Cơ Hội Thị Trường Spa Tại Việt Nam


Thang đo biến độc lập:

Bảng 2.3: Thang đo biến độc lập


Biến

Thang đo

Thái độ đối với dịch vụ spa

(Myong Jae Lee, 2015)

Tôi rất thích mỗi khi tới spa

Tôi tin rằng các dịch vụ ở spa sẽ đem lại kết quả tích cực

Tôi bị kích thích bởi những kết quả tốt đẹp từ dịch vụ spa mang tới

Tôi tin rằng các dịch vụ ở spa mang lại lợi ích tốt cho tôi

Chuẩn mực chủ quan

(Myong Jae Lee, 2015)

Những người bạn thân của tôi, những người thích sử dụng dịch

vụ của spa rất khuyến khích tôi trải nghiệm dịch vụ tại đây

Bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân của tôi nghĩ rằng tôi

nên ghé thăm spa

Những người đặc biệt đối với tôi sẽ chấp nhận nếu tôi sử dụng

dịch vụ spa

Tôi ghé thăm spa chỉ vì những người quan trọng với tôi thích nó

Nhận thức về kiểm soát hành vi (Myong Jae Lee, 2015)

Tôi tin rằng tôi có thể ghé thăm các spa mà không gặp bất kỳ khó

khăn nào (VD: tài chính, thời gian, sức khỏe)

Quyết định đến spa là hoàn toàn tùy thuộc vào tôi

Tôi có thể quản lý mọi khó khăn khi sử dụng các dịch vụ spa (vd:

tài chính, thời gian, sức khỏe)

Tôi không gặp bất kỳ một rào cản nào liên quan nếu tôi chọn ghé

thăm một spa

Sức khỏe tinh thần (Soo Hyun Kim, Seung Hyun Kim, Chang Huh, Bonnie Knutson, 2010)

Tôi cho phép bản thân trải nghiệm đầy đủ các cảm xúc và tìm ra

những cách để thể hiện chúng

Tôi dễ dàng bày tỏ sự quan tâm, tình cảm với những người tôi

quan tâm

Tôi cảm thấy giảm căng thẳng khi sử dụng các dịch vụ spa

Sự quan tâm tới hình

ảnh bản thân

(Mai Khương Ngọc và cộng sự, 2016)

Tôi xây dựng cho mình một hình ảnh ấn tượng khi xuất hiện trước

đám đông

Tôi là một người tự tin

Tôi muốn có một phong cách đặc biệt

Tôi là người hợp mốt

Tôi là người năng động

Tôi rất quan tâm đến diện mạo bên ngoài của mình

Tôi luôn muốn cải thiện hình ảnh bản thân trong mắt người khác

Tôi thường thích thử nhiều loại sản phẩm mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam - 7

Nguồn: nghiên cứu sinh tổng hợp


Biến phụ thuộc:

Bảng 2.4: Thang đo biến phụ thuộc


Ý định sử dụng dịch vụ spa (Myong Jae Lee, 2015)

Trong tương lai, tôi dự định sẽ đi spa thường xuyên

Trong một khoảng thời gian ngắn tới, tôi thích tìm đến spa

Trong một khoảng thời gian ngắn tới, tôi sẽ lên kế hoạch đến spa

Tôi tin rằng tôi sẽ tận hưởng các dịch vụ spa trong tương lai

Nguồn: nghiên cứu sinh tổng hợp


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 tập trung khái quát cơ sở lý luận và tổng quan về ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng. Trong đó làm rõ các khái niệm nghiên cứu như: hành vi người tiêu dùng, ý định hành vi, ý định sử dụng dịch vụ spa và hệ thống hóa lý thuyết hành vi (TRA và TPB)

Phần tổng quan nghiên cứu trên thế giới và trong nước về ý định sử dụng dịch vụ spa được luận án chia theo các nhóm vấn đề: tâm lý hành vi, yếu tố marketing và yếu tố văn hóa xã hội. Đồng thời, luận án đã phân tích, đánh giá được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu trước, từ đó phát hiện khoảng trống tri thức và xác định lý thuyết nền ứng dụng trong luận án.

Kết quả của chương 2 sẽ là cơ sở để thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng trong các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Bối cảnh nghiên cứu

3.1.1. Cơ hội thị trường spa tại Việt Nam

Kinh tế và xã hội phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, họ đang có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ sự phát triển đó như: sự ô nhiễm môi trường, áp lực công việc, các vấn đề về sức khỏe, tinh thần và tình cảm… khiến họ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Nhằm lấy lại được sự cân bằng, việc tìm đến và sử dụng các dịch vụ spa để được chăm sóc, nghỉ ngơi thư giãn là một giải được nhiều người ngày càng ưa chuộng. Nhu cầu này được đánh giá sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Cùng với sự phát triển đó, ngành Spa và chăm sóc sức khỏe cũng đã dần khẳng định được sự trỗi dậy và đang tiếp tục được đánh giá là sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại nhiều giá trị với các hình thức dịch vụ ngày càng độc đáo, đa dạng và chất lượng không ngừng được nâng cao. Theo thống kê gần đây, quy mô và tốc độ phát triển của ngành spa trên toàn thế giới được đánh giá có tốc độ tăng trưởng rất cao với doanh thu toàn ngành ước tính đạt 94 tỷ USD, tăng 7.7% mỗi năm. Số lượng các spa cũng được gia tăng nhanh chóng tại hầu hết các châu lục và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Việc sử dụng các dịch vụ spa theo quan niệm của nhiều người trước đây là một hành vi tiêu dùng xa xỉ và chỉ dành cho giới giàu có, nhưng bây giờ điều này đã thay đổi. Thị trường của ngành spa đã được mở rộng sang tầng lớp có thu nhập trung bình hoặc trung bình khá và nhiều đối tượng khác. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, ngày càng nhiều người ý thức được hiệu quả của các phương pháp Spa, trị liệu, chăm sóc và tin tưởng chọn nó như là một cách thức, một giải pháp hiệu quả không thể thiếu để thư giãn, nghỉ dưỡng và chiều chuộng bản thân. Hiện nay, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam đang dần trở thành một ngành hấp dẫn với sự ra đời ngày càng nhiều các loại hình spa ở các thành phố lớn trên cả nước. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này là do nhận thức người Việt Nam, nhất là giới nữ về spa và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại spa đã dần dần thay đổi. Họ ngày càng có ý thức hơn về việc chăm sóc và chiều chuộng bản thân. Do đó, việc sử dụng các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da và sức khỏe tại


spa, giúp khách hàng tự tin hơn, phục hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng

đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.

Hơn thế nữa, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một trong những khu vực có tốc độ phát triển ngành spa đúng hàng đầu trên thế giới (Global Wellness Institute,2017). Cũng theo báo cáo của Global Wellness Institute, Việt Nam cũng chưa có mặt tại vị trí top 10 trong khu vực, nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như: các cơ sở kinh doanh spa còn mang nhiều tính tự phát nên thiếu sự kiểm soát, chất lượng các dịch vụ tại các cơ sở còn chưa đồng đều, chưa thực sự thu hút người tiêu dùng

Bảng 3.1: Top 10 thị trường spa khu vực Châu Á - TBD



STT


Quốc gia

Số lượng spa

Lợi nhuận

(triệu USD)

Số lượng nhân viên

1

Trung Quốc

12.595

7.094,3

288.368

2

Nhật Bản

7.069

5.079,8

115.515

3

Ấn Độ

4.734

1.461,8

55.862

4

Hàn Quốc

2.966

1.482,7

38.971

5

Thái Lan

2.304

1.007

70.897

6

Indonesia

2.070

922.9

60.682

7

Úc

1.162

791,5

12.208

8

Hồng Kong

739

677

12.431

9

Đài Loan

886

499,7

11.789

10

Singapore

740

452,4

8.287

Nguồn: Global Wellness Institute, 2017

Một spa để đạt tiêu chuẩn hiện nay cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về không gian như độ rộng, thoáng, cách décor; âm nhạc, ánh sáng, kỹ thuật, các loại tinh dầu và mỹ phẩm sử dụng khi cung ứng các dịch vụ, cung cách phục vụ của nhân viên… Thời gian cung cấp các dịch vụ spa ít nhất là từ 60 phút trở lên.

Hiện nay, thị trường dịch vụ spa được chia làm hai dòng cơ bản: cao cấp và bình dân. Sự khác biệt cơ bản của hai dòng này đó chính là các sản phẩm chuyên dụng được sử dụng trong quá trình phục vụ khách hàng.


Theo kết quả điểu tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy tổng dân số Việt Nam ước tính khoảng 96.208.984 người trong đó dân số là phụ nữ là 48.327.294 người chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam hiện nay là 99,1 nam trên 100 nữ, trong đó giới tính tại khu vực thành thị là 96,5nam/100 nữ. Đối với tỷ số giới tính theo sự khác biệt của các nhóm tuổi thì tuổi càng cao tỷ số giới tính càng thấp. Hiện nay cao nhất đang là nhóm từ 0 -4 tuổi (110,3 năm/100 nữ) nhóm 80 trở lên đang có tỉ lệ thấp nhất là 48,6 năm/100 nữ, ở các nhóm 45 - 49 thì khá cân bằng. Do đó, có thể nhận thấy được trong độ tuổi sử dụng các dịch vụ spa hiện nay, khách hàng phụ nữ tại các khu đô thị vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn. Khách hàng phụ nữ tại các khu đô thị thường có đặc điểm độ tuổi khá trẻ từ 15 - 50 tuổi, có thu nhập tương đối ổn định, tự chủ về tài chính. Trong quá trình mua sắm, khách hàng nữ giới thường mua sắm dựa nhiều theo cảm xúc, họ thường tìm hiểu về thương hiệu, phong cách, sản phẩm của các cơ sở kinh doanh. Họ có xu hướng đánh giá dựa trên cảm nhân chủ quan của bản thân, tuy nhiên họ cũng vẫn tham khảo các nguồn thông tin liên quan khác đến thương hiệu mà họ tìm hiểu đồng thời kết hợp với đánh giá của người mua trước đó rồi mới đưa ra quyết định. Một đặc điểm nữa khá nổi bật ở khách hàng nữ, trẻ của Việt Nam đó là thích mua sắm, thích làm đẹp và quan tâm đến bản thân của mình nhiều hơn, tuy nhiên quyết định mua cũng thường phụ thuộc vào bạn bè, đồng nghiệp.

3.1.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ spa tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, mặc dù, Việt Nam vẫn chưa nằm trong top 10 thị trường spa lớn nhất tại khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ này vẫn còn phát triển tự phát, manh mún, vẫn chưa có nhiều thương hiệu lớn của Quốc tế đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

Thị trường Việt Nam là một cơ hội mới nổi cho ngành công nghiệp làm đẹp, được thúc đẩy bởi một vài xu hướng quan trọng và được đánh giá là rất tiềm năng về cả sự hấp dẫn của thị trường cũng như tài nguyên. Cụ thể, thương mại hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và có nhiều khả năng chào đón các thương hiệu quốc tế và khu vực trong mạng lưới của mình. Các cửa hàng chuỗi chính bán các sản phẩm làm đẹp, như Medicare, Guardian và Pharmacity, đã được mở rộng nhanh chóng trong 2017.

Bên cạnh đó, dân số trung lưu của Việt Nam tính đến 2020 xấp xỉ đạt 30.000.000, chiếm 30% dân số. Nhóm dân số này nhìn chung được giáo dục tốt hơn về tầm quan trọng


của việc làm đẹp, họ cũng có xu hướng tìm kiếm các thương hiệu chất lượng, an toàn và có uy tin cao. Sự sẵn sàng thử sản phẩm mới tại Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan, Indonesia, Philippines, và các nước khác ở Đông Nam Á. Theo đó, tiềm năng phát triển thị trường về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp ở Việt Nam là vô cùng lớn, đặc biệt là đối với các thương hiệu đảm bảo chất lượng, sử dụng nguyên liệu an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường

Xu hướng thị trường dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe hiện nay là ưu tiên công nghệ cao. Đánh giá qua vài năm trở lại đây, loại hình spa thẩm mỹ công nghệ cao là loại hình đang phát triển nhất tại nước ta. Theo quan sát, đã xuất hiện khá nhiều các thương hiệu bắt đầu nổi tiếng trong lĩnh vực này, và bước đầu đã xây dựng được uy tín trên thị trường thẩm mỹ, trị liệu và chăm sóc sắc đẹp, có thể kể đến như Thẩm mỹ viện Á Âu, thẩm mỹ viện Xuân Hương, thẩm mỹ viện Beauty & Clinic,… Tuy nhiên nhìn chung mức độ đầu tư công nghệ còn hạn chế, chưa xứng tầm do sự đầu tư của các thương hiệu lớn quốc tế còn chưa nhiều và một phần do công nghệ thẩm mỹ trên thế giới đang phát triển quá nhanh chóng. Điều này, cũng là nguyên nhân quan trọng khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực spa thẩm mỹ viện phải thận trọng cân nhắc nếu không có thể sẽ không kịp thu hồi vốn do lỗi thời về công nghệ thẩm mỹ.

Cũng giống như tất cả các ngành công nghiệp khác, nền kinh tế theo yêu cầu đã tác động mãnh mẽ đến ngành công nghiệp làm đẹp. Hệ thống các dịch vụ làm đẹp tiện dụng tại nhà, nơi làm việc hoặc tại bất kỳ nơi nào bạn chọn đã đặt ra yêu cầu đơn giản hóa ngành công nghiệp này với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Công nghệ giờ đây đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ làm đẹp của người tiêu dùng. Theo Deloitte Insights, người tiêu dùng ngày nay dành sự ưu tiên lớn cho vấn đề cải tiến công nghệ. Họ ngày càng cởi mở hơn, sẵn sàng đón nhận sự mới mẻ, tin tưởng cái mới sẽ đem lại những hiệu quả tốt hơn.

Loại hình kinh doanh Spa có đóng góp lớn nhất trong ngành nằm chủ yếu tại các hotel & resort (chiếm 86% tổng doanh thu toàn ngành, còn lại 14% là đóng góp của các loại hình spa khác). Kết quả thống kê này có thể bị ảnh hưởng bởi sự kê khai doanh thu không đầy đủ của các loại hình spa mà tư nhân làm chủ sở hữu hoặc nhỏ lẻ. Các thương hiệu Spa và Resort nước ngoài tại Việt Nam thường tập trung đầu tư vào vùng duyên hải Miền Trung như Đà Nẵng, Hội An, Lăng Cô… và gần đây là tại các vùng biển phía nam như Phú Quốc, Phan Thiết...


Về phía khách hàng, xu hướng chi trả cho các dịch vụ làm đẹp ngày càng tăng. Một số phụ nữ Việt thường vẫn sẽ thực hiện các biện pháp làm đẹp dù không quá dư dả về tiền. Bên cạnh đó, theo một khảo sát về thị trường mỹ phẩm Việt Nam được thực hiện năm 2020, chi phí khi đi spa, salon từ 100.000 - 2.000.000 và 3.000.000 - 5.000.000 là những mức chi trả phổ biến. Còn mức chi trả cho skincare tại nhà mỗi tháng đa phần dưới 300.000đ. Nếu so những con số này với mức thu nhập bình quân đầu người nước ta hiện nay, thì dịch vụ làm đẹp thực sự là một thị trường đầy tiềm năng.

Tại Việt Nam, đồng hành cùng với làm sóng tăng trưởng của xu hướng làm đẹp ở châu Á, ngành chăm sóc sắc đẹp, kinh doanh spa cũng đang tăng trưởng tích cực. Đây là ngành không những phải đầu tư số vốn không nhỏ, mà còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ spa phải có kiến thức và hiểu biết về nghề spa, về các loại sản phẩm chăm sóc da, và công nghệ máy móc thiết bị…. Ngành kinh doanh dịch vụ spa ở Việt Nam hiện này đang ngày càng phát triển do sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ xứ sở Kim Chi. Bên cạnh đó, các kỹ năng quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu spa cũng rất cần được chú trọng do tính cạnh tranh gay gắt và do đặc thù ngành; Quy trình làm đẹp, chăm sóc da ngày càng phức tạp, nhu cầu cơ bản được nâng cấp.

Xu hướng làm đẹp hiện nay tại thị trường Việt Nam đang dần thay đổi. Các giải pháp làm đẹp tiên tiến hơn, bắt kịp xu hướng làm đẹp trên toàn cầu. Phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm làm đẹp, thiết bị chăm sóc da hay các sản phẩm chăm sóc tác động từ bên trong hơn. Nhận thức về việc chăm sóc da, việc làm đẹp của phụ nữ Việt Nam đã được nâng cao cũng như kiến thức về làm đẹp của họ cũng được cải thiện, phụ nữ Việt Nam dang bắt nhịp cùng với phụ nữ thế giới, dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm cũng như cách thức làm đẹp qua các trang mạng xã hội. Phụ nữ Việt Nam cũng biết chiều chuộng bản thân hơn do đó họ cũng quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ spa để chăm sóc bản thân.

Chất lượng đời sống nâng cao dẫn theo nhu cầu làm đẹp trong đó có nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ cùng được tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu làm đẹp, hệ thống spa ở Việt Nam hiện nay đã được nâng cấp chuyên nghiệp hơn không chỉ về phong cách, thái độ phục vụ mà cả về hệ thống trang thiết bị cơ sở hạ tầng. Tháng 8 năm 2020, công ty nghiên cứu thị trường trực tuyến W&S đã thực hiện một cuộc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2024