Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN


1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, văn hóa - xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế, văn hóa và xã hội, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm du lịch là một đòi hỏi cần thiết.

Tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa (United Nations, 1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Định nghĩa này được đưa ra với mục đích quốc tế hóa du lịch và đã trở thành cơ sở cho định nghĩa du khách.

Theo Luật Du lịch (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005): Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây, du lịch được coi là một hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi.

Như vậy, du lịch được xem như một hiện tượng, một hoạt động đáp ứng mong muốn của du khách. Trên thực tế, du lịch là một hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Vì vậy, để xem xét du lịch một cách toàn diện thì cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du lịch một cách đầy đủ. Do đó, Coltman (1989) đưa ra một định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

nghĩa rất ngắn gọn về du lịch như sau: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.

Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm:

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 3

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005). Hay khách du lịch là những người khởi hành khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với các mục đích khác nhau nhưng không nhằm mục đích lao động kiếm lời, họ là người quyết định nơi đến du lịch và các hoạt động tham quan, vui chơi, nghỉ ngơi, nghiên cứu,… trong chuyến đi (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch là đơn vị cung cấp hàng hóa-dịch vụ du lịch (dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hàng lưu niệm,…) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).

Dân cư sở tại là những người dân ở địa phương, coi du lịch như một trong các nhân tố tạo công ăn việc làm, thu nhập và giao lưu văn hóa (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Người dân ở địa phương được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hóa của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005).

Chính quyền địa phương là cơ quan nhìn nhận du lịch như một nhân tố có tác dụng tốt cho sự phát triển kinh tế của địa phương thông qua triển vọng về thu nhập cho ngân quỹ thu được từ các hoạt động kinh doanh của dân cư địa phương, chi tiêu của khách du lịch (Trần Đức Thanh, 2004; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Du lịch là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các cơ sở kinh

doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong một thời gian nhất định, đồng thời thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đó.

1.1.1.2. Khái niệm du lịch cội nguồn

Trong Đại từ điển tiếng Việt, cội nguồn được hiểu là nơi nảy sinh, sinh ra, nơi bắt đầu, khởi thủy (Nguyễn Như Ý, 1999). Cội nguồn là minh chứng của quá khứ mang tính lịch sử, được thể hiện thông qua tài nguyên văn hóa như các hoạt động lễ hội, phong tục tập quán, tài liệu tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Texas A & M (Mỹ) kết hợp với trường Đại học Nam Úc (Australia) năm 2010: Du lịch cội nguồn là một loại hình du lịch, trong đó người dân đi thăm vùng đất tổ tiên của họ để tìm ra nguồn gốc dân tộc và văn hóa (Maruyama et al., 2010). Nghiên cứu này đề cập đến cách thức và cảm nhận mà người Mỹ (gốc Trung Quốc), từ thế hệ thứ hai trở đi, muốn tìm lại danh tính của họ sau khi đi thăm Trung Quốc và nghiên cứu cũng cho thấy sự phức tạp, hạn chế để tăng cường ý thức thuộc về vùng đất tổ tiên của người dân thông qua du lịch cội nguồn.

Theo Nguyễn Tiến Khôi (2013), du lịch cội nguồn là trở về với tổ tiên, ông cha cùng những chứng nhân lịch sử của dân tộc, trở về những giá trị truyền thống của dân tộc. Hay du lịch cội nguồn là đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân công đức tổ tiên, chứng nhân lịch sử của dân tộc và giá trị truyền thống của dân tộc.

Các đối tượng liên quan đến du lịch cội nguồn bao gồm khách du lịch cội nguồn, tài nguyên du lịch cội nguồn và phạm vi hoạt động của du lịch cội nguồn. Tham gia hoạt động du lịch cội nguồn, khách du lịch có cơ hội tham quan, tri ân và nâng cao hiểu biết về nguồn gốc sự kiện, nhân vật lịch sử, nguồn gốc dân tộc và giá trị nhân văn. Cụ thể:

Khách du lịch cội nguồn là những khách du lịch có mục đích tham quan, tìm hiểu, tri ân công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Phạm vi hoạt động của khách du lịch cội nguồn là viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội địa phương. Trong đó:

Viện bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009). Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ.

Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009). Nó là tài sản văn hóa quý giá của mỗi dân tộc, là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hóa của mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Theo Chu Huy (2004), di tích lịch sử văn hóa là các công trình kiến trúc vật chất như các đình, chùa, đền, miếu,… phản ánh nguồn cội và tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được Nhà nước công nhận hoặc cộng đồng dân cư giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo. Một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn hóa chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích. Theo các thang giá trị khác nhau, các di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau: các di tích cấp quốc gia và địa phương, những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

Di sản văn hóa là tài nguyên quý giá và là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ trước để lại (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009; Lê Thị Vân, 2008). Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ

công truyền thống, tri thức y học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống dân tộc,... (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2009).

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần thánh và con người trong xã hội (Bùi Thiết, 2000; Dương Văn Sáu, 2004). Lễ hội là những hoạt động, sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là Lễ và Hội. Ngoài ra, trong hoạt động lễ hội còn bao gồm một số thành tố khác như hệ thống các tục hèm, các trò diễn dân gian, hoạt động hội trợ triển lãm và văn hóa ẩm thực,… (Dương Văn Sáu, 2004). Như vậy, lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, luôn gắn với các địa bàn dân cư cụ thể và là hoạt động văn hóa của địa phương.

Tóm lại, có thể hiểu du lịch cội nguồn là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội địa phương, đồng thời thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đó.

1.1.1.3. Phân biệt du lịch cội nguồn với một số loại hình du lịch khác

Du lịch cội nguồn là loại hình du lịch được phân định theo mục đích chuyến đi. Do đó, để phân biệt du lịch cội nguồn và các loại hình du lịch khác thì phải căn cứ vào mục đích của từng loại hình du lịch. Mục đích của loại hình du lịch cội nguồn là nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội.

Để thấy được sự khác biệt của loại hình du lịch cội nguồn so với các loại hình du lịch khác, chúng ta xem xét ở một số khía cạnh về mục đích chuyến đi và địa bàn hoạt động của các loại hình du lịch này (Bảng 1.1).

- Du lịch văn hóa

Mục đích chính của du lịch văn hóa là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa ở các địa danh, bảo tàng, di tích, thánh địa và chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch (Trần Thị Mai, 2009). Du lịch văn hóa gồm du lịch văn hóa với mục đích cụ thể và du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Ở góc độ nhỏ hơn, mục đích của du lịch cội nguồn là thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc. Khi xem xét du lịch văn hóa với mục đích cụ thể cho thấy du lịch cội nguồn là một bộ phận của du lịch văn hóa.

Bảng 1.1. Mục đích và địa bàn hoạt động của một số loại hình du lịch Loại hình Mục đích Địa bàn hoạt động

Du lịch cội nguồn


Du lịch văn hóa


Du lịch tâm linh

Tham quan, tìm hiểu, tri ân công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc Nâng cao hiểu biết về lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân

Có nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn

Di sản văn hóa, di tích lịch sử, bảo tàng, lễ hội


Địa danh, bảo tàng, di tích, lễ hội, di sản, thánh địa, khu giáo dân


Đền, đình, chùa, miếu, nhà thờ, thánh địa

Du lịch tôn giáo Du lịch thăm thân

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng Chùa, thánh địa, khu giáo

dân, nhà thờ

Thăm hỏi họ hàng, bạn bè Gia đình họ hàng, bạn, làng xóm ở quê hương

Nghỉ ngơi, giải trí Cảnh quan đẹp, khu vui chơi

Nguồn: Abdulkalam (2004), Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Trần Thị Mai (2009), Thích Đạt Đạo (2010) và tổng hợp của tác giả

- Du lịch tâm linh

Mục đích chính của du lịch tâm linh là mang lại nhận thức đầy đủ hơn của mỗi cá nhân đối với các giá trị tâm linh. Con người cảm thấy sự thanh thản, nhẹ

nhàng, tâm an lạc, không vọng đọng, không chiều theo dục vọng thấp hèn về vật chất. Du lịch tâm linh mang lại giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho chính bản thân cá nhân đó, đồng thời mỗi cá nhân lại mang đến sự bình yên, an lạc cho những người xung quanh. Nói cách khác, đi du lịch tâm linh, du khách được thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn, cho tâm hồn con người được thanh tịnh và thoát tục. Nơi đến của khách du lịch tâm linh là đền, chùa, thánh tích (Thích Đạt Đạo, 2010).

Du lịch tâm linh tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống. Thăm viếng bằng tâm trí, trái tim. Nuôi dưỡng và mở rộng sự hiểu biết hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại, chúng sinh. Du lịch tâm linh giúp du khách nâng cao được giá trị tâm hồn và hiểu rõ hơn về tâm linh (Thích Đạt Đạo, 2010).

Abdulkalam (2004) đã khẳng định: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết,…”.

Như vậy, nếu phân theo mục đích chuyến đi thì loại hình du lịch tâm khác hẳn với loại hình linh du lịch cội nguồn.

- Du lịch tôn giáo

Du lịch tôn giáo là các chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người theo các tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Vì vậy, nơi tổ chức loại hình du lịch này là các địa bàn liên quan đến hoạt động tôn giáo hoặc lịch sử tôn giáo như các chùa, thánh địa, khu giáo dân. Các trung tâm nổi tiếng của du lịch tôn giáo là Thánh địa Vatican, Gieruxalem, ở Việt Nam có Toà thánh Cao Đài Tây Ninh, nhà thờ Phát Diệm, Thánh địa Lavang.

Khác với du lịch cội nguồn, du lịch tôn giáo là hoạt động du lịch nhằm để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tức là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng hay thỏa mãn niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.

- Du lịch thăm thân

Loại hình du lịch thăm thân phần lớn nảy sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cưới,… trong khi đó, khách du lịch cội nguồn tham gia hoạt động du lịch chủ yếu với nhu cầu tìm hiểu nguồn cội và nâng cao hiểu biết về nguồn gốc dân tộc. Theo đó, du lịch cội nguồn khác hẳn với lịch du lịch thăm thân.

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Khác với du lịch cội nguồn, nhu cầu chính của khách du lịch trong du lịch nghỉ ngơi, giải trí là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Đây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày. Còn du lịch cội nguồn là một hoạt động, một công cụ văn hóa đem lại giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí cho khách du lịch.

1.1.1.4. Khái niệm phát triển du lịch cội nguồn

a) Khái niệm phát triển

Có nhiều quan điểm khác nhau khi xem xét về sự phát triển. Trong Triết học, phát triển được đề cập dưới 2 quan điểm đối lập nhau, đó là quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006):

Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp.

Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời. Sự

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí