Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 5

chăn nuôi. Nhờ phát triển trồng rau và chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, Đơn Dương đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 18,3 triệu đồng/năm (2010) lên 41,4 triệu đồng/năm (2014), chỉ đứng sau một số trung tâm lớn của tỉnh như Đà Lạt, Bảo Lộc. Về lĩnh vực lâm nghiệp, công tác trồng rừng, trồng cây phân tán được triển khai hàng năm, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 56,8% (2014). Hiện nay, huyện có 22 đơn vị chủ rừng trong đó có 02 đơn vị được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp, 20 đơn vị ngoài nhà nước thuê rừng và đất lâm nghiệp để phục vụ cho việc trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch dưới tán rừng với diện tích 5.005ha; có trên 27.000ha rừng được giao khoán quản lý bảo vệ cho 926 hộ trong đó có 816 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,4%, ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế, chiếm 56,4% tiếp đến là ngành dịch vụ chiếm 30,2% và ngành công nghiệp xây dựng chiếm 13,4% (2014).

Về lĩnh vực du lịch, dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú Đơn Dương có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch nghiên cứu tuy nhiên hiện nay hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện còn nghèo nàn, chưa được đầu tư; đội ngũ lao động du lịch còn thiếu, công tác quy hoạch du lịch chưa được chú trọng dẫn đến hoạt động du lịch phát triển chậm. Du khách chỉ mới biết và đến Đơn Dương trong 03 năm trở lại đây nhờ những bức ảnh đẹp được đăng tải trên các kênh truyền thông đặc biệt là hiệu ứng “lây lan” trên các trang mạng xã hội sau khi những nhà nhiếp ảnh và bạn trẻ đam mê chụp ảnh chia sẻ thông tin cũng như ảnh đẹp về Đơn Dương qua góc nhìn của họ. Đây là tiền đề để tăng cường công tác quảng bá về thiên nhiên, văn hóa và con người Đơn Dương đến với du khách từ đó hấp dẫn du khách giúp hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Tháng 10/2015 huyện Đơn Dương được công nhận là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng cũng như cả khu vực Tây Nguyên và là 1 trong 6 huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong cả nước. Điều này góp phần tạo động lực để phát triển kinh tế văn hóa và nâng cao đời sống cho người dân địa phương từ đó xây

Phần I: Quan điểm của người dân về du lịch cộng đồng. Phần này bao gồm 26 câu hỏi đóng nhằm nắm bắt quan điểm của CĐĐP về khái niệm du lịch cộng đồng và tác động của du lịch cộng đồng trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Đáp viên trả lời các câu hỏi theo 5 mức độ của thang đo Likert từ 1 tương đương “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 tương đương “hoàn toàn đồng ý”. Nội dung bảng hỏi trong phần này bao gồm 07 câu hỏi nhằm biết được CĐĐP hiểu như thế nào về DLCĐ, 12 câu hỏi liên quan đến tác động tích cực của DLCĐ và 07 câu hỏi liên quan đến tác động tiêu cực của DLCĐ.

Phần II: Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Đơn Dương. Phần này bao gồm 07 câu hỏi đóng nhằm đánh giá thực trạng tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch tại Đơn Dương bằng cách sử dụng thang đo mức độ tham gia của người dân dựa trên lý thuyết của Pretty và cộng sự (1995).

Phần III: Nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương. Trong phần này, 17 câu hỏi đóng được đặt ra để đánh giá nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển DLCĐ tại Đơn Dương theo thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 tương đương “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 “hoàn toàn đồng ý” và 01 câu hỏi đóng theo dạng sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng nội dung trong câu hỏi.

Phần IV: Thông tin cá nhân của đáp viên. Mục đích của phần này là để thu thập thông tin nhân khẩu học của đáp viên bao gồm nghề nghiệp, tuổi, giới tính, trình độ, dân tộc, thời gian cư trú tại địa phương, mức thu nhập và nguồn thu nhập chính của hộ gia đình đồng thời có 01 câu hỏi mở để đáp viên có thể nêu quan điểm cá nhân về việc phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương.

2.3.1.2. Kích cỡ mẫu

Theo phòng Thống kê huyện Đơn Dương, tổng dân số trên địa bàn huyện năm 2014 là 98.608 nhân khẩu, với 24.443 hộ. Đề tài nghiên cứu chọn hộ gia đình làm mẫu đại diện thông qua hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Dựa trên công thức tính cỡ mẫu n= N/ (1+N.e2) trong đó N là quần thể, e là sai số tiêu

một trong những con đèo hùng vĩ, đẹp nhất Việt Nam. Lên đến đỉnh đèo, toàn bộ cảnh vật thiên nhiên của một vùng đất rộng lớn với cảnh núi non hùng vĩ, tiếng thác nước chảy vang vọng, những khúc cua khúc khuỷu, hiểm hóc và xa hơn là đồng bằng Phan Rang – Ninh Thuận hiện ra trước mắt vô cùng ấn tượng. Ngoài ra, đèo Dran thuộc thị trấn Dran là con đèo thứ hai thuộc huyện Đơn Dương nối tiếp với đèo Ngoạn Mục để đến Đà Lạt, đèo ít gấp khúc hơn so với đèo Ngoạn Mục, hai bên đường là những đồi thông và đồi chè xanh mướt, trải dài hết con đèo, ngay cạnh hai vệ đường là màu vàng rực của hoa Dã quỳ vào những tháng cuối năm rở rộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Với nhiệt độ trung bình từ 21 – 220C, khí hậu mát mẻ quanh năm và ít chịu

ảnh hưởng của những biến đổi thời tiết thất thường (Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, 2015), điều kiện khí hậu ở Đơn Dương vừa thích hợp cho hoạt động canh tác rau hoa, chăn nuôi bò sữa của người dân địa phương vừa là điều kiện lý tưởng cho các hoạt động du lịch phát triển.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 5

Cảnh quan tự nhiên ở Đơn Dương rất mộc mạc và giản dị với đồi thông Châu Sơn, những đồi hoa dại Dã qùy, những cánh đồng hoa Hướng dương, hoa Cải ở xã Tu Tra và bạt ngàn những vườn rau xanh ngắt như cải, xà lách, hành tây, khoai tây, ớt chuông bao quanh toàn huyện. Nơi đây được xem là “vựa cà chua”, là vùng chuyên canh rau lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, hơn nữa còn nổi tiếng với dứa Cayenne - loại cây đặc thù của vùng Đơn Dương được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Dứa Cayenne Đơn Dương” vào năm 2009.

Vượt qua những con đèo thì đến với hồ Đa Nhim thuộc thị trấn Dran, nằm trên hướng đi từ Phan Rang lên Đà Lạt. Hồ cũng là một điểm dừng chân ngắm cảnh tuyệt đẹp cho du khách khi đến với Đơn Dương. Ngoài ra, Đơn Dương còn có những con thác đẹp như là thác Cha Tây nằm trên địa bàn xã Lạc Xuân với dòng nước mát, chảy nhẹ nhàng dưới tán rừng nguyên sinh còn đầy vẻ đẹp hoang sơ. Thác Thiên Thai thuộc xã Lạc Nghiệp nằm ngay đầu đèo Ngoạn Mục thì hoàn toàn khác bởi thác nước chảy dọc theo khe núi đá, dựng đứng làm nước bung trắng xóa, phong cảnh thiên nhiên xung quanh thì đầy tính nguyên sơ. Tóm lại, tài nguyên du lịch tự nhiên của Đơn Dương được kết hợp hài hòa bởi tài nguyên nước, hệ thực

vật, yếu tố địa hình, khí hậu góp phần tạo nên một nét riêng hết sức giản dị cho nơi đây và sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch địa phương.

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Xét về tài nguyên du lịch văn hóa thì vùng đất Đơn Dương chiếm ưu thế với tài nguyên văn hóa phi vật thể gắn với đồng bào dân tộc Churu; nổi bật nhất là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng Churu ở Đơn Dương nói riêng mà còn đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Những màn biểu diễn đậm chất bản địa trong trang phục truyền thống của cộng đồng Churu hứa hẹn đem đến cho du khách những trải nghiệm khó quên, đặc biệt là nghệ nhân Ma Bio và nhóm cồng chiêng ở thôn Diom A, xã Lạc Xuân.

Trong kho tàng giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú của đồng bào Churu có một nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng đó là nghề chạm trổ kim hoàn đặc biệt nghề làm nhẫn bạc vẫn còn được lưu giữ cho đến hiện nay tuy nhiên có nguy cơ bị mai một nếu không được bảo tồn kịp thời. Đối với người Churu, chiếc nhẫn bạc không chỉ là đồ trang sức mà còn được xem là của hồi môn quý giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghi thức hôn nhân, tang ma. Mặt khác, nguồn gốc tổ tiên của đồng bào Churu là một bộ phận từ cộng đồng Chăm (Ninh Thuận) do đó họ còn lưu giữ nghề gốm truyền thống với nét độc đáo là không dùng bàn xoay và không nung lửa; sự tinh tế của sản phẩm gốm do bàn tay con người tạo nên cộng với bí quyết chọn đất mà chỉ có người trong cộng đồng mới biết luôn chất chứa giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Churu nơi đây. Hơn nữa, người Churu còn làm ra những sản phẩm đan lát như đồ dùng gia đình bằng mây, tre hay công cụ phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, sản xuất nông nghiệp gồm dao, liềm, cuốc, nạo cỏ, …

Về trang phục truyền thống thì thực ra đồng bào Churu không có nghề dệt vải cho nên trang phục của họ được lấy nguyên liệu từ cộng đồng Cơ Ho và Chăm, do đó trang phục của người Churu là sự giao thoa, kết hợp giữa trang phục của

người Chăm và người Cơ Ho nhưng vẫn tạo nên sắc thái riêng. Phụ nữ Churu đeo đồ trang sức bạc là chủ yếu và họ quan niệm bạc là kim loại còn quý hơn cả vàng.

Nói về văn hóa ẩm thực của đồng bào Churu thì phải kể đến canh cà đắng nấu với da trâu, cá suối cuốn lá rừng nướng ăn kèm với muối ớt xanh. Vốn là tộc người chuyên canh tác lúa nước cho nên lương thực chính của người Churu là cơm và cháo. Bên cạnh đó, họ còn ăn các món như thịt, thịt khô, cá nướng, cá khô, mắm, rau, … từ những nguyên liệu có thể kiếm được xung quanh khu vực sinh sống của mình đồng bào Churu đã chế biến ra những món ăn mang hương vị riêng mà cũng đậm chất núi rừng.

Vì là nơi tập trung sinh sống và gắn liền với cộng đồng Churu nên hầu hết các công trình kiến trúc ở Đơn Dương đều toát lên nét văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, đó là những ngôi nhà ở, nhà sinh hoạt cộng đồng đang còn hiện hữu chẳng hạn như nhà sàn cổ dân tộc Churu ở thôn Diom A hay nhà thờ Ka Đơn (xã Ka Đơn) là một trong những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo ở Đơn Dương, được thiết kế và xây dựng dựa trên ý tưởng kiến trúc nhà ở của người Churu, tôn trọng vật liệu tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên xung quanh và đã vinh dự nhận được giải thưởng kiến trúc Thánh Châu Âu lần thứ IV – 2011, tại Ý; giải nhì cuộc thi kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ VI (năm 2016), tại Đức .

Nếp sống và văn hóa sinh hoạt thường ngày của đồng bào Chu Ru ở một số thôn, xã như là Pró, Tu Tra, Đạ Ròn, Ka Đơn vẫn còn giữ tính nguyên bản nhờ đặc điểm tập trung sinh sống gần nhau chứ không có cộng đồng khác cùng chung sống. Văn hóa tín ngưỡng của người Churu cũng được biểu hiện phong phú không chỉ trong hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày mà còn trong tâm tư, nếp nghĩ của mỗi người; đó là nghi lễ thờ cúng “yàng” – vị thần của người Churu, nghi lễ cúng tế liên quan đến chu kỳ sản xuất lúa nước, nghi lễ gắn với chu kỳ đời sống của con người và đặc biệt là những hình thức ma thuật (chữa bệnh, tình yêu) và những điều kiêng kỵ trong đời sống của đồng bào.

Ngoài ra, nhắc đến nghề truyền thống ở Đơn Dương thì làng bánh tráng gia truyền Lạc Lâm tại thôn Xuân Thượng, xã Lạc Lâm đang dần được biết đến. Ở đây có nguyên một làng làm nghề bánh tráng thủ công truyền thống, chính người dân

Về độ tuổi, người dân từ 31 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 56,1%, tiếp đến là độ tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ 20,5%, người dân được khảo sát trong độ tuổi 51 – 60 chỉ chiếm 16,7%, còn độ tuổi trên 60 có tỷ lệ thấp nhất, 6,8%. Về giới tính, tỷ lệ nữ chiếm hơn một nửa số đáp viên, 51,5%. Phần lớn người dân được khảo sát là dân tộc Kinh (54,5%) và Churu (38,6%) còn tỷ lệ đồng bào dân tộc khác như Cơ Ho, Chil, Mạ, Êđê, … chỉ chiếm 6,9%. Về trình độ, số đáp viên học đến Cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất, 34,8% và 20,5% là tỷ lệ đáp viên học đến Cấp 3, tỷ lệ đáp viên có trình độ từ Cấp 1 trở xuống là 21,3% còn trình độ Đại học, Sau đại học chiếm tỷ lệ 12,9% và cuối cùng là trình độ Trung cấp, Cao đẳng 10,6%. Người dân được khảo sát đại diện cho mỗi hộ gia đình hiện đang sinh sống tại 10 xã, thị trấn thuộc huyện Đơn Dương cho nên số đáp viên được phân bố khắp 10 xã, thị trấn trong đó tỷ lệ đáp viên ở các xã, thị trấn như Tu Tra, Thạnh Mỹ, Lạc Lâm, Pró, Lạc Xuân và Ka Đơn chiếm trên 10%. Đại đa số người dân được khảo sát sinh sống tại địa phương trên 20 năm, chiếm 74,2%, tiếp đến là tỷ lệ người dân sinh sống từ 16 – 20 năm, chiếm 10,6%, 7,6% là tỷ lệ người dân sinh sống từ 11 – 15 năm và 3% là tỷ lệ người dân sinh sống 6 – 10 năm và cuối cùng là 4,5% người dân sinh sống dưới 5 năm.

Về nghề nghiệp, đa số người dân được khảo sát làm nghề nông, chiếm 53,8%, tiếp đến là kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ 18,2%, nhân viên văn phòng và cán bộ viên chức chiếm trên 6%, 5,3 % là tỷ lệ đáp viên làm nghề giảng dạy còn thấp nhất là học sinh, sinh viên trên 18 tuổi chiếm 1,5%. Nhìn chung, mức thu nhập của đáp viên tương đối cao so với một số địa phương ở khu vực miền núi, thu nhập trung bình của hộ gia đình đáp viên trên 4,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, 44,7%, tiếp đến là mức thu nhập từ 1,5 triệu – 4,5 triệu đồng/tháng, chiếm 38,6%, tỷ lệ mức thu nhập từ 700 ngàn – 1,5 triệu đồng/tháng là 7,6% và hộ gia đình có mức thu nhập dưới 700 ngàn đồng/tháng chiếm 9,1% trong đó chủ yếu là các hộ gia đình người đồng bào dân tộc Churu sinh sống tại xã Pró – đây cũng là xã duy nhất của huyện Đơn Dương chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới tính đến cuối năm 2015. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu từ nông nghiệp (trồng rau, hoa, chăn nuôi bò sữa) chiếm hơn một nửa số đáp viên, 53,8%, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, buôn bán chiếm tỷ lệ 13,6%, từ việc cung cấp dịch vụ du lịch chiếm tỷ

Dựa trên kết quả giá trị trung bình của thang đo xếp hạng từ 1 tương ứng với quan điểm hoàn toàn không đồng ý đến 5 tương ứng với quan điểm hoàn toàn đồng ý, trong số các hoạt động này, nhu cầu cao nhất của người dân địa phương là cung cấp dịch vụ du lịch, đạt 4,15 bao gồm ăn uống, lưu trú, cung cấp đặc sản địa phương, đồ lưu niệm, thuyết minh, hướng dẫn, … Ngược lại, nhu cầu thấp nhất của người dân là cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm tươi sống cho cơ sở kinh doanh du lịch, chỉ với 3,5. Nhìn chung, hầu hết người dân đều sẵn lòng tham gia vào các cuộc họp và đóng góp ý kiến có liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương, sẵn sàng đón khách vào tham quan vườn rau, vườn hoa của gia đình (mức trên 4) trong khi nhu cầu tham gia lễ hội văn hóa cộng đồng, giữ gìn nghề thủ công để phục vụ nhu cầu của du khách hay thuyết phục người khác tham gia hoạt động du lịch thì người dân còn phân vân, e ngại và không có ý kiến (3,79 – 3,85).

3.2.1.4. Mong đợi của người dân

Với nhu cầu sẵn sàng tham gia vào hoạt động du lịch, người dân Đơn Dương mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía chính quyền địa phương, các tổ chức bên ngoài cộng đồng và các doanh nghiệp du lịch để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời đem lại lợi ích cho cộng đồng.


và cho đến nay chưa nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ.

Về quy hoạch du lịch: Đơn Dương có những thuận lợi để phát triển du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn văn hóa, các cấp lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến việc phát triển du lịch huyện, ví dụ xây dựng “Dự án bảo tồn, phát huy và phát triển di sản văn hóa Churu nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng huyện Đơn Dương giai đoạn 2014

– 2015 và tầm nhìn 2020” và đặc biệt với tiêu chuẩn huyện nông thôn mới đem lại cho Đơn Dương những lợi thế về đầu tư, phát triển. Trái lại, địa phương vẫn gặp phải một số khó khăn, cụ thể là sản phẩm du lịch nghèo nàn, các điểm hấp dẫn du lịch không tập trung, một số tuyến đường giao thông nội huyện còn xập xệ, công tác quảng bá du lịch chưa đẩy mạnh và nhận thức của người dân về du lịch còn hạn chế. Chưa thực hiện công tác quy hoạch du lịch theo lãnh thổ, địa phương chỉ quy hoạch tuyến điểm du lịch trong Kế hoạch phát triển du lịch huyện giai đoạn 2011 – 2015.

Tóm lại, đáp viên mong muốn địa phương phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và lĩnh vực du lịch nói chung. Để làm được điều này, trước tiên cần tổ chức tour Famtrip, hội thảo chuyên đề, quảng bá du lịch địa phương, thu hút đầu tư từ phía doanh nghiệp và nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch.

Nguồn: Phỏng vấn sâu, 2016

Đối với chính quyền cấp xã/thị trấn, lãnh đạo địa phương gần như chưa có ý tưởng về việc khai thác, phát triển du lịch dẫn đến chưa chủ động xây dựng kế hoạch hay đề xuất các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển du lịch tại địa phương. Thậm chí, một số xã tập trung tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc biệt là giá trị văn hóa gắn với đồng bào Churu như xã Pró, Tu Tra, Ka Đơn vẫn chưa có kế hoạch triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa. Mặc dù vậy, chính quyền địa phương nhận ra rằng họ có lợi thế hiểu rõ đặc điểm dân cư trong khu vực cho nên công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân địa phương, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch có thể triển khai trong thực tế đồng thời xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phương; mặt khác, họ còn nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của địa phương mình trong phát triển du lịch. Tóm lại, cấp lãnh đạo địa phương mong muốn phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và hoạt động du lịch nói chung nhưng bước đầu họ cần được tư vấn, hỗ trợ từ phía cấp trên từ khâu định hướng, lập kế hoạch và triển khai thực hiện để đảm bảo tính thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp chính quyền trong phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí