Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 4

2 thế hệ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú từ đó du khách biết đến bản nhiều hơn và bản Lác trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách nội địa trong những năm gần đây.

Mô hình DLCĐ tại bản Lác nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã) và Công ty Du lịch Hòa Bình chứ không có tổ chức phi chính phủ hoặc cơ sở đào tạo nào tại địa phương tham gia. Năm 1995, công ty Du lịch Hòa Bình đã cử đầu bếp đến hướng dẫn cho người dân trong bản chuẩn bị bữa trưa phục vụ du khách và đến năm 1997 quy trình nấu ăn đã hoàn toàn được chuyển giao cho các hộ gia đình. Mọi người trong bản cùng nhất trí để đề ra những nguyên tắc nội bộ nhằm tự quản lý bản của mình. Hoạt động du lịch tại bản Lác phát triển là nhờ nhận thức của chính người dân bản địa, nhờ cơ cấu tự tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ. Cách thức hoạt động của mô hình DLCĐ tại bản Lác:

- Ban Quản lý Du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời Ban quản lý này đóng vai trò là cầu nối giữa bản với phòng Du lịch của huyện;

- Quy trình đặt chỗ ở cho du khách do các công ty du lịch quyết định;

- Thể chế quy định mức giá rõ ràng (2010): thu nhập từ việc cho thuê chỗ ngủ

50.000 – 80.000 VND/khách, riêng đối với sinh viên thì mức giá ưu đãi 20.000 – 30.000/khách; 20.000 – 40.000VND: bữa sáng; 50.000 – 150.000VND: bữa trưa/tối; 250.000VND/đoàn: lửa trại buổi tối và 800.000VND/đoàn: biểu diễn nghệ thuật (múa, hát, nhảy sạp);

- Nghĩa vụ tài chính: mỗi hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch phải nộp thuế 10% nguồn thu hàng tháng;

- Các hộ gia đình tự thống nhất một quy tắc chung về chế độ hoa hồng, ăn uống và chỗ nghỉ miễn phí dành cho hướng dẫn viên du lịch.

Lợi ích thu được

Về phương diện kinh tế, mô hình DLCĐ tại bản Lác đã thu hút được 45 hộ trực tiếp cung cấp dịch vụ lưu trú (2010) và còn nhiều hộ khác tham gia cung cấp hàng hóa, thực phẩm và bán hàng lưu niệm cho khách. Những hộ gia đình đón

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

khách thường xuyên có mức lợi nhuận cao nhất khoảng 150 triệu VND/năm (2010), còn các hộ đón khách trung bình thu nhập từ 3 – 5 triệu VND/tháng (2010).

Về phương diện văn hóa, nhờ tham gia hoạt động du lịch người dân trong bản có cơ hội tiếp xúc với du khách trong và ngoài nước, giới thiệu về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình – văn hóa người Thái Trắng, phục vụ du khách những món ăn truyền thống và đem đến những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Đây là cơ hội giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 4

Về phương diện xã hội, thông qua hoạt động du lịch tiền tiết kiệm được dùng để cho con em học hành hoặc mua xe máy để thuận tiện đi lại. Khả năng giao tiếp xã hội và đặc biệt là kỹ năng kinh doanh của người dân được nâng cao cùng với nhận thức tốt về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các em trong những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch có cơ hội học hỏi về nghiệp vụ đón tiếp khách, giao lưu với khách và tăng tính gắn kết với gia đình.

Thách thức trước mắt

Căn cứ vào tình hình thực tế cho thấy việc phát triển DLCĐ tại bản Lác sẽ gặp phải một số thách thức sau đây:

- Suy giảm tính chân thực của các giá trị văn hóa truyền thống do lợi ích kinh tế chi phối. Chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ trong bản không còn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bán đồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn của đồng bào dân tộc Thái và các dân tộc khác, …

- Môi trường cảnh quan bị thay đổi theo hướng tiêu cực, cụ thể là ao cá bị lấp để lấy bãi trống đỗ xe, số lượng cây xanh bị giảm;

- Hệ thống cống nước chưa được lắp đặt và xử lý khoa học;

- Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của bản đang còn bị bỏ ngỏ.

Bài học thu được

Điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng chính là cộng đồng được tổ chức chặt chẽ, có quy trình xây dựng năng lực cho địa phương một cách cụ thể, rõ ràng. Quy trình này đòi hỏi một địa phương

- Người dân địa phương là người đóng vai trò chủ đạo và là người hưởng lợi chính;

- Khai thác gắn liền với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của địa phương (văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên,…);

- Có sự tham gia của nhiều thành phần trong và ngoài cộng đồng nhằm tăng cường sự liên kết.

Nhằm tận dụng thế mạnh và đặc trưng của dân tộc Cơ Tu đồng thời tối thiểu hóa các rủi ro tiềm ẩn, dự án đã dành thời gian để trang bị và xây dựng năng lực cho cộng đồng địa phương – đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho dự án trong tương lai. Các cách tiếp cận cơ bản của dự án:

- Tiếp nhận đoàn khách từ 6 người trở lên, không đón đoàn lẻ;

- Không “bán lẻ” dịch vụ du lịch mà cung cấp tron gói “giá trị tổng thể”;

- Thành lập và phát triển năng lực Đơn vị Điều hành Tour người Cơ Tu;

- Thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành phần người dân địa phương;

- Hợp tác bên ngoài địa phương (các công ty du lịch).

Lợi ích thu được

Về phương diện kinh tế, từ khi bắt đầu dự án 7/2012 đến 10/2013 đã có gần 300 du khách đi theo đoàn tham gia các tour thử nghiệm, cứ mỗi tour thu hút sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của 180 – 200 hộ dân. Tính đến hết năm 2013 thì có khoảng 60% người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động phát triển du lịch. Người dân không chỉ có thêm thu nhập từ tour mà còn thu từ việc bán sản phẩm của làng dệt thổ cẩm, góp phần gia tăng nguồn thu nhập cho Hợp tác xã dệt Zara đồng thời người dân còn bán hàng trực tiếp cho khách để cải thiện thu nhập.

Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có thêm nhiều cơ hội chứng kiến và tham gia tổ chức các tập quán, lễ nghi văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thông qua việc giới thiệu, chia sẻ cho du khách “người Cơ Tu là ai?” người dân cũng được học hỏi, suy nghĩ, ghi nhớ và truyền đạt lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các bạn trẻ dần lấy lại niềm tự hào vì được sinh ra là người Cơ Tu và du khách trân trọng bản sắc văn hóa của đồng bào họ. Nghề dệt thổ cẩm đã được duy

trì và càng nhiều người dân muốn gìn giữ nghề truyền thống này, tính đến 10/ 2013 có 12 bạn trẻ là thành viên của nhóm thuyết minh viên địa phương và được tham gia tập huấn.

Về phương diện xã hội, ngày càng nhiều công ty du lịch, cơ quan truyền thông và cả du khách bên ngoài giới thiệu về tour du lịch cộng đồng của địa phương. Do đó, việc trao đổi liên lạc giữa những người bên trong và bên ngoài dự án được tăng lên, tạo thêm cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Các chị em phụ nữ bắt đầu những thử thách mới, suy nghĩ học hỏi và tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, thực tế là 60-70 % người tham gia dự án phát triển du lịch này là chị em phụ nữ nhiều thế hệ. Sự giao lưu giữa các thế hệ cũng tăng lên và cộng đồng gắn kết hơn. Tháng 08/2013 bà con dân tộc Cơ Tu được mời đến lễ hội Nhật Bản - Hội An để trình diễn các điệu múa truyền thống từ đó hoạt động du lịch đã lan ra toàn huyện.

Thách thức trước mắt

Trong quá trình thực hiện dự án đã nhận thấy một vài điểm hạn chế và những thách thức trước mắt mà các đối tác bên trong và bên ngoài dự án cần cân nhắc, thảo luận để giải quyết:

- Sự thấu hiểu lẫn nhau, đối thoại hòa hợp giữa các đối tác liên quan trong dự án du lịch cộng đồng;

- Sự đồng thuận về phương hướng phát triển du lịch giữa các đối tác liên quan khi địa phương dần dần được biết đến như là một điểm du lịch;

- Chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch bền vững;

- Tăng cường “sự kết nối”, nâng cao ý thức “hợp tác” của các thôn làng, các đối tác liên quan về các phương diện chia sẻ thông tin, điều phối, …

- Hiểu biết và cải thiện du lịch theo các tiêu chuẩn du lịch và mức độ kỳ vọng của khách du lịch nước ngoài.

Bài học thu được

Một trong những bài học thu được từ dự án để rút kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số là việc khảo sát đầy đủ tính khả thi, tiềm năng phát triển du lịch liên quan đến các yếu tố du lịch trong và ngoài khu vực; cách tiếp

- Sử dụng nguồn cung cấp thực phẩm từ các chợ địa phương trong đó phần lớn nguyên liệu chế biến món ăn bản địa do chính hộ dân cung cấp;

- Phương thức hoạt động du lịch ở buôn Trí A không thu hút toàn bộ cộng đồng tham gia mà là sự hợp tác được ký kết giữa công ty du lịch với một số hộ gia đình được chọn;

- Các hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch được công ty ký kết hợp đồng thì mỗi tháng họp 1 lần với đại diện công ty để bàn về các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động phục vụ khách;

- Các hộ gia đình phải ưu tiên nhận khách từ phía chi nhánh Du lịch và Khách sạn Biệt Điện, nếu có nhóm khách do công ty khác đưa đến thì hộ phải trả hoa hồng cho công ty với mức 5.000VND/khách (2012), tuy nhiên đối với nhóm khách vãng lai thì công ty không thể kiểm soát được toàn bộ nguồn thu;

- Thể chế phân chia lợi nhuận được quy định rõ ràng giữa các hộ dân và công ty, hệ thống thuế được áp dụng với tỷ lệ 20% thu nhập của hộ gia đình đăng ký hoạt động du lịch.

Lợi ích thu được

Về phương diện kinh tế, các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch đã cải thiện nguồn thu nhập. Đối với các hộ cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú thì thu nhập trung bình đạt 30 triệu đồng/năm, riêng các hộ thường xuyên đón khách thì thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm; các hộ có voi thì cho công ty du lịch thuê để phục vụ khách tham quan với giá 500.000 đồng/ con/ ngày; mỗi thành viên gia đình làm việc tại trung tâm dịch vụ, hướng dẫn du lịch, thuyết minh thì có thu nhập từ 3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ đóng góp thu nhập cho ngành du lịch của huyện Buôn Đôn là 2 tỷ đồng/năm (2012). Mô hình DLCĐ đã giúp tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân buôn Trí A đáng kể, đặc biệt là các hộ nghèo nhờ việc cung cấp đặc sản địa phương từ hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có cơ hội giới thiệu và trình diễn nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa như ẩm thực, trang phục truyền thống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, … Mặt khác,

CĐĐP còn được giao lưu với du khách trong và ngoài nước góp phần mở rộng sự hiểu biết của người dân.

Về phương diện xã hội, nhờ tham gia hoạt động du lịch các hộ gia đình thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với nhau thông qua các cuộc họp góp phần tăng tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Thách thức trước mắt

Mô hình DLCĐ tại buôn Trí A gặp phải một số thách thức như sau:

- Kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại buôn bởi vì hiện tại đa số du khách đến thăm rồi về Buôn Ma Thuột trong ngày;

- Một số hộ gia đình tham gia làm du lịch trên phương diện “khai thác tài nguyên sẵn có” chứ chưa có ý thức bảo tồn và đảm bảo tính nguyên bản của tài nguyên du lịch văn hóa như nhà rông, voi, đặc sản địa phương, đồ lưu niệm…;

- Dịch vụ cưỡi voi hiện rất thu hút và hấp dẫn du khách, nài voi là người đồng bào bản địa nhưng số lượng voi tại buôn đang giảm dần;

- Cần thành lập Ban quản lý DLCĐ với sự tham gia của đại diện người dân địa phương để nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ đối với việc phát triển du lịch và giúp CĐĐP nâng cao mức hưởng lợi từ hoạt động du lịch;

Bài học thu được

Triển khai hoạt động du lịch cộng đồng mà không có sự đoàn kết mạnh mẽ của cộng đồng sẽ đưa đến một vị thế bất lợi của các hộ dân trước công ty. cần đưa ra kế hoạch chia sẻ lợi nhuận tốt nhất cho các hộ dân kinh doanh du lịch và củng cố hợp tác và gắn kết giữa các hộ gia đình để hỗ trợ lẫn nhau là điều kiện tiên quyết.

Bài học thứ hai được rút ra từ mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Trí A là các cấp lãnh đạo của chính quyền địa phương cần quan tâm, can thiệp vào hoạt động du lịch địa phương nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, đặc biệt là những hộ gia đình khó khăn qua việc ký kết những điều khoản không thuận lợi trong hợp đồng với các doanh nghiệp du lịch. Theo cách này, việc nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương là rất cần thiết, cụ thể như vấn đề phát triển sản phẩm, hỗ trợ và quản lý cộng đồng.

Tiểu kết chương 1

Các khái niệm về cộng đồng, du lịch cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng đã được làm rõ từ đó xác định khái niệm phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Để nghiên cứu phát triển DLCĐ, đề tài cũng đưa ra những mục tiêu của phát triển DLCĐ, xác định và phân tích vai trò của các bên liên quan trong phát triển DLCĐ bao gồm CĐĐP, khách du lịch, cấp lãnh đạo địa phương và thành phần tư nhân. Rõ ràng DLCĐ là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, điểm đặc trưng của loại hình du lịch này là sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, CĐĐP là những người đóng vai trò chủ đạo và được hưởng lợi chính thông qua phát triển du lịch. Do đó, tác giả đã phân tích kỹ lưỡng 07 mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch dựa trên lý thuyết của Pretty (1995). Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp và phân tích xu hướng phát triển DLCĐ hiện nay ở các nước đang phát triển trên thế giới để chỉ ra nhu cầu về việc phát triển DLCĐ không chỉ đối với người dân ở các quốc gia có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn đối với nhu cầu du khách nói chung. Việc chọn lựa và nghiên cứu tình huống 03 mô hình DLCĐ thành công ở 03 địa phương khác nhau trong nước gồm mô hình phát triển DLCĐ ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình; dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, Nam Giang, Quảng Nam và mô hình DLCĐ tại buôn Trí A, Buôn Đôn, Đắk Lắk làm cơ sở tham khảo, rút kinh nghiệm nhằm tìm ra hướng phát triển DLCĐ phù hợp tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thông qua việc phân tích bối cảnh, những lợi ích thu được, thách thức trước mắt và bài học thu được từ mỗi mô hình.

5.391 hộ với 30.230 khẩu cư trú trên 39 thôn dân tộc thiểu số trong tổng số 105 thôn của huyện, đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề nông: trồng lúa và rau màu. Mặc dù tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn huyện Đơn Dương chiếm 31% dân số toàn huyện nhưng một số bản, xã có đến 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là người Churu thêm vào đó đa số cộng đồng người Churu ở tỉnh Lâm Đồng tập trung sinh sống ở huyện Đơn Dương, cụ thể như các xã Pró, Tu Tra, Đạ Ròn, Ka Đơn. Chính vì thế các giá trị văn hóa bản địa của Đơn Dương gắn liền với đồng bào dân tộc Churu.

Vùng đất Đơn Dương nằm ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển, có 03 dạng địa hình chính gồm địa hình núi cao, đồi thoải lượn sóng và thung lũng sông suối miền núi tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn. Đơn Dương có khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền Tây Nguyên; chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ ôn hòa trung bình từ 21-220C, các hiện tượng thời tiết bất thường ít xảy ra, độ ẩm tương đối trung bình 80%. Ngoài ra sông Đa Nhim chảy dọc theo chiều dài của

huyện từ phía Bắc sang phía Tây Nam huyện, phía trên thượng nguồn là hồ thủy điện Đa Nhim không chỉ có nhiệm vụ cung cấp nước cho thủy điện Đa Nhim mà còn điều tiết một lượng nước lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 03/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí