Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Sử Dụng Dịch Vụ Spa


khảo sát nhanh dựa trên việc khảo sát 261 người tiêu dùng là phụ nữ Việt Nam đã thấy đa số người tiêu dùng là phụ nữ sử dụng dịch vụ spa là nhân viên văn phòng (59,8%) và có độ tuổi trung bình từ 23-29 tuổi. Có thể thấy, ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề thì người phụ nữ Việt Nam đều có nhu cầu và mong muốn, đồng thời có khả năng đầu tư cho công cuộc làm đẹp ở các mức độ khác nhau.



Các nghề khác: bác sĩ, kỹ sư..

8%

Sinh viên

10%


Quản lý 14%


Nhân viên văn phòng 68%

Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của đối tượng sử dụng dịch vụ spa


Nguồn: W&S 2020


Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Tại Việt Nam, dù khởi đầu chậm hơn so với các quốc gia khác, nhưng ngành mỹ phẩm cũng đã có bước phát triển vô cùng mạnh mẽ. Châu Á là thị trường làm đẹp thuộc top tăng trưởng nhanh chỉ sau châu Âu. Riêng tại Việt Nam, những năm gần đây những nhãn hàng mỹ phẩm, thẩm mỹ viện, spa ồ ạt mọc lên và ý thức làm đẹp cũng gia tăng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên và trung niên, những người có thu nhập trung bình khá”. “Tại Việt Nam, 64,1% người được hỏi cảm thấy không hài lòng với các đặc điểm trên khuôn mặt, 15,8% có vấn đề với ngực và 7,5% muốn thay đổi làn da của mình”.

Cũng theo chia sẻ của ông Quang Phòng thì “Tại thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam. Trung bình, mỗi năm hiện có khoảng 100.000 trường hợp thực hiện phẫu thuật, tại 53 phòng khám được cấp


phép (45 bệnh viện chuyên khoa và 8 bệnh viện đa khoa), theo thông tin của Hiệp hội Thẩm mỹ và Thẩm mỹ học TP.HCM cuối năm 2016. Trong số đó, có khoảng

6.500 phụ nữ đặt túi nâng ngực, đa số khách hàng là phụ nữ ở độ tuổi 20-35, kế đến là nhóm phụ nữ 35-50 tuổi, cá biệt có phụ nữ trên 60 tuổi. Tỉ lệ khách hàng là người Việt Nam chiếm 75-80%”.

Theo Market Research ước tính năm 2020, Việt Nam có hơn 20 bệnh viện thẩm mỹ, 31 khoa tạo hình thẩm mỹ trong các bệnh viện, 320 phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân, 479 phòng khám da liễu có thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ cùng hàng ngàn cơ sở chăm sóc da ngoài sự quản lý của ngành y tế. (Theo số liệu thống kê từ Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam - VSAPS). Góp mặt trong danh sách là những cái tên quen thuộc mà ai cũng đã từng nghe qua dù đã từng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ hay chưa, đó là Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam; Mega Gangnam; Pensilia; Lavender Sài gòn; Thẩm mỹ Thu Cúc; Bệnh viện Thẩm Mỹ Đông Á; Khơ Thị Skincare & Clinic; Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc; Thẩm mỹ Mailisa; Thẩm mỹ Ngọc Dung.


PENSILIA


LAVENDER ĐÔNG Á KHƠ THỊ

MEGA GANGNAM JW HÀN QUỐC

MAILISA KANGNAM THU CÚC

NGỌC DUNG

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Doanh thu (tỷ đồng)

Biểu đồ 3.2 Doanh thu của các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam năm 2020

Nguồn: Vietdata, 2020


Các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam có hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ và mỹ phẩm độc quyền, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thường nhắm vào phân khúc


khách hàng cao cấp. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các thương hiệu làm đẹp lâu năm với hệ thống chuỗi cửa hàng trải dài đang có ưu thế hơn đối với thị trường trong nước, do đó mức độ tăng trưởng cũng cao hơn và dễ dàng cạnh tranh hơn với các thương hiệu đến từ nước ngoài.


25


20


15


10


5


0


-5


-10


-15


-20


20192 2020

Biểu đồ 3.3. Lợi nhuận trước thuế của các thẩm mỹ viện lớn tại Việt Nam

Nguồn: Vietdata,2020


Một góc độ nữa không thể không nói đến khi đánh giá về thực trạng và bối cảnh kinh doanh spa hiện nay đó là sự phát triển thiếu kiểm soát của các cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ sở spa mọc lên như nấm, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 4,000 cơ sở. Nhiều tiệm gôi đầu, tiệm nail, … cũng kinh doanh dịch vụ spa trị liệu. Đặc biệt là tình trạng các cơ sở hoạt động thiếu giáy phép, người điều hành và nhân viên trị liệu thiếu kiến thức chuyên môn, máy móc công nghệ không đủ tiêu chuẩn, sản phẩm chăm sóc da trôi nổi, không đảm bảo vệ sinh… đã dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như gây tử vong cho khách hàng hoặc rất nhiều là những hậu quả và di chứng như mù mắt, hoại tử, mất sắc tố da,… Những thực trạng đó đã và đang dấy lên làn sóng hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng ít nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng và đến hoạt động kinh doanh nói chung của các cơ sở spa tại Việt Nam.


3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được mô tả trong hình 2 và trình bày cụ thể như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu: là bước nghiên cứu đầu tiên của quá trình nghiên cứu, ở bước nghiên cứu này nghiên cứu sinh sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh tiến hành so sánh, phân tích nhằm tìm ra những đóng góp và hạn chế của những nghiên cứu này đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình, thang đo nghiên cứu phù hợp với thị trường Việt Nam.

Nghiên cứu định tính: mục tiêu của bước này là kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến mà nghiên cứu sinh đã đề xuất ban đầu. Tiếp đó, nghiên cứu sinh tiến hành xác định mối quan hệ sơ bộ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu lý thuyết. Thông qua quá trình nghiên cứu định tính, nghiên cứu sinh sẽ khẳng định lại những yếu tố nào phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu định tính thông qua quá trình phỏng vấn sâu, nghiên cứu sinh sẽ kiểm tra sự phù hợp của các thang đo và phát triển thang đo (nếu có). Thêm vào đó, trong quá trình thảo luận với các chuyên gia marketing và các nhà quản lý, nghiên cứu sinh đã hoàn thiện được cấu trúc câu và ngữ nghĩa của các thang đo trong thang đo ban đầu để tiến hành hoàn thiện phiếu điều tra. Kết quả nghiên cứu định tính là xây dựng mô hình nghiên cứu và xác định thang đo nháp 2 cho luận án.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, ở bước này, nghiên cứu sinh thực hiện điều tra sơ bộ với mẫu nhỏ nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến quan sát không đảm bảo yêu cầu trước khi kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ là xác định thang đo hoàn chỉnh để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu định lượng chính thức: tại bước này, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam trên diện rộng. Trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu thập được, nghiên cứu sinh sẽ tiến hành thực hiện các bước phân tích trong nghiên cứu định lượng theo trình tự: đánh giá độ tin cậy, đánh giá giá trị thang đo, phân tích tương quan, kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu. Cuối cùng là báo cáo kết quả nghiên cứu.



Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu và thang

đo lý thuyết dự kiến

Nghiên cứu định tính

Điều chỉnh mô hình, thang đo

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (N = 150)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu định lượng chính thức (N= 659)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích nhân tố khám phá - EFA

Báo cáo kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý quản trị

Phân tích hồi quy


Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: nghiên cứu sinh đề xuất


Bảng 3.2: Phương pháp nghiên cứu của luận án


Bước

Phương pháp

Kỹ thuật

Mẫu

Thời gian


Sơ bộ


Định tính

Phỏng vấn cá nhân

Thảo luận nhóm


30


Tháng 7- 10/ 2019


Định lượng

Điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp


100


Tháng 10/ 2019


Chính thức


Định lượng

Điều tra bằng bảng hỏi trực tiếp và gửi qua internet


659


Tháng 12/ 2019 - tháng 3/2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam - 8


3.2.2. Dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu

Phương pháp/nguồn thu thập


Thứ cấp

- Nguồn: Báo, tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành marketing, niên giám thống kê, các tài liệu, kế thừa bộ số liệu của các công trình, tài liệu nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài.

- Phương pháp thu thập: tìm kiếm theo từ khóa, tra cứu, cụ thể:

+ Các trợ giúp tìm kiếm: tổng mục lục sách, tổng mục lục tạp chí, báo,...

+ Các trang tìm kiếm: Google, Sciencedirect, Proquest, Emerald.


Sơ cấp

- Phương pháp thu thập: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, phát phiếu điều tra trực tiếp và gián tiếp đối với các chuyên gia marketing, chuyên gia spa, các nhà kinh doanh, nhà quản lý, nhân viên của spa và các đơn vị mẫu là phụ nữ Việt Nam

Bảng 3.3: Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu


Nguồn: nghiên cứu sinh tự tổng hợp Phương pháp phân tích dữ liệu: Các thông tin sau khi thu thập được sẽ được

lượng hóa, chỉ ra các điểm chung và điểm khác biệt, tổng hợp thành các biến độc lập và biến phụ thuộc. Dùng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tương quan để đánh giá tác động và mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.


Công cụ phân tích dữ liệu: Toàn bộ dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 22 bản mới nhất.

3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.1. Phương pháp thực hiện

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính. Trong đó:

Phỏng vấn sâu cá nhân là những trao đổi được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu quan điểm, kinh nghiệm và nhận thức của họ về vấn đề nghiên cứu, được đặc trưng bởi những câu hỏi thăm dò và câu hỏi đóng, được dẫn dắt trên cơ sở một người hỏi và một người trả lời. Cách thức thực hiện trong phỏng vấn sâu cá nhân là phỏng vấn bán cấu trúc, nghĩa là sử dụng danh mục câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập để thực hiện phỏng vấn. Ưu điểm của phỏng vấn bán cấu trúc là tiết kiệm thời gian hơn không bán cấu trúc và dễ dàng hệ thống hóa và phân tích các dữ liệu thu thập được.

Thảo luận nhóm là sự trao đổi giữa nhà nghiên cứu với một nhóm người cung cấp thông tin có cùng đặc điểm nhân khẩu học và có thể tương hỗ với nhau trong quá trình thảo luận nhằm tăng giá trị câu trả lời và xuất hiện ý tưởng mới có giá trị. Cách thức thực hiện trong thảo luận nhóm là thảo luận nhóm tập trung từ 6-8 người cùng nhau trao đổi và chia sẻ về chủ đề đã được xác định trước. Ưu điểm của thảo luận nhóm là chi phí thấp và cung cấp thông tin nhanh hơn phỏng vấn cá nhân, đồng thời có giá trị trong việc tìm hiểu quan điểm, thái độ và hành vi của cộng đồng.

Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm được nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu này để thu được thông tin khách quan từ: một là các chuyên gia marketing; hai là các nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhân viên của spa; ba là khách hàng nữ thường xuyên sử dụng dịch vụ spa về ý định sử dụng dịch vụ spa và các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Để đảm bảo cuộc phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm không bị gián đoạn và cởi mở, nghiên cứu sinh lựa chọn phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tại nhà riêng, phòng làm việc hay quán cà phê với nội dung đã chuẩn bị trước. Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu thường kéo dài từ 45-60 phút và thảo luận nhóm là 60- 90 phút, được ghi chép đầy đủ, ghi âm. Sau mỗi cuộc phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm, nghiên cứu sinh tiến hành gỡ băng và phân tích dữ liệu từ đó rút ra kết luận chung nhất cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:


Phỏng vấn sâu cá nhân được thực hiện đối với các chuyên gia marketing, nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhân viên của spa. Quy trình chọn mẫu phỏng vấn sâu cá nhân được thực hiện như sau: nghiên cứu sinh lựa chọn đối tượng điều tra thứ nhất, thảo luận với họ để thu thập thông tin cần thiết, tiếp theo nghiên cứu sinh sẽ phỏng vấn đối tượng điều tra thứ 2 để lấy một số thông tin có ý nghĩa khác với đối tượng điều tra thứ nhất. Nghiên cứu sinh tiếp tục lựa chọn đối tượng điều tra thứ 3, thứ 4… cho đến khi đối tượng điều tra thứ k không có thông tin gì mới so với k-1 đối tượng trước. Tuy nhiên, tác giả vẫn tiếp tục phỏng vấn thêm 2 đối tượng nữa (k+2), nếu không có sự khác biệt với k đối tượng điều tra trước thì nghiên cứu sinh dừng phỏng vấn sâu ở mẫu n= k+2.

Thảo luận nhóm được thực hiện đối với các khách hàng nữ thường xuyên của spa, mỗi nhóm gồm 5 - 8 thành viên.

3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

3.3.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu và kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm

Phỏng vấn sâu được tiến hành với hai nhóm đối tượng:

- Nhóm đối tượng chuyên gia: bao gồm 06 chuyên gia về lĩnh vực marketing, đây là PGS.TS đang công tác tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, đại học Hải Phòng và chuyên gia nghiên cứu thị trường người tiêu dùng. Các chuyên gia ở đây đều nghiên cứu về chuyên ngành Marketing hoặc Quản trị kinh doanh, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về ý định hành vi của người tiêu dùng bằng tiếng Anh do đó có thể đảm bảo được nội dung học thuật và nội dung của các thang đo khi chuyển ngữ về thang đo tiếng Việt. Các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hành vi người tiêu dùng cũng như có quan tâm hoặc yêu thích, nghiên cứu đến lĩnh vực spa.

- Nhóm đối tượng nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhân viên spa bao gồm: 04 nhà kinh doanh, 03 nhà quản lý và 05 nhân viên spa.

Thảo luận nhóm được thực hiện với 2 nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng các dịch vụ spa. Cụ thể nhóm khách hàng là nhân viên văn phòng, công sở/ công chức nhà nước: 05 người có độ tuổi từ 18 - 35 tuổi, thích sử dụng các dịch vụ spa. Thứ hai, là nhóm khách hàng nhân viên văn phòng khối doanh nghiệp, đây là nhóm có mức sử dụng các dịch vụ spa tương đối lớn, nhóm thảo luận này gồm 8 thành viên. Đặc điểm của hai nhóm khách hàng này đó là có quan điểm, nhận thức về các dịch vụ spa tương đối rõ ràng.

Về địa điểm thực hiện phỏng sâu và thảo luận nhóm với các đối tượng tại các spa trên địa bàn thành phố tại miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2024