Các Phương Pháp Đo Lường Việc Thực Hiện Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán


công ty. Đây có thể coi là phần chi phí đại diện mà chủ sở hữu phải chi trả để được sử dụng khoản nợ vay (Jensen và Fama, 1983)

Đối với loại mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số: theo quy định của nhiều quốc gia, tất cả cổ đông phổ thông có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Nói cách khác bất kỳ một cổ đông nào cũng có quyền sở hữu và quyền kiểm soát như nhau đối với một cổ phiếu. Tuy nhiên trên thực tế, đặc biệt là ở các công ty tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, một số cổ đông có quyền sở hữu ở tỷ lệ thấp lại có thể bỏ phiếu ở một mức độ cao hơn, tạo ra quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp, từ đó gây ra sự tách biệt giữa quyền dòng tiền và quyền biểu quyết của các cổ đông. Những cổ đông này thường là những chủ sở hữu góp vốn ban đầu, hoặc là những công ty liên kết với nhau chiếm đa số quyền biểu quyết trong công ty thông qua cơ chế đòn bẩy bỏ phiếu. Đây cũng chính là biểu hiện của sở hữu chéo cổ phần và cấu trúc sở hữu hình kim tự tháp của một số doanh nghiệp. Điều này làm tăng quyền kiểm soát và tạo ra thu nhập lớn cho một số nhóm cổ đông nhất định (thường là nhóm cổ đông lớn, mà bỏ qua lợi ích của cổ đông thiểu số), gây ra mâu thuẫn giữa các cổ đông với nhau.

Có thể thấy, một trong những lý do dẫn tới những mâu thuẫn kể trên là việc xử lý thao túng hệ thống kế toán và tác động lên thông tin kế toán. Nói cách khác, việc ghi chép và tuân thủ các nguyên tắc trong kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và điều tiết mâu thuẫn giữa người ủy quyền và người đại diện; và ngược lại những mối quan hệ đại diện này cũng tác động và giúp giải thích các vấn đề trong kế toán (Nguyễn Hà Linh, 2017)

Vận dụng Lý thuyết đại diện trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Lý thuyết đại diện dựa trên việc phân tích hành vi cơ hội của các nhóm người khác nhau, mà điển hình ở đây là mối quan hệ giữa chủ sở hữu, người quản lý và người cho vay (Bricker & Chandar, 1998). Do lợi ích của các nhóm người là khác nhau bởi vậy hành động của họ sẽ phục vụ lợi ích cho nhóm. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu và giải thích cho hiện tượng công bố thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán và mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp (Fathi, 2013)

Lý thuyết đại diện đưa ra mâu thuẫn do xung đột về lợi ích giữa người ủy nhiệm và người đại diện khi mà một bên nắm quyền kiểm soát và điều khiển hệ thống


kế toán, từ đó có thể sử dụng thông tin kế toán đang nắm giữ để thao túng và làm sai lệch những quyết định tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp khi có những hành vi đi ngược lại với lợi ích của chủ sở hữu, hay chủ sở hữu muốn qua mặt các chủ nợ trong việc kiểm soát và định hướng nguồn vốn vay vào các dự án đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao và cổ đông lớn lấn át các cổ đông thiểu số trong các quyết định của công ty, họ sẽ có những tác động chủ quan vào hệ thống ghi nhận kế toán, từ đó làm tăng rủi ro thông tin. Một trong những nguyên tắc kế toán thường được sử dụng để can thiệp vào việc ghi nhận thông tin kế toán là nguyên tắc thận trọng; bởi nguyên tắc này ảnh hưởng toàn bộ tới ghi nhận tài sản, nguồn, chi phí và doanh thu.

Luận án này thứ nhất sẽ xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới mức đô thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thứ hai tìm hiểu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng ảnh hưởng thế nào tới giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường. Đây chính là vấn đề trọng tâm của nghiên cứu thực chứng, khi mà có thể kiểm chứng và đúc kết được sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường dưới tác động của thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Và lý thuyết đại diện chính là cơ sở lý thuyết nền tảng giải thích cho hành vi không thực hiện nguyên tắc thận trọng hoặc dùng nguyên tắc này làm sai lệch thông tin kế toán, đi ngược lại quyền lợi của cổ đông (Nguyễn Hà Linh, 2017)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng

Bên cạnh lý thuyết đại diện, lý thuyết thông tin bất đối xứng cũng là cơ sở nền tảng cho các nghiên cứu kinh tế học hiện đại, giải thích được mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên tham gia thị trường. Ý tưởng về hiện tượng bất đối xứng thông tin xuất hiện lần đầu tiên bởi Akerlof (1970) cho rằng: người mua hàng sẽ căn cứ vào thông tin giá cả và các chỉ số kinh tế liên quan được công khai trên thị trường để định giá hàng hóa. Với ví dụ thị trường xe hơi cũ tại Mỹ, Akerlof (1970) đã chỉ ra rằng khi người bán xe biết rất rõ giá trị và tình trạng hiện tại của chiếc xe nhưng người mua không có thông tin xác thực và đầy đủ nên chỉ chấp nhận trả giá thấp hơn trị giá thực của sản phẩm. Với mức giá đó sẽ làm giảm động lực của người bán và họ dần rút khỏi thị trường; hàng hóa lúc này sẽ chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng kém.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5

(Spence, 1973) dựa vào việc xem xét thông tin các ứng cử viên trong tuyển dụng để cho rằng khi người mua không biết chính xác năng lực của sản phẩm thì bên bán cần có những hình thức "phát tín hiệu" như quảng cáo, truyền thông để làm giảm đi quá trình bất đối xứng thông tin. Ngược lại, Stiglitz (1975) lại đề cập đến tình huống


khi bên mua tự tìm hiểu và xác nhận thông tin ở một nguồn độc lập khác để đánh giá và "sàng lọc" tình trạng và khả năng của bên bán. Akerlof, Spence và Stiglitz đã trở thành những người tiên phong, đặt nền móng cho lý thuyết thông tin bất đối xứng vào năm 2001.

Trên thị trường chứng khoán, thông tin bất cân xứng xuất hiện khi các nhà đầu tư có khả năng tiếp nhận nguồn thông tin khác nhau về giá trị doanh nghiệp; từ đó dẫn tới sự khác nhau trong các quyết định đầu tư, tài chính. Nói cách khác, khi một bên tham gia giao dịch nắm nhiều thông tin về những đặc tính riêng biệt của sản phẩm, trong khi các bên khác không thể tiếp cận hay bị hạn chế về thông tin sẽ gây ra sự bất cân xứng thông tin.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do khả năng nhận thức và sự quan tâm đến thông tin của các bên là khác nhau, dẫn tới có những nhận định chủ quan không giống nhau tới cùng một đối tượng. Bên cạnh đó, bất đối xứng thông tin cũng có thể xuất hiện khi một bên cố tình che giấu thông tin nhằm tranh giành lợi thế, hoặc chủ động điều khiển thông tin theo ý chí chủ quan nhằm thao túng lợi thế trên thị trường (Stiglitz, 1975).

Trong khi người mua hàng bị hạn chế về việc tiếp cận cũng như chọn lọc thông tin chính thống thì người hiểu rõ nhất về giá trị thực sự của hàng hóa lại là nhà cung cấp. Chính vì vậy người bán có xu hướng điều khiển thông tin sản phẩm bằng cách thổi phồng giá trị hay không công khai toàn bộ thông tin khiến người mua bị bối rối khi đưa ra các quyết định của mình. Theo một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam của (Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, & Nguyễn Trọng Hoài, 2005), do điều kiện và quy định về cấp tín dụng và tài sản đảm bảo khi vay, việc thẩm định, xét duyệt cho vay và giám sát thu nợ chưa rõ ràng, minh bạch khiến thông tin giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng vẫn còn độ vênh đáng kể.

Trong những năm gần đây, chủ đề về minh bạch hóa thông tin công bố tài chính để giảm thiểu sự bất cân đối thông tin được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng bởi đây là kẽ hở của các hành vi điều chỉnh hệ thống ghi nhận kế toán trong doanh nghiệp từ các nhà quản lý. Lý thuyết này bổ trợ cho lý thuyết đại diện, trở thành những lý thuyết căn bản nhất trong kinh tế hiện đại.

Vận dụng Lý thuyết bất cân xứng thông tin trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Akerlof (1970) cho rằng lý thuyết thông tin bất đối xứng và lý thuyết đại diện có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong khi những nhà quản trị công ty trực tiếp điều


hành các hoạt động kinh doanh và nắm giữ các thông tin nội bộ của hệ thống kế toán, trong khi các cổ đông lệ thuộc vào nhà quản trị trong việc tiếp nhận thông tin. Chính vì vậy, những thông tin mà cổ đông nắm giữ có thể không chính xác. Trên thực tế, không chỉ những cổ đông bị thiếu những thông tin chính xác, trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư, tổ chức cho vay, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chịu sự bất đối xứng về thông tin này. Nhiều trường hợp các công ty niêm yết đã bị khởi tố vì che dấu thông tin bất lợi để thổi phồng giá cổ phiếu, gây sai lệch thông tin kế toán.

Theo Spence (1973), khi công ty áp dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thể hiện qua việc ghi nhận thông tin tiêu cực (tăng chi phí, giảm giá trị tài sản, tăng nợ phải trả) nhưng thận trọng không ghi nhận ngay những thông tin tích cực tương ứng sẽ khiến có những khoản vênh trong việc ghi nhận thông tin không kịp thời. Ví dụ khi công ty áp dụng phương pháp khấu hao nhanh khiến cho chi phí khấu hao thời kỳ đầu cao hơn, dẫn tới lợi nhuận thời kỳ đầu thấp hơn so với thời kỳ sau. Như vậy việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng tới thời điểm và giá trị ghi nhận chi phí và thu nhập. Thông tin này chỉ có nhà quản lý nắm được và có thể sử dụng như một lợi thế trên thị trường so với nhà đầu tư, cổ đông thiểu số, tổ chức tín dụng cho vay,...Nếu nhà quản lý làm việc với mục tiêu đồng nhất và bảo vệ lợi ích cho các cổ đông thì họ sẽ không cung cấp những thông tin quan trọng ra bên ngoài. Bởi việc gây bất lợi cho công ty có thể làm ảnh hưởng tới lợi nhuận được báo cáo, từ đó ảnh hưởng tới thù lao mà họ nhận được (nếu như thù lao trả cho nhà quản lý dựa trên lợi nhuận công ty). Ngược lại với những lợi ích riêng lớn hơn, nhà quản lý có thể có những hành vi điều chỉnh lợi nhuận, không thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán hoặc sử dụng thận trọng theo chủ quan nhằm nắm được thông tin quan trọng cho bản thân. Vì vậy, khi sử dụng nguyên tắc thận trọng kế toán và gắn với nỗ lực quản lý, điều hòa lợi ích đại diện thì có thể làm giảm sự lợi dụng việc bất cân xứng trong thông tin để thỏa thuận với các chủ thể kinh tế khác (Nguyễn Thị Bích Thủy, 2019).

2.3. Các phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

Việc đo lường một nguyên tắc trong hệ thống nguyên tắc kế toán là điều khó khăn và chưa thực hiện được hoàn toàn, bởi nó yêu cầu những phán đoán liên quan tới thông tin tài chính và phi tài chính, cũng như xây xựng một bộ chỉ tiêu trên nhiều khía cạnh. Hiện tại, nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đang đưa


ra các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán dựa vào một số khía cạnh và dấu hiệu của nguyên tắc thận trọng. Các nghiên cứu về sau bổ sung và dần loại bỏ được những hạn chế của các nghiên cứu trước.

Như vậy, luận án khẳng định các mô hình đo lường dưới đây là chưa toàn vẹn, và chỉ xem xét được dấu hiệu trên một số khía cạnh của nguyên tắc thận trọng. Có thể chia các mô hình đo lường thành các nhóm như sau: phương pháp đo lường dựa vào giá trị sổ sách so với giá trị thị trường; phương pháp đo lường dựa vào giá trị dồn tích; phương pháp đo lường dựa vào dòng tiền; phương pháp đo lường dựa vào mô hình Basu (1997) và phương pháp đo lường Basu mở rộng của Khan và Watts (2009). Dưới đây, luận án trình bày các mô hình đo lường theo trình tự thời gian để thấy sự cập nhật và điểm mới của từng mô hình.

2.3.1. Mô hình Basu (1997) - Basu Asymmetric Timeliness Measure

Mô hình Basu (1997) là một trong những phương pháp đầu tiên đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Phương pháp này tập trung vào khía cạnh giá trị thu nhập sẽ phản ảnh thông tin tiêu cực nhanh hơn thông tin tích cực, hay còn gọi là tính bất cân xứng trong thời gian ghi nhận thông tin. Basu (1997) là nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng khía cạnh này để đo lường, và tính bất cân xứng này càng lớn thì dấu hiệu thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng cao. Nói cách khác, nếu khoản lợi nhuận trên sổ sách kế toán có sự thay đổi ngay lập tức khi nhận thông tin tiêu cực như các khoản lỗ hay hao tổn thì doanh nghiệp đang thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán; ngược lại nếu lợi nhuận thay đổi khi nhận thông tin tích cực như doanh thu hay thu nhập khi chưa có bằng chứng xác đáng cho các khoản mục này xảy ra thì những dấu hiệu cho việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán còn thấp.

Basu sử dụng sức sinh lời thị trường của cổ phiếu để đánh giá luồng thông tin tích cực hay tiêu cực bởi sự thay đổi giá cổ phiếu là tiêu chuẩn để đánh giá tin tức thu thập từ thị trường một cách kịp thời nhất. Một doanh nghiệp được coi là đang nhận thông tin tích cực nếu Rit >0 (giá cổ phiếu trên thị trường cuối năm cao hơn đầu năm), ngược lại thông tin tiêu cực (giá cổ phiếu trên thị trường cuối năm nhỏ hơn đầu năm) nếu Rit<0. Việc xem xét sự ảnh hưởng của luồng thông tin này lên khoản lợi nhuận của công ty (đo lường bằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu chia cho giá trị cổ phiếu đầu năm của công ty) sẽ ước lượng được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty.

Dit là biến giả được sử dụng trong mô hình, có giá trị bằng 1 trong trường hợp công ty đối mặt với thông tin xấu, có giá trị bằng 0 trong trường hợp đối mặt với thông


tin tích cực. Vì vậy hệ số độ dốc và hệ số chặn sẽ khác nhau giữa hai trường hợp trên. Nói các khác, khi đối mặt với thông tin tiêu cực (Dit = 1), hệ số góc của mô hình sẽ là β0 + β1. Khi đối mặt với thông tin tích cực (Dit =0), hệ số góc của mô hình là β0. Những hệ số góc này thể hiện mức độ khác biệt trong việc đối mặt và ghi nhận thông tin tiêu cực và tích cực vào giá trị lợi nhuận của công ty.

Bên cạnh đó, hệ số chặn β2 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tích cực và hệ số chặn β2 + β3 thể hiện mức độ phản ứng của lợi nhuận trước thông tin tiêu cực. Như vậy hệ số chặn β3 sẽ đo lường sự khác biệt trong việc tiếp nhận thông tin tích cực và tiêu cực. Hệ số này càng cao thể hiện dấu hiệu thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của công ty được đánh giá càng cao.

Xit = β0 + β1Dit + β2Rit + β3 Dit Rit it (1) Trong đó:

Xit là thu nhập mỗi cổ phần sau khi đã loại trừ các khoản mục tăng thêm hay giảm đi của giá cổ phiếu đầu kỳ:

Xit = EPSit/Pit

(EPSit : là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty i cuối năm t Pit : là giá mở cửa của công ty i năm t)

i: công ty i

t: năm tài chính t

βi (i=0,1,2,3) là các hệ số của các biến trong mô hình.

Rit: Sức sinh lời thực tế của cổ phiếu, được tính bằng sự thay đổi giá cổ phiếu trong năm chia cho giá cổ phiếu đầu năm

Dit: Biến giả nhận giá trị 1 khi tỷ lệ lợi nhuận thực tế âm, và nhận giá trị 0 khi tỷ lệ này dương.

Trong thực tế nghiên cứu, mô hình Basu là mô hình đo lường nguyên tắc thận trọng kế toán được áp dụng rộng rãi nhất (Ryan, 2006). Grambovas, Giner và Christodoulou (2006) áp dụng mô hình Basu để đo lường dấu hiệu nguyên tắc thận trọng của các công ty trên thị trường Mỹ và châu Âu. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt lớn trong dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng trong ghi nhận kế toán của hai thị trường này. Ball, Robin và Sadka (2008) sử dụng Basu để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguồn huy động vốn tới mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng trong hệ


thống kế toán. Kết quả cho thấy với doanh nghiệp chú trọng vào huy động vốn qua thị trường nợ (hay chủ yếu sử dụng các công cụ nợ để huy động vốn) sẽ quan tâm và có xu hướng nâng cao mức độ áp dụng nguyên tắc thận trọng trong các báo cáo tài chính của mình so với những công ty hay sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

Trong vòng 9 năm sau khi mô hình này ra đời thì đây là thước đo được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết, khiến cho phương pháp đo lường này càng được tin dùng. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp là thứ nhất không đo lường được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cho từng doanh nghiệp cụ thể. Nghĩa là với mô hình này sẽ chỉ đưa ra dự đoán mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tổng thể cho toàn bộ mẫu, chứ chưa tính được điểm thận trọng cho từng doanh nghiệp. Điều này khiến cho các nghiên cứu muốn so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng giữa các doanh nghiệp với nhau gặp khó khăn. Thứ hai, phương pháp này chưa tính tới những đặc tính đặc thù của doanh nghiệp như quy mô hay đòn bẩy tài chính,… Vì vậy các nhà nghiên cứu sau đã cố gắng hoàn thiện phương pháp này, trong đó nổi bật là nghiên cứu của Khan & Watts (2009) sẽ được trình bày ở phần sau.

2.3.2. Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BTM) - Book to market based measures

Phương pháp này lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995 bởi Feltham và Ohlson và được Beaver và Ryan cải tiến vào năm 2000. Ý tưởng của phương pháp này dựa vào thực tế nguyên tắc thận trọng thường có xu hướng làm giảm giá trị sổ sách một cách tương đối so với giá trị thị trường. Như vậy một tỷ lệ giá trị sổ sách trên giá trị thị trường có giá trị thấp (hay tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có giá trị cao) thể hiện dấu hiệu thể hiện nguyên tắc thận trọng cao trong công tác kế toán của một công ty. Nói cách khác, khi một công ty tăng cao mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hệ thống kế toán nghĩa là công ty sẽ chọn những phương pháp tạo ra thu nhập ít hơn hay giá trị tài sản nhỏ hơn để ghi nhận, hay công ty sẽ bảo thủ hơn trong hệ thống kế toán của mình, từ đó khiến giá trị sổ sách thấp hơn một cách tương đối so với giá trị thị trường. Đây là một mô hình đơn giản, phù hợp áp dụng cho công ty niêm yết. Tuy nhiên một điểm cần lưu ý ở phương pháp này là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu công ty sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu mà thị trường đang ghi nhận thời điểm đó. Trong khi giá cổ phiếu thường sẽ được xem xét tập trung vào trên hiệu quả sử dụng


vốn chủ sở hữu (ROE) của nhà đầu tư, mà đôi khi không thể hiện hết bản chất hoạt

động của công ty.

Mô hình của Feltham & Ohlson (1995) được đưa ra như sau:


Trong đó:

CONit = MVit BVit

(2)


CONit: thận trọng kế toán của công ty i trong năm t

MVit: giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu công ty i tại thời điểm cuối năm t BVit: Giá trị ghi sổ của vốn chủ sở hữu công ty i tại thời điểm cuối năm t

Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE được đánh giá trên cơ sở thông tin trong quá khứ, vì vậy mô hình của Feltham và Ohlson (1995) đang bỏ qua sự thay đổi của tỷ lệ BTM qua các năm. Về sau, Beaver & Ryan (2000) cải tiến tỷ lệ BTM nguyên gốc bằng cách hồi quy tỷ lệ BTM trên tỷ suất sinh lời hiện tại và tỷ suất sinh lời trễ 6 năm bằng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng ảnh hưởng cố định. Trong đó, tỷ lệ BTM được phân tách thành hai thành phần: thành phần độ lệch chuẩn (đại diện bởi hệ số chặn của công ty) và thành phần độ trễ (đo lường bởi sự thay đổi hàng năm của BTM cho toàn bộ các công ty). So với tỷ lệ BTM nguyên gốc của Felham và Ohlson (1995), thành phần độ lệch của BTM đươc xem như chỉ số đo lường việc thực hiện thận trọng trong từng công ty cụ thể; còn thành phần độ trễ cho biết sự thay đổi của tỷ lệ BTM của toàn bộ các công ty trong từng năm nhất định


Trong đó:


6

BTMt,i = αt + αi + βjRt-j,i + εt,i (3)

j0


BTMt,i: Tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu của công ty i tại thời điểm cuối năm t

αi : Thành phần độ lệch của tỷ lệ BTM của doanh nghiệp i

αt : Thành phần độ trễ trong BTM đại diện cho các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Ri : Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty i

β : hệ số hồi quy

t: năm tài chính trong khoảng thời gian nghiên cứu

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí