Chăm Sóc Bệnh Nhân Loét Dạ Dày Tá Tràng

1.3.2. Thể không điển hình

Bệnh tiến triển im lặng, không có triệu chứng của đau loét và biểu hiện đột ngột bởi một biến chứng như: chảy máu tiêu hoá, thủng ổ loét hoặc ung thư hoá hay hẹp môn vị.

1.4. Cận lâm sàng

Không có triệu chứng thực thể nào khi loét chưa có biến chứng. Chẩn đoán xác định dựa vào những thăm dò cận lâm sàng.

- Chụp X quang dạ dày – tá tràng có thuốc cản quang: có thể phát hiện thấyổ loét.

- Nội soi dạ dày tá tràng bằng ống soi mềm: là phương pháp có giá trị chẩn đoán nhất. Nhìn thấy trực tiếp ổ loét, đánh giá đúng kích thước, vị trí của ổ loét và các tổn thương khác kèm theo.

­ Xét nghiệm dịch vị: độ acid tăng trong loét tá tràng, giảm trong loét dạ dày.

­ Tìm Helicobacter Pylori: trong các mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày.

1.5. Chẩn đoán

1.5.1. Chẩn đoán loét dạ dày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Đặt ra khi lâm sàng có cơn đau loét điển hình, xác định bằng chụp phim dạ dày baryt và bằng nội soi. Điển hình là ổ đọng thuốc khi ổ loét ở bờ của dạ dày. Về nọi soi, dễ nhận ra ổ loét, đáy của ổ loét phủ một lớp fibrin màu trắng xám, bờ đều hơi nhô lên do phù nề hoặc được bao quanh bởicác nếp niêm mạc hội tụ. Điều quan trọng là xác định bản chất của ổ loét bằng sinh thiết.

1.5.2. Chẩn đoán loét tá tràng

Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương - 8

Gợi ý bằng cơn đau loét điển hình tá tràng, thường xảy ra ở người trẻ tuổi, có nhóm máu O. Xác định bằng nội soi và phim baryt, cho thấy ổ động thuốc thường nằm theo trục của môn vị ở hai mặthoặc hình ảnh hành tá tràng bị biến dạng. Trong trường hợp loét mạn tính xơ hoá, hành tá tràng bị biến dạng nhiều, các nếp niêm mạc bị hội tụ về ổ loét làm môn vị bị co kéo, hoặc hành tá tràng bị chia cắt thành 3 phần tạo thànhhình cánh chuồn. Nội soi có thể nhận ra dễ dàng ổ loét do đáy màu xám sẫm được phủ một lớp fibrin.

1.5.3. Chẩn đoán phân biệt

­ Viêm dạ dày mạn

Đau vùng thượng vị mơ hồ, liên tục, không có tính chu kỳ, thường đau sau ăn, kèm chậm tiêu, đầy bụng. Chẩn đoán dựa vào nội soi sinh thiết có hình ảnh viêm dạ dày mạn với tẩm thuận tế bào viêm đơn nhân, xơ teo tuyến tiết.

­ Ung thư dạ dày

Thường xảy ra ở người lớn tuổi, đau không có tính chu kỳ, ngày càng gia tăng, không đáp ưng điều trị loét. Cần nội soi sinh thiết nhiều mảnh cho hình ảnh ung

thư.

­ Viêm tuỵ mạn: Có tiền sử viêm tuỵ cấp, những người uống rưọu nhiều, kèm tiêu chảy mạn và kém hấp thu. Đau thường lan ra sau lưng ở vùng tuỵ. Xét nghiệm men amylase máu thường tăng 2­3 lần. Siêu âm và chụp phim X quang thấy tuỵ xơ teo có sỏi, ống tuỵ giãn.

­ Viêm đường mật túi mật mạn do có sỏi

Tiền sử sỏi mật, lâm sàng có cơn quặn gan, nhiễm trùng và tắc mật. Chẩn đoán dựa vào siêu âm và chụp đường mật ngược dòng cho hình ảnh sỏi, túi mật xơ teo.

1.5.4. Các biến chứng

­ Chảy máu tiêu hoá

Là biến chứng hay gặp nhất với nhiều mức độ khác nhau, bệnh nhân nôn ra máu, sau đó ỉa phân đen. Nếu mất nhiều máu sẽ gây truỵ tim mạch, hạ huyết áp và có thể tử vong nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời và có hiệu quả.

­ Thủng ổ loét

Bệnh nhân đột nhiên bị đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau như dao đâm, khám thấy bụng cứng như gỗ.

Các triệu chứng của sốc xuất hiện.

­ Hẹp môn vị

Bệnh nhân ăn không tiêu. Buồn nôn rồi nôn những thức ăn của bữa ăn trước hoặc của ngày hôm trước, thức ăn có mùi đặc biệt vì đã lên men. Có làn sóng nhu động dạ dày và có tiến óc ách lúc bụng đói.

­ Ung thư hoá: chỉ có loét dạ dày mới gây ung thư hoá.

1.6. Cách xử trí

Điều trị loét dạ dày tá tràng chủ yếu là điều trị nội khoa.

1.6.1. Chế độ ăn uống

Mục đích của chế độ ăn uống là tránh tăng tiết và tăng vận động trong ống tiêu hoá. Trong đợt đau nên ăn lỏng ( sữa, nước cháo) hoặc mềm ( súp, cháo bột).

Ngoài đợt đau, ăn uống bình thường. Nên kiêng rượu, cà phê, chè đặc, gia vị, không hút thuốc lá. Hạn chế các sang chấn về tinh thần và thể chất.

1.6.2. Thuốc điều trị

­ Các thuốc kháng acid như hydroxid alumin ( biệt dược: Maalox, Alusi, Gelox)

Tác dụng : làm giảm độ acid của dạ dày –tá tràng, làm mất hoạt tính của pepsin. Uống khoảng 30 phút đến 1 giơ sau khi ăn, ngày uống 2­3 lần. Liều lượng tuỳ theo loại thuốc và tuỳ thuộc bệnh nhân.

­ Các thuốc kháng tiết: là những thuốc làm giảm tiết acid dịch vị, gồm:

+ Các thuốc kháng tiết cholin như belladon, atropin v.v.

Tác dụng : ức chế việc bài tiết acid chlohydric trong dạ dày. Thường uống khoảng 30 phút trước khi ăn.

+ Các thuốc kháng cụ thể H2

Các cụ thể H2 củahistamin được tìm thấy trong các tế bào thành của niêm mạc dạ dày và trong một số tổ chức khác. Các thuốc kháng cụ thể H2 ức chế rất mạnh việc bài tiết acid trong dạ dày. Một số thuốc thường dùng:

Cimetidin ( thế hệ 1): liều mg/ ngày, dùng trong 4­6 tuần lễ. Uống vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Biệt dược : Tagamet, Ciimet, Cementin…

Ranitidin ( thế hệ 2): liều dùng 150mg/ ngày uống khoảng 4 tuần lễ. Uống vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Biệt dược: zantac, Azantac,…

Famotidin ( thế hệ 3); liều 1 viên 40mg, uống buổi tối trước khi đi ngủ vì tác dụng mạnh và kéo dài hơn Ranitidin

Biệt dược: Pepcidine, Pepcid, Pepdine…

Nizacid ( thế hệ 4): liều 1 viên 300mg uống một lần vào buổi tối Biệt dược: Nizatidine

+ Các thuốc kháng bơm proton: Omeprazol Tác dụng ; ức chế bơm proton

Liều 20 mg uống 1 lần vào buổi tối, khoảng 4 tuần đối với loét tá tràng và khoảng 6 tuần đối với loét dạ dày.

Biệt dược: Lomac, Omez, Losec,…

­ Thuốc diệt H.P: chủ yếu sử dụng các kháng sinh

Thường hay sử dụng nhóm beta lactamin ( Penicilline, Ampicilline,

Amoxilline…), nhóm Cycline ( Tetracycline, Doxycyline), Macrolid ( Erythromycin, Clarithromycin…)

1.6.3. Xử trí chảy máu tiêu hoá

­ Xác định nhanh chóng số lượng máu đã mất và tốc độ máu chảy

­ Bù đấp nhanh chóng lượng máu đã mất: truyền máu, truyền dịch

­ Cầm máu bằng nước lạnh

­ Trấn an bệnh nhân

1.6.4. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ vùng loét hay thắt các mạch máu, được chỉ định trong những trường hợp sau:

- Chảy máu tiêu hoá tái phát nhiều lần, hoặc chảy máu nặng, điều trị nội khoa

không kết quả. Nếu sau 24 giờ điều trị nội vẫn tiếp tục chảy máu, hay nếu đã dùng đến 5 đơn vị máu trong 24 giờ để duy trì khối lượng tuần hoàn.

­ Thủng ổ loét, hẹp môn vị, loét ác tính.

Loét đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong nhiều năm mà không có kết quả vẫn đau bụng nhiều.

- Một số bác sĩ đề nghị nếu loét dạ dày tá tràng gây chảy máu 3 lầnthì tiến hành phẫu thuật.

­ Những yếu tố khác quyết định chỉ định phẫu thuật;

+ Bệnh nhân trên 60 tuổi, chảy máu ồ ạt thì nguy cơ tử vong gấp 3 lần

+ Bệnh nhân có tiền sử loét tá tràng mãn tính

2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

2.1. Nhận định tình hình

2.1.1. Nhận định bằng cách hỏi bệnh

­ Đứng trước một bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, người điều dưỡng cần hỏi:

+ Bệnh nhân đau ở vùng nào ? ( thường đau ở vùng thượng vị)

+ Cảm giác của bệnh nhân khi đau: bỏng rát, đau quặn, đau xoắn hay đau âm ỉ?

+ Đau khi đói hay khi no, ăn vào đỡ đau hay đau tăng thêm?

+ Hướng lan của cơn đau?

+ Thời gian đau trong ngày.

+ Bệnh nhân có ợ hơi, ợ chua và ợ nóng không?

+ Thói quen ăn uống gì? Có ăn những thức ăn nhiều gia vị, uống cà phê không?

+ Bệnh nhân có hút thuốc lá và uống rượu không?

+ Các thuốc đã sử dụng và cách điều trị trong thời gian trước đây.

+ Tinh thần bệnh nhân và công việc đang làm?

+ Các bệnh đã mắc phải có liên quan với loét dạ dày tá tràng bệnh không?

+ Gia đình bệnh nhân có ai bị loét dạ dày tá tràng không?

2.1.2. Quan sát tình trạng của bệnh nhân

­ Da và niêm mạc.

­ Tư thế chống đau, tình trạng tâm thần.

­ Tính chất của chất nôn và phân.

2.1.3. Thăm khám

­ Lấy các dấu hiệu sống.

­ Khám bụng để xác định vị trí và mức độ đau.

- Xem xét kết quả cận lâm sàng: nội soi dạ dày tá tràng, X­ quang, hồ sơ bệnh án.

2.1.4. Thu thập các dữ kiện

­ Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc.

­ Qua gia đình bệnh nhân.

2.2. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số các chẩn đoán điều dưỡng có thể có đối với bệnh nhân loét dạ dày tá tràng:

­ Đau do loét dạ dày tá tràng.

­ Lo lắng do sợ phải đương đầu với tình trạng bệnh cấp.

­ Ăn kém do ăn vào bị đau.

­ Nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do ổ loét sâu.

2.3. Lập kế hoạch chăm sóc

­ Giảm lo lắng.

­ Giảm đau.

­ Chế độ dinh dưỡng.

­ Chế độ nghỉ ngơi.

­ Thực hiện y lệnh của thầy thuốc.

­ Theo dõi phát hiện biến chứng.

­ Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách phòng và chăm sóc sức khoẻ.

2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

2.4.1. Chăm sóc cơ bản

2.4.1.1. Giảm lo lắng

­ Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ căng thẳng.

- Người điều dưỡng cần quan tâm chăm sóc đến bệnh nhân, trấn an và giải thích những câu hỏi của bệnh nhân trong phạm vi nhất định.

­ Hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp thư giãn nhỉ ngơiđể giảm lo lắng.

2.4.1.2. Chế độ ăn uống

- Trong đợt đau nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, lỏng ( cháo, sữa, súp…). Ngoài đợt đau ăn uống bình thường.

- Nên ăn nhẹ, từng ít một và nhai kỹ, không nên ăn quá nhiềuvà quá nhanh.

- Kiêng rượu, cà phê, chè đặc, thuốc lá và các loại gia vị hoặc các chất dễ kích thích có ảnh hưởng đến dạ dày tá tràng.

- Có thể thực hiện chế độ ăn theoyêu cầu của bác sĩ để trung hoà acid dạ dày

- Khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, không nên ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

2.4.1.3. Chế độ nghỉ ngơi

­ Có chế độ nghỉ ngơi làm việc thích hợp.

- Hướng dẫn bệnh nhân cách tiết kiệm năng lượng: đau nhiều thì nghỉ, khi đỡ đau thì đi lại nhẹ nhàng.

­ Nếu bệnh nhân mất ngủ có thể dùng thuốc ngủ.

­ Tránh cho bệnh nhân những suy nghỉ lo lắng ảnh hưởng tới sức khoẻ.

2.4.2.Thực hiện y lệnh của thầy thuốc

­ Cho bệnh nhân uống thuốc theo y lệnh;

+ Thuốc kháng acid; uống khoảng 30 phút­ 1 giờ sau khi ăn.

+ Thuốc kháng tiết: uống khoảng 30 phút trước khi ăn.

+ Khi dùng thuốc phải theo y lệnh của bác sĩ.

­ Thực hiện các xét nghiệm; công thức máu, siêu âm, nộisoi.

2.4.3. Theo dõi

­ Các dấu hiệu sinh tồn.

­ Tình trạng đau.

­ Tình trạng ăn uống.

­ Tình trạng sử dụng thuốc.

­ Phát hiện sớm các biến chứng của loét dạ dày tá tràng, cụ thể;

2.4.3.1. Chảy máu tiêu hoá

­ Biểu hiện lâm sàng;

+ Bệnh nhân nôn ra máu, ỉa phân đen.

+ Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, thở nhanh.

­ Xử trí:

+ Xác định nhanh chóng số lượng máu đã mất và tốc độ máu chảy.

+ Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 30 phút một lần.

+ đặt Cathete đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

+ Đo lượng nước tiểu để phát hiện dấu hiệu vô niệu.

+ Truyền dịch, truyền máu khẩn trương theo y lệnh.

+ Đặt ống thông dạ dày để theo dõi máu chảy. Có thể cầm máu bằng nước đá.

+ Cho bệnh nhân thở oxy.

+ Đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn đề phòng sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.

+ Thực hiện các y lệnh chăm sóc khác : thuốc men, xét nghiệm, X quang

2.4.3.2. Thủng ổ loét

­ Biểu hiện lâm sàng:

+ Bệnh nhân đau vùng thượng vị dữ dội, đau như dao đâm.

+ Bụnh cứng như gỗ.

+ Các triệu chứng của sốc xuất hiện, đây là một cấp cứu ngoại khoa phải báo thầy thuốc và nhanh chóng chuyển bệnh nhân sang khoa ngoại.

2.4.3.3. Hẹp môn vị

­ Biểu hiện lâm sàng ;

Bệnh nhân chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn ra thức ăn của bữa ăn trước hoặc của ngày hôm trước, có mùi đặc biệt vì đã lên men.

­ Xử trí :

+ Cho bệnh nhân ăn nhẹ, ăn lỏng ăn từng ít một.

+ Đặt thông dạ dày khi bệnh nhân chướng bụng.

+ Chuẩn bị bệnh nhân chu đáo khi có chỉ định nội soi dạ dày.

+ Điều trị nội khoa không đỡ chuyển sang điều trị ngoại khoa.

2.4.3.4. Ung thư hoá

­ Chỉ gặp trong loét dạ dày.

­ Theo dõi, chăm sóc theo y lệnh của thầy thuốc.

2.4.4. Giáo dục bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

- Cung cấp cho bệnh nhân một số kiến thức về bệnh giúp họ tránh được những yếu tố làm bệnh nặng thêm.

- Bệnh nhân kiêng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đặc, ớt, hạt tiêu.

­ Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn chậm và nhai kỹ.

­ Phát hiện sớm tình trạng viêm dạ dày và có thái độ điều trị đúng đắn.

2.5. Đánh giá quá trình chăm sóc

Sau khi đã thực hiện kế hoạch chăm sóc, cần đánh giá lại cụ thể từng vấn đề:

­ Tình trạng tinh thần kinh

­ Tình trạng đau bụng, tình trạng nôn, rối loạn tiêu hoá

­ Cách ăn uống và nghỉ ngơi

­ Cách chăm sóc và điều trị

­ Cách sử dụng các thuốc

­ Các tác dụng phụ của thuốc cũng như các biến chứng xảy ra

LƯỢNG GIÁ


1. Kể 3 nguyên nhân hay gặp gây loét dạ dày tá tràng.

2. Kể được các biến chứng của loét dạ dày tá tràng.

3. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng của cơn đau loét điển hình.

4. Đánh dấu x vào câu trả lời đúng sau.

A. Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dày

B. Loét tá tràng có nguy cơ ung thư hoá

C. Loét dạ dày đau sớm sau bữa ăn

D. Nội soi dạ dày tá tràng có giá trị nhất trong chẩn đoán loét dạ dày tá tràng

E. Thuốc băng niêm mạc thường cho bệnh nhân uống sau bữa ăn

5. Chọn câu trả lời đúng nhất

5.1. Các biểu hiện lâm sàng của loét dạ dày tá tràng

a. Đau vùng thượng vị

b. Ăn khó tiêu

c. Đau có liên quan với bữa ăn

d. Đau có tính chất chu kỳ

e. Tất cả các câu trên đều đúng

5.2. Biến chứng hay gặp nhất trong loét dạ dày tá tràng

a. Chảy máu b. Hẹp môn vị

d. Thủng ổ loét e. loét xơ chai

c. Ung thư hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2024