Hoạt Động Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch Và Bảo Vệ Môi Trường Sinh Thái

lao Ông Hổ, trong đó tỷ lệ lưu trú qua đêm của khách quốc tế là 23,9 % và tỷ lệ lưu trú qua đêm của khách nội địa là 0,18 %. Bảng số liệu cũng cho thấy lượng khách quốc tế và nội địa đến cù lao Ông Hổ giảm liên tiếp từ 2012 đến 2014.

2.3.4. Hoạt động xúc tiến

Cù lao Ông Hổ có vị trí địa lý và tài nguyên du lịch phong phú đã được quy hoạch thành các điểm tham quan trong các tour du lịch hấp dẫn du khách của An Giang. Đặc biệt, trong Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ thông qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thực hiện có tên “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh An Giang” từ 2011 đến 2014 đã thực hiện việc xúc tiến các sản phẩm du lịch địa phương thông việc xúc tiến điểm đến trên các phương tiện: bản đồ, các ấn phẩm, internet, các phương tiện thông tin giải trí, các sự kiện du lịch, trung tâm thông tin du lịch. Ngoài ra, trong các dịp lễ hội gắn với Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, các hoạt động thông tin, truyền thông, các sự kiện, lễ hội cũng được truyền thông, quảng bá mạnh mẽ trên báo chí, truyền hình…

Tuy vậy, việc xúc tiến phát triển du lịch tại cù lao Ông Hổ mới được thực hiện chưa đồng bộ và tổng thể, việc giới thiệu các giá trị tự nhiên và văn hóa còn hạn chế. Chương trình xúc tiến chưa nhấn mạnh thế mạnh du lịch dựa vào cộng đồng của địa phương, mà chủ yếu quảng bá du lịch văn hóa, trên cơ sở khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đồng thời, hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa thực sự thâm nhập sâu vào các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị lữ hành và các điểm du lịch lân cận.

2.3.5. Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái

- Bảo tồn và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa, các công trình tôn giáo: được sự quan tâm của Nhà nước, các di tích lịch sử văn hóa trên cù lao Ông Hổ được trùng tu, bảo tồn hiệu quả. Trong đó, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt vào tháng 5 năm 2012. Tại các di tích lịch sử văn hóa, các công trình tôn giáo như Miếu Ông Hổ, Đình Mỹ Hòa Hưng, Hưng Long Tự đều có các bộ phận quản lý hoạt động khá hiệu quả, họ đã thực hiện các nhiệm vụ, bảo vệ, quản lý, vệ sinh, huy động người dân đóng góp, trông coi việc trùng tu tôn tạo các di tích.

- Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống: tuy thu nhập thấp, lao động vất vả, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, thiếu vốn… xong nông dân sản xuất nghề truyền thống ở cù lao Ông Hổ vẫn trăn trở, tiếp tục làm nghề và giữ nghề, với mong muốn lưu giữ và phát triển truyền thống mang dấu ấn địa phương.

- Người dân tại cù lao Ông Hổ vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa, ứng xử tốt đẹp như: tôn trọng giá trị truyền thống, đoàn kết trong dòng họ, bảo tồn nhà thờ họ, tham gia ngày giỗ tổ đình, giúp đỡ nhau trong họ và làng xóm…

- Bảo tồn và tổ chức các lễ hội: tất cả các gia đình, chính quyền địa phương trong xã đều tham gia đóng góp kinh phí, thời gian và công sức để tham gia tổ chức hoặc tham dự các lễ hội hằng năm.

- Bảo vệ môi trường vùng sông nước: tại cù lao Ông Hổ, người dân đã được giáo dục về bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường đất, nước và không khí… Tại các khu vực trồng lúa và hoa màu đều được xây dựng các bể sinh học chôn vỏ chai thuốc trừ sâu. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền không đánh bắt thủy sản bằng những hình thức hủy diệt và nguy hiểm như chích điện, nổ mìn… Thực hiện việc đặt các thùng rác công cộng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ mội trường, không xả rác bừa bãi, đặc biệt trên sông rạch, mương nước…

2.3.6. Sự tham gia của các bên vào du lịch dựa vào cộng đồng ở cù lao Ông Hổ, An Giang

2.3.6.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Những người dân tham gia hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ đều là những người dân bản địa sinh ra và lớn lên ở đây.

CĐĐP tham gia vào các hoạt động du lịch đã tận dụng được nhà cửa, không gian sinh hoạt của gia đình, và các nguồn lực khác, qua đó, tạo được việc làm mang lại thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức, kỹ năng sống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bảng 2.5. Số lao động tham gia dịch vụ Du lịch dựa vào cộng đồng trên cù lao Ông Hổ


2010

2011

2012

2013

2014

Dịch vụ Homestay

10

14

20

20

22

Vườn sinh thái ẩm thực

6

6

12

17

20

Trải nghiệm nông nghiệp

0

0

3

3

5

Hướng dẫn viên địa phương

2

3

5

6

6

Trải nghiệm nghề truyền thống

1

1

2

2

3

Dịch vụ vận chuyển

15

18

22

22

20

Du lịch di sản

4

4

7

7

7

Đờn ca tài tử

8

8

10

12

12

Bán sản phẩm lưu niệm

1

1

3

2

3

TỔNG

47

55

84

91

98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 9

Nguồn: Trung tâm Du lịch Nông dân An Giang

Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực du lịch tại các điểm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tăng đáng kể trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2014. Năm 2010 tại cù lao Ông Hổ chỉ có khoảng trên 40 lao động tham gia hoạt động du lịch ở địa phương, trong đó chủ yếu là những lao động phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch như homestay, dịch vụ vận chuyển (xe ôm, xe lôi)… Đến năm 2014 số lượng người tham gia du lịch ở địa phương tăng lên đáng kể, với khoảng 100 lao động tham gia hoạt động du lịch, với các hoạt động kinh doanh: dịch vụ lưu trú, vườn sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… Nhìn chung du lịch đã góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì trong các hộ gia đình ở cù lao Ông Hổ, số người làm việc trong lĩnh vực du lịch không nhiều, phần lớn họ tập trung trong ngành nông nghiệp trồng lúa và hoa màu, một số hộ gia đình đã tham gia vào dự án Du lịch nông nghiệp do tổ chức Nông dân Hà Lan hỗ trợ thì hầu hết các thành viên trong gia đình đều tham gia vào lĩnh vực này, đặc biệt những hộ gia đình kinh doanh lưu trú, vườn sinh thái ẩm thực, dịch vụ vận chuyển… Thu nhập họ có được từ lĩnh vực du lịch cao hơn so với các ngành khác và cao hơn những công việc trước

đây, sức lao động về thể chất của họ không cực nhọc, họ chỉ thể hiện sự khéo léo, nhanh nhạy và tận tình của mình là chủ yếu. Từ những lợi ích kể trên, du lịch ngày càng thu hút cộng đồng tham gia, số lượng lao động và số lượng công ăn việc làm ngày càng nhiều và thu nhập ngày càng được cải thiện hơn.

Lao động tại các điểm có sự tham gia của cộng đồng tại cù lao Ông Hổ tiếp tục thu hút giới trẻ trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống gắn với vườn sinh thái, thu hút giới trẻ theo học các lớp đào tạo về du lịch, ngoại ngữ để phục vụ cho khách khi đến thăm địa phương mình.

Thu nhập bình quân đầu người tại cù lao Ông Hổ tăng đáng kể trong các năm, đặc biệt là năm 2010, thu nhập bình quân là 11,8 triệu/năm thì năm 2012 là 16,2 triệu/năm, đến năm 2014 là 26,1 triệu/năm, trong sự ra tăng thu nhập bình quân này có sự đóng góp không nhỏ của du lịch dựa vào cộng đồng.

Bảng 2.6 Thu nhập bình quân đầu người/năm ở cù lao Ông Hổ (đơn vị: triệu đồng)



2010

2011

2012

2013

2014

Thu nhập bình quân

đầu người/ năm

11,8

13,3

16,2

21,3

26,1

Nguồn. Báo cáo Kinh tế - Xã hội xã Mỹ Hòa Hưng(2010 -2014)

Chăm lo tốt gia đình chính sách, gia đình nghèo, neo đơn, trẻ mồ côi, nâng mức sống gia đình chính sách lên mức khá so khu dân cư; thực hiện tốt việc vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, đã cất sửa được 11 căn nhà tình nghĩa trị giá 510 triệu đồng, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo, tạo việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,19% năm 2010 xuống còn 1,35% năm 2014.

Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở cù lao Ông Hổ (Đơn vị: %)



2010

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ hộ nghèo

3,19

2,97

2,48

1,92

1,35

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Mỹ Hòa Hưng (2010 -2014)

Việc phát triển du lịch tại các địa phương không chỉ đem lại công ăn việc làm, góp phần cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn đem lại nhận thức mới cho người dân, giúp họ học được cách sống văn minh, lịch sự, và giữ gìn nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình nhiều hơn. Tính đến 2014 có 7/9 ấp đạt danh hiệu “ấp văn hoá”, 84,3% gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hoá”, hàng năm có biểu dương khen thưởng danh hiệu gia đình văn hóa; đặc biệt thực hiện tốt mô hình

cổng chào, hàng rào cây xanh và cột cờ đúng quy định tại ấp Mỹ Thuận, Mỹ Hiệp và Mỹ an 2; phát triển các thiết chế văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nhân cách người dân Mỹ Hòa Hưng “thân thiện, hiếu khách”. Phát huy hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa gắn với Trung tâm học tập cộng đồng. [45]

Số hộ đạt gia đình văn hóa ngày càng tăng, đây là điều kiện tốt cho các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các điểm du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ như ở xã Mỹ An 1, Mỹ Long 1, Mỹ Khánh… số lượng gia đình văn hóa đều tăng qua các năm, du lịch đã đem văn minh tới cho cộng đồng.

Tuy nhiên tác động, ảnh hưởng của du lịch dựa vào cộng đồng tới cù lao Ông Hổ chưa thực sự mạnh mẽ hiệu quả trên diện rộng, số người hưởng lợi từ du lịch còn quá ít, và lợi ích từ du lịch chưa đủ mạnh để cải thiện và thay đổi r nét cuộc sống người dân. Phần lớn người dân còn thờ ơ, chưa hiểu r về ảnh hưởng tích cực của du lịch dựa vào cộng đồng, vì vậy, họ còn thấy lạ lẫm, tỏ thái độ chú ý, d i theo khi có những đoàn khách du lịch đang trải nghiệm tại địa phương.

Vì vậy, để du lịch dựa vào cộng đồng có một vị trí hơn nữa đối với việc giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân thì cần phải có chương trình, dự án phát triển du lịch phù hợp, việc phân chia trách nhiệm và lợi ích phải phân bổ công bằng đến các hộ dân, đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, nâng cao khả năng nhận thức của cộng đồng để họ ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong phát triển du lịch.

2.3.6.2. Sự tham gia của khách du lịch

Du khách trong nước đến với cù lao Ông Hổ chủ yếu viếng thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đặc biệt vào các dịp lễ hội. Ngoài ra, cù lao Ông Hổ còn đón khách du lịch địa phương tham quan cụm miếu Ông Hổ, chùa Chư Vị và thưởng thức ẩm thực tại các vườn sinh thái ẩm thực tại ấp Mỹ Khánh và Mỹ An 1. Với giá trị lịch sử truyền thống gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã tác động mạnh mẽ, nhằm giáo dục ý thức cách mạng, nâng cao lòng tự hào về quê hương đất nước. Vì vậy, hàng năm, rất nhiều trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh An Giang và khu vực ĐBSCL tổ chức cho học sinh tới viếng thăm, ôn lại giá trị truyền thống tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Du khách nước ngoài đến với cù lao Ông Hổ hàng năm chiếm tỷ lệ không cao. Theo đó, khách nước ngoài đến cù lao Ông Hổ chủ yếu tham gia vào các hoạt

động du lịch cộng đồng như: sử dụng dịch vụ homestay, trải nghiệm đời sống cùng người dân cù lao, thưởng thức ẩm thực, nghe đờn ca tài tử, du lịch tham quan ruộng đồng, sông nước, nhà vườn, tham gia trải nghiệm sản xuất nông nghiệp, đạp xe trên các con đường liên ấp… Cảnh sông nước, vườn cây trái cùng môi trường sinh thái trong lành, gần gũi với thiên nhiên tạo ấn tượng mạnh cho du khách. Du khách đến cù lao Ông Hổ vừa được sống trong khung cảnh làng quê Nam bộ, vừa được tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của cù lao Ông Hổ nói riêng, của con người vùng sông nước Cửu Long nói chung, vừa được tham gia trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp và lao động sản xuất mang đậm dấu ấn địa phương. Chính những hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng là phương tiện hiệu quả nhất để đưa những giá trị tự nhiên, văn hóa của vùng đất cù lao đến với du khách, tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.

Tuy nhiên, do hoạt động dịch vụ du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế nên du khách còn cảm thấy chưa thực sự yên tâm khi lưu trú trong các hộ kinh doanh homestay, cảm thấy không an toàn khi tham gia các phương tiện đường bộ và đường thủy. Vì vậy, thời gian lưu trú của du khách ngắn, thường là một đêm hoặc trong ngày.

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang (%)

50

45

40

35

30

25

20

KDL Quốc tế

KDL Nội địa

15

10

5

0

Rấ t hấ p dẫ n

Khá hấ p dẫ n

Hấ p dẫ n TB

Không hấ p dẫ n


Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Bảng 2.8 Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP (%)


Các loại sản phẩm du lịch

KDL quốc tế

KDL nội địa

Homestay

32

12

Vườn sinh thái ẩm thực

14

40

Trải nghiệm nông nghiệp

24

12

Du lịch sông rạch

40

24

Du lịch di sản (khu di tích, đình,chùa, miếu)

26

34

Hướng dẫn viên địa phương

18

10

Các phương tiện vận chuyển

8

18

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

2.3.6.3. Sự tham gia của công ty du lịch

Số lượng các công ty du lịch tham gia vào hoạt động DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ rất ít, phần lớn là những công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh An Giang và một số công ty trên địa bàn Cần Thơ, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh…

Các công ty lữ hành thiết kế chương trình du lịch đến Cù lao Ông Hổ thường đi về trong ngày hoặc chỉ coi đây là một điểm tham quan trong toàn bộ chương trình du lịch, chỉ một số ít công ty khai thác dịch vụ homestay có lưu trú qua đêm.

Các công ty du lịch chưa thực sự mặn mà với dịch vụ homestay tại đây do cơ sở vật chất phục vụ lưu trú còn rất hạn chế.

Trên địa bàn không có công ty du lịch nào đầu tư kinh doanh các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển… các công ty du lịch chỉ thực hiện khai thác sản phẩm du lịch dịch vụ địa phương thông qua việc tham quan di tích, khung cảnh làng quê, ăn uống trong vườn trái cây…

Bảng 2.9. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLDVCĐ tại cù lao Ông Hổ, An Giang (%)

Tiêu mục

Rất hấp dẫn

Khá hấp dẫn

Hấp dẫn trung

bình

Không hấp dẫn

Sinh thái, cảnh quan, DL sông rạch

20

40

30

10

Các di tích (khu lưu niệm, đình, chùa, miếu)

40

30

20

10

Vườn sinh thái ẩm thực

40

40

20

0

Vệ sinh môi trường

30

40

20

10

An ninh và an toàn du lịch

30

30

20

20

Nghề thủ công truyền thống

10

30

40

20

Trải nghiệm nông nghiệp

40

30

30

0

Biểu diễn văn hóa nghệ thuật

50

30

10

10

Văn hóa đời sống của CĐĐP

10

50

30

10

Homestay

10

20

40

30

Dịch vụ ăn uống trong nhà cổ

20

30

40

10

Dịch vụ vận chuyển

0

20

30

50

Hướng dẫn viên địa phương

10

20

50

20

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

2.3.6.4. Sự tham gia của chính quyền địa phương

Trong hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, chính quyền địa phương chỉ tham gia phối hợp trong việc thực hiện dự án “Xây dựng trung tâm du lịch nông dân tỉnh An Giang”. Theo đó, chính quyền địa phương thực hiện việc tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng. Với Dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ, chính quyền địa phương tại xã Mỹ Hòa Hưng đã thực hiện việc phối hợp hiệu quả, thực hiện việc tập hợp, tuyên truyền, phổ biến cho người dân thấy được ý nghĩa của việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương.

Chính quyền địa phương đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng theo các chủ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/06/2023