Lịch Sử Ra Đời Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), quá trình phát triển của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung cũng đang gặp phải một số khó khăn, như chất lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Thiếu các doanh nghiệp du lịch lớn. Chất lượng và số lượng hạ tầng dịch vụ du lịch chưa cao. Nhận thức của toàn dân về du lịch không đồng đều,... Vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần tháo gỡ ngay những khó khăn trên để đến năm 2020, ngành du lịch tỉnh Phú Thọ có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành trọng điểm phát triển du lịch của vùng và cả nước, tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch tỉnh Phú Thọ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015.

3.1.3. Lịch sử ra đời du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.

Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ là những người con mang dòng máu Việt đều hướng về đất Tổ, nhớ về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên (Quỹ tu bổ Đền Hùng và Dự án Văn hóa Trí tuệ Việt, 2011).

Theo lịch sử ngày giổ tổ Hùng Vương, từ xa xưa lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam (Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh, 2010). Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng:... Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Như vậy, từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày mùng Mười tháng Ba âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt

ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: Trước đây, ngày Quốc lễ lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc lễ, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp (Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh, 2010).

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới Đền Hùng (Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh, 2010). Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc. Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh, 2010).

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 3- 9-2004 phê duyệt Đề án tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2005 cấp Nhà nước. Đây là năm đầu tiên Lễ hội Đền Hùng - giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức có quy mô lớn.

Qua tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, Giỗ Tổ Hùng Vương được tôn vinh là khởi Thủy của các giá trị cội nguồn, có sức lan toả rộng lớn và bao trùm lên đời sống văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam (Nguyễn Tiến Khôi, 2013). Vì thế, du lịch cội nguồn ngày càng trở nên phổ biến, được đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm. Từ năm 2005, hoạt động du lịch cội nguồn đã có bước tiến mới từ Chương trình du lịch hướng về cội nguồn của ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai (Nguyễn Tiến Khôi, 2013).

Năm 2007, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng Việt Trì là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn. Đây là những cơ sở quan trọng cho định hướng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa

Theo số liệu thống kê về di tích và lễ hội đã xếp hạng của Sở Văn hóa Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013b), chúng tôi đã tổng hợp được số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 và tính toán tốc độ phát triển bình quân qua 2 giai đoạn 2000-2006 và giai đoạn 2006-2012 như trong bảng 3.2. Kết quả tổng hợp cho thấy số lượng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được xếp hạng không ngừng tăng. Năm 2000, tổng số di tích được xếp hạng là 138 di tích, đến năm 2012 số di tích được xếp hạng đã tăng lên 286 di tích, trong đó có 01 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 73 di tích xếp hạng quốc gia, 212 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Số lượng di tích được xếp hạng tăng bình quân 7,67%/năm trong giai đoạn 2000-2006 và 4,87%/năm trong giai đoạn 2006-2012.

Số lượng di tích trên địa bàn được công nhận là di tích cấp Quốc gia cũng tăng lên đáng kể. Từ số liệu của Sở Văn hóa Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013b) chúng tôi đã thống kê lại số lượng di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ được công nhận cấp Quốc gia. Năm 2000 có tổng số 42 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, năm 2006 tăng lên 61 di tích và năm 2012 là 74 di tích. Lượng di tích được công nhận cấp Quốc gia tăng bình quân 6,42%/năm giai đoạn 2000-2006 và 3,27%/năm giai đoạn 2006-2012.

Các di tích lịch sử văn hóa này chủ yếu là chùa, đình, đền. Các di tích không chỉ có giá trị lớn về mặt lịch sử mà còn có cả giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phật giáo phương đông nên nó đã hướng người dân về gốc rễ cội nguồn, các giá trị văn hóa được bảo vệ, bản sắc dân tộc được giữ gìn. Trong đó, khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng

thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Từ đó, các di tích tạo thành điểm du lịch cội nguồn hấp dẫn du khách, đặc biệt nhiều di tích nằm ngay trong các khu vực danh thắng, hoặc bản thân di tích cũng là một danh thắng nên càng hấp dẫn hơn.

Bảng 3.2. Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012


2000-2006

2006-2012

Cụm 1






Việt Trì

15

32

50

113,46

107,72

Phù Ninh

08

10

15

103,79

106,99

Lâm Thao

26

36

45

105,57

103,79

Cụm 2

Thị xã Phú Thọ


04


06


13


106,99


113,75

Đoan Hùng

07

09

11

104,28

103,40

Hạ Hoà

14

19

20

105,22

100,86

Thanh Ba

11

14

17

104,10

103,29

Cụm 3

Yên Lập


01


01


03


100,00


120,09

Cẩm Khê

16

30

37

111,05

103,56

Tam Nông

25

31

37

103,65

102,99

Thanh Sơn

03

04

07

104,91

109,78

Thanh Thủy

08

23

30

119,24

104,53

Tân Sơn

0

0

01

-

-

Tổng

138

215

286

107,67

104,87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 11

Diễn giải Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ PTBQ (%)


Qua tổng kết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012) cho thấy công tác quản lý, tu bổ di tích ở một số địa phương trong tỉnh chưa được coi trọng, thiếu chặt chẽ, chưa có quy chế quản lý cụ thể. Nhiều di tích đang bị kiến trúc hiện đại lấn át hoặc bị biến đổi cảnh quan (chỉ có khoảng 15% di tích còn nằm tách biệt khỏi khu dân cư và giữ được cảnh quan thiên nhiên). Việc tu bổ và sử dụng nguồn vốn tu bổ di tích không đúng quy định ảnh hưởng tới kiến trúc truyền thống, mỹ quan của di tích. Đại diện là trường hợp tu bổ đền Đại Hội ở xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng. Đền Đại Hội được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ngày 22-11-1994. Đến tháng 7/2012, đền Đại Hội được xã Đại Nghĩa đập đi cho xây mới khác hoàn toàn ngôi đền trước đây.

Nguyên nhân là do nguồn kinh phí hạn hẹp, việc tu bổ các di tích này gần như hoàn toàn dựa vào ngân sách địa phương và sự đóng góp của nhân dân, dẫn đến tình trạng các địa phương làm không có báo cáo nên không chỉ sai phạm về hành chính nhà nước mà còn sai phạm về kiến trúc truyền thống và đa phần đang bị bê tông hóa. Bên cạnh đó, tỉnh phú Thọ chỉ có 6 cán bộ làm công tác quản lý di tích của Phòng quản lý Di tích, Danh thắng thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ. Bình quân mỗi cán bộ quản lý gần 230 di tích lịch sử (95 di tích đang hoạt động) nơi vùng đất cội nguồn của dân tộc. Hiện tỉnh Phú Thọ chưa thành lập được Ban Quản lý di tích của tỉnh và ở các huyện, thành thị cũng không có cán bộ quản lý di tích chuyên nghiệp, không có Ban quản lý di tích cấp huyện (trừ huyện Hạ Hòa có Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ).

Theo kết quả khảo sát, hiện nay Tỉnh Phú Thọ mới chỉ có khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ là điểm du lịch chính thức được đưa vào khai thác để phục vụ khách du lịch cội nguồn.

3.2.1.2. Lễ hội

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), toàn tỉnh Phú Thọ có 277 xã, thị trấn thì có tới 260 lễ hội. Trong đó, có 01 lễ hội đặc biệt cấp quốc gia (chiếm 0,38%), 33 lễ hội cấp vùng (chiếm 12,69%) và 226 lễ hội cấp cơ sở (chiếm 86,93%). Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý ở tỉnh Phú Thọ được chúng tôi thể hiện qua hình 3.1.

0,38%

12,69%

86,93%

Lễ hội cấp Quốc gia

Lễ hội cấp vùng

Lễ hội cấp cơ sở

Hình 3.1. Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý ở tỉnh Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu tài nguyên du lịch cội nguồn ở 13 huyện thị thành của tỉnh cho thấy các lễ hội truyền thống tập trung nhiều ở vùng Việt Trì, Cẩm Khê, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông. Các lễ hội truyền thống ở vùng đất Tổ phản ánh, tái hiện cuộc sống của cư dân nông nghiệp thời Việt cổ, từ cuộc sống săn bắt, đến trồng trọt nông nghiệp và mọi sinh hoạt khác của cư dân. Tất cả đều được tái hiện khá đầy đủ và phong phú ở từng dạng lễ hội khác nhau, phản ánh một xã hội nông nghiệp, một nền văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng gắn với tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng (Nguyễn Đắc Thủy, 2010). Trên địa bàn 13 huyện, thị, thành trong tỉnh với 228 lễ hội truyền thống thì có trên 150 (chiếm hơn 60%) lễ hội mà đối tượng tưởng niệm là các vua Hùng và các tướng lĩnh thời vua Hùng, tập trung nhiều nhất là các huyện Lâm Thao 17/23 lễ hội, Phù Ninh 19/24, Việt Trì 17/31, Cẩm Khê 19/30. Trong đó, có 204 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân chiếm 89,5% tổng số lễ hội, vào mùa hạ 7 chiếm 3%, vào mùa thu 9 chiếm 4%, vào mùa đông 8 chiếm 3,5% (Phụ lục 3.1). Quan sát và theo dõi các lễ hội truyền thống trong mùa xuân lại thấy chủ yếu được tổ chức nhiều vào tháng giêng. Các lễ hội phân bố không đều về thời gian trong năm mà chủ yếu tập trung vào mùa xuân nên cần phải có sự kết hợp các loại tài nguyên du lịch với nhau để hạn chế tính thời vụ của du lịch cội nguồn.

Nét chung của văn hóa lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng dân cư mang bản sắc truyền thống. Thông qua những hoạt động lễ hội, người dân được thỏa mãn nhu cầu hướng về cội nguồn tổ tiên của mình và sau đó là nhu cầu văn hóa, giao lưu, giải trí. Các yếu tố văn hóa ở Phú Thọ thường gắn với di tích (Phụ lục 3.2). với những nghi thức rước tế mang tính nghi lễ, sau đó phần còn lại chủ yếu và cơ bản là các sinh hoạt hội. Do vậy, các lễ hội truyền thống là tiềm năng du lịch rất quan trọng, góp phần phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ.

Nhiều lễ hội dân gian ở Phú Thọ đã được khôi phục trở lại. Tính đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 70 lễ hội đã được khôi phục, riêng năm 2000 khôi phục được 06 lễ hội. Đến năm 2002, khôi phục thêm được 08 lễ hội. Như vậy, số lượng lễ hội được khôi phục lại hàng năm có xu hướng tăng. Các lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo ra động lực để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiều địa phương, bảo tồn và làm sống lại bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực,

trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội cũng đang tồn tại khá nhiều bất cập. Đó là số lượng lễ hội được đưa vào khai thác phục vụ du lịch cội nguồn còn ít (Lễ hội Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ), mức độ khai thác chưa cao. Đồng thời, có một số nhận thức sai lệch của cán bộ và người dân về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng của địa phương, tổ chức lễ hội vì lợi ích kinh tế, ít chú trọng giá trị văn hóa làm giảm giá trị truyền thống và phai nhạt bản sắc của lễ hội. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng đặc biệt là hình thức dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách,…

3.2.1.3. Di sản văn hóa

Số lượng di sản văn hóa được thế giới công nhận đã tăng lên 02 di sản vào năm 2012. Tính đến năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 12 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận, trong đó có 02 di sản văn hóa ở tỉnh Phú Thọ. Năm 2011, Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Tiếp đó, ngày 6 tháng 12 năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Đặng Văn Bài, 2013). Hiện nay, cả 2 di sản đều được đưa vào phục vụ du lịch cội nguồn nhưng mức độ khai thác còn rất hạn chế. Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương,

thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012; Phạm Bá Khiêm, 2007). Hát Xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị đạo lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Theo kết quả khảo sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ hiện có 4 phường Xoan gốc với 120 người hát và biết hát Xoan. Từ 80-104 tuổi có 30 người, 60-80 tuổi có 39 người, còn lại là dưới 60 tuổi. Các di tích - nơi diễn ra các sinh hoạt hát xoan - giờ chỉ còn khoảng hơn 10 di tích. Giai đoạn 2005 - 2010, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng cho 29 nghệ nhân dân gian, đến năm 2011 chỉ còn có 26 nghệ nhân. Ông Nguyễn Bá Khiêm

- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, cho biết năm 2012 tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được quy chế phong tặng nghệ nhân hát Xoan và đã phong tặng cho 31 người (Hộp 3.1). Hiện nay, tỉnh đã thành lập được trên 20 câu lạc bộ hát Xoan; tổ chức được các cuộc Liên hoan tiếng Hát Làng Xoan, Hội thi hát Xoan; xây

dựng chương trình giáo dục, giảng dạy hát Xoan phù hợp với các cấp học trong tỉnh.


Hộp 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về nghệ nhân hát Xoan

Hiện ở tỉnh Phú Thọ có 69 nghệ nhân hát Xoan trên 60 tuổi, nhưng chỉ có 8 người có đủ sức khỏe để truyền dạy. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế phong tặng nghệ nhân hát Xoan. Có lẽ đây là tỉnh đầu tiên ban hành quy chế này. Và đợt đầu tiên, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11/2012, chúng tôi đã xét chọn vinh danh 34 nghệ nhân, trong đó có 31 nghệ nhân thuộc tỉnh Phú Thọ, 3 nghệ nhân thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức nghi lễ dân gian không chỉ được thực hành ở đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, mà còn có ở trên địa bàn của 109 làng/thôn thuộc tỉnh Phú Thọ (Ngô Đức Thịnh, 2007; Bùi Quang Thanh, 2011). Hệ thống các làng/thôn có liên quan đến việc phụng thờ và tham dự lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ các nhân vật thời đại Hùng Vương trong quá khứ là rất lớn, trải dài rộng trên một phạm vi không gian bao trùm gần khắp địa bàn phía Đông Bắc và Tây Nam của tỉnh Phú Thọ trên địa bàn của 12/13 huyện, thị, thành phố và 74/275 xã/phường/thị trấn với 109 làng/thôn/khu dân cư; đặc biệt tập trung ở 2 vùng trung tâm là các xã/phường/thị trấn thuộc thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao (Bùi Quang Thanh, 2011). Từ tháng 12/2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện mới của thế giới.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được biết đến từ thời Hậu Lê trở về trước. Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và trông coi, sửa chữa đền thờ (Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh, 2010; Đặng Văn Bài, 2013). Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023