Phân Loại Việc Thực Hiện Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán


giảm giá trị tài sản xuống thì mức độ an toàn của tài sản bảo đảm cho các khoản vay càng cao. Đối với góc nhìn của các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, đây sẽ là một dấu hiệu tốt và an toàn.

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã chính thức đưa nguyên tắc thận trọng vào khuôn khổ lập và trình bày Báo cáo tài chính năm 1989 nhằm đảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán. IASB định nghĩa "thận trọng là một mức độ cẩn thận trọng việc đưa ra các ước tính cần thiết trong điều kiện không chắc chắn, như tài sản và thu nhập không được đánh giá quá cao và các khoản nợ, chi phí không được đánh giá quá thấp" (IASB, 1989). Sau đó vào năm 2010, khi IASB sửa đổi Khung khái niệm đã bỏ thận trọng ra khỏi các yêu cầu cơ bản của kế toán do nguyên tắc này vấp phải nhiều tranh luận trong quá trình áp dụng có thể làm giảm tính hữu ích của thông tin kế toán. Tuy nhiên, trên thực tế thận trọng vẫn không bị loại bỏ khỏi thực hành kế toán, và nguyên tắc này vẫn hiện diện rất nhiều trong các nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, IASB đã quyết định đưa khái niệm thận trọng vào dự thảo sửa đổi Khung khái niệm năm 2015. Sau đó, trong bản chính thức Khuôn mẫu khái niệm cho hoạt động báo cáo tài chính năm 2018, thận trọng được giới thiệu lại như một khía cạnh phụ của của đặc điểm trình bày trung thực và được mô tả là "sự cẩn trọng trong việc nhận định, đánh giá và cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn" (IASB, 2018).

Tại Việt Nam, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: Chuẩn mực chung, định nghĩa nguyên tắc thận trọng là "việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn". Từ đó, nguyên tắc thận trọng đòi hỏi doanh nghiệp: “a/ Không lập quá lớn các khoản dự phòng; b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”.

Nguyên tắc thận trọng có sự đa dạng trong cách nhìn nhận và gặp phải nhiều ý kiến tranh luận. Việc thực hiện thận trọng mang lại lợi ích và sự đáng tin cậy cho thông tin kế toán. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc nhà quản trị vận dụng nguyên tắc này cũng có thể gây ảnh hưởng tới nguyên tắc khác. Và đôi khi vì lý do chủ quan, nhà quản trị cố tình lạm dụng việc áp dụng nguyên tắc thận trọng, gây bóp méo thông tin.

Để đo lường việc thực hiện và tuân thủ nguyên tắc kế toán của các công ty một cách trực diện là rất khó khăn bởi nó yêu cầu các phán đoán và nhận định cả về thông tin


tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy luận án sẽ đi sâu nghiên cứu về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán dưới một số khía cạnh. Nói cách khác, luận án sẽ xem xét đặc tính thận trọng khi kế toán qua một số dấu hiệu và hành vi thể hiện của nhà quản lý.

Tóm lại, với quy mô của luận án, đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán là xem xét phản ứng ghi nhận một số khoản mục trong hệ thống kế toán (thông qua các mô hình đo lường) một cách cẩn thận trong những tình huống không chắc chắn để đảm bảo rằng rủi ro tiềm tàng trong các tình huống này đã được cân nhắc đầy đủ.

2.1.2. Phân loại việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguyên tắc thận trọng trong kế toán sẽ thể hiện sự cẩn thận của kế toán trong các tình huống không chắc chắn (Ball & Shivakumar, 2005). Từ đó có thể phân loại việc thể hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán theo 2 trường hợp là thận trọng có điều kiện và thận trọng không có điều kiện.

2.1.2.1. Thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4

Thận trọng có điều kiện là việc kế toán thực hiện nguyên tắc thận trọng trong điều kiện cần xem xét tới ảnh hưởng của thông tin sự kiện kinh tế tới việc ghi nhận và hạch toán kế toán. Khi đó các thông tin kinh tế tiêu cực ảnh hưởng tới lợi nhuận như các khoản chi phí, nợ phải trả,... được ghi nhận nhanh hơn các thông tin kinh tế tích cực như các khoản thu nhập, doanh thu. Nói cách khác nếu doanh nghiệp phản ánh ngay lập tức với các thông tin tích cực hay ghi nhận ngay các khoản doanh thu và thu nhập khi chưa có bằng chứng chắc chắn thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện sẽ giảm xuống. Ngược lại mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng sẽ cao khi doanh nghiệp phản ứng nhanh với các thông tin tiêu cực hay ghi nhận các khoản chi phí, hao tổn khi có thông tin về khả năng xảy ra. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 cũng thể hiện đặc tính này của nguyên tắc thận trọng. Và chính những điều kiện trong thời gian và đặc điểm ghi nhận tạo thành nguyên tắc thận trọng có điều kiện.

Một số ví dụ điển hình của thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện có thể kể đến đó là:

Dự phòng nợ phải trả: Nguyên tắc thận trọng yêu cầu kế toán ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí và bằng chứng chắc chắn về việc thu được doanh thu. Nói cách khác tốc độ phản ứng của hệ thống kế toán với thông tin tích cực và tiêu cực là dấu hiện quan trọng thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng


trong kế toán. Như vậy, khi một sự kiện đã xảy ra và có khả năng làm giảm sút kinh tế trong tương lai cần xác nhận là một khoản nợ. Đồng thời khi doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ phải trả hiện tại và đưa ra một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó, kế toán cần thận trọng ghi nhận một khoản dự phòng và chi phí dự tính để thanh toán được nghĩa vụ nợ đó. Ví dụ khi công ty bán hàng kèm theo dịch vụ bảo hành sản phẩm với thời gian trong một năm sau khi mua. Khi áp dụng nguyên tắc thận trọng, kế toán sẽ cần đánh giá từng xác suất xảy ra nghĩa vụ bảo hành và ước tính chi phí bảo hành trong trường hợp trên.

Việc bất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin giữa thông tin tích cực (doanh thu, thu nhập) và thông tin tiêu cực (nghĩa vụ nợ, chi phí) là biểu hiện của nguyên tắc thận trọng kế toán. Khi có dấu hiệu có thể xảy ra và ước tính được giá trị tổn thất hợp lý, các khoản dự phòng tổn thất sẽ được ghi nhận cả trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (chi phí) và bảng cân đối kế toán (nợ phải trả)

Lợi thế thương mại: Lợi thế thương mại được tạo dựng từ thương hiệu, nền tảng khách hàng, giá trị của đội ngũ nhân viên lành nghề và ứng dụng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Lợi thế thương mại được hạch toán khi thu mua, sát nhập doanh nghiệp và cần được đánh giá lại giá trị hàng năm. Theo IAS 36, hàng năm nếu giá trị thị trường lớn hơn so với giá trị còn lại theo sổ sách, lợi thế thương mại không cần định giá lại và không cần bút toán điều chỉnh. Nhưng nếu giá trị thị trường nhỏ hơn so với giá trị theo sổ sách, phần chênh lệch đó có thể được ghi nhận như khoản Lỗ do giảm giá trị lợi thế thương mại. Sự suy giảm này có thể đến từ những tin tức kinh tế tiêu cực từ việc gia tăng cấp độ cạnh tranh, điều kiện kinh tế của ngành, mất nhân sự quan trọng hay các chính sách quản lý mới. Việc đánh giá lại giá trị của lợi thế thương mại từng năm và khi nhận khoản Lỗ do giảm giá trị thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong ghi nhận kế toán.

Ngoài ra, các ứng dụng về nguyên tắc thận trọng có điều kiện khác như: trích lập dự phòng tổn thất tài sản như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, đánh giá lại tài sản cố định,...

2.1.2.2. Thực hiện nguyên tắc thận trọng không có điều kiện

Thận trọng không có điều kiện xảy ra khi kế toán sử dụng các ước tính kế toán một cách thận trọng và đáng tin cậy để ghi sổ kế toán nhưng không phụ thuộc và chịu ảnh hưởng bởi đặc tính thông tin kinh tế tiêu cực hay tích cực. Như vậy khác với thận trọng có điều kiện, thận trong không có điều kiện sẽ không phụ thuộc vào các sự kiện, tin tức kinh tế, mà căn cứ vào tình hình thực tế để ghi nhận trong các


trường hợp cụ thể. Nói cách khác, thực hiện hạch toán kế toán một cách cẩn trọng nhưng không chịu ảnh hưởng của các luồng thông tin kinh tế là dấu hiệu thể hiện loại nguyên tắc thận trọng không có điều kiện.

Một số ví dụ điển hình của thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện có thể kể đến đó là:

Kế toán ghi nhận hàng tồn kho. Theo nguyên tắc thận trọng, kế toán không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản. Chính vì vậy, khi hàng tồn kho lỗi thời, hư hỏng hay giá bán bị giảm, chi phí bán hàng tăng lên, kế toán sẽ đánh giá và lựa chọn mức giá thấp hơn giữa giá trị gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được để đảm bảo tài sản không phản ánh lớn hơn giá trị ước tính bán hay sử dụng. Như vậy trên bảng cân đối kế toán công ty sẽ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (là phần chênh lêch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần của chúng). Việc lập dự phòng này cần được đánh giá trên từng mặt hàng tồn kho, để giúp doanh nghiệp tăng năng lực ứng phó với rủi ro.

Cuối kỳ kế toán tiếp theo kế toán cần tiếp tục có đánh giá mới về giá trị thuần của hàng tồn kho. Trong trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cần lập thấp hơn khoản dự phòng đã lập ở cuối kỳ trước thì kế toán cần hoàn nhập phần chênh lệch.

Lựa chọn Phương pháp tính khấu hao: Theo chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định hữu hình và vô hình IAS 16/IAS38 đề cập tới 3 phương pháp tính khấu hao (khấu hao đường thẳng, khấu hao theo sản lượng, khấu hao giảm dần). So với phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao giảm dần sẽ tạo ra phần chi phí khấu hao lớn hơn trong những năm sử dụng đầu tiên của tài sản. Do đó, phương pháp này cho phép hạch toán phần chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn trong những năm đầu tiên so với những năm sau đó của tài sản cố định, thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cao hơn trong hệ thống kế toán.

Lựa chọn Phương pháp tính giá trị xuất hàng tồn kho: Các Phương pháp tính giá xuất: LIFO, FIFO, bình quân gia quyền hay thực tế đích danh là các giả định về luồng chi phí phát sinh. Việc lựa chọn các phương pháp nào khi thị trường có sự biến động về giá sẽ tác động tới chi phí, từ đó ảnh hưởng tới việc ghi nhận lợi nhuận. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 đã không cho phép sử dụng phương pháp tính giá Nhập sau - Xuất trước (LIFO) tuy nhiên khi xem xét về mặt lý thuyết, ta có thể thấy như sau: trong điều kiện lạm phát và xu hướng giá tăng cao, việc sử dụng phương pháp tính LIFO cho phép doanh nghiệp ghi nhận giá vốn cao hơn so với sử dụng các phương pháp tính giá khác, từ đó làm giảm thu nhập ròng. Việc lựa chọn phương án hạch toán kế toán ghi nhận mức


chi phí cao hơn thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, tuy nhiên trong trường hợp này nhiều công ty có thể lợi dụng phương án này để giảm lợi nhuận từ đó giảm phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp LIFO khiến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ không phản ánh được giá thị trường và điều kiện kinh tế hiện tại. Đây là nguyên nhân chính để IAS 2 không chấp nhận LIFO và cũng thúc đẩy những tranh cãi quy phạm về lợi ích của nguyên tắc thận trọng.

Kế toán Chi phí nghiên cứu và phát triển: Việc các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ mới sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Nếu có thể xác định được lợi ích kinh tế tương lai mang lại thì những chi phí này sẽ được vốn hóa là tài sản, nếu không sẽ coi là chi phí phát sinh trong kỳ. Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38: Tài sản vô hình thì giai đoạn nghiên cứu là hoạt động tìm kiếm ban đầu, dường như không thể xác định được lợi ích kinh tế trong thời kỳ này. Do vậy tất cả chi phí phát sinh sẽ được hạch toán là chi phí phát sinh trong kỳ. Còn giai đoạn phát triển, khi những kết quả nghiên cứu được ứng dụng, thiết kế ra sản phẩm mới hoặc quy trình mới thì kế toán có thể thận trọng để vốn hóa chi phí trong thời kỳ này trở thành tài sản. Những tiêu chí đưa ra để ghi nhận chi phí có được vốn hóa là tài sản cố định vô hình bao gồm: tính khả thi, mục đích để sử dụng hay để bán, lợi ích kinh tế trong tương lai, sự sẵn có của các nguồn lực, khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí để tạo ra tài sản vô hình đó.

2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

2.2.1. Nghiên cứu thực chứng trong kế toán

Qua quá trình hình thành và phát triển, nghiên cứu kế toán đang trở nên đa ngành, đa lĩnh vực. Cụ thể, ở những năm 60 của thế kỷ trước, chủ yếu nghiên cứu kế toán là các nghiên cứu chuẩn tắc, sau đó mới dần mở rộng sang các nghiên cứu kế toán thực chứng. Nghiên cứu kế toán chuẩn tắc tập trung vào phương pháp nghiên cứu suy diễn và định tính, không đi từ các quan sát thực nghiệm. Những nghiên cứu thời gian này thường bàn về vấn đề kế toán cần được thực hiện, hạch toán hay báo cáo như thế nào, thay vì kế toán đang được làm thế nào hàng ngày, tại sao người lập báo cáo tài chính lại làm như vậy. Nói cách khác kế toán chuẩn tắc trả lời câu hỏi người lập báo cáo tài chính được yêu cầu làm những gì? Nội dung cơ bản xuất hiện trong các nghiên cứu thời kỳ này là: nghiên cứu phê phán giá gốc và đi tìm các lý thuyết định giá mới thích hợp hơn hay đề xuất một khuôn mẫu lý thuyết kế toán, từ đó đưa ra các nguyên


tắc trong kế toán. Những nghiên cứu này chính là tiền đề cốt lõi để các cơ quan soạn thảo (như Hội đồng Chẩn mực Kế toán tài chính Hoa Kỳ FASB hay Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASC) soạn thảo ra nguyên tắc và chuẩn mực kế toán hiện nay.

Từ giữa những năm 1970 cho đến nay, bản chất của nghiên cứu kế toán có sự thay đổi căn bản. Các nghiên cứu đã thiên về phương pháp định lượng, tập trung vào tác động của thông tin kế toán tới các sự kiện kinh tế và dự báo cho tương lai từ các bằng chứng thực nghiệm trong quá khứ. Một trong những chủ đề nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm hiện nay là về chất lượng thông tin kế toán được trình bày. Mặc dù từ những nghiên cứu chuẩn tắc, những tiêu chuẩn, đặc điểm về chất lượng thông tin kế toán đã được thiết lập nhưng việc đánh giá mức độ chất lượng cao thấp hay biện pháp để đảm bảo Báo cáo tài chính sẽ cung cấp thông tin trung thực còn khó khăn. Ngoài ra những nghiên cứu về tổn thất, chi phí do Báo cáo tài chính cung cấp thông tin không đảm bảo chất lượng cũng cần được đề cập tới.

Nghiên cứu thực chứng và nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Nghiên cứu chuẩn tắc được cho rằng không thực tiễn bởi nó chỉ hướng tới mô tả các quy định, nhận định người kế toán cần làm gì mà không lý giải được nếu các quy định này được áp dụng trong thực tế thì có phù hợp không, tại sao lại nên làm như vậy để đưa ra những điều chỉnh phù hợp (Watts & Zimmerman, 1986). Chính vì vậy với nghiên cứu thực chứng, các nhà tạo lập chính sách mới có thể hiểu bản chất về những sự vật hiện tượng mà ta chưa nhận biết được, từ đó đưa ra các chính sách kế toán mới.

Khác với kế toán chuẩn tắc xa rời diễn biến của thị trường, nghiên cứu kế toán thực chứng có xét tới phản ứng của thị trường khi áp dụng các quy định kế toán mới. Chính vì vậy việc xem xét các nguyên tắc trong kế toán dưới góc độ thực chứng là xu thế trong nghiên cứu hiện đại.

Nói về nguyên tắc thận trọng, đây là nguyên tắc phổ biến nhất và xuất hiện từ rất lâu trong kế toán. Theo nghiên cứu của Sterling (1970), nguyên tắc thận trọng trong kế toán đã có dấu hiệu được nhắc tới từ những năm đầu thế kỷ XV, khi những hồ sơ của doanh nhân tên Francesco di Marco đã đánh giá giá trị hàng tồn kho của mình thấp hơn so với giá phí hoặc thấp hơn giá thị trường của nó. Đến năm 1673, việc định giá hàng tồn kho này được đưa vào Bộ Luật Thương mại của Pháp và Bộ Luật Thương mại của Đức năm 1884. Tuy nhiên ở thời điểm này, những ý kiến bàn luận về nguyên tắc thận trọng mới dừng lại ở việc quy định về trách nhiệm các kiểm toán viên về các ước tính kế toán. Những nghiên cứu sau này của Sterling (1970), Watt và Zimmerman


(1986) mới xem xét nguyên tắc thận trọng kế toán từ góc nhìn của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh; đồng thời những tranh luận về nguyên tắc thận trọng và tác động của nguyên tắc thận trọng tới bản chất các nghiệp vụ kinh tế và tính hữu ích của thông tin kế toán.

Nghiên cứu thực chứng của Watts và Zimmerman (1986) trở thành động lực và tạo xu hướng cho các nghiên cứu thực nghiệm về nguyên tắc thận trọng. Những năm 1960 đến 1980, các nghiên cứu tập trung nhấn mạnh tính ứng dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán; bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu bình luận phê bình và lập luận về sự mâu thuẫn của nguyên tắc thận trọng với các đặc tính và nguyên tắc khác. Từ đó chỉ ra rằng nguyên tắc thận trọng kế toán có thể gây ra sai lệch hoặc nhiễu loạn giá trị kế toán. Tuy nhiên những nghiên cứu thời kỳ này còn khá đơn giản và chưa giải thích được vì sao nguyên tắc thận trọng không bị loại bỏ khỏi thực hành kế toán. Từ những năm 1990 trở đi, các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và phân loại nguyên tắc thận trọng, từ đó xây dựng các mô hình để đo lường được nguyên tắc này: phương pháp tỷ lệ giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (Feltham & Ohlson, 1995), phương pháp Basu (Basu, 1997), phương pháp giá trị kế toán dồn tích và dòng tiền (Ball & Shivakumar, 2005). Những phương pháp này đều có điểm mạnh, điểm yếu và thích hợp với từng trường hợp thực hiện thận trọng của công ty.

Dựa vào những mô hình đo lường mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng này, các nghiên cứu tiếp theo cho tới gần đây thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả tại các nước phát triển (Mỹ, Anh, Đức) và cả các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonexia, Trung Quốc. Những nghiên cứu gần đây về nguyên tắc thận trọng kế toán đi theo hướng thực nghiệm trả lời câu hỏi nguyên tắc thận trọng kế toán ảnh hưởng tới doanh nghiệp như thế nào, ảnh hưởng tới chính sách hoặc quyết định tài chính cụ thể, giá trị doanh nghiệp và tại sao các công ty lại thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán, từ đó tìm xem những nhân tố nào đang ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán. Nhờ có những lý thuyết kế toán thực chứng mà các nhà nghiên cứu có thêm nhiều cơ sở và cách tiếp cận để hiểu sâu sắc về nguyên tắc thận trọng, từ đó lý giải được việc áp dụng nguyên tắc thận trọng và ý nghĩa của nguyên tắc thận trọng kế toán trong thực tế.

2.2.2. Lý thuyết đại diện

Bản thân vấn đề về xung đột lợi ích giữa người đại diện và người sở hữu đã được Adam Smith (1776) nhắc tới lần đầu trong nghiên cứu "Sự giàu có của các quốc gia", sau đó được phát triển và chính thức mô tả như một học thuyết bởi (Jensen và Meckling, 1976). Đây là một trong những lý thuyết không thể thiếu trong lý thuyết


kinh tế hiện đại và có tính ứng dụng cao, trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu thực chứng.

Lý thuyết giải thích mối quan hệ mẫu thuẫn giữa người ủy quyền với người đại diện. Thông thường, mối quan hệ này được mô tả dựa trên mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và người quản lý công ty; ngoài ra còn có các nhóm mâu thuẫn khác như: mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ nợ, mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu sổ.

Đối với loại mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người quản lý: đây là mối quan hệ hợp đồng được ký kết nhằm mục đích thuê người quản lý thực hiện việc điều hành doanh nghiệp dưới danh nghĩa của người chủ sở hữu. Mâu thuẫn nảy sinh khi người quản lý làm việc không dựa trên lợi ích của chủ sở hữu, nên những quyết định của họ không đem lại kết quả hoạt động như cổ đông kỳ vọng. Vấn đề chính trong lý thuyết là làm thế nào để người quản lý chấp nhận làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ sở hữu đã thuê họ khi mà người quản lý điều hành công ty lại có lợi thế về thông tin nhiều hơn người sở hữu, đồng thời những lợi ích của hai nhóm người này cũng khác nhau. Điều này dẫn tới hai rắc rối điển hình thường gặp: thứ nhất là khi chủ sở hữu nghi ngờ liệu người quản lý có đủ năng lực để thực hiện công việc quản lý công ty hay không; thứ hai: có thể người quản lý không nỗ lực hết mình cho công việc theo hợp đồng mà có ý trục lợi cá nhân bởi họ là có quyền lực và nắm rõ thông tin tài chính của công ty nhất (Ross, 1973)

Người quản lý vì lợi ích cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn của mình để trực tiếp ra quyết định tài chính để không thực hiện những khoản đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao do tâm lý e ngại rủi ro; hoặc móc nối kéo những dự án đem lại lợi nhuận cho riêng họ hoặc những nhóm lợi ích của họ. Đặc biệt là trong các công ty cổ phần có sự chi phối của Nhà nước thì mâu thuẫn này khá cao, dẫn tới tỷ lệ lớn của chi phí đại diện để giám sát theo dõi Ban giám đốc cũng như ràng buộc Ban giám đốc quản lý hướng tới mục tiêu và lợi ích chung của công ty; bên cạnh đó các công ty này cũng mất các khoản phụ trội khá cao do những khoản chi phí làm lợi cho Ban giám đốc (Moez, 2018)

Đối với loại mâu thuẫn đại diện giữa chủ sở hữu và chủ nợ: trong khi chủ nợ quan tâm tới lãi suất khoản cho vay và rủi ro tài sản bảo đảm thì chủ sở hữu thường muốn doanh nghiệp thực hiện những dự án có độ rủi ro cao hơn mức độ rủi ro báo trước của người cho vay. Bởi nếu dự án đầu tư thành công, lợi nhuận sẽ thuộc về cổ đông vì phần lợi ích của chủ nợ cho vay là cố định ở mức lãi suất ban đầu. Chính vì vậy, chủ nợ thường không muốn công ty đầu tư vào những dự án như vậy; và có thể yêu cầu được trực tiếp tham gia và giám sát tiến trình thực hiện của dự án đầu tư của

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí