Kết Quả Độ Chính Xác Trung Gian Của Phương Pháp Định Lượng Nystose Trong Nguyên Liệu

Kết quả cho thấy có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa Ln(nồng độ) và Ln(diện tích pic) trong khoảng nồng độ từ 113,1 µg/ml – 904,4 µg/ml với hệ số tương quan gần bằng 1 (r = 0,9992).

3.1.2.4. Độ chính xác

a. Định lượng nystose trong nguyên liệu

- Ngày định lượng 1: Phương trình hồi quy: Y= 1,40 X + 4,48 (Kết quả của độ

lặp lại).

- Ngày định lượng 2: Phương trình hồi quy: Y= 1,40 X + 44,67.

Kết quả độ chính xác của phương pháp định lượng nystose trong nguyên liệu

được trình bày tại Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả độ chính xác trung gian của phương pháp định lượng nystose trong nguyên liệu

Ngày định lượng 1

Ngày định lượng 2


Stt

Lượng cân

(mg)

Diện tích pic

(mV.s)

Ln (diện

tích pic)

Hàm

lượng (%)


Stt

Lượng cân

(mg)

Diện tích pic

(mV.s)

Ln (diện tích pic)

Hàm

lượng (%)

1

10,08

379241

12,85

96,61

1

10,63

482012

13,09

97,73

2

10,82

419806

12,95

96,76

2

10,82

497401

13,12

98,20

3

10,92

435786

12,98

98,47

3

10,53

470062

13,06

96,90

4

10,85

428230

12,97

97,87

4

10,90

501272

13,13

98,02

5

10,95

426456

12,96

96,69

5

10,74

488089

13,10

97,60

6

10,22

400765

12,90

99,11

6

10,35

469313

13,06

98,47

Trung bình

97,59

Trung bình

97,82

RSD (%)

1,09

RSD (%)

0,56

Kết quả định lượng trung bình (n=12): 97,71 %; RSD = 0,83 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

b. Định lượng monotropein trong dược liệu rễ Ba kích

- Mẫu thử: BK5 (độ ẩm: 10,49 %).

- Ngày định lượng 1: Phương trình hồi quy: Y = 1,57 X + 3,24 (Kết quả của độ

lặp lại).

- Ngày định lượng 2: Lượng cân chất chuẩn nystose: 11,21 mg. Diện tich pic nystose: 360921 mV.s.

Kết quả độ chính xác của phương pháp định lượng nystose trong dược liệu rễ Ba kích (BK5) được trình bày tại Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả độ chính xác của phương pháp định lượng nystose trong dược liệu BK5

Ngày định lượng 1

Ngày định lượng 2


Stt

Lượng

cân thử (g)

Diện

tích pic (mV.s)

Ln

(diện tích pic)

Hàm

lượng (%)


Stt

Lượng

cân thử (g)

Diện

tích pic (mV.s)

Ln (diện tích pic)

Hàm

lượng (%)

1

0,5095

511805

13,15

6,1

1

0,5216

611805

13,32

6,13

2

0,5025

523556

13,17

6,2

2

0,5122

603556

13,31

6,20

3

0,5091

523556

13,17

6,2

3

0,5330

623556

13,34

6,06

4

0,5082

530254

13,18

6,2

4

0,5132

600254

13,31

6,18

5

0,5106

525952

13,17

6,2

5

0,5078

595952

13,30

6,22

6

0,5054

509592

13,14

6,1

6

0,5109

589592

13,29

6,15

Trung bình

6,2

Trung bình

6,2

RSD (%)

1,1

RSD (%)

1,0

Kết quả định lượng trung bình (n=12): 6,2 %; RSD = 1,0 %

Kết quả cho thấy phương pháp có độ chính xác cao, thể hiện độ lặp lại trong ngày với RSD ≤ 1,1 % và khác ngày RSD ≤ 1,0 %

3.1.2.5. Độ đúng

a. Định lượng nystose trong nguyên liệu

- Phương trình hồi quy: Y = 1,40 x + 4,48

Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng nystose trong nguyên liệu được trình bày tại Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát độ đúng phương pháp định lượng nystose trong nguyên liệu


Stt

Dung dịch

Lượng chất

chuẩn nystose (mg)

Diện tích pic (mV.s)

Ln(diện tích pic)

Lượng chất

chuẩn nystose tìm lại (mg)

Tỷ lệ

thu hồi (%)

1

80%

8,25

304064

12,63

8,29

101,2

2

80%

8,00

290680

12,58

8,03

101,1

3

80%

8,26

306790

12,63

8,35

101,8

4

100%

10,61

431027

12,97

10,64

101,0

5

100%

10,32

418658

12,94

10,42

101,7

6

100%

10,29

408393

12,92

10,24

100,2

7

120%

12,59

545036

13,21

12,57

100,6

8

120%

12,01

503902

13,13

11,89

99,7

9

120%

12,46

541811

13,20

12,52

101,2

Trung bình

100,9

RSD (%)

0,7

b. Định lượng nystose trong dược liệu rễ Ba kích

- Lượng cân chất chuẩn nystose trong dung dịch chuẩn: 10,29 mg.

- Mẫu thử Ba kích BK5: Hàm lượng nystose là 6,2 % (Bảng 3.10), độ ẩm: 10,49

%.

Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp định lượng nystose trong dược liệu

rễ Ba kích được trình bày ở Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ đúng phương pháp định lượng nystose trong dược liệu BK5


Stt

Dung dịch

Lượng cân mẫu thử BK5 (g)

Lượng chất chuẩn thêm vào (mg)

Diện tích pic (mV.s)

Ln(diện tích pic)

Lượng chất chuẩn nystose tìm lại (mg)

Tỷ lệ thu hồi (%)

1

80%

0,2408

9,22

438521

12,99

9,12

99,6

2

80%

0,2402

9,21

436880

12,99

9,12

99,7

3

80%

0,2405

9,04

427050

12,96

8,86

98,7

4

100%

0,2501

14,79

723167

13,49

14,54

99,0

5

100%

0,2561

14,59

742109

13,52

14,56

100,5

6

100%

0,2568

14,29

723417

13,49

14,18

99,9

7

120%

0,2515

19,57

1004945

13,82

19,20

98,8

8

120%

0,2618

19,25

1043908

13,86

19,23

100,6

9

120%

0,2596

19,34

1029612

13,84

19,14

99,6

Trung bình

99,6

RSD (%)

0,7

Kết quả cho thấy phương pháp có độ đúng tốt (phần trăm tìm lại trong nguyên liệu và trong dược liệu lần lượt đạt từ 99,7 % - 101,8 % và 98,8 % - 100,6 %) với độ lệch chuẩn tương đối RSD = 0,7 % (< 2,0%).

3.1.3. Thẩm định phương pháp định tính nystose trong dược liệu rễ Ba kích bằng

phương pháp sắc ký lớp mỏng

Tiến hành theo phương pháp tại Mục 2.3.1.3.

Kết quả thẩm định phương pháp định tính nystose trong dược liệu được trình bày tại Hình 3.5.


3 Dung môi 1 Dung dịch thử BK1 6 Dung dịch thử BK4 4 Dung dịch chuẩn nystose 2 Dung 1

(3): Dung môi (1): Dung dịch thử BK1 (6): Dung dịch thử BK4 (4): Dung dịch chuẩn nystose (2): Dung dịch thử BK3 (7): Dung dịch thử BK5 (5): Dung dịch dược liệu chuẩn Ba kích (8): Dung dịch thử BK2 (9): Dung dịch thử BK6

Hình 3.5. Kết quả đánh giá độ đặc hiệu phương pháp định tính nystose trong dược liệu rễ Ba kích

Kết quả tại Hình 3.5 cho thấy:

- Dung môi không cho vết chính tương ứng với vết nystose cho bởi dung dịch chuẩn.

- Dung dịch dược liệu chuẩn, dung dịch thử BK1, BK3, BK4 và BK5 cho vết chính có vị trí tương ứng với vết nystose của dung dịch chuẩn.

- Dung dịch thử BK2, BK6 không cho vết chính tương ứng với vết nystose cho bởi dung dịch chuẩn (Mẫu BK2, BK6 được xác định không phải là Ba kích).

Như vậy, phương pháp TLC có tính đặc hiệu với nystose và phù hợp để định tính nystose trong dược liệu rễ Ba kích.

3.2. Chiết xuất, phân lập, tinh chế monotropein và nystose từ dược liệu rễ Ba kích

3.2.1. Chiết xuất cao chiết toàn phần chứa monotropein và nystose

Cho bột khô Ba kích lần lượt vào các bình thủy tinh (1kg/lần/bình), bổ sung MeOH theo tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/40 (khối lượng/thể tích), tiến hành chiết siêu âm ở nhiệt độ phòng, quá trình chiết siêu âm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 1 giờ. Thu được dịch chiết MeOH và bã Ba kích.

- Dịch chiết MeOH được tiến hành lọc qua giấy lọc, gom lại dịch. Tiến hành cô quay chân không ở nhiệt độ 60 oC đến khi loại hết MeOH thu được cao chiết MeOH.

- Bã Ba kích ở trên được tiếp tục chiết với nước bằng đun hồi lưu trong 3 giờ. Gom dịch chiết, tiến hành cô quay chân không loại nước, sản phẩm thu được là cao nước Ba kích.

1 kg bột khô Ba kích thu được 300g cao chiết MeOH và 150 g cao chiết nước Qui trình chiết dịch chiết toàn phần MeOH và nước được mô tả theo Hình 3.6.

Bột khô Ba kích (1kg/lần)


Chiết siêu âm 3 lần bằng MeOH

ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ

Dịch chiết MeOH


Cô quay duới áp suất giảm

Bã Ba kích

Đun hồi lưu bằng nước

trong 3 giờ

Cao chiết MeOH (300 g)

Dịch chiết nước


Cô quay duới áp suất giảm

Cao chiết nước (150 g)

Hình 3.6. Quy trình chiết xuất dịch chiết toàn phần


3.2.2. Phân lập và tinh chế monotropein

- Cao chiết MeOH (6000 g) được hòa với nước (80 lít), chiết phân đoạn lần lượt với n-hexan (40 lít x 3 lần) và ethyl acetat (40 lít x 3 lần) thu được các dịch chiết n- hexan và ethyl acetat, nước.

- Tiến hành sắc ký cột diaion HP-20 đối với dịch chiết nước, rửa giải bằng hệ dung môi gradient MeOH : nước (0 → 100% MeOH) thu được 3 phân đoạn kí hiệu A1, A2 và A3. Sử dụng phương pháp SKLM để kiểm tra sự có mặt của monotropein

trong 3 phân đoạn A1, A2, A3, kết quả phân đoạn A2 (tương ứng với hệ dung môi MeOH : nước theo tỷ lệ 25 : 75) có chứa monotropein.

- Phân đoạn A2 được triển khai sắc ký cột silica gel với hệ dung môi rửa giải dichlomethan – MeOH - nước theo tỷ lệ thể tích (2 : 1 : 0,1), hứng riêng từng phân đoạn vào các ống nghiệm đã đánh số thứ tự. Sử dụng phương pháp SKLM để kiểm tra sự có mặt của monotropein trong các phân đoạn, kết quả phân đoạn MO5.1 có chứa monotropein.

Phân đoạn MO5.1 được triển khai sắc ký cột pha đảo YMC-C18, dung môi rửa giải 100% nước. Cất cô quay chân không thu được sản phẩm MO6.2. Tiếp tục tiến hành sắc ký cột sephadex LH20 sản phẩm MO6.2, dung môi rửa giải 100% nước thu được hai phân đoạn MO7.1 và MO7.2. Sử dụng phương pháp SKLM để kiểm tra sự có mặt của monotropein trong phân đoạn MO7.2.

Tiến hành tinh chế phân đoạn MO7.2 bằng Hệ thống sắc ký lỏng bán điều chế theo điều kiện tại Mục 2.3.2.3, kết quả thu được 2,15 g sản phẩm. Kiểm tra phổ NMR (1H NMR, 13C NMR) và đo phổ khối ESI- sản phẩn thu được để xác định cấu trúc. Kết quả chất thu được có cấu trúc phù hợp với monotropein.

Qui trình phân lập và tinh chế monotropein từ cao chiết MeOH được thể hiện tại Hình 3.7.


Cao MeOH (6000g)


40 lít n-hexan × 3 lần


40 lít ethyl acetat x 3 lần


Sắc ký cột diaion HP20

Methanol – nước (25 : 75)


Sắc ký cột silica gel

Dichlomethan-MeOH-nước

MO5.1

Sắc ký cột YMC C18

100 % nước


MO6.2



Sắc ký lỏng bán điều chế, cột C18

Dung dịch chứa monotropein


Monotropein (2,15 g)


Dịch chiết n – hexan

Dịch nước

Dịch chiết ethyl acetat

Dịch nước

A2

MO7.2

Dịch nước

Sắc ký cột Sephadex LH20

Methanol – amoni acetat (gradient dung môi)

Cô bay hơi dung môi

80 lít nước

Hình 3.7. Sơ đồ phân lập, tinh chế monotropein từ cao chiết MeOH


3.2.3. Phân lập và tinh chế nystose


Cao chiết nước (250g) hòa trong 2,5 lít nước ấm, sau đó dịch chiết nước được triển khai lên cột diaion HP-20, rửa giải bằng hệ dung môi gradient MeOH : nước (0

→ 100 % MeOH) thu được 3 phân đoạn B1, B2 và B3 tương ứng với các tỷ lệ MeOH

: nước là (0 : 100), (25 :75) và (100 : 0). Kiểm tra sự có mặt của nystose bằng SKLM nhận thấy phân đoạn B2 có chứa nystose.

Phân đoạn B2 được cho lên cột chứa than hoạt tính, giải hấp phụ lần lượt bằng nước, EtOH 10 % và EtOH 20 % thu được các phân đoạn MO10.1, MO10.2 và MO10.3. Kiểm tra sự có mặt của nystose bằng SKLM nhận thấy dịch EtOH 20 % (tương ứng với MO10.3) có chứa nystose, cất loại dung môi thu được chất rắn MO10.3.

Hoà tan MO10.3 vào nước, triển khai sắc ký cột sephadex LH-20, rửa giải bằng hệ dung môi nước - MeOH với tỷ lệ thể tích (10 : 1) thu được 4 phân đoạn từ MO11.1

- MO11.4. Kiểm tra bằng SKLM xác định phân đoạn MO11.2 chứa nystose.


Phân đoạn MO11.2 được tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với hệ dung môi isopropanol – EtOH - nước theo tỷ lệ thể tích (3:2:1). Dịch rửa giải được bổ sung thêm EtOH (1/5 thể tích) rồi để kết tinh qua đêm ở 4 ºC thu được sản phẩm kết tinh MO12.2.

Hòa tan MO12.2 và kết tinh lại 10 lần bằng EtOH 20 %.


Kết quả thu được 2,21 g sản phẩm. Tiến hành kiểm tra phổ NMR (1H NMR, 13C NMR) và đo phổ khối ESI+ cắn thu để xác định cấu trúc. Chất thu được có cấu trúc phù hợp với nystose.

Qui trình phân lập và tinh chế nystose từ cao chiết nước được thể hiện tại Hình

3.8.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 20/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí