điều kiện tiền đề để phát triển du lịch địa phương, phản ánh thực trạng hoạt động du lịch tại xã Lát trong khai thác tuyến, điểm du lịch, tình hình khách đến, công tác quảng bá du lịch đồng thời phân tích các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, qua đó đánh giá việc thực hiện nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng theo mô hình của tác giả Phạm Trung Lương và phân tích các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động du lịch tại xã Lát. Hai là, công trình nghiên cứu Phát huy văn hóa truyền thống Churu và xây dựng làng văn hóa-du lịch tại xã Pró, huyện Đơn Dương (2005) của tác giả Trần Cảnh Đào (Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh Lâm Đồng) đi vào phân tích kỹ lưỡng giá trị tài nguyên du lịch văn hóa (vật thể và phi vật thể) gắn với đồng bào dân tộc Churu tại huyện Đơn Dương nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung từ đó đề xuất mô hình điểm làng văn hóa-du lịch tại xã Pró dựa trên giá trị văn hóa bản địa của đồng bào Churu. Ngoài ra chưa có công trình nào khác nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, trong khi điểm đến này chứa đựng giá trị văn hóa bản địa đậm nét của đồng bào dân tộc Churu và giá trị tài nguyên tự nhiên hấp dẫn.
Tóm lại, đối với những công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở trong nước, các tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch của điểm đến một cách kỹ lưỡng đồng thời phân tích thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại mỗi địa phương, nhất là sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi. Thêm vào đó, các công trình nghiên cứu cũng đi vào phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn hoặc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương trong việc phát triển du lịch cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu ở đây là các công trình chưa nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng dựa trên cách tiếp cận đầy đủ 04 bên liên quan bao gồm CĐĐP, thành phần tư nhân, lãnh đạo địa phương và khách du lịch, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người dân địa phương thông qua việc đánh giá mức độ tham gia cụ thể của người dân vào hoạt động du lịch dựa trên thang đo 07 mức độ của Pretty (1995).
nhất định, được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, sóc), xã, huyện nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng các mối quan tâm về kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng. Xét theo nghĩa rộng thì cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, thành phố, quốc gia, … có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa và đặc điểm kinh tế xã hội.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 1985) yếu tố đầu tiên để quyết định đặc điểm của cộng đồng địa phương (host community) chính là yếu tố nhân khẩu học bao gồm cấu trúc tuổi và giới tính, tình trạng di cư, gia tăng dân số, nghề nghiệp, … và đây là những yếu tố quan trọng để đo lường nguồn nhân lực của một khu vực hoặc vùng miền nhất định.
Trong các nghiên cứu về du lịch, đa số khái niệm cộng đồng được đề cập như là “một nhóm người cùng sinh sống trong một địa vực” dựa theo định nghĩa của từ điển Oxford và trong nghiên cứu của Jamal & Getz (1995). Tuy nhiên, khi Burr (1990) theo dõi thấy rằng khái niệm về những gì cấu thành nên cộng đồng cần được xem xét nhiều hơn bởi các nhà nghiên cứu. Tác giả lưu ý rằng đôi khi các nhà nghiên cứu dùng mô hình sinh thái con người đơn giản (simple human ecological model) chỉ để tập trung vào cộng đồng như một từ đồng nghĩa cho một địa điểm nào đó, trong khi những nghiên cứu khác thì thông qua yếu tố phê phán bao gồm sự nhấn mạnh quyền lực, quyền ra quyết định hay sự phụ thuộc được xem là một phần trong phân tích của họ.
Theo Burr (1990) và được trích dẫn trong nghiên cứu của Pearce, Moscardo & Ross (1996) thì khái niệm cộng đồng được tiếp cận theo bốn cách:
- Cách tiếp cận sinh thái học (Ecological approach): cộng đồng cùng sinh sống với nhau và thích nghi với một môi trường sống nhất định, nhờ quá trình này đã hình thành nên các đặc điểm đặc trưng để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.
chuyển (Hart, 1999). Đối với lĩnh vực du lịch, theo Nicholls (1993) các khía cạnh của phát triển du lịch cộng đồng bao gồm môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, quản lý và quy hoạch.
Phát triển DLCĐ là một tiến trình kinh tế và xã hội dựa trên sự tham gia chủ động của CĐĐP. Phát triển du lịch có thể dẫn đến những vấn đề nảy sinh cho cộng đồng, tuy nhiên nếu có định hướng và quy hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ hội của cộng đồng, trao quyền quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho CĐĐP về việc quản lý điều hành, cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng, thiết lập cơ chế quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tương thuộc lẫn nhau (Jafari, 2000).
Theo UNWTO (1983a) phát triển du lịch là một phần trong chiến lược phát triển chung bao gồm việc cải thiện hệ thống giáo dục, bảo tồn văn hóa. Một chương trình bảo vệ điểm du lịch với sự tham gia của CĐĐP cũng được quan tâm thường xuyên (UNWTO, 1983a). Vì thế, việc phát triển du lịch tại một địa phương hoặc một khu vực nên khuyến khích sự tham gia chủ động của người dân địa phương. Nếu những tác động của phát triển du lịch tới người dân địa phương được tính đến thì cần thiết lập một mô hình phát triển cộng đồng và giáo dục cộng đồng trước khi thực hiện dự án.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 1
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 2
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 4
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 5
- Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng - 6
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Phát triển du lịch gắn liền với phát triển cộng đồng sẽ giúp cho kinh tế xã hội của cộng đồng phát triển, cộng đồng có thể cung ứng nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như kết cấu hạ tầng. Phát triển DLCĐ một mặt giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần nơi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt khác, phát triển DLCĐ còn bao hàm cả góc độ cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chính sách cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm du
đường thủy, đường bộ). Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận của điểm đến còn là khả năng du khách có thể truy cập và biết về điểm đến, tìm hiểu được những tiện nghi, địa điểm của điểm đến thông qua hệ thống thông tin liên lạc, thông tin về điểm đến giúp du khách có được những tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn điểm đến. Các thủ tục hành chính, yêu cầu thị thực về điều kiện du lịch của điểm đến và các dịch vụ kèm theo cũng là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận điểm đến.
c. Điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư
Các yếu tố liên quan đến cộng đồng dân cư bao gồm số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán của CĐĐP, các yếu tố nhân khẩu học, trình độ học vấn, mức độ nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về TNDL của địa phương cũng như việc phát triển du lịch trong cộng đồng. Chính những yếu tố này là tiền đề tạo nên tính hấp dẫn về TNDL văn hóa đối với du khách cũng như quyết định sự thành công của dự án phát triển DLCĐ tại địa phương.
Ngoài ra, để phát triển DLCĐ tại địa phương thì nhất thiết cần có sự tự nguyện của CĐĐP đối với các đề xuất phát triển DLCĐ. Đây được xem là điều kiện đặc thù rất quan trọng để phát triển loại hình DLCĐ bởi nếu người dân địa phương không tham gia vào hoạt động du lịch hoặc không có sự đồng thuận, ủng hộ của họ thì không thể phát triển DLCĐ được.
d. Điều kiện về thị trường khách du lịch
Muốn phát triển DLCĐ hay bất cứ loại hình du lịch nào khác thì điểm đến cần có thị trường khách bao gồm thị trường khách nội địa và khách quốc tế, ở đây có thể là thị trường khách hiện tại hoặc thị trường khách tiềm năng. Khách du lịch là những người tiêu dùng sản phẩm DLCĐ, phần tiền thu được từ khách du lịch sẽ đóng góp vào việc duy trì và phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đồng thời giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp các doanh nghiệp du lịch tồn tại và từ đó phát triển hoạt động du lịch điểm đến.
e. Điều kiện hỗ trợ khác
Cần phải có cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. Thêm vào đó, điểm đến DLCĐ cần
phẩm” bị bán cho hoạt động du lịch hoặc họ sẽ khai thác tài nguyên theo kiểu của mình, không có lợi cho phát triển du lịch.
Trong DLCĐ, việc tham gia của CĐĐP vào hoạt động du lịch được chia thành ba mô hình:
- Toàn bộ cộng đồng cùng tham gia vào mô hình DLCĐ;
- Một bộ phận cộng đồng hoặc một số hộ gia đình tại địa phương tham gia vào mô hình DLCĐ;
- Sự liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên của cộng đồng với đối tác kinh doanh du lịch.
Thực tế cho thấy sự tham gia của CĐĐP thường đòi hỏi nhiều thời gian và trình độ quản lý rất cao, mà cả hai điều đó đều không được người phụ trách dự án hay chương trình phát triển chào đón hay sẵn lòng thực thi, trừ phi họ nhận thức được rằng sự tham gia của CĐĐP chính là đầu vào đảm bảo sự thành công cho chương trình hay dự án phát triển tại một địa phương. Vì thế, để tập trung vào việc duy trì và nâng cao các hoạt động mang tính lâu dài của các dự án nhằm hướng tới khuyến khích phát triển du lịch bền vững trên ba mặt kinh tế - xã hội – sinh thái đặc biệt với các hoạt động tiến tới xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho người dân thì hoạt động DLCĐ cần có những định hướng giúp người dân hưởng lợi từ các hoạt động du lịch trên chính địa phương của họ.
b. Thành phần tư nhân
Thành phần tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong loại hình DLCĐ nói riêng và ngành công nghiệp du lịch nói chung bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh du lịch, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch. Thành phần này có thể tiếp cận với thị trường, am hiểu về khách hàng cũng như các kênh tiếp thị có lợi trực tiếp cho cộng đồng. Lợi ích về kinh tế của cộng đồng chủ yếu do thành phần tư nhân mang lại (Bùi Thanh Hương và cộng sự, 2007).
Theo Bùi Thị Hải Yến (2012), tổ chức kinh doanh du lịch là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, giữ vai trò môi giới trung gian để bán các sản phẩm du lịch của cộng đồng cho du khách, và họ cũng đầu tư để tạo ra một số sản phẩm du
lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, mua sắm…) mà cộng đồng chưa cung ứng đủ hoặc chất lượng thấp để đáp ứng nhu cầu hợp lý của du khách. Hơn nữa, theo Goodwin và cộng sự (1998) tổ chức kinh doanh du lịch đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến cho khách du lịch đồng thời có thể quyết định lưu lượng giao thông đi lại tại một điểm du lịch nhất định.
Thông qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp nguồn lợi cho phát triển du lịch cũng như kinh tế xã hội địa phương thì các tổ chức kinh doanh du lịch đã góp phần phát triển DLCĐ và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, trường hợp các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư khai thác TNDL theo kiểu bóc lột, thuê CĐĐP để trả mức lương thấp, trốn thuế, gây bất hợp tác và không tin cậy giữa khối doanh nghiệp du lịch và CĐĐP, thiếu trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính CĐĐP và TNDL của điểm đến.
c. Khách du lịch
Khách du lịch là những người tiêu dùng sản phẩm DLCĐ với mục đích khám phá, trải nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu về các giá trị văn hóa bản địa và những giá trị TNDL tự nhiên như khí hậu, cảnh quan … Họ sẵn sàng trả tiền cho những hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
Theo Trousdale (1996), tác giả nhấn mạnh nếu không có khách du lịch thì cũng không có các dự án du lịch. Đồng tình với quan điểm này, Krippendorf (1987) cũng cho rằng du lịch là một trong những công cụ hữu hiệu để giúp các quốc gia trở nên gần gũi nhau hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp mang tính quốc tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và để làm được điều này chính là nhờ vào khách du lịch.
DLCĐ giúp mang lại cho du khách những trải nghiệm đích thực về văn hóa dựa trên nền tảng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sự chân thực của du khách thay vì những trải nghiệm giả tạo. Theo Goodwin và cộng sự (1998), ngày càng nhiều khách du lịch thích đến thăm những ngôi làng với sự hướng dẫn của người dân địa phương, du khách được thưởng thức ẩm thực địa phương, được tận mắt nhìn thấy cách tạo ra những sản phẩm thủ công truyền thống, được nghe những câu
chuyện dân gian do chính người dân bản địa kể, được xem những màn trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống và mua những sản phẩm địa phương.
Đối với khách du lịch khi quyết định tham gia loại hình DLCĐ thì họ thường hiểu và tôn trọng giá trị văn hóa bản địạ, TNDL tự nhiên của địa phương; họ hòa mình vào thiên nhiên, thưởng thức nét đẹp của cảnh quan điểm đến và trải nghiệm các giá trị văn hóa còn giữ tính nguyên bản. Họ trả tiền cho những sản phẩm DLCĐ và cư xử một cách có trách nhiệm đối với môi trường, nền kinh tế địa phương và cộng đồng.
d. Các cấp lãnh đạo địa phương
Chính quyền địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động du lịch ở mỗi điểm du lịch. Việc sử dụng công cụ chính trị của chính quyền bao gồm việc đánh giá tác động của du lịch đến môi trường, kinh tế, xã hội và các kế hoạch quản lý có thể mang lại hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển du lịch một cách phù hợp. Tuy nhiên, sự liên kết bằng các công cụ chính sách giữa các tổ chức ở các cấp quản lý khác nhau không chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng gây khó khăn hoặc thậm chí phá hoại đến việc phát triển của một điểm du lịch, một địa phương hoặc một quốc gia. Do đó, cần có những nguyên tắc được lập ra để mỗi cơ quan, tổ chức tùy theo mức độ ảnh hưởng của mình cũng như vai trò khác nhau trong việc thực thi chính sách phát triển du lịch của điểm đến. Theo UNWTO (1983a), trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là đảm bảo thông qua các chính sách quy hoạch của mình nhằm hạn chế được các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của du lịch đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp vĩ mô và vi mô. Các ban lãnh đạo địa phương tham gia vào du lịch ở 04 mức độ được chia làm hai chiều: chiều dọc ở cấp quản lý trung ương và chiều ngang ở cấp tỉnh, huyện và làng bản. Tại địa phương, chính quyền địa phương là những người do cộng đồng tín nhiệm, bầu ra và đại diện cộng đồng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách liên quan đến du lịch. Chính quyền địa phương đóng vai trò tốt để đàm phán về các mối quan tâm giữa địa phương với các đơn vị kinh doanh từ bên ngoài, xã hội và các cơ quan trung ương. Hơn nữa, chính quyền địa phương còn nắm giữ
nông thôn ở khắp mọi nơi trên thế giới và được xem như là công cụ giảm nghèo, phát triển cộng đồng (Ashley và Roe, 1998; Harrison, 2003; UNWTO, 2006, 2013). Đối với các nước đang phát triển, du lịch đem lại nguồn thu đáng kể nhờ trao đổi ngoại tệ và đầu tư nước ngoài; ví dụ như Campuchia ngành du lịch đóng góp 18% vào GDP quốc gia và sử dụng 14% lực lượng lao động cả nước (WEF, 2011). Đối với Malaysia, thông qua phân tích chuỗi giá trị, Trung tâm Nghiên cứu Quy hoạch Du lịch (The Tourism Planning Research Group - TPRG) cho thấy những lợi ích kinh tế mà người dân địa phương nhận được từ ngành du lịch, trung bình 34% tổng thu nhập của hộ gia đình nhờ hoạt động du lịch đem lại (TPRG, 2009). Trong khi đó, hiện nay du khách có xu hướng muốn tìm đến những điểm du lịch mới lạ, được trải nghiệm, được chào đón nồng nhiệt bởi người dân địa phương, được hòa mình vào đời sống bản địa để tìm hiểu, cảm nhận và sẻ chia với cộng đồng điểm đến. Chính vì những lý do này, du khách chọn lựa điểm đến thuộc các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển bởi tính đặc thù và tính chân thực của TNDL tự nhiên cũng như TNDL văn hóa từ đó hình thành các sản phẩm DLCĐ hấp dẫn du khách. Theo kết quả điều tra của UNWTO (1996), 40% chuyến du lịch trên thế giới được thực hiện bởi các nước phát triển. Trong đó, hầu hết du khách ở các nước phát triển cảm thấy thỏa mãn qua chuyến du lịch của mình ở các nước thuộc thế giới thứ ba (Helleiner, 1990). Năm 2014, lượng khách châu Âu đi du lịch chiếm hơn một nửa tổng lượng khách toàn cầu đi du lịch (575 triệu lượt/1.133 triệu lượt) (UNWTO, 2015) trong đó dự đoán 2 – 4% thị phần châu Âu tham gia trải nghiệm loại hình du lịch cộng đồng và 20 - 40% thị phần này quan tâm đến những chuyến du lịch cộng đồng (CBI, 2015).
Xét về nhu cầu của khách du lịch, dựa trên kết quả cuộc khảo sát 4000 du khách về du lịch bền vững của TUI Travel PLC (2010) thì cứ 2 du khách sẽ có 1 người sẵn lòng đặt chuyến du lịch hướng đến tính bền vững và 2 trong 3 du khách sẽ thay đổi hành vi của họ trong những chuyến du lịch để bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.
Theo dự đoán của UNWTO (2013), nhu cầu về sản phẩm du lịch sẽ có sự thay đổi, khách du lịch đang trong xu hướng thay đổi hành vi từ kiểu “viếng thăm”,