Phương Pháp Giá Trị Dồn Tích Âm (Accrual Based Measures)


j nhận giá trị từ 0 đến 6 (Khoảng thời gian nghiên cứu là 6 năm).

Các nhà nghiên cứu cho rằng mô hình BTM của Beaver và Ryan (2000) có điểm mạnh là nó đo lường được việc thực hiện thận trọng riêng biệt cho từng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Beaver và Ryan (2000) cũng cho rằng đây là phương pháp được các nhà khoa học sử dụng nhiều thứ 2 trên thế giới để đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán do tính đơn giản và dễ sử dụng, dễ lấy số liệu của nó.

Tuy nhiên, một số vấn đề của phương pháp này đó là: thứ nhất, mô hình này chỉ phù hợp đo lường được dấu hiệu của nguyên tắc thận trọng không có điều kiện, ghi giá trị của vốn chủ sở hữu một cách thận trọng mà không phụ thuộc vào sự kiện hay luồng thông tin kinh tế, như vậy sẽ không đo lường được thận trọng có điều kiện. Nói cách khác phương pháp này không đo lường được sự phản ứng của hệ thống kế toán với các luồng thông tin kinh tế trên thị trường. Qiang (2007) đã bổ sung hệ số về độ bất cân xứng trong thông tin lợi nhuận vào mô hình để thử khắc phục hạn chế trên, tuy nhiên ý nghĩa thống kê không cao. Hơn thế nữa, do không phản ánh được giá trị thị trường của các khoản nợ do đó việc đo lường này cũng chưa trọn vẹn. Thứ hai, tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường được biết đến như chỉ tiêu đo lường nhiều biến số như rủi ro tài chính hoặc giá trị công ty (Fama & French, 1995). Với nhiều vai trò và mục tiêu như vậy, luận án thấy rằng sẽ khó khăn và dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng chỉ tiêu này để đo lường và phân tích mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán.

2.3.3. Phương pháp giá trị dồn tích âm (Accrual based measures)

Mức độ thể hiện nguyên tắc thận trọng có liên quan chặt chẽ tới chất lượng thông tin kế toán, từ đó liên quan tới hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích (nghĩa là mọi giao dịch kinh tế về được ghi nhận tại thời điểm phát sinh, không quan tâm tới thời điểm thực tế thu hay chi tiền). Nói cách khác kế toán dồn tích quan tâm tới cách thức và thời gian doanh thu và chi phí được ghi nhận. Tuy nhiên nhà quản trị có thể lợi dụng những lựa chọn linh hoạt trong các chính sách và Phương pháp kế toán để thay đổi cách thức và thời gian ghi nhận những khoản mục này. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo kế toán dồn tích trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ sử dụng kế toán cơ sở tiền. Vì vậy chênh lệch phát sinh giữa dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và giá trị lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh là phần lợi nhuận không bằng tiền, hay được gọi là phần giá trị dồn tích. Nhiều quan


điểm cho rằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không thể điều chỉnh được nên các nhà quản lý có thể đo lường các khoản dồn tích và điều chỉnh các khoản này, như một cách thức để điều chỉnh và làm thay đổi lợi nhuận. Có nhiều nhà khoa học đưa ra các cách thức để tính giá trị dồn tích, tuy nhiên phương pháp của Givoly và Hayn (2000) được cho là dễ hiểu và dễ sử dụng nhất.

Givoly và Hayn (2000) cho rằng tổng giá trị dồn tích gồm các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (OA) và các khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh (NA). Nghiên cứu tính tổng cộng các khoản dồn tích (TA) lợi nhuận sau thuế trước những thay đổi của vốn lưu động trừ đi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (OA) được tính từ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán (sự tăng giảm hàng tồn kho cộng với sự tăng giảm khoản phải thu khách hàng, cộng với sự tăng giảm những tài sản ngắn hạn khác trừ đi sự tăng giảm phải trả người bán và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác). Dồn tích từ hoạt động kinh doanh còn được coi là phần dồn tích không thể điều chỉnh được (những khoản thực hiện đúng theo nguyên tắc kế toán). Đây là những giá trị dồn tích từ những khoản mục tuân thủ nguyên tắc kế toán đã xuất hiện hoặc sẽ bị triệt tiêu một cách tự nhiên phụ thuộc vào đặc tính chu kỳ kinh doanh. Phần còn lại dồn tích từ hoạt động không kinh doanh là khoản có thể điều chỉnh được, và có thể được sử dụng để đo mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Hơn nữa, họ cho rằng việc ghi nhận thấp hơn giá trị sổ sách của tài sản và thu nhập ròng là thể hiện việc thực hiện thận trọng trong kế toán, tuy nhiên việc ghi nhận này sẽ khiến hình thành các khoản dồn tích âm tăng dần. Đây được gọi là phương pháp dồn tích âm (đo lường bằng tổng giá trị lũy kế của phần dồn tích từ hoạt động không kinh doanh).

Lý do đằng sau việc sử dụng các khoản dồn tích âm như một thước đo cho dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán là bởi việc trì hoãn ghi nhận thu nhập và đẩy nhanh việc ghi nhận chi phí thông qua cơ chế trì hoãn lại và đẩy nhanh mức lỗ, mức dồn tích từ hoạt động không kinh doanh ngày càng trở nên âm. Givoly và Hayn (2000) đã dùng 896 công ty để chứng minh giá trị dồn tích từ hoạt động không kinh doanh từ năm 1965 đến 1998 gia tăng đáng kể. Họ cũng nhận thấy rằng trong cùng một kỳ, giá trị dồn tính từ hoạt động kinh doanh của 896 công ty này cũng tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng trong các khoản dồn tích từ hoạt động kinh doanh (tăng dương) không đủ lớn bù đắp được phần tăng âm của khoản dồn tích từ hoạt động không kinh doanh, khiến cho tổng giá trị dồn tích giảm đi. Givoly và Hayn (2000)


cho rằng xu hướng gia tăng các khoản dồn tích âm (từ hoạt động không kinh doanh) là biểu hiện của việc dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tăng cao, và đã được minh chứng trong các công ty từ năm 1965 đến 1998.

Công thức tính tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao) và phần dồn tích từ hoạt động kinh doanh, phần dồn tích từ hoạt động không kinh doanh của công ty i trong năm t theo Givoly và Hayn (2000) như sau:

NA = TA - OA (4)


TA = NI + Depre – CFO

OA = ∆ Phải thu + ∆ Hàng tồn kho + ∆ Chi phí trả trước - ∆ Phải trả - ∆ Thuế phải nộp


Trong đó:

NA: giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt động không kinh doanh TA: tổng giá trị dồn tích (trước khấu hao)

OA: giá trị lũy kế của phần dồn tích hoạt động kinh doanh Depreciation: Chi phí khấu hao tài sản cố định

CFO: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t

Phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t

Ưu điểm của mô hình đo lường theo phương pháp dồn tích âm của Givoly và Hayn (2000) là có thể đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể trong mẫu nghiên cứu. Do không yêu cầu hay phụ thuộc vào các thông tin thị trường của doanh nghiệp nên phương pháp này có thể áp dụng cho các công ty tư nhân hoặc các công ty chưa niêm yết. Đây là phương pháp đo lường loại nguyên tắc thận trọng không có điều kiện (không bị ảnh hưởng bởi luồng thuông tin kinh tế). Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là thứ nhất, mô hình này bỏ qua tác động của chi phí khấu hao (chi phí không liên quan đến tiền). Trong khi việc ghi nhận và lựa chọn phương pháp tính khấu hao thể là một ví dụ thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Thứ hai, phần giá trị tích lũy của phần dồn tích phải được tập hợp trong khoảng thời gian


dài từ một năm cơ sở cụ thể. Mà việc lựa chọn năm cơ sở cho khoảng thời gian nghiên cứu không thể đồng nhất được hết cho tất cả các doanh nghiệp, việc này gây hạn chế về mặt số liệu.

Nhằm khắc phục nhược điểm của mô hình này, Ahmed và Duellman (2007) đã phát triển để tính trung bình trượt tổng giá trị dồn tích trong 3 năm quanh thời điểm t để tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán trong năm t. Như vậy phương pháp này không dựa trên giá trị dồn tích từ hoạt động không phải kinh doanh mà là một thước đo giá trị kế toán dồn tích trung bình theo thời kỳ. Đây cũng là một điểm mạnh của mô hình. Tuy vậy Phương pháp này chưa tính tới những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp như đòn bảy tài chính, quy mô doanh nghiệp… vì vậy phương pháp này chưa thực sự trọn vẹn để áp dụng tính mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng.


2.3.4. Phương pháp dòng tiền - Asymmetric Accrual to Cash flow Measure (AACF)

Ball và Shivakumar (2005) đã xem xét sự tương quan giữa giá trị kế toán dồn tích và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đo lường những dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của doanh nghiệp chưa niêm yết. Phương pháp này có thể đo lường được sự hiện diện của nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nghĩa là đo lường được sự phản ứng của hệ thống kế toán với luồng thông tin tích cực và tiêu cực của thị trường. Khi đối mặt với thông tin tiêu cực, như các khoản lỗ hay chi phí trích trước (có khả năng làm giảm dòng tiền), phần giá trị dồn tích và dòng tiền mặt sẽ có mối tương quan với nhau. Họ cho rằng giá trị kế toán dồn tích chính là phần chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh để đại diện cho thông tin kinh tế. Theo họ, nguyên tắc thận trọng trong kế toán chỉ ảnh hưởng đến phần dự thu trong thu nhập hoặc phần dự chi trong chi phí hơn là các luồng tiền thành phần từ các hoạt động. Để kiểm tra được sự bất đối xứng từ các khoản trích trước, Ball và Shivakumar đề xuất mô hình như sau:

Xit = β0 + β1DCFOit + β2CFOit + β3CFOit x DCFOit + vit (5)

Trong đó:

Xit: Giá trị kế toán dồn tích từ hoạt động kinh doanh của công ty i cuối năm t,

được tính theo công thức sau:


Xit = (∆đầu tư + ∆Phải thu + ∆TSNH khác - ∆Phải trả - ∆Nợ ngắn hạn khác – Chi phí khấu hao)it

Trong đó phần chênh lệch (∆) được tính bằng hiệu số giữa giá trị cuối năm t và giá trị đầu năm t cho từng công ty i.

CFOit: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty i cuối năm tài chính t,

được tính bằng theo công thức:

CFOit = Lợi nhuận trước các khoản mục bất thường và đặc biệt

DCFO là một biến giả có giá trị bằng 1 trong các trường hợp CFO < 0 (âm) và bằng 0 trong các trường hợp CFO >=0.

Trong mô hình ở trên, β3 cho thấy sự xuất hiện của thận trọng có điều kiện. Giá trị này cũng được dự đoán mang giá trị dương, giá trị càng lớn sẽ thể hiển mối liên hệ cùng chiều giữa dòng tiền và các khoản giá trị kế toán dồn tích khi tiếp nhận thông tin tiêu cực.

Mô hình này nghiên cứu về những dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán dựa vào sự chênh lệch về thời điểm ghi nhận thông tin tiêu cực và tích cực trong doanh nghiệp giống như Basu (1997), trong đó sử dụng biến giả DCFO để phân biệt hai loại thông tin này. Mô hình này ra đời sau mô hình Basu (1997), tuy có một số ưu điểm khắc phục được Basu như mô hình Basu (1997) sử dụng chỉ tiêu sức sinh lời trên mỗi cổ phiếu làm biến đo lường cho luồng thông tin tích cực hay tiêu cực trên thị trường, trong khi AACF sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đo lường thận trọng kế toán cho cả các công ty không niêm yết trên sàn chứng khoán (không công khai thông tin về giá cổ phiếu). Tuy nhiên hạn chế của mô hình này đó là thứ nhất dòng tiền không phải là một biến số đại diện ổn định cho luồng thông tin trên thị trường. Hơn nữa biến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có mối quan hệ tương quan với các đặc điểm kinh tế như sự tăng trưởng, và các đặc điểm này sẽ chi phối tính ổn định của biến. Thứ hai, mô hình AACF chỉ sử dụng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà bỏ qua ảnh hưởng của dòng tiền từ hoạt động không kinh doanh. Chính vì vậy, dù mô hình có một số ưu điểm hơn so với Phương pháp dồn tích âm của Givoly và Hayn (2000) và Basu (1995) nhưng chưa thực sự phù hợp để đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán

2.3.5. Mô hình Khan và Watts (2009) - mở rộng của mô hình Basu (1997)


Khan & Watts (2009) dựa trên mô hình của Basu (1997) để đo lường tính kịp thời không cân xứng khi ghi nhận thông tin của kế toán, nghĩa là vẫn sử dụng mức sinh lời của cổ phiếu trên thị trường làm biến đại diện cho luồng thông tin kinh tế mà doanh nghiệp phải đối mặt (thông tin tích cực và thông tin tiêu cực). Ở mô hình Basu (1995) đã trình bày ở trên, hệ số chặn β2 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tích cực và hệ số chặn β2 + β3 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tiêu cực. Như vậy, β3 sẽ đo lường sự khác biệt trong việc tiếp nhận thông tin tích cực và tiêu cực. Nói cách khác đây là hệ số thể hiện tốc độ phản ứng không cân xứng khi ghi nhận thông tin, hay chính là hệ số đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Theo đó, β3 càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cũng càng cao. Tuy nhiên hệ số này chỉ thể hiện cho toàn bộ mẫu các công ty của mô hình mà chưa tính được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của từng công ty. Để tính được β3, hai tác giả Khan & Watts (2009) bổ sung thêm hai giá trị C- Score và G-Score vào công thức (5) ở mô hình của Basu (1997). Trong đó giá trị G- score thay thế cho hệ số β2, giá trị C-Score thế cho hệ số β3.

G-Score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời của việc phản ánh thông tin tích cực, còn C-Score được sử dụng để ước lượng tính kịp thời trong việc phản ánh thông tin tiêu cực (chính là mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán). Giá trị G-score và C-score được tính cho từng công ty tại từng năm trong khoảng thời gian nghiên cứu. Nói cách khác, với cách thức này, Khan và Watts (2009) đã thành công trong việc tính được điểm thận trọng cho từng công ty. Công thức tính như sau:

G-score = β2 = µ1 + µ2Sizei + µ3Mi/Bi + µ4Levi (*)

C-score = β3 = λ1 + λ2Sizei + λ3Mi/Bi + λ4Levi (**) Trong đó:

i: doanh nghiệp i trong mẫu nghiên cứu

µi, λi: giá trị ước lượng thực tế, là hằng số giữa các công ty, nhưng thay đổi theo thời gian vì chúng được ước tính từ hồi quy cắt ngang hàng năm.

Size: quy mô doanh nghiệp (đo bằng logarit tự nhiên giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu)

M: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu B: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu

Lev: Hệ số nợ (được tính bằng hệ số giữa Tổng nợ phải trả và Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu)


C-Score và G-Score khác nhau giữa các công ty thông qua các biến mang đặc điểm của từng công ty (quy mô (size), tỷ lệ giá trị thị trường và giá trị sổ sách (M/B) và hệ số nợ (Lev)) và khác nhau theo năm trong khoảng thời gian nghiên cứu. Như vậy phương pháp này cũng giải quyết được vấn đề của Phương pháp Basu (1995) phương pháp giá trị dồn tích của Givoly và Hayn (2000) và phương pháp dòng tiền của Ball và Shivakumar (2005) đó là chưa tính đến những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp. Công thức (*) và (**) không phải là mô hình hồi quy mà chỉ là công thức tính, Khan & Watts (2009) thay 2 công thức β2 và β3 vào công thức (1) của Basu (1997). Khi đó mô hình hồi quy thể hiện sự bất cân xứng trong ghi nhận thông tin theo Khan & Watts (2009) như sau:

Xit = β0 + β1Dit + 1 + µ2Sizeit + µ3Mit/Bit + µ4Levit) Rit + 1 + λ2Sizeit +

λ3Mit/Bit + λ4Levit) DitRit + (σ1Sizeit + σ2Mit/Bit + σ3Levit + σ4DitSizeit + σ5 Dit Mit/Bit

+ +σ6DitLevit)+ εit (6)

Trong đó:

X là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:

Xit = EPSit/Pit

(EPSit : là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)

i: công ty i

t: năm tài chính t

β, λ, µ, σ là các hệ số của các biến trong mô hình.

ε: sai số

Tiếp đó, Khan và Watt (2009) dùng mô hình (6) để tính được các hệ số λ1, 2,3 từ đó thay lại vào công thức (**) để tính giá trị C-score cho từng công ty. Khan & Watts (2009) tính giá trị C-score cho từng công ty thuộc mẫu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 1963 - 2005 (115.516 quan sát). Để đánh giá hiệu quả của C-Score như một thước đo ước tính dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán hàng năm của từng công ty, hai tác giả kiểm tra các tính chất thực nghiệm của nó có phù hợp với dự đoán của thận trọng kế toán hay không và với các dữ liệu được ghi lại trong tài liệu trước đó bằng các phương pháp đo lường nguyên tắc thận trọng kế toán khác. Kết


quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng cho thấy C-score như là một thước đo và có khả năng dự báo về tính kịp thời không đối xứng trong tương lai. Kết quả cũng cho thấy C-Score dự đoán mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (hệ số kịp thời không đối xứng của Basu) ở tầm nhìn lên tới 3 năm trước. Khả năng dự báo này đúng ngay cả đối với các mẫu của các công ty có lợi nhuận dương trong năm dự báo được đưa ra và trong các năm thực hiện trước năm mà mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán được dự báo. Đây là một thuộc tính quan trọng vì không thể ước tính được mức độ kịp thời không đối xứng của Basu đối với các mẫu của các công ty chỉ có lợi nhuận dương.

Từ tổng quan lý luận, luận án đã đưa ra 5 phương pháp để đo lường dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty niêm yết. Dưới đây là tóm tắt các ưu và nhược điểm của các Phương pháp, từ đó đưa ra được Phương pháp đo lường phù hợp nhất với thực tế TTCK Việt Nam hiện nay, đó là phương pháp tính giá trị C-Score (tính hệ số chặn β3 trong mô hình của Basu cho từng công ty) của Khan và Watts (2009) - phương pháp này dựa trên cơ sở và mở rộng thêm của phương pháp Basu (1995).


Ưu điểm

Nhược điểm

Các nghiên cứu

thực nghiệm

Phương pháp Basu (1997)

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất

Không đo lường được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể

Chưa xem xét tới tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mô

hay đòn bẩy tài chính

(Sivakumar & Waymire, 2003), (Ruddock, Taylor, & Taylor, 2006), (Lobo & Zhou, 2006), (Zhang,

2008), (LaFond &

Watts, 2008)

Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với thị trường (Beaver và Ryan, 2000)

Dễ dàng tính toán và lấy số liệu

Có thể đo lường việc thực hiện thận trọng

riêng biệt cho từng

Thường có xu hướng ước tính cao hơn và không chính xác về mức độ thực hiện

nguyên tắc thận trọng

(Roychowdhury & Watts, 2007), Qiang

(2007), (Pae, 2007)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Bảng 2.1: So sánh các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí