Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CĐĐP: Cộng đồng địa phương

CBI: Centre for the Promotion of Imports from Developing Countries DLCĐ: Du lịch cộng đồng

GNP: Gross National Product TNDL: Tài nguyên du lịch TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân

UNDP: United Nations Development Programme – Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

UNWTO: United Nation World Tourism Organisation – Tổ chức Du lịch thế giới VHTT & DL: Văn hóa Thể thao và Du lịch

WEF: World Economic Forum

TPRG: Transportation Planning and Resource Group

Đơn Dương là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; là một vùng đất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa bản địa gắn với đồng bào dân tộc Churu sẽ là tiền đề cho sự phát triển du lịch của huyện nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nếu như năm 2011 Đà Lạt - Lâm Đồng đón 3.527 ngàn lượt khách, trong đó huyện Đơn Dương chỉ đón được 920 lượt thì đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Đà Lạt – Lâm Đồng lên đến 5.100 ngàn lượt, tăng 44,6% so với năm 2011. Trong đó, khách du lịch đến huyện Đơn Dương đạt gần 2.800 lượt, tăng gấp 3 lần so với 4 năm trước (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, 2015). Điều này chứng tỏ rằng lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng nói chung và Đơn Dương nói riêng có tăng lên nhờ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như sự cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch khi đến với Đà Lạt – Lâm Đồng không tăng đáng kể, thậm chí còn thấp, cụ thể là 2,4 ngày (2011) và 2,5 ngày (2015). Do đó để phát triển sản phẩm du lịch Lâm Đồng và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng thì việc xây dựng các tuyến du lịch mới, sản phẩm du lịch mới là không thể thiếu đồng thời giúp kéo dài chu kỳ sống của điểm đến Lâm Đồng trên bản đồ du lịch cả nước. Thực tế hiện nay, hoạt động du lịch của huyện Đơn Dương chỉ mới có dấu hiệu bắt đầu với lượng khách ít ỏi đi du lịch theo kiểu tự túc, cụ thể là du lịch “phượt” của nhóm thanh thiếu niên nội địa và một số khách quốc tế đi khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa thông qua một số chương trình du lịch của công ty lữ hành chứ địa phương vẫn chưa xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng trong khi huyện Đơn Dương không những có điều kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh; khí hậu ôn hòa quanh năm, sự phát triển mạnh của ngành nghề rau hoa mà còn là nơi chứa đựng đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng lưu giữ nghề thủ công truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Churu – nghề làm nhẫn bạc. Do đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” nhằm đưa ra cái nhìn

mà còn nhiều công trình nghiên cứu khác về du lịch và cộng đồng, làm cơ sở để đề tài tiếp cận nghiên cứu lý thuyết.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 2

Mặt khác, tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through Tourism (Landlinks) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch do vậy cuốn sách này được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng đồng. Tác giả phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch. Từ đó đưa ra những lý thuyết xác đáng nhất về du lịch và hoạt động kinh doanh nhằm chuyển từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao quyền cho người dân tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động du lịch.

Khi nghiên cứu về thái độ của cộng đồng thì tác giả Jamal, T.B & Getz, D. (1995) trong Collaboration Theory and Community Tourism Planning (Annals of Tourism Research) đã chỉ ra rằng ý kiến của người dân về việc phát triển du lịch trong một cộng đồng địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như là mức độ phát triển du lịch của địa phương đó, sự nhận thức của người dân về lợi ích và tính bền vững của điểm đến nói chung.

Nhóm tác giả Tosun, C. and Timothy, D. (2003) với Arguments for Community Participation in the Tourism Development Process (Journal of Tourism Studies) đã đưa ra mô hình chuẩn để quy hoạch du lịch cộng đồng bằng việc kết hợp ba chiến lược - viết tắt là “PIC” (Planning, Incremental, Collaborative), tuy nhiên nhóm tác giả cũng nhấn mạnh mô hình này không dùng để thay thế cho phương thức lập kế hoạch theo kiểu truyền thống mà nên ứng dụng trong một bối cảnh rộng hơn giúp các bước lập kế hoạch diễn ra một cách hợp lý, toàn diện. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng khẳng định những nguyên tắc của mô hình sẽ đem lại hiệu quả hơn khi các thành viên trong cộng đồng được phép và được khuyến khích tham gia vào việc quy hoạch phát triển du lịch, sự cộng tác diễn ra và hoạt động du lịch phát triển theo chiều hướng tích cực.

Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy & Ross K. Dowling (2003) với Tourism in Destination Communities (CABI) thì đề cập đến những tác động của

hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã được làm rõ trong nghiên cứu này. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh những tác động của du lịch lên cộng đồng điểm đến từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng điểm đến trong phát triển du lịch. Dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, đề tài xây dựng bảng câu hỏi khảo sát người dân nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân và mức độ ủng hộ của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

Tuy nhiên, để quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng có định hướng và mang tính lâu dài thì không hề đơn giản, vướng mắc ở đây chính là những mâu thuẫn nảy sinh trong chính cộng đồng địa phương hay với người bên ngoài, do đó tác giả Rocharungsat Pimrawee (2005) đã phân tích một cách cặn kẽ, rõ ràng hơn về khái niệm du lịch cộng đồng, tìm ra những quan điểm khác nhau của các bên tham gia trong hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên Thuyết các Bên Liên quan và Thuyết Đại diện Xã hội nhằm phát triển du lịch cộng đồng thành công hơn trong tương lai, đặc biệt đối với các nước đang phát triển qua công trình Community- based Tourism: Perspectives and Future Possibilities (Luận án tiến sỹ, trường Đại học James Cook, Úc).

Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki (2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản công trình nghiên cứu A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mô hình du lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mô hình lý thuyết vào tình huống thực tế ở Palawan, Philippine.

Mặc dù cũng nghiên cứu về du lịch cộng đồng nhưng tác giả Liedewij van Breugel (2013) lại tập trung nghiên cứu sâu hơn về sự tham gia của các thành viên cộng đồng vào dự án du lịch, phân tích mối quan hệ giữa sự tham gia với sự hài lòng của cộng đồng thông qua kết quả hoạt động du lịch trong đó nghiên cứu tình huống với cộng đồng Mae La Na và Koh Yao Noi ở Thái Lan (Community-based

Tourism: Local Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between two Communities in Thailand). Như vậy, việc nghiên cứu trường hợp điển hình về phát triển du lịch cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó đối tượng cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về đề tài nghiên cứu và có cách tiếp cận phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Trong khi đó, tác giả Long Hong Pham (2012) với Local Residents’ Perceptions of Tourism Impacts and Their Support for Tourim Development: the Case of Ha Long Bay, Quang Ninh, Viet Nam (Luận án tiến sỹ, trường đại học Rikkyo, Nhật Bản) đã dựa trên Thuyết trao đổi xã hội để giải thích và xây dựng mô hình về nhận thức và thái độ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch từ đó khẳng định nhận thức của người dân về tác động của du lịch và thái độ của họ đối với việc phát triển du lịch là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công và bền vững của hoạt động du lịch: nghiên cứu trường hợp vịnh Hạ Long, Việt Nam.

Tác giả Sotear Ellis (2011) cho rằng phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình du lịch cộng đồng thường gặp phải thách thức bởi vấn đề nhận thức của các bên liên quan. Sự hiểu biết về mặt lý thuyết của các bên liên quan đối với loại hình du lịch cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu, diễn giải của số đông các nhà nghiên cứu mà trong đó phải kể đến là vô vàn các khái niệm, thuật ngữ trong tài liệu học thuật. Tác giả nghiên cứu hai nhóm liên quan chính trong việc triển khai thực tế mô hình du lịch cộng đồng gồm nhóm bên trong (Internal: NGOs, Supranational agencies, Acamendia, Government (national), Industry (global)) và nhóm bên ngoài (External: NGOs (onsite), Tourists (onsite), Industry (local), Community, Government (local)); nhận thức về du lịch cộng đồng của nhóm bên ngoài thì gây ra thách thức về mặt lý thuyết trong khi đó nhóm bên trong thì gây ra thách thức về mặt thực hành bởi phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên cũng như bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Từ những thách thức đó, tác giả rút ra các tác động của 02 bên liên quan đối với du lịch cộng đồng và đề xuất mô hình phù hợp để triển khai du lịch cộng đồng thông qua việc khắc phục những thách thức đã nêu, nghiên cứu tình huống tại hai địa điểm ở Campuchia với Community based Tourism in Cambodia: Exploring the Role of Community for Successful Implementation in

Least Developed Countries (Luận án tiến sỹ, trường đại học Edith Cowan, Australia).

Với Community-based Tourism Standard Handbook (Thailand: REST project, 2013) của tác giả Potjana Suansri thì được xem là tài liệu hướng dẫn chuẩn để quy hoạch, phát triển du lịch cộng đồng cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong đó Thái Lan được chọn làm mô hình mẫu. Tài liệu này hướng dẫn chi tiết từng bước chuẩn bị và thực hiện để phát triển du lịch cộng đồng cho một địa phương nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và tăng khả năng tiếp cận thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, tác giả Jane L. Brass và các cộng sự (1996) đã xuất bản cuốn cẩm nang hướng dẫn về việc quy hoạch, phát triển và đánh giá du lịch cộng đồng thông qua Community Tourism Assessment Handbook (Oregon State University). Cuốn cẩm nang này được xây dựng dành cho các thành viên trong cộng đồng sử dụng, gần gũi với thực tế và được xem như là cuốn tài liệu “cầm tay chỉ việc” cho bất cứ một cộng đồng nào muốn phát triển du lịch cộng đồng với chín thành tố cơ bản đồng thời cũng là chín bước trong quy trình phát triển du lịch cộng đồng gồm tổ chức cộng đồng; dữ liệu về tình hình kinh tế và khách du lịch đến địa phương; khảo sát thái độ của người dân; thiết lập sứ mạng và mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu và lập kế hoạch marketing du lịch cộng đồng; kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương; chọn lựa và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện từng hạng mục trong dự án, phác thảo sơ bộ dự án: doanh thu, chi phí và phân tích tác động của du lịch cộng đồng bao gồm lợi ích và chi phí về ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng chủ yếu hướng vào nhóm cộng đồng yếu thế của điểm đến với sức hấp dẫn lớn về giá trị tài nguyên du lịch. Các đề tài nghiên cứu đã chỉ ra điểm thuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến gắn với yếu tố cộng đồng địa phương; nghiên cứu tác động nhận thức, thái độ của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch hoặc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động

trung chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho đồng bào nơi đây; tác giả Nguyễn Thị Hường (2011) đã nghiên cứu Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Tả Phìn, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) trong luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học. Tác giả nhấn mạnh giá trị văn hóa tộc người trong việc khai thác du lịch, tác động của du lịch cộng đồng đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường tại hai địa phương đồng thời phân tích rõ phản ứng và sự thích ứng của người dân địa phương trước trào lưu phát triển du lịch cộng đồng; ngoài ra tác giả Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010) đã nghiên cứu Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sapa theo hướng phát triển bền vững trong Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học. Ở đây, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch, dân tộc thiểu số và phát triển bền vững từ đó phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Sapa để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch Sapa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhìn chung, một số địa phương khu vực phía Bắc đã khai thác thành công loại hình du lịch cộng đồng trong đó nhấn mạnh giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số cho nên các đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở những địa phương này chủ yếu đi vào phân tích thực trạng phát triển DLCĐ, chỉ ra được những mặt được và hạn chế của các mô hình trên cơ sở đó giúp đề tài nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp với địa phương và rút kinh nghiệm từ những mô hình trước. Trong khi đó, tác giả Phạm Trung Lương và cộng sự (2002) đã nghiên cứu nhấn mạnh vào sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường du lịch, ở đây nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng thành phần tham gia để đưa ra một mô hình cụ thể áp dụng cho đảo Cát Bà

– Hải Phòng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng.

Mặc dù cũng nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số Thái và Mường nhưng trong đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa của tác giả Vũ Văn

Cường (2012), phạm vi nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, mặt khác nơi đây đã đi vào khai thác loại hình du lịch cộng đồng với sự tham gia của hầu hết các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn, hàng năm tiếp đón, phục vụ gần 90% là khách quốc tế. Còn với đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang (2014) tác giả Phạm Xuân An đã phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý, quy hoạch, các dịch vụ DLCĐ, đặc điểm nguồn khách. Đặc biệt, tác giả đã phân tích sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương bao gồm CĐĐP, khách du lịch, công ty du lịch, chính quyền địa phương và các tổ chức cá nhân trong khi đó luận văn tiếp cận và phân tích 04 bên tham gia chủ yếu vào du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu gồm CĐĐP, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân. Ngoài ra, cùng nằm trong khu vực Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên tương đồng và tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk đã trở thành điểm đến được nhiều du khách biết đến tuy nhiên việc khai thác loại hình du lịch cộng đồng chưa thực sự hiệu quả do vậy tác giả Nguyễn Thị Mai (2013) với Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bằng ma trận SWOT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch này cho địa phương; tuy nhiên đối với đề tài luận văn trước hết là nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng điều kiện phát triển DLCĐ địa phương, sự tham gia của 04 bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương sau đó phân tích ma trận SWOT để đưa ra các giải pháp phát triển DLCĐ trong đó đề xuất mô hình DLCĐ gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương.

Tại tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay chỉ có hai công trình nghiên cứu về du lịch có liên quan đến cộng đồng. Một là, đề tài nghiên cứu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng trong Luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học của tác giả Hoàng Thị Thanh Tâm (2013) đã hệ thống hóa các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023