DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
1.1 | Mục đích và địa bàn hoạt động của một số loại hình du lịch | 9 |
2.1 | Dân số, lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 | 43 |
2.2 | Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 | 44 |
2.3 | Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp | 48 |
2.4 | Tổng hợp số lượng mẫu điều tra cho phát triển du lịch cội nguồn | 50 |
2.5 2.6 | Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá sự phù hợp của tài nguyên du lịch cội nguồn Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá tính đa dạng và tính độc đáo của tài nguyên du lịch cội nguồn | 52 52 |
2.7 | Chỉ tiêu và thang điểm đánh giá sức chứa khách du lịch cội nguồn | 53 |
2.8 | Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn | 61 |
3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 | Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 Tổng hợp số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các hoạt động của khách du lịch cội nguồn tại tỉnh Phú Thọ Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 | 67 71 77 77 82 83 |
3.7 | Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012 | 83 |
3.8 | Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại Phú Thọ | 86 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn
- Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Góp Phần Phát Triển Ngành Du Lịch, Tăng Ngân Sách Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển Kinh Tế Của Địa Phương
- Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Du Lịch Cội Nguồn
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
3.9 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch tại
Phú Thọ 87
3.10 Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 88
3.11 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động
du lịch ở Phú Thọ 90
3.12 Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2000-2012 95
3.13 Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch cội nguồn đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ 96
3.14 Một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ 98
3.15 Tuyến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 104
3.16 Kết quả phân tích ảnh hưởng của chất lượng đường giao thông tại
Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn 108
3.17 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng
tại Phú Thọ 110
3.18 Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn về chất lượng dịch vụ phụ trợ tại
Phú Thọ 111
3.19 Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về sự hài lòng của khách du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 112
3.20 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố ảnh hưởng
tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ 113
3.21 Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài
lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ 114
3.22 Tần suất tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn của cộng đồng 118
3.23 Kết quả phân tích ảnh hưởng của năng lực tổ chức hoạt động du
lịch tại Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn 119
4.1 Dự báo lượng khách, tổng thu từ khách và giá trị tăng thêm du lịch
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 125
4.2 Đề xuất ban hành và hoàn thiện một số chính sách liên quan đến
phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 126
4.3 Đề xuất hoạt động bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 131
4.4 Đề xuất một số chuyến du lịch cội nguồn nội tỉnh ở Phú Thọ 137
4.5 Đề xuất kế hoạch đào tạo cho lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ 141
4.6 Định hướng nhóm khách du lịch cội nguồn mục tiêu 143
4.7 Đề xuất một số hoạt động xúc tiến phát triển du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ 144
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Tên bản đồ | Trang | |
3.1 | Bản đồ tỉnh Phú Thọ và mối liên hệ du lịch vùng | 66 |
3.2 | Quy hoạch phát triển không gian Khu Di tích lịch sử Đền Hùng | 101 |
3.3 | Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ | 102 |
3.4 | Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ | 104 |
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình | Trang | |
3.1 | Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý ở tỉnh Phú Thọ | 72 |
3.2 | Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo hình thức tổ chức | 85 |
3.3 | Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về nguồn thông tin du lịch | |
cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ | 92 | |
3.4 | Cơ cấu khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ theo nguồn khách | |
nội địa và quốc tế | 93 | |
3.5 | Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo mức chi tiêu bình quân | |
chuyến ở tỉnh Phú Thọ | 94 |
DANH MỤC CÁC HỘP
TT Tên hộp Trang
3.1 Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về nghệ nhân hát Xoan 75
3.2 Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về tính hấp dẫn của tài nguyên
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 80
3.3 Ý kiến của cơ sở kinh doanh du lịch về tính liên kết của du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 106
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ | Trang | |
1.1 | Tài nguyên du lịch cội nguồn | 20 |
2.1 | Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia phát triển du lịch cội nguồn | 46 |
2.2 | Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn | 47 |
2.3 | Mô hình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài | |
lòng của khách du lịch cội nguồn | 57 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch cội nguồn, một loại hình du lịch mới xuất hiện nhưng đã trở thành nét văn hóa, mang tính nhân văn cao trong đời sống của con người. Và đặc biệt, ở Việt Nam - một quốc gia với bề dày lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa đan xen trong một khối lượng khổng lồ những di tích nổi tiếng, gắn kết, hòa quyện cùng những danh lam thắng cảnh và khu vực sinh thái đa dạng, độc đáo - du lịch cội nguồn là một hoạt động văn hóa đặc sắc, một loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, là nét riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Du lịch cội nguồn đem lại nhiều giá trị cả về kinh tế và văn hóa, góp phần thắp lên ngọn lửa mãnh liệt về tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc. Phát triển du lịch cội nguồn sẽ phát huy được giá trị kinh tế và nâng cao giá trị văn hóa của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ Tây Bắc thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ chính là nơi đặt Mộ Tổ Vua Hùng, mảnh đất trải qua mấy ngàn năm lịch sử còn tồn tại và lưu giữ rất nhiều giá trị nhân văn vô cùng phong phú. Lợi thế nổi bật của du lịch Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam với 02 di sản văn hóa thế giới,
1.372 di tích lịch sử văn hóa, 260 lễ hội, hơn 13.000 hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Đến Phú Thọ, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu một kho tàng di sản văn hóa vô giá, tìm hiểu về nơi phát tích của người Việt cổ và về mảnh đất nơi khởi nguồn cho sự phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam (Bùi Tuyết Mai, 2001). Qua đó, du khách sẽ càng thêm trân trọng nguồn cội, tự hào về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Trong giai đoạn 2000-2012, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung và du lịch cội nguồn nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp quy, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, đề án bảo vệ và phát huy giá trị của di tích
lịch sử được ban hành. Hàng năm, tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cội nguồn bước đầu được quan tâm đầu tư. Lượng khách du lịch cội nguồn tăng bình quân 17,05%/năm, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn tăng 13,02%/năm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Những kết quả đó phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tri ân của du khách trong và ngoài nước về lịch sử cội nguồn dân tộc Việt Nam. Song, du lịch cội nguồn phát triển vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh và đang phải đối mặt với nhiều yếu kém như chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thấp, vấn đề nghiên cứu thị trường còn hạn chế, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, số ngày lưu trú và chi tiêu của khách du lịch cội nguồn thấp, việc phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn chưa được đẩy mạnh, du lịch cội nguồn chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế ở địa phương, năm 2012 tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,29% (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Vậy, tại sao du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ chưa phát triển? Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh là gì? Và làm thế nào để phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ? là những câu hỏi cấp thiết đang được đặt ra đối với các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh. Để trả lời được các câu hỏi này cần phải có một nghiên cứu toàn diện và công phu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng cũng như giải pháp liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn.
Khách thể nghiên cứu là các tác nhân liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn như cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch cội nguồn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2000- 2013, các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2012, dự báo và các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn (cội nguồn dân tộc) bao gồm các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển du lịch cội nguồn, thực trạng và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn, các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
4. Đóng góp của luận án
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch cội nguồn trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là khái niệm phát triển du lịch cội nguồn và nội dung phát triển du lịch cội nguồn. Đồng thời, khái quát những kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá có hệ thống về thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2000-2013. Phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ sẽ đạt 804.231 lượt khách, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân đạt 8,31%/năm.