng cho du khách bởi chính người dân bản địa.

Tái hiện lại lịch sử và văn hóa: cung cấp các dịch vụ viếng thăm và nghe người dân bản địa diễn giảicác tài nguyên văn hóa và các công trình kiến trúc còn lưu lại.

1.5. Mối quan hệ giữa cộng đồng địa phương với hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng

1.5.1. Vai trò của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng

Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng hướng tới nhấn mạnh yếu tố cộng đồng và vì mục tiêu phát triển cộng đồng, bảo tồn những giá trị hiện có của cộng đồng, do vậy cộng đồng địa phương là yếu tố cơ bản, hàng đầu cần quan tâm trong phát triển du lịch cộng đồng.

Cộng đồng địa phương là nhân tố hình thành, nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa: nghệ thuật kiến trúc trang trí nhà, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ thuật truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa ứng xử, lễ hội, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng... Đây là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch.

Bên cạnh đó cộng đồng địa phương còn là người sản xuất các nông phẩm cung cấp cho khách du lịch, đồng thời họ tham gia các hoạt động du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách trong quá trình du lịch tại điểm đến. Đây là chủ thể của mọi hoạt động du lịch và bảo tồn ở địa phương và thu lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương. Du khách có thực hiện được mục đích chuyến đi của mình hay không, có được đáp ứng những nhu cầu du lịch hay không phụ thuộc chủ yếu vào cộng đồng địa phương và môi trường sống của họ.

Thực tế, cộng đồng địa phương làm du lịch thường sống tại các làng bản có địa hình cách trở, xa trung tâm văn hóa kinh tế chính. Các tài nguyên như khí hậu, đất đai, nguồn nước khó khăn, giao thông kém phát triển, trình độ kinh tế - văn hóa còn lạc hậu. Do vậy, trình độ văn hóa nhận thức của cộng đồng nói chung, đặc biệt nhận thức về du lịch, môi trường còn thấp, dễ bị suy thoái về văn hóa, chất lượng cuộc sống thấp. Đây là những khó khăn, hạn chế lớn đối với cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch.

Vì vậy, các hoạt động du lịch cần được quy hoạch, quản lý tổ chức hợp lý, đúng đắn theo hướng bền vững ngay từ đầu và trong quá trình phát triển. Đặc điểm các cộng đồng địa phương đó là sự gắn kết tình cảm lâu đời, có quan hệ huyết thống, vì thế quan hệ ứng xử của cộng đồng thường theo thứ bậc, tôn kính trưởng họ, già làng, trưởng bản. Những người này có uy tín và được tôn kính đối với cộng đồng và am hiểu về văn hóa cũng như phương cách sống của cộng đồng, có vai trò dẫn dắt cộng đồng. Họ thường là những người đại diện cho cộng đồng, tham gia vào các dự án, các quyết định phát triển du lịch, các vị trí trưởng nhóm kinh doanh, trưởng ban du lịch của các bản.

1.5.2. Những tác động của hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng đến cộng đồng địa phương

Nhiều địa phương nghèo, khó khăn về các điều kiện phát triển kinh tế nhưng lại có lợi thế cạnh tranh về các số lượng cũng như chất lượng TNDL sẽ mở ra cơ hội cho phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo.

Khi phát triển DLDVCĐ, CĐĐP nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các bên tham gia, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, CĐĐP có cơ hội phát huy khai thác, bảo tồn có hiệu quả hơn các nguồn lực ở địa phương. Từ đó, tạo nhiều cơ hội cho CĐĐP phát triển KT – XH, nâng cao CLCS cộng đồng.

Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm du lịch của du khách, CĐĐP có khả năng khôi phục, phát triển nhiều ngành nghề truyền thống, cơ hội tạo nhiều việc làm thường xuyên, việc làm bán thời gian, tạo cơ hội tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

DLDVCĐ tạo nhiều cơ hội phát triển văn hóa, giáo dục, cơ hội để người nghèo có thể được đào tạo nghề, nâng cao trình độ, từ đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo cơ hội tìm việc làm, nâng cao CLCS cho người nghèo, phát triển KT–XH ở những địa phương nghèo.

DLDVCĐ mang lại cơ hội đầu tư kinh doanh cho kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ, bởi vốn khởi nghiệp ban đầu không đòi hỏi quá cao, đồng thời lại nhận được sự hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm, chính sách từ các bên tham gia.

DLDVCĐ mang lại nhiều giá trị phi vật chất cho CĐĐP như: cơ hội để lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác hiệu quả, hợp lý các tài nguyên du lịch tự nhiên, tăng cường mối quan hệ gắn kết, hỗ trợ nhau trong cộng đồng, góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia.

Du lịch dựa vào cộng đồng cũng đã đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì du lịch dựa vào cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ: tăng chi phí sinh hoạt, tăng giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông...

Ngoài ra cũng cần phải tính đến các nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa…

Chính vì vậy Ban quản lý Du lịch dựa vào cộng đồng địa phương thường xuyên phải có các hoạt động theo d i và đánh giá để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch dựa vào cộng đồng trong khi vẫn tối ưu hóa được lợi ích do du lịch dựa vào cộng đồng đem lại.

Bảng 1.2 Những tác động của Du lịch dựa vào cộng đồng


NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

I

Những tác động kinh tế tích cực

1

DLDVCĐ đã làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại địa phương

2

Thu nhập về kinh tế của người dân được tăng lên đáng kể

3

Du lịch đã thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư cho địa phương

4

Chất lượng các dịch vụ công cộng tại địa phương tốt hơn nhờ sự đầu tư từ du

lịch

5

DLDVCĐ là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa

phương

6

DLDVCĐ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương

II

Những tác động kinh tế tiêu cực

7

Lợi nhuận từ du lịch địa phương chảy vào túi các cá nhân và tổ chức ngoài địa

phương

8

Lợi nhuận từ DLDVCĐ chỉ làm lợi cho một số người sống quanh khu du lịch

Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương tăng lên là vì du lịch

10

Giá cả nhà đất ở địa phương tăng lên là vì du lịch

11

Tính mùa vụ của du lịch tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc thất

nghiệp

12

Việc phát triển du lịch tại các khu du lịch cũng gây trở ngại cho hoạt động

kiếm kế sinh nhai của người dân địa phương

III

Những tác động văn hoá - xã hội tích cực


13

Du lịch đã cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng du lịch như hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các cửa hiệu,

khách sạn và các nhà nghỉ ... trong khu vực

14

DLDVCĐ làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa của mình


15

DLDVCĐ khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như

phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa phương

16

DLDVCĐ giúp cho việc gìn giữ, tôn tạo và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc của

người dân địa phương

17

DLDVCĐ giúp tăng cường sự giao lưu văn hoá giữa du khách và dân địa

phương

18

Nhờ phát triển du lịch mà người dân địa phương có nhiều hơn các cơ hội giải

trí

19

DLDVCĐ giúp cải thiện CLCS của người dân địa phương

IV

Những tác động văn hoá - xã hội tiêu cực

20

Người dân địa phương phải chịu những thiệt thòi vì sống trong điểm du lịch

21

Du lịch đang làm huỷ hoại văn hoá địa phương

22

Du lịch kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử của

du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống

23

Sự gia tăng số lượng du khách dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân địa

phương và du khách

24

Do sự xuất hiện của KDL, càng ngày càng khó có thể tìm được một không gian

yên tĩnh ở quanh khu vực này

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí