Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Tài Nguyên Du Lịch Cội Nguồn

2.3.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo được sử dụng để đưa ra các dự báo về số lượng khách du lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Khi tiến hành dự báo, chúng tôi căn cứ vào số liệu thống kê, số liệu thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ để xác định các chỉ tiêu trên bằng phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính.

Mô hình dự báo theo phương trình hồi quy tuyến tính được thiết lập nhằm thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (lượng khách du lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn) với một biến độc lập duy nhất (thời gian). Mô hình này có dạng: Yt = a×t + b (Đồng Thị Thanh Phương, 2011).

n n n n n

nti yi ti yi yi ti

a i1 i1 i1; b i1ai 1

n 2 n 2 n n

ti i 1

(ti)

i1

Trong đó: Yt là biến phụ thuộc cần dự báo (lượng khách du lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn); t là biến thời gian (năm); a là độ dốc của đường xu hướng; b là tung độ gốc; n là số lượng quan sát (n=12).

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá thực trạng phát triển du lịch cội nguồn, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, gồm chỉ tiêu phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn, chỉ tiêu phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cội nguồn, chỉ tiêu về kết quả và đóng góp của phát triển du lịch cội nguồn đối với kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ.

2.4.1. Chỉ tiêu liên quan đến tài nguyên du lịch cội nguồn

2.4.1.1. Chỉ tiêu phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn

- Số lượng di sản văn hóa;

- Số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh;

- Tốc độ phát triển bình quân của di tích lịch sử được xếp hạng;

- Số lượng lễ hội được quản lý cấp quốc gia, cấp tỉnh;

- Cơ cấu lễ hội các cấp quản lý;

- Số lượng tài liệu và hiện vật trong bảo tàng, số lượng bảo tàng;

- Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch liên quan tới tài nguyên du lịch cội nguồn.

2.4.1.2. Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn

Các chỉ tiêu được lựa chọn là những nhân tố có ảnh hưởng thực sự đến hoạt động du lịch cội nguồn. Các chỉ tiêu được lựa chọn phản ánh rõ nét mức độ phân hóa của tài nguyên du lịch cội nguồn theo lãnh thổ. Các chỉ tiêu được lựa chọn có số lượng tương đương đối với mỗi loại tài nguyên cụ thể để tiện cho việc so sánh, đánh giá và tổng hợp toàn bộ tài nguyên du lịch cội nguồn.

Trên cơ sở đó, cùng với việc kế thừa kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Luân (2006), chúng tôi lựa chọn một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn, thể hiện cụ thể trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn


STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1.

Độ hấp dẫn


1.1.

Sự phù hợp

+ Di sản văn hóa


- Số lượng di sản


1.2.


+ Di tích lịch sử văn hóa


+ Bảo tàng


+ Lễ hội


Sự độc đáo

- Ý nghĩa

- Số lượng di tích

- Số di tích được xếp hạng cấp quốc gia

- Số di tích được xếp hạng cấp tỉnh

- Ý nghĩa

- Số lượng bảo tàng được xếp hạng

- Ý nghĩa

- Số lượng lễ hội

- Thời gian diễn ra lễ hội

- Ý nghĩa

- Tính độc đáo

1.3.

Tính đa dạng

- Tính đa dạng

1.4.

Khí hậu

- Thích nghi nhất với con người

2.

Tính thời vụ

- Số ngày hoạt động trong năm

3.

Sức chứa

- Số người tại điểm du lịch/ngày

4.

Vị trí, khả năng tiếp cận

- Thuận lợi về thời gian



- Thuận lợi về phương tiện



- Quãng đường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

2.4.2. Chỉ tiêu liên quan đến phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch cội nguồn

+ Số lượng nhà hàng ăn uống;

+ Số lượng khách sạn, nhà nghỉ;

+ Số lượng doanh nghiệp lữ hành;

+ Tốc độ phát triển bình quân của nhà hàng ăn uống;

+ Tốc độ phát triển bình quân của khách sạn, nhà nghỉ;

+ Số lượng và tỷ lệ khách sạn được xếp hạng sao;

+ Vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng CSVCKT du lịch;

+ Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về chất lượng CSVCKT du lịch;

+ Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về giá dịch vụ du lịch.

2.4.3. Chỉ tiêu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn

+ Số lượng lao động du lịch;

+ Số lượng lao động du lịch cội nguồn;

+ Số lượng và cơ cấu lao động du lịch theo trình độ các cấp;

+ Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về sự phục vụ của lao động du lịch.

2.4.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển du lịch cội nguồn

+ Số lượng khách du lịch cội nguồn quốc tế;

+ Số lượng khách du lịch cội nguồn nội địa;

+ Cơ cấu khách du lịch cội nguồn;

+ Tốc độ phát triển bình quân của khách du lịch cội nguồn,

+ Ngày lưu trú bính quân của khách du lịch cội nguồn;

+ Chi tiêu bình quân chuyến của khách du lịch cội nguồn;

+ Tổng thu từ khách du lịch cội nguồn;

+ Giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn;

+ Tốc độ phát triển bình quân của tổng thu từ khách du lịch cội nguồn;

+ Tốc độ phát triển bình quân giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn;

+ Tỷ trọng GTTT của du lịch cội nguồn/GTTT toàn tỉnh.

+ Tỷ lệ và số lượng khách du lịch cội nguồn hài lòng khi đến Phú Thọ.

Ngoài hệ thống các chỉ tiêu trên, luận án cũng sử dụng một số công thức để

tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu (xem phụ lục 8).

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc. Tính đến 31/12/2013, tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là 3.533,42 km2, dân số là 1.351.224 người, tổng số lao động là 728.200 người, GRDP bình quân đầu người đạt 17,3 triệu đồng. Trong giai đoạn 2000-2013, kinh tế của tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng cao, tốc độ tăng GRDP đạt 10,29%/năm. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ thuận lợi cho phát triển

du lịch nói chung, phát triển du lịch cội nguồn nói riêng. Tuy nhiên, là tỉnh có địa hình phức tạp, thu nhập bình quân đầu người thấp nên tỉnh Phú Thọ vẫn có những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển du lịch cội nguồn.

Để tiến hành nghiên cứu, luận án đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:

- Phương pháp tiếp cận: tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn, tiếp cận khu du lịch cội nguồn, tuyến du lịch cội nguồn, tiếp cận có sự tham gia của người dân.

- Phương pháp thu thập thông tin: gồm có thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thông tin sơ cấp được thu thập từ 413 khách du lịch cội nguồn; 42 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn; 12 cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh và 100 hộ dân.

- Phương pháp phân tích: phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn, phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích bảng chéo hai biến.

- Phương pháp dự báo: Luận án sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: Luận án sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu như số lượng và cơ cấu khách du lịch cội nguồn, tổng thu từ khách du lịch cội nguồn, giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn,…

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ


3.1. Khái quát chung về du lịch và lịch sử ra đời của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Không gian du lịch tỉnh Phú Thọ

Theo Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012), không gian du lịch Phú Thọ bao gồm ba cụm du lịch tập trung: Cụm du lịch thành phố Việt Trì và phụ cận, cụm du lịch Hạ Hòa và cụm du lịch Thanh Thủy. Cụ thể:

Cụm du lịch thành phố Việt Trì và phụ cận (Cụm 1): Bao gồm không gian lãnh thổ du lịch ở thành phố Việt Trì và các huyện phụ cận. Đây là địa bàn phát triển du lịch trọng điểm và tiếp tục giữa vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, định hướng phát triển là cụm du lịch trung tâm. Trong đó, thành phố Việt Trì là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh, đóng vai trò là trung tâm của cụm và cũng là trung tâm du lịch của toàn tỉnh.

Các loại hình có thể khai thác tại cụm du lịch này là: Du lịch văn hóa lễ hội, du lịch cội nguồn, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch cuối tuần, du lịch hội thảo,…

Cụm du lịch Hạ Hòa (Cụm 2): Giới hạn không gian, lãnh thổ của cụm du lịch này là khu vực phía Bắc thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng chạy dọc theo quốc lộ 32, quốc lộ 2 và sông Thao. Đây là địa bàn du lịch có tài nguyên tương đối tập trung và khá đặc thù về cảnh quan.

Các điểm tài nguyên nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời-Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ, tượng đài sông Lô,… với nhiều khả năng khai thác phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sinh thái kết hợp văn hóa - lịch sử, cội nguồn, tham quan nghiên cứu và các hoạt động thể dục thể thao.

Cụm du lịch Thanh Thủy (Cụm 3): Giới hạn lãnh thổ của địa bàn này bao gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh.

Đây là cụm du lịch có vị trí nằm trên quốc lộ 32, phía Bắc sông Đà nên dễ tiếp cận và thu hút du khách từ Hà Nội, Hòa Bình. Song, cơ sở vật chất hạ tầng ở đây chưa hoàn thiện nên cũng là một trở ngại lớn khi tiến hành quy hoạch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn. Các điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn cụm du lịch này bao gồm: Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, hồ Phượng Mao, di tích Tu Vũ, vườn Quốc gia Xuân Sơn, Chiến khu lòng chảo Minh Hòa,... Trung tâm du lịch cụm là vườn Quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thủy. Các loại hình du lịch có thể khai thác ở cụm du lịch này là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, bản dân tộc, làng nghề, di chỉ khảo cổ; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, cắm trại.

Bên cạnh đó, hệ thống khu du lịch đã được hình thành trong hệ thống quốc gia và vùng như khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch Văn Lang, khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy, khu du lịch Đầm Ao Châu, khu du lịch Bạch Hạc-Bến Gót.

Trên cơ sở tổ chức hệ thống khu du lịch, hệ thống các tuyến du lịch cũng đã và

đang được hình thành, đó là:

Tuyến đường bộ:

- Tuyến thành phố Việt Trì – Đoan Hùng: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Đông Bắc. Dọc theo quốc lộ 2, du khách đến với các di tích văn hóa-lịch sử-kiến trúc nghệ thuật ở thành phố Việt Trì; Đền Hùng và quần thể di tích phụ cận, làng văn hóa các dân tộc, tháp Hùng Vương; Núi Trang và Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tượng đài chiến thắng sông Lô, chiến thắng Trạm Thản. Cùng với đó, du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản của tuyến du lịch này như cá Lăng, cá Anh Vũ, hồng Gia Thanh, bưởi Đoan Hùng.

- Tuyến Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa: Đây là tuyến du lịch nối trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Bắc. Đi theo quốc lộ 32, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa ở Tam Nông, thị xã Phú Thọ; Đầm Ao Châu; Đền Mẫu Âu Cơ; Chiến khu Hiền Lương, Ngòi Vần; Ao Giời - Suối Tiên; với món ăn đặc sản là cá Đầm Ao Châu.

- Tuyến du lịch Việt Trì - Thanh Sơn - Xuân Sơn: Đây là tuyến du lịch nối

trung tâm du lịch tỉnh với địa bàn du lịch phía Tây Nam, là tuyến du lịch sinh thái, mạo hiểm. Dọc theo quốc lộ 32 là các di tích lịch sử - văn hóa- nghệ thuật ở Tam Nông và Thanh Thủy; cảnh quan, hệ thống hang động, thảm thực vật ở vườn Quốc gia Xuân Sơn; Thác và khu lòng chảo Minh Hòa; hệ thống hang động Xuân Sơn.

- Tuyến liên tỉnh có tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái; Phú Thọ - Lào Cai - các tỉnh Tây Bắc; Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang; Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Phú Thọ - Hà Nội - các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Tuyến du lịch đường Sông: Tuyến du lịch dọc sông Đà, tuyến du lịch dọc sông Thao, tuyến du lịch dọc sông Lô.

Tuyến du lịch đường sắt: tuyến du lịch đường sắt Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai; tuyến Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng; tuyến Phú Thọ - Hà Nội - các tỉnh miền Trung, miền Nam.

Tuyến du lịch Quốc tế: Bản đồ tỉnh Phú Thọ và mối liên hệ du lịch vùng (Bản đồ 3.1) trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012) cho thấy, Phú Thọ nằm trên Quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), trong hành lang phát triển kinh tế Côn Minh - Hà Khẩu - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên rất thuận lợi đón khách du lịch Quốc tế và ngược lại. Tuyến du lịch Quốc tế của Phú Thọ được xác định dựa trên tuyến đường sắt Côn Minh

- Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng.


Bản đồ 3 1 Bản đồ tỉnh Phú Thọ và mối liên hệ du lịch vùng Hệ thống 4

Bản đồ 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ và mối liên hệ du lịch vùng

Hệ thống các cụm, tuyến, điểm du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức hợp lý các chương trình du lịch, chuyến du lịch, bước đầu đã góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.

3.1.2. Kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ

Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013), số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), chúng tôi đã đưa ra được kết quả một số chỉ tiêu về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.1). Trong đó, lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Năm 2000, Phú Thọ mới chỉ đón được 69.509 lượt khách. Năm 2012, tỉnh đã thu hút được 487.992 lượt khách, với tốc độ tăng bình quân đạt 17,63%/năm. Đến năm 2013, tỉnh đón được 691.519 triệu lượt khách, trong đó có 4.880 triệu lượt khách quốc tế, 686.639 triệu lượt khách nội địa (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014). Giá trị tăng thêm của du lịch mới đạt 57 tỷ đồng vào năm 2000, đến năm 2012 đã tăng lên 354 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 16,87%. Như vậy, trong giai đoạn 2000-2013, ngành du lịch Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012

Năm

Năm

Năm

Tốc độ PTBQ (%)


2006

2012

1.Tổng khách du lịch

lượt khách

69.509

204.240

487.992

119,68

115,62

- Khách quốc tế

lượt khách

1.455

2.463

4.850

109,17

111,96

- Khách nội địa

lượt khách

68.054

201.777

483.142

119,86

115,66

2. GTTT của du lịch

tỷ đồng

57

138,9

354

116,00

116,87

Chỉ tiêu ĐVT

2000

2006

2012

2000- 2006-



3. Tỷ trọng GTTT của du


% 0,76 1,18 1,61

lịch/GTTT toàn tỉnh

Tuy nhiên, số liệu tổng hợp được cũng cho thấy, tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh còn thấp, năm 2012 mới đạt 1,61%. Lượng khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng lượng khách du lịch của tỉnh. Nguyên nhân là do các cơ sở kinhh doanh du lịch và cơ quan quản lý nhà nước thiếu sự quan tâm phát triển đối với nguồn khách quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và hạ tầng dịch vụ du lịch còn thấp, mới đạt 26,1% so với nhu cầu vốn cần đầu tư (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023