Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 7

Tiểu kết chương 3

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa kết hợp điều tra, phỏng vấn bốn bên liên quan đến hoạt động du lịch tại huyện Đơn Dương (người dân địa phương, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân), nội dung chương 3 đi vào phân tích kỹ lưỡng các điều kiện thực tế để phát triển DLCĐ tại Đơn Dương bao gồm điều kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch, điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư, điều kiện thị trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Mặt khác, chương này còn phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển DLCĐ tại Đơn Dương, trong đó nhấn mạnh thực trạng tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, những mong muốn và nhu cầu của họ đối với việc phát triển DLCĐ tại địa phương. Từ đó, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong việc phát triển DLCĐ thông qua phương pháp SWOT, dựa trên cơ sở các phối thức kết hợp của ma trận SWOT để đề xuất giải pháp thiết thực trong chương sau nhằm phát triển DLCĐ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Định hướng sản phẩm

Du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Churu: khai thác giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào Churu, nghề thủ công truyền thống gồm nghề gốm, nhẫn bạc, đan lát, làm rượu cần ở xã Lạc Xuân, Tu Tra, Próh; ẩm thực truyền thống, nếp sống thường ngày của cộng đồng nơi đây.

Du lịch farmstay gắn với những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của cư dân địa phương; tham quan và trải nghiệm tour “một ngày làm nông dân” ở những nông trại trồng rau xanh, cà chua, dứa Cayenne hay trang trại bò sữa thân thiện với môi trường; thưởng thức những sản phẩm nông nghiệp địa phương kết hợp tìm hiểu văn hóa thâm canh, trải nghiệm quá trình canh tác, lao động của bà con nông dân.

Du lịch làng nghề gắn với sản phẩm bánh tráng Lạc Lâm: tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất bánh tráng thủ công của các hộ gia đình di cư từ vùng Kinh Bắc vào Đơn Dương hơn 30 năm, hình thành làng sản xuất bánh tráng gia truyền Lạc Lâm đặc biệt là thưởng thức món bánh tráng nướng mắm ruốc do người trong làng sáng tạo và đã trở thành sản phẩm đặc trưng của làng nghề.

Du lịch tham quan, ngắm cảnh dựa trên vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan tự nhiên như thác nước Cha Tây, thác Thiên Thai, đồi thông Châu Sơn, hồ Ma Danh, hồ Đạ Ròn, hồ Đa Nhim, những đồi hoa dại; tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của những công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Churu như nhà thờ Ka Đơn, nhà cổ Churu.

Du lịch chụp ảnh dựa vào địa hình núi với nhiều phong cảnh đẹp, nhiều khúc đèo ngoạn mục, nhiều loài hoa tự nhiên theo mùa và nét giản dị trong đời sống thường ngày của người dân bản địa.

Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ

Đối với huyện Đơn Dương, cần quy hoạch phát triển du lịch theo điểm du lịch trên cơ sở khai thác các điểm hấp dẫn du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

- Điểm du lịch cộng đồng: thôn Diom A – xã Lạc Xuân, xã Pró, xã Tu Tra tập trung đông đồng bào dân tộc Churu và là nơi còn lưu giữ đậm nét giá trị văn hóa truyền thống Churu, người dân ủng hộ phát triển du lịch mạnh mẽ.

- Ban Quản lý: soạn thảo quy định du lịch tại thôn, kiểm tra, rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động để đưa ra quy định phù hợp cho mỗi nhóm chức năng, người dân địa phương và khách du lịch; chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chung của mô hình và là cầu nối giữa mô hình DLCĐ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Thành viên Ban quản lý bao gồm những người có uy tín và tiếng nói trong thôn, đặc biệt là người Churu và đại diện chính quyền xã Lạc Xuân. Người đứng đầu Ban quản lý phải là người có uy tín trong thôn, luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội, luôn giúp đỡ các thành viên trong thôn và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 7

- Nhóm Điều hành: điều phối các nhóm chức năng cùng hợp tác phục vụ khách, phân công công việc, đôn đốc thực hiện đảm bảo quá trình du lịch của du khách không bị chậm trễ hay gián đoạn; xây dựng chiến lược kinh doanh mới cũng như tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Nhóm này nên được thành lập ngay từ giai đoạn đầu, gồm 4 – 5 thành viên là người dân bản địa, sống lâu năm tại thôn Diom A tổ chức đón tour, xác định sức chứa phù hợp cũng như sắp xếp các điểm tham quan, trải nghiệm.

- Nhóm Chức năng: đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình hoạt động du lịch. Nhóm này nên huy động nguồn nhân lực tại thôn và chia thành các nhóm chuyên trách khác nhau trên cơ sở khai thác thế mạnh của các nhóm thành viên.

+ Nhóm biểu diễn cồng chiêng: tập hợp các thành viên là người dân tộc Churu tại thôn Diom A, đặc biệt có sự chỉ đạo của nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng Ma Bio.

+ Nhóm hướng dẫn, thuyết minh (chỉ đường): đưa du khách đi tham quan những điểm có tài nguyên du lịch đặc sắc của thôn đã được chọn lựa trong mô hình, kết hợp thuyết minh, diễn giải cội nguồn dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, các lễ hội văn hóa truyền thống, nghề thủ công và nếp sống sinh hoạt thường ngày của đồng bào Churu.

+ Nhóm ẩm thực: xây dựng thực đơn chế biến và phục vụ khách các món ăn, đồ uống truyền thống của người Churu dựa trên nguồn nguyên liệu, thực phẩm tại địa phương.

+ Nhóm lưu trú: phục vụ nhu cầu lưu trú qua đêm của du khách, nhóm này có nhiệm vụ chuẩn bị nơi ở và các vật dụng cần thiết đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách lưu trú; cần chú ý đến yếu tố nguyên bản gắn liền với giá trị văn hóa của cộng đồng Churu để đem đến cho du khách cơ hội trải nghiệm đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Churu ở thôn Diom A, xã Lạc Xuân.

+ Nhóm phục trang: sưu tầm và gìn giữ những bộ trang phục truyền thống của đồng bào Churu, trong quá trình phục vụ du khách tất cả các thành viên tham gia mặc trang phục truyền thống. Ngoài ra, cần đảm bảo những bộ trang phục luôn được sạch sẽ, gọn gàng để có thể cho du khách thuê chụp ảnh hoặc tham gia vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

+ Nhóm y tế: sẵn sàng chăm sóc khách du lịch mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu. Nhóm này cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ y tế cần thiết cũng như cần được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về y tế để phục vụ khách lúc khẩn cấp.

+ Nhóm vệ sinh cộng đồng: phụ trách công tác vệ sinh, xử lý rác thải ở tất cả những nơi du khách có thể đi qua, ghé thăm. Đồng thời, tuyên truyền cho mọi người trong cộng đồng có trách nhiệm bảo vệ môi trường, xử lý rác thải góp phần đảm bảo cảnh quan trong toàn thôn và được quyền xử lý những người vi phạm theo quy định của Ban quản lý.

Dựa trên kết quả khảo sát điều kiện phát triển DLCĐ và điều tra ý kiến của các bên liên quan, đề tài đề xuất các sản phẩm du lịch cho mô hình cụ thể là:

+ Tham quan và tìm hiểu kiến trúc văn hóa bản địa tại nhà sàn cổ Churu: hiện nay trong toàn thôn còn lại khoảng 4 – 5 ngôi nhà mang nhiều nét truyền thống được người dân lưu giữ lại. Với lối kiến trúc đơn sơ, giản dị, ngôi nhà hoàn toàn được kết cấu bằng gỗ, phía trước ngôi nhà luôn là khoảng sân rộng, đến đây du khách có thể tham quan.

+ Tham quan, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Churu nơi đây tại những vườn rau.

+ Thưởng thức ẩm thực địa phương do chính người dân Churu chế biến từ những nguyên liệu sẵn có.

+ Tìm hiểu quy trình làm rượu cần truyền thống của người Churu do nghệ nhân Ma Bio giới thiệu và thưởng thức vị ngon của rượu cần nơi đây.

+ Chiêm ngưỡng và tìm hiểu giá trị văn hóa Churu thông qua bộ cồng chiêng của người Churu được nghệ nhân Ma Bio gìn giữ qua nhiều thế hệ gia đình truyền lại.

+ Thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên do cộng đồng dân tộc Churu biểu diễn bên ánh lửa bập bùng tại ngôi nhà cổ Churu.

+ Lưu trú tại nhà dân: ngủ qua đêm và cùng trò chuyện với người dân bản địa để có những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa đồng bào Churu.

Mặt khác, đề tài đi vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về điểm mạnh, Đơn Dương có vị trí thuận lợi và là huyện phụ cận thuộc cụm du lịch Đà Lạt nên có cơ hội để đón khách, mặt khác Đơn Dương còn là nơi tập trung đông nhất đồng bào dân tộc Churu trên toàn tỉnh, nơi lưu giữ đậm nét giá trị truyền thống dân tộc bản địa và có cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, giản dị. Đặc biệt, người dân địa phương ủng hộ và sẵn sàng tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương. Về điểm yếu, công tác quy hoạch và quảng bá du lịch địa phương còn hạn chế, các điểm hấp dẫn tài nguyên du lịch phân bố rải rác, người dân địa phương chưa có kỹ năng để đón tiếp và phục vụ du khách, tính liên kết giữa chính quyền địa phương và thành phân tư nhân còn hạn chế. Về cơ hội, du lịch cộng đồng đang trở thành xu hướng được khuyến khích phát triển ở các vùng nông thôn cũng như ở các quốc gia đang phát triển. Du khách ngày càng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm đối với môi trường và xã hội, họ có xu hướng tìm kiếm trải nghiệm mới. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng đó là sự thành công và nổi tiếng của một số mô hình du lịch cộng đồng trong nước sẽ dẫn đến tâm lý so sánh trong quyết định lựa chọn điểm đến mới của du khách. Trong khi du khách ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm du lịch cũng như chất lượng điểm đến.

Từ các chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở góc độ chính quyền địa phương, đề tài đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách; quy hoạch du lịch; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho người dân địa phương; đề xuất mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A, xã Lạc Xuân và giải pháp quảng bá, liên kết với thành phần tư nhân. Bằng các kiến nghị đối với chính quyền địa phương các cấp, đề tài mong muốn góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương nhằm giúp cho người dân địa phương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong đó nhấn mạnh văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, cải thiện thu nhập thông qua hoạt động du lịch, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với du khách, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến Đơn Dương.


Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội.

3. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên (2015), Báo cáo tình hình khí tượng thủy văn tỉnh Lâm Đồng năm 2014, Lâm Đồng.

4. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Hội chữ Thập đỏ Việt Nam (1997), Tài liệu tập huấn công tác xã hội (dùng cho cán bộ, hội viên, thanh niên chữ thập đỏ xung kích và người tình nguyện), Hà Nội.

7. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận dụng, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hường (2011), Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình), Luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và Môi trường du lịch Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Lưu (2014), "Du lịch Lâm Đồng những con số biết nói", Tạp chí Du lịch Việt Nam. Số 9/2014, tr. 32 - 33.

11. Phạm Trung Lương và cộng sự (2002), Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

13. Lê Văn Minh (2014), "Tây Nguyên phát triển thị trường, sản phẩm du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam. Số 7/2014, tr. 37 - 38.

14. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, NXB. Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

17. PATA (2009), “Việt Nam được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới”, truy cập lúc 16g00 ngày 21 tháng 6 năm 2016, tại trang web https://www.vietravel.com/vn/tin-tuc-du-lich/viet-nam-duoc-binh-chon-la-1-trong-10- diem-du-lich-hap-dan-nhat-the-gioi-v4409.aspx.

18. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đơn Dương (2015), Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2011 - 2015, Lâm Đồng.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.

20. Võ Quế (2014), “Phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo”, Hội thảo Đánh giá hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền Tây Nghệ An, Nghệ An.

21. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và Vận dụng (Tập 1), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

22. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng (2015), Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2011 - 2015, Lâm Đồng.

23. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học du lịch, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

24. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan Du lịch, NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Trần Đình Thứ (1999), Dân tộc - Di cư Lâm Đồng, NXB. Thống kê, Hà Nội.

26. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2014), “Lâm Đồng - Du lịch Đơn Dương cần sự đột phá”, Hà Nội, truy cập truy cập lúc 21g16 ngày 12 tháng 03 năm 2016, tại trang web http://www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/11574.

27. UBND tỉnh Lâm Đồng (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Lâm Đồng.

28. UBND huyện Đơn Dương (2015), Báo cáo kết quả thực hiện và công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 – 2015, Lâm Đồng.

29. Viện Dân tộc học (1984), Dân tộc Churu, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, NXB. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội.

31. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.

32. Quốc Vũ (2014), “Đơn Dương xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu công nghệ cao”, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, truy cập truy cập lúc 17g30 ngày 19 tháng 03 năm 2016, tại trang web http://vbsp.org.vn/don-duong-xay-dung-nong-thon-moi-kieu- mau-cong-nghe-cao.html.

33. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

34. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

35. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012), Du lịch cộng đồng, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

36. Beeton, S. (2006). Community development through tourism. Australia: Landlinks Press.

37. Brass, J. L. (1996). Community Tourism Assessment Handbook. United States: Oregon State University.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023