Vai Trò Và Đặc Điểm Của Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương

1.1.5.4. Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở địa phương

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ phụ trợ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, thiết bị cấp cứu, trạm xăng dầu,... (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa phục vụ du lịch nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hóa – xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hóa của các dân tộc như trung tâm văn hóa, phòng chiếu phim, nhà hát,…

Nhìn chung, các công trình dịch vụ phụ trợ được xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương, còn đối với khách du lịch nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng lại góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch, giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.

1.1.5.5. Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn

Sự hài lòng của khách hàng chính là trạng thái hay cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ đó và sự hài lòng của khách hàng được cấu thành bởi rất nhiều nhân tố (Levesque et al., 1996). Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch giúp cho địa phương và các doanh nghiệp du lịch thu hút và phát triển lượng khách, đồng thời tìm được chiến lược phục vụ du khách hiệu quả nhất (Sharma, 2002).

Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn tại điểm đến là cơ sở cho địa phương khai thác tốt hơn tiềm năng tài nguyên du lịch cội nguồn, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch cội nguồn đáp ứng được kỳ vọng của du khách, đặc biệt là khách du lịch cội nguồn nội địa. Một mặt, giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nắm bắt được các yếu tố mà khách du lịch nội địa đánh giá là tốt hay kém cũng như mức độ hài lòng của họ về các yếu tố đó. Những thông tin này là nguồn tư liệu giúp các doanh nghiệp có định hướng rõ ràng thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn, thu hút nhiều du khách hơn và đạt được mức độ thỏa mãn cao hơn.

Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn tại điểm đến sẽ thấy được có bao nhiêu du khách hài lòng về chuyến đi, có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn tại điểm đến đó,… đây sẽ là căn cứ quan

trọng để đề xuất được những giải pháp tốt nhằm phát triển du lịch cội nguồn. Vì vậy, nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển du lịch cội nguồn.

1.1.5.6. Vai trò và đặc điểm của cộng đồng dân cư địa phương

Sự phát triển du lịch cội nguồn có tác động mạnh mẽ tới đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Ngược lại, dân cư địa phương cũng có những tác động nhất định tới sự phát triển của du lịch cội nguồn. Việc người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch cội nguồn góp phần vào việc khai thác, quản lý bền vững tài nguyên du lịch cội nguồn, một mặt tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội, mặt khác còn khuyến khích họ đóng góp những kiến thức quý báu vào công tác bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc (Phạm Thành Hiếu, 2011).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Cuộc sống của cộng đồng dựa trên việc khai thác tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với việc phát triển các phong tục, tập quán riêng mang đậm bản sắc của mỗi cộng đồng. Đặc điểm của người dân bản địa sẽ tạo nên nét đặc trưng, sự khác biệt và sống động cho những sản phẩm, chương trình du lịch cội nguồn, đồng thời có vai trò quan trọng trong quyết định sẽ trở lại lần sau của du khách. Cộng đồng địa phương còn là những người sản xuất các sản phẩm cung cấp cho khách du lịch, (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Do đó, đặc điểm và vai trò của cộng đồng địa phương là yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch cội nguồn.

1.1.5.7. Môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 6

Tình hình an ninh, an toàn cho khách du lịch là tiền đề cho sự phát triển du lịch cội nguồn. Một quốc gia hay một địa phương mặc dù có nhiều tài nguyên du lịch nhưng cũng không thể phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình an ninh, an toàn cho khách du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).

Đảm bảo môi tường an ninh, an toàn cho khách du lịch vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công việc thường xuyên, lâu dài nhằm xây dựng hình ảnh du lịch của từng địa phương an toàn, thân thiện với du khách (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Để làm được việc đó, chính quyền địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại

các khu, điểm du lịch; Tập trung chỉ đạo các lực lượng có liên quan tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; Phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để các hành vi cướp giật tài sản, gian lận, tăng giá, chặt chém, đeo bám, ép khách du lịch,… (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Vì vậy, môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch cội nguồn nói riêng.

1.2. Thực tiễn phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn ở một số nước

1.2.1.1. Hy Lạp

Hy Lạp là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Đây là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây và Thế vận hội Olympic. Thủ đô của Hy Lạp là Athens. Athens có hơn 5000 năm lịch sử và các di tích lịch sử ở đây rất phong phú, đa dạng. Trong đó, thành cổ Acropolis có các kiệt tác nhất thể hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Mỗi năm có khoảng hơn 7 triệu khách du lịch trên thế giới tới thăm Athens. Năm 2012, ngành du lịch Hy Lạp đóng góp 16,4% vào tổng sản phẩm quốc nội của Hy Lạp (chỉ sau ngành đóng tàu), với tổng doanh thu trực tiếp khoảng 10 tỷ Euro (13,3 tỷ USD), thu hút 690.000 việc làm, tương đương với 18,3% lực lượng lao động (TTXVN, 2013a). Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, trong năm 2012, Hy Lạp đứng thứ 17 về đón khách du lịch quốc tế và xếp thứ 23 về doanh thu (TTXVN, 2013a).

Hy Lạp là một đất nước có nhiều giá trị lịch sử văn hóa lâu đời và được nhiều du khách có nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghiên cứu. Do đó, ngành du lịch của Hy Lạp tập trung khai thác, phát triển du lịch theo hướng bảo vệ, phát huy giá trị của lịch sử văn hóa truyền thống và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ của ngành du lịch cũng như giới thiệu những sản phẩm du lịch mới theo nhu cầu của khách du lịch (TTXVN, 2013a).

1.2.1.2. Ai Cập

Khác với các công trình ở Hy Lạp chỉ xây một lần bởi một kiến trúc sư, các công trình kiến trúc cổ Ai Cập được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, bởi nhiều Pharaon khác nhau, có khi từ vị nọ đến vị kia cách nhau cả nghìn năm và ông vua nào cũng muốn để lại trên các công trình dấu ấn của mình. Ai cập có tất cả 97 kim tự tháp lớn nhỏ, song các kim tự tháp ở gần Cairo và Gija là nổi tiếng hơn cả, như kim tự tháp Khufu, kim tự tháp Khafre, kim tự tháp Dioser,… đều có tuổi từ

4.400 năm đến 4.600 năm. Theo thống kê từ Bộ du lịch Ai Cập, năm 2007 có 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 8 tỷ USD. Đến năm 2010, Ai Cập đón 14,7 triệu lượt khách du lịch với nguồn thu lên tới 13 tỷ USD, đóng góp hơn 11% vào tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 20% nguồn thu ngoại tệ (TTXVN, 2013b).

Chính phủ Ai Cập đã áp dụng nhiều biện pháp quan trọng, thực hiện những chính sách mới và đã góp phần cải thiện lĩnh vực du lịch nói chung, du lịch cội nguồn nói riêng, trong đó bao gồm: Mở thêm nhiều văn phòng du lịch ở nước ngoài để cung cấp được nhiều thông tin cho khách hàng có ý định đến thăm quan Ai Cập; Cải tiến cơ sở hạ tầng và các dịch vụ trên các trang web về du lịch; Xây dựng hàng trăm nhà nghỉ và khách sạn; Khởi công xây dựng nhà bảo tàng quốc gia Ai Cập và đó sẽ là một bảo tàng lớn nhất ở Trung Đông và Châu Phi, hợp tác với UNESCO và Tổ chức du lịch quốc tế để khôi phục, sửa chữa các di tích bị hư hỏng (Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập, 2010).

1.2.1.3. Trung Quốc

Là một đất nước đã tồn tại lâu đời và từng có một thời quá khứ huy hoàng rực rỡ, văn hóa Trung Quốc có rất nhiều nét độc đáo để chúng ta chiêm ngưỡng, học hỏi. Văn hóa Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất với lịch sử tồn tại ít nhất trên 3.500 năm (Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Thùy Trang, 2007; China National Tourism Administration, 2013). Vì vậy, đến bất cứ địa phương nào, du khách cũng có những địa chỉ du lịch cội nguồn hấp dẫn. Người Trung Quốc hôm nay đã rất biết gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy để phát triển du lịch cội nguồn. Những ngày hội văn hóa độc đáo của người Choang, người Mông, người Dao ở Vân Nam, Quảng Tây; mỗi địa danh,

tên mỗi nhân vật nổi tiếng trong văn học cổ,... tất cả đều được gìn giữ và biến thành những sản phẩm du lịch cội nguồn đặc sắc mang nhãn hiệu Trung Quốc (Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Thùy Trang, 2007; China National Tourism Administration, 2013).

Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch, trong đó có du lịch cội nguồn, là trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới, là ngành kinh tế trọng điểm, trụ cột cần ưu tiên đầu tư phát triển. Để phát triển tốt du lịch cội nguồn, các chính sách về du lịch của Trung Quốc không ngừng được ban hành, điều chỉnh và hoàn thiện (China National Tourism Administration, 2013).

Thứ nhất, Trung Quốc đề ra phương châm chỉ đạo phát triển du lịch là tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế, khuyến khích khách du lịch nội địa (Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Thùy Trang, 2007). Hàng năm, Trung Quốc đón hàng chục triệu khách du lịch quốc tế. Tính riêng năm 2004, Trung Quốc đã đón 109 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 18,96% so với năm 2003; thu nhập ngoại tệ đạt trên 25,73 tỷ USD, tăng 47,9% so với năm 2003. Khách du lịch nội địa đạt 1,1 tỷ lượt người, doanh thu đạt trên 471 tỷ nhân dân tệ (China National Tourism Administration, 2013). Số lượng khách du lịch quốc tế đã đạt mức 55 triệu trong năm 2007, doanh thu ngoại hối đạt 41,9 tỷ USD, xếp thứ năm trên thế giới trong năm 2007, số lượt khách du lịch nội địa đạt 1,61 tỷ lượt khách, với tổng thu nhập 777,1 tỷ nhân dân tệ. Đến năm 2012, tổng doanh thu của ngành du lịch Trung Quốc đạt 2.570 tỷ nhân dân tệ, tăng 14% so với năm 2011. Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới (China National Tourism Administration, 2013).

Thứ hai, đó là chính sách đánh bóng cho Trung Quốc. Cùng với những thành quả kinh tế đạt được từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Trung Quốc đã bắt đầu đánh bóng hình ảnh của mình bằng các hoạt động rất tích cực, họ đưa ra những sản phẩm du lịch cội nguồn độc đáo, đa dạng với các chủ đề được xếp theo năm: Năm du lịch Trung Quốc lần 1, năm du lịch di tích văn vật cổ, năm du lịch phong tục tập quán, năm du lịch Trung Quốc lần 2,… Những lời quảng cáo ấn tượng và hàm súc như: “Bất đáo Trường thành phi Hảo Hán”, hay “Non nước Quế Lâm đứng đầu thiên hạ”,... được truyền tụng từ bao năm qua đã có tác động thôi thúc hàng triệu khách du lịch đến với Trung Quốc (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006; Nguyễn Ngọc

Thơ và Lê Thùy Trang, 2007). Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm và có những chính sách thiết thực để thúc đẩy du lịch cội nguồn phát triển.

Thứ ba, Trung Quốc linh hoạt trong việc khai thác triệt để lịch sử của đất nước để phục vụ du lịch cội nguồn. Chẳng hạn, ở miếu Nhạc Phi, họ đắp hẳn một hoạt cảnh bà Nhạc Mẫu viết chữ trên lưng Nhạc Phi. Tượng đắp bằng kích cỡ người thật, thuyết minh hay, vừa xác đáng như lịch sử, lại vừa bay bổng chất truyền thuyết dân gian. Hay ở Tô Châu, tại Hổ Khâu - mộ của Hạp Lư - chỉ nhân một cái giếng nhỏ họ cũng khiến du khách phải dừng chân nghe họ thuyết minh về một sự tích li kỳ (Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Thùy Trang, 2007; China National Tourism Administration, 2013). Cứ thế, một gốc cây, một ngôi mộ cũng được đắp thêm cho một lý lịch li kỳ để níu chân du khách.

Các di tích lịch sử văn hóa như Trường thành, Di hoà viên, Thập tam lăng ở Bắc Kinh; lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán,... Mặc dù bị thời gian và chiến tranh tàn phá, song đã được Trung Quốc xây dựng, khôi phục (China National Tourism Administration, 2013).

Thứ tư, Trung Quốc có tầm nhìn xa và rộng. Người Trung Quốc không chỉ thu hút du khách đến một lần mà ngược lại, họ khiến cho du khách coi vùng đất này là một điểm hẹn du lịch cội nguồn lý tưởng (Nguyễn Ngọc Thơ và Lê Thùy Trang, 2007; China National Tourism Administration, 2013). Bằng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, hoạt động nghiệp vụ tốt cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, hiện đại, du lịch cội nguồn Trung Quốc đã đem lại cho du khách sự hài lòng và những ấn tượng khó quên.

1.2.1.4. Ma-lai-xi-a

Ma-lai-xi-a được biết đến như một trong những điểm hấp dẫn nhất của khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, nổi tiếng với câu “châu Á đích thực” (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Sự hấp dẫn ấy đã được chứng minh bằng số lượng hàng triệu lượt khách du lịch đến nước này mỗi năm. Năm 2010, Ma-lai-xi-a đã đón được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Ma-lai-xi-a đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế.

Sự đa dạng văn hóa, đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo của các nền văn minh Ma-lai-xi-a, Trung Quốc đã hòa quyện với nhau tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc cho Ma-lai-xi-a (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng đã khiến Ma-lai-xi-a trở thành một điểm hội tụ văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội diễn ra quanh năm theo tín ngưỡng và phong tục của mỗi sắc tộc và tôn giáo. Ngành du lịch đã biết khai thác hiệu quả các điểm mạnh của mình để thu hút khách du lịch. Để đạt được thành tựu đó, ngành du lịch Ma-lai-xi-a có sự phân công, hợp tác rất chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Chính phủ có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và thu hút khách du lịch thông qua nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn khác (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Trong những năm qua, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, bệnh viện,… và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch như mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều nước, quảng cáo trên các đài truyền hình quốc tế lớn với khẩu hiệu thương mại ấn tượng. Chính phủ còn phối hợp với doanh nghiệp xây dựng nhiều chương trình du lịch và các chương trình này trở thành thương hiệu cho ngành du lịch Ma-lai-xi-a như chương trình viếng thăm Ma-lai-xi-a, lễ kỷ niệm vàng, lễ hội pháo hoa,… (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2006; Nguyễn Quốc Nghi, 2010).

Doanh nghiệp với hướng đi chính là tổ chức du lịch kết hợp với mua sắm và chữa bệnh (Nguyễn Quốc Nghi, 2010). Có thể nói, Ma-lai-xi-a là siêu thị khổng lồ của khu vực Đông Nam Á. Tại 13 bang của đất nước này, đều có rất nhiều siêu thị lớn nhỏ dành cho đủ các loại khách hàng từ cao cấp đến bình dân. Trong siêu thị có các cửa hàng ăn uống, vui chơi, phòng chiếu phim hay các phòng chơi game. Cái hay của siêu thị tại đây là giá của cùng một sản phẩm sẽ như nhau ở tất cả các siêu thị và không có hàng nhái, hàng giả vì Chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này (Nguyễn Quốc Nghi, 2010).

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số địa phương ở Việt Nam

1.2.2.1. Tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có nhiều tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, cùng với kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng

An, Phật viện Đồng Dương,... ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử kết hợp với các yếu tố tự nhiên của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch (Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, 2009).

Đối với Quảng Nam, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được thực hiện sâu rộng, tạo hiệu quả tích cực (Thúy Hằng, 2013). Dựa vào việc bảo tồn di sản, phát huy các giá trị văn hóa, du lịch Quảng Nam đã biết chọn một lối đi riêng để triển khai hàng loạt sản phẩm mới, tạo sự thay đổi trong mắt du khách và xây dựng nên những thương hiệu mạnh. Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn là những điểm sáng trong khai thác hiệu quả giá trị di sản phục vụ phát triển du lịch (Thúy Hằng, 2013).

Năm 2011, Quảng Nam đã đón 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2012, Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 12% so với năm 2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng (Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, 2012). Trong đó, Hội An đóng vai trò quan trọng, đồng thời cũng là điển hình trong việc giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh. Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương hiệu du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á (Thúy Hằng, 2013).

1.2.2.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trải qua lịch sử hơn 700 năm hình thành và phát triển, Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của vùng Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Cố đô Huế còn là nơi duy nhất còn bảo tồn gần như nguyên vẹn một tổng thể kiến trúc kinh đô cung điện, đền đài, lăng tẩm,... của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1993 (Phan Tiến Dũng, 2009). Huế còn là thành phố nổi tiếng về những lễ hội văn hóa cổ truyền, các loại hình âm nhạc truyền thống mà nổi bật là Nhã nhạc cung đình Huế - kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận tháng 11 năm 2003. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí