Sử Dụng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Ở Người Cao Tuổi


vụ CSSK của người cao tuổi c n chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi niềm tin mà NCT đã tạo lập trong suốt cuộc đời đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

1.1.5.2. Tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi

Hiện nay, nhiều mô hình CSSK cho NCT trên thế giới đã được triển khai nhằm tăng cường sự tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân như: mô hình chăm sóc và KCB tại Anh, Pháp, Mỹ, Nga, mô hình bác sỹ gia đình…. Hệ thống mạng lưới dịch vụ sơ cấp cứu tại nhà, tại nơi xảy ra tai nạn khá hoàn chỉnh và hiện đại với đầy đủ các loại phương tiện vận chuyển, thông tin, điện thoại liên lạc được trang bị rộng khắp, giao thông thuận lợi. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận nhanh các DVYT, người bệnh được cấp cứu kịp thời [92], [94], [97].

Tại Việt Nam, mạng lưới y tế cơ sở gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, nơi thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) cho người dân với chi phí thấp nhất. Tại khu vực đồng bằng trung du, các cơ sở y tế thường ở vị trí trung tâm của khu vực dân cư, với bán kính khoảng 5 km, đi lại thuận tiện, từ đó đã tạo điều kiện người dân dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu [15]. Tuy nhiên, người cao tuổi nước ta vẫn c n thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng bảo hiểm y tế thấp, hơn 30% NCT không có bất kỳ một hình thức bảo hiểm y tế nào. Tỷ lệ NCT có bảo hiểm y tế tự nguyện mới đạt khoảng 50%. Mặc dù Luật Bảo hiểm y tế đã ban hành nhưng vẫn c n khoảng ¼ NCT từ 80 tuổi trở lên chưa được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí, gần một nửa NCT không đủ tiền chi trả các dịch vụ CSSK. Hơn 40% số họ vẫn phải tự chi trả cho việc điều trị và thuốc men cần thiết. Vì vậy, một trong những rào cản khiến NCT không được tiếp cận dịch vụ y tế là không có tiền và không có người trợ giúp đưa tới cơ sở y tế. Mặt khác, cả nước có rất ít bệnh viện có khoa lão khoa, thậm chí mới có hai cơ sở chuyên khoa điều trị về lão khoa. Nhận thức về NCT của xã hội chưa đúng tầm trong khi Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số. Hơn 50% người cao tuổi được phỏng vấn chỉ biết về quyền được


trợ cấp, mừng thọ. C n hiểu biết về các quyền lợi khác như ưu tiên sử dụng DVYT, giảm giá các dịch vụ công cộng, trợ giúp pháp lý, miễn thuế thu nhập, ưu tiên vay vốn lãi suất thấp… khá khiêm tốn [68].

Nghiên cứu của Trương Việt Dũng ở 5579 hộ gia đình trên toàn quốc (2000-2001), thời gian trung bình đến trạm y tế xã là 13,6 phút, đến bệnh viện là 43,9 phút, đến thầy thuốc tư là 18,4 phút, trong đó nhóm người nghèo thời gian đến bệnh viện (62,5 phút) gấp đôi nhóm giàu trung bình 35,2 phút [28]. Ngày nay, do điều kiện kinh tế phát triển, có trên 65% số hộ có xe máy, 70,6% hộ có tivi và 6,5% số hộ có điện thoại, đó là những yếu tố cần thiết làm dễ sự tiếp cận của người bệnh với cơ sở y tế. Như vậy, với chủ trương đa dạng hoá các loại hình tổ chức sức khỏe, hoạt động y tế tư nhân ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các DVYT, bổ sung nguồn nhân viên y tế CSSK tại nhà, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong CSSK của nhân dân.

1.1.6. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi

1.1.6.1. Khái niệm sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là khả năng và mức độ được cơ sở y tế (CSYT) cung ứng các dịch vụ chăm sóc, phát hiện và điều trị bệnh khác nhau theo nhu cầu và mức độ bệnh của mỗi người dân khi ốm đau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà c n phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, giá thành, mức độ bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận của người dân. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ CSSK là kinh tế, người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ [2], [26].

- Kinh tế: Đây là yếu tố đóng vai tr quyết định nhất đối với người có thu nhập thấp [79]. Kết quả nghiên cứu tại Nam Sách (Hải Dương), các nhà xã hội học đã cho thấy 95,7% số người già có nhu cầu KCB, song 76,6% số NCT trả lời không có đủ tiền để đi khám chữa bệnh; chủ yếu người bệnh tự mua thuốc về điều trị hoặc tìm đến các thầy thuốc gần nhà (chiếm tỷ lệ 50- 65%). Số

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 3


lượng người giàu đến bệnh viện KCB gấp 1,75 lần người nghèo. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập (2005) tại 28 xã vùng nông thôn của 3 vùng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy chi phí trung bình một lần ốm của NCT chiếm khoảng 70% mức thu nhập hàng tháng. Nhóm nghèo chịu gánh nặng chi phí lớn, một lần ốm đã chi gấp 2,7 lần thu nhập hàng tháng, trong khi nhóm giàu chỉ là 0,3 lần. Nhóm nghèo nhất khi ốm thường đến TYT xã (25,%), đến bệnh viện (10,65%). Ngược lại nhóm thu nhập cao nhất đến trạm y tế chiếm tỷ lệ thấp hơn (13,51%), nhưng đến bệnh viện nhiều hơn (20,27 %) [50].

- Người sử dụng dịch vụ: trình độ học vấn, hiểu biết về sức khỏe, phong tục tập quán, văn hóa xã hội, là những yếu tố quyết định hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người bệnh [28].

- Người cung cấp dịch vụ: chất lượng, thái độ, thời gian phục vụ...

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không luôn song hành. Nghĩa là, một khi đã sử dụng thì có thể bao hàm cả yếu tố tiếp cận, song tiếp cận không có nghĩa là phải sử dụng. Bởi vậy, việc có sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hay không lại phụ thuộc vào mức độ bệnh hiện thời, sự tác động tư vấn của thầy thuốc và nhiều yếu tố khác.

1.1.6.2. Tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi

Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và tình hình sử dụng DVYT, những yếu tố tác động đến việc lựa chọn dịch vụ của NCT, giúp cho việc tổ chức hệ thống cung ứng DVYT phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Một điều rất quan trọng là người sử dụng DVYT sẽ có tác động đến hoạt động của hệ thống cung ứng DVYT, chứ không phải do những người cung ứng DVYT quyết định.

Tự điều trị và đến cơ sở y tế tư nhân là hình thức sử dụng DVYT phổ biến trong xử trí ban đầu của NCT khi bị ốm. Kết quả này có sự dao động lớn giữa các cuộc điều tra. Nghiên cứu của Trương Việt Dũng điều tra tại 28 xã nông thôn ở ngoại thành Hà Nội thấy thái độ NCT quan tâm đến bệnh tật c n


hạn chế, 1/3 cho rằng họ thường mua thuốc tự chữa hoặc ở nhà không chữa trị gì khi có triệu chứng bệnh/ốm. Người cao tuổi có triệu chứng bệnh/ốm không chữa gì và tự chữa (44,69%), đến TYT xã (17,67%), đi khám tư nhân (16,74%) và đến bệnh viện (15,59%). Các lý do lựa chọn dịch vụ CSSK là đến y tế xã chủ yếu do gần nhà (35,95%), do quen biết (30,07%), chọn bệnh viện là do chuyên môn tốt (50,37%), do bệnh nặng (36,3%). Lý do ở nhà chưa có sự khác biệt rõ giữa người nghèo và người giàu, chủ yếu cũng do suy nghĩ là bệnh nhẹ, không cần chữa trị; nhưng nhóm nghèo nhất có xu hướng mua thuốc tự chữa (35,8%) cao hơn nhóm giàu nhất (28,6%) [27].

Tình hình sử dụng trạm y tế xã trong KCB, CSSKBĐ có sự khác nhau giữa các địa bàn nghiên cứu và phụ thuộc nhiều vào tình trạng có BHYT của NCT. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lân (2006) cho thấy, tỷ lệ NCT khi ốm đến KCB tại TYT xã/phường là 57,2%, chủ yếu là do: gần nhà, thuận tiện, tốn ít tiền, phục vụ tận tình, sẵn thuốc… Tác giả cho rằng mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe và một số bệnh hay gặp ở NCT là rất thấp, chỉ có 38,7% số NCT có KSK định kỳ hàng năm [40]. Tỷ lệ sử dụng TYT xã trong KCB ở nghiên cứu của Trương Việt Dũng là 11-12% [28]; Dương Huy Lương là 22,8% [43] và của Viện Chiến lược & Chính sách Y tế (18,2%). Tuy nhiên, có sự khác biệt trong xu hướng sử dụng TYT xã KCB ở người cao tuổi giữa thành thị và nông thôn (13% so với 25%) [9].

Về tình hình sử dụng DVYT tư nhân, nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2006) cho thấy có 34% NCT đến KCB tại các cơ sở y tế tư nhân. Tỷ lệ này thấp hơn trong Điều tra y tế quốc gia là 63,7% ở khu vực nông thôn và 66,2% ở khu vực thành thị [9]. Lý do chủ yếu NCT lựa chọn cơ sở y tế tư nhân là do thuận tiện, gần nhà hoặc có thể trực tiếp mời thầy thuốc tư đến thăm khám tại nhà cho người cao tuổi. Một lý do khác giải thích cho việc NCT có xu hướng tự điều trị hoặc sử dụng y tế tư nhân nhiều hơn là do bệnh nhẹ (25,3%) hoặc là triệu chứng đã bị mắc nhiều lần (21,7%) [22].


Mô hình sử dụng DVYT có sự khác biệt tương đối giữa nam và nữ. Phụ nữ cao tuổi khi bị ốm có xu hướng tự điều trị và sử dụng DVYT tư nhân cao hơn nam giới (43% so với 32,2%); có 27,3% NCT nữ đến KCB ở các cơ sở y tế tư nhân, trong khi tỷ lệ này ở NCT nam là 19,3%. Bên cạnh đó, xu hướng lựa chọn cơ sở KCB là bệnh viện cũng không giống nhau ở các nhóm tuổi khác nhau. Tuổi càng cao xu hướng KCB tại bệnh viện ít hơn. Những người trên 85 tuổi có tỷ lệ KCB tại bệnh viện thấp hơn nhóm tuổi 60-64 tuổi hơn 2 lần [22].

Qua các nghiên cứu trên ta thấy số lượng NCT được KCB, sử dụng các DVYT chưa nhiều. Mức độ sử dụng DVYT không đồng đều giữa các khu vực, vùng, miền và đặc điểm kinh tế nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sự công bằng trong CSSK NCT. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho NCT, nhất là người cao tuổi sống ở vùng nông thôn, vùng xa trung tâm, miền núi, NCT cô đơn không nơi nương tựa.

1.1.7. Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi của trạm y tế

Khả năng đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe là tổng hợp các điều kiện, nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tạo nên các DVYT nhằm thỏa mãn nhu cầu CSSK của nhân dân. Khả năng đáp ứng nhu cầu CSSK của các cơ sở y tế bao gồm các yếu tố: Nhân lực y tế (cán bộ y tế, nhân viên y tế) về cả số lượng và chất lượng; các điều kiện đảm bảo DVYT (cơ sở vật chất, hạ tầng…); trang thiết bị y tế (thuốc, hóa chất, dụng cụ…); ngân sách y tế (bao gồm ngân sách của nhà nước, địa phương và nguồn ngân sách xã hội hóa…); cơ chế, chính sách.

Ở Việt Nam, hệ thống y tế được chia thành 4 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã, trong tuyến xã có trạm y tế xã và y tế thôn bản với các chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng chưa đề cập đến nhiệm vụ CSSK người cao tuổi.... Như vậy, hệ thống chăm sóc Lão khoa ở nước ta hiện nay vẫn chưa được tổ chức thành mạng lưới từ Trung ương đến cơ sở như những lĩnh vực khác. Mặt khác, nhiệm vụ CSSK cho người cao tuổi là một yêu cầu bắt buộc cần có để đạt Chuẩn y tế quốc gia theo bộ tiêu chí mới được ban hành.


Trong định hướng chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2020 nêu rõ: "Ứng dụng các kỹ thuật thích hợp có thể phổ cập ở các tuyến tỉnh, huyện, xã để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng và tại gia đình" [11], "Đổi mới công tác y tế để đáp ứng tốt CSSK nhân dân", "Cung ứng thuốc thiết yếu cho đối tượng chính sách, người nghèo". Cùng với sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước, các TYT xã/phường về cơ bản đã đi vào hoạt động ổn định, thực hiện được các nhiệm vụ dự ph ng, điều trị, cấp cứu ban đầu và phục hồi chức năng.

Khi cơ cấu kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc CSSK được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Thực hiện xã hội hoá công tác y tế và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ CSSK, nhà nước cho phép thu một phần viện phí (từ năm 1989), bảo hiểm y tế (từ năm 1992), các DVYT tư nhân được hoạt động và người dân có quyền lựa chọn cơ sở DVYT nào phù hợp, đáp ứng được nhu cầu trong chăm sóc sức khỏe của họ [10].

* Về nhân lực:

Với nhiều loại hình DVYT khác nhau, song các TYT xã/phường chủ yếu tập trung thực hiện các chương trình y tế quốc gia và làm công tác y tế dự ph ng, hoạt động KCB và CSSK thông thường cho người dân rất ít, đặc biệt là cho NCT. Theo báo cáo của 34 Sở Y tế và 15 bệnh viện (năm 2004), chỉ có 22 bệnh viện ở Trung ương và tỉnh/thành đã thành lập khoa Lão khoa với 2.782 giường bệnh. Có khoảng 46% số cán bộ làm công tác CSSK cho NCT đã được qua các lớp tập huấn đào tạo chuyên ngành Lão khoa [70]. Năm 2013, toàn quốc có 74,4% số xã có bác sỹ, tăng hơn so với năm 2006 (65,1%). So với các nước trong khu vực, Việt Nam có 7,68 bác sỹ/10.000 dân; cao hơn Thái Lan 2,94 bác sỹ; thấp hơn Brunei với 9,93 bác sỹ; Philippin (12,45) và Nhật Bản (20,15) [17], [18]. Tuy nhiên, hoạt động KCB của một số TYT vẫn không được cải thiện, cán bộ y tế xã với mức lương thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong


cuộc sống và điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động CSSK, khám chữa bệnh cho người dân trong đó có người cao tuổi.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc:

Nghiên cứu của Hoàng Trung Kiên (2009) trên 130 người ốm lựa chọn dịch vụ KCB tại trạm y tế xã chủ yếu là do gần nhà (92,8%), bệnh nhẹ (80%), không phải chờ lâu (68,4%), giá dịch vụ phù hợp (63%) và thủ tục KCB nhanh chóng. Có 21,5% số người trả lời lần ốm sau không quay lại KCB tại TYT xã chủ yếu là do không tin tưởng chuyên môn (92,8%), TTB không đầy đủ (78,5%) và thiếu thuốc (65,5%) [39]. Cũng theo Hoàng Khánh Toàn (2003) nghiên cứu tại huyện Ba Vì cho thấy: chỉ có 20,5% NCT đến điều trị tại trạm y tế xã, trong đó 9,2% lựa chọn TYT xã là do chất lượng, 13,8% cho rằng do thuận tiện và không phải chờ đợi lâu [58].

* Cơ chế, chính sách:

Ngày 22/01/2002, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 06- CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở song trên thực tế hoạt động CSSK, KCB cho người dân ở các TYT xã/phường vẫn c n tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước tình hình trên, ngày 22/9/2011, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3447/QĐ-BYT về Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn 2011 - 2020. Đặc biệt, Thông báo kết luận số 126-TB/TW, ngày 01/4/2013 của Ban Bí thư đã nêu rõ [5] “…cần phải xác định việc củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở là điều kiện cần thiết để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, khám, chữa bệnh; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm công bằng xã hội; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức, cơ chế quản lý y tế cơ sở. Bổ sung, điều chỉnh, ban hành các chính sách phù hợp với tình hình và yêu cầu mới đảm bảo ổn định, phát huy hiệu quả nguồn lực; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng; tăng cường đầu tư có hiệu quả ngân


sách nhà nước, cả Trung ương và địa phương cho hoạt động y tế cơ sở, huy động sự hỗ trợ về tài chính của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để phát triển y tế cơ sở…”. Có thể nói, đây là những văn bản có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt trong tình hình hiện nay, qua đó nhằm củng cố lại hoạt động của trạm y tế trong đó có hoạt động CSSK NCT, tạo niềm tin trong nhân dân.

1.2. MÔ HÌNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI

1.2.1. Chính sách chăm sóc người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Chính sách chăm sóc người cao tuổi trên thế giới

Nhận thức được tầm quan trọng và những thách thức của vấn đề già hóa dân số, năm 1982, lần đầu tiên Liên Hợp Quốc triệu tập Đại hội thế giới về người cao tuổi họp tại Vienna (Thủ đô nước Cộng h a Áo). Đại hội đưa ra “Chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi” trong 50 năm. Vấn đề về NCT đã được đưa vào chương trình nghị sự toàn cầu, trong đó tập trung chủ yếu vào tình trạng già hóa dân số ở các nước phát triển dưới góc độ phúc lợi xã hội. Chương trình hành động đã thống nhất đưa ra 50 điều khuyến cáo, bao quát 6 mục tiêu lớn về người cao tuổi trong đó mục tiêu về sức khỏe và dinh dưỡng của NCT được đề cập đầu tiên. Văn kiện này đã định hướng cho tư duy và hành động về NCT với nhiều chính sách và sáng kiến quan trọng.

Ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 01/10 hàng năm là Ngày quốc tế NCT (Nghị quyết số 45/106). Ngày quốc tế NCT được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến NCT. Đây cũng là ngày để đánh giá cao những đóng góp mà NCT đã làm cho xã hội. Trên cơ sở già soát những kết quả đạt được, Liên Hợp Quốc tiếp tục thông qua “Nguyên tắc đạo lý của Liên Hợp Quốc đối với người cao tuổi” (Nghị quyết số 45/91) bao gồm 5 nguyên tắc về đảm bảo các quyền của NCT trong đó quyền được chăm sóc khi cần thiết cũng được đề cập đến. Năm 1992, Liên Hợp Quốc tiếp tục thông qua Nghị quyết số 4/86 nêu lên những mục tiêu toàn cầu về NCT trong giai đoạn 1997-2001.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí