Kết quả phỏng vấn sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa
Kết quả phỏng vấn cá nhân về cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ spa, đa số các chuyên gia được hỏi cho rằng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là một trong những dịch vụ chính thu hút khách hàng ghé thăm spa. Mặt khác, điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển trên nền tảng kỹ thuật số, có tới 72% người Việt dùng điện thoại thông minh2, họ dễ dàng tiếp cận những thông tin mới nhất về công nghệ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, vì thế chi tiêu cá nhân cho dịch vụ spa ngày càng tăng. Một nhà kinh doanh dịch vụ spa tại Hà Nội phát biểu: “Hiện nay lượng khách hàng tìm đến sử dụng các dịch vụ spa đang ngày càng tăng. Bởi lẽ với sự phát triển của xã hội hiện nay, quan điểm yêu chiều bản thân đang được chị em phụ nữ đề cao dẫn đến nhu cầu thư giãn chăm sóc sức khỏe và làm đẹp được chú ý. Thông qua đó giúp chị em thể hiện được bản thân, giúp họ tự tin hơn. Tuy nhiên, ngoài nhóm khách hàng là nữ giới đôi khi còn có nhóm khách hàng nam giới ghé thăm spa”.
Kết quả phỏng vấn với các nhóm đối tượng cho thấy 4 yếu tố: Thái độ với dịch vụ spa; Chuẩn mực chủ quan; Nhận thức về kiểm soát hành vi và Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân có tác động đến quá trình khách hàng lựa chọn dịch vụ spa, cụ thể:
- Thái độ đối với dịch vụ spa: Trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, các dịch vụ mà spa đem tới cho khách hàng khá đa dạng. Cùng với sự phát triển của công nghệ, danh mục sản phẩm mà spa đem lại ngày càng hiệu quả hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia marketing với xu hướng phát triển của xã hội như hiện tại thì thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ spa là thuận lợi, vì họ nhận thức được các lợi ích mà dịch vụ spa đem lại. Các chuyên gia về lĩnh vực spa cũng đồng ý với nhận định trên. Theo các chuyên gia về lĩnh vực spa cho rằng, với sự bùng nổ của công nghệ spa Hàn Quốc đem lại, kết quả mà khách hàng nhận lại được thực sự đáp ứng được các nhu cầu mà họ mong muốn. Người phụ nữ cảm thấy tự tin hơn, đẹp hơn, thể hiện được mình hơn khi sử dụng các dịch vụ spa, chính vì thế mà hiện nay có rất nhiều các khách hàng bị kích thích bởi các kết quả mà các dịch vụ spa đem lại.
- Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo nhận định của các chuyên gia (marketing, spa) đều cho rằng: chất lượng cuộc sống của con người ngày càng tăng nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng tăng theo, do đó có thể thấy kinh doanh spa đang là một mảnh đất màu mỡ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi kinh doanh trong lĩnh vực này, các nhà quản lý cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: sự cạnh tranh ngành; khó kiểm soát nguồn nguyên liệu (mỹ phẩm); chi phí máy móc thiết bị cao; công
2 https://www.slideshare.net/appota/bo-co-th-trng-ng-dng-in-thoi-di-ng-ti-vit-nam-na-u-2018
tác quản lý và đào tạo con người khó khăn… Có thể khẳng định, sức khỏe và nhan sắc là hai yếu tố nhạy cảm trong khi khách hàng tìm đến sử dụng các dịch vụ spa chủ yếu là nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên với việc khó kiểm soát nguồn mỹ phẩm, khó khăn trong việc đầu tư máy móc thiết bị cũng là một trong những rào cản ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng khi lựa chọn các dịch vụ spa. Như vậy, sau khi thảo luận với các đối tượng phỏng vấn, có thể thấy bước đầu yếu tố nhận thức về kiểm soát hành vi là có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa.
Chuẩn mực chủ quan: Chuẩn mực chủ quan là yếu tố quyết định xã hội về việc phản ánh áp lực xã hội đối với hành vi của người tiêu dùng. Ảnh hưởng của yếu tố chuẩn mực chủ quan này có thể ảnh hưởng khác nhau giữa các nên văn hóa và ảnh hưởng hưởng của yếu tố xã hội về niềm tin của một người về ý kiến của những người khác có đồng tình với việc sử dụng dịch vụ spa hay không. Một chuyên gia về marketing cho rằng: “Theo Hofstede thì văn hóa Việt Nam hiện nay vẫn là nền văn hóa tập thể, nơi đây tự do cá nhân có thể bị hạn chế và các cá nhân phải hòa nhập với công đồng rộng lớn, do đó tâm lý của người phụ nữ khi tiêu dùng các dịch vụ spa cũng thế sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng bầy đàn, nguyên nhân là do thông tin chưa được nắm bắt một cách đầy đủ. Do đó, họ thường thông qua việc quan sát hành vi của mọi người xung quanh để tìm hiểu và yên tâm hơn khi đã có người xung quanh mình sử dụng, nên xu hướng sử dụng dịch vụ spa cũng tương tự, xu hướng này cũng bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh mình, nhất là chị em phụ nữ. Họ thường quyết định dựa trên ý kiến của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp..”. Do đó có thể thấy, yếu tố chuẩn mực chủ quan sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.
Sự quan tâm đến hình ảnh bản thân: Khái niệm sự quan tâm đến hình ảnh bản thân được công nhận như một trong những khái niệm trong nghiên cứu marketing. Các chuyên gia marketing đều nhất trí rằng hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, người tiêu dùng sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào đều với mục đích thể hiện bản thân mình và do đó phát triển hành vi cho phù hợp với họ. “Cùng với sự phát triển của xã hội và xu hướng toàn cầu hóa, phụ nữ Việt Nam đã bước ra khỏi góc nhà, biết quan tâm, yêu thương hơn đến bản thân của mình và họ cũng đã biết tiêu dùng các sản phẩm để chăm sóc bản thân cũng như hình ảnh bản thân mình hơn. Bằng việc quan tâm đến hình ảnh bản thân của mình, người phụ nữ Việt Nam cũng dễ dàng chấp nhận sử dụng dịch vụ spa nhiều hơn, đây coi như là việc thể hiện sự yêu thương và chăm sóc bản thân mình”.
Đối với biến sức khỏe tinh thần, các chuyên gia được phỏng vấn có đưa ra bàn luận rằng: “Sức khỏe tinh thần là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân con người theo hướng tích cực, lạc quan. Chỉ khi tinh thần của bạn đủ mạnh mẽ thì mới có thể dễ dàng vượt qua những thử thách của cuộc sống. Để có một sức khỏe tinh thần tốt thì con người cần chăm sóc cả về thể chất và kết hợp các phương pháp trị liệu tâm lý”. Ý kiến của các chuyên gia cho rằng yếu tố về sự quan tâm đến sức khỏe tinh thần được xem là có ảnh hưởng khá yếu đến ý định sử dụng dịch vụ tại các spa và cho rằng việc cho biến này vào mô hình là chưa phù hợp, chưa tương xứng với các biến còn lại. Như vậy, thông qua phỏng vấn các đối tượng chuyên gia, nghiên cứu sinh nhận thấy yếu tố sức khỏe tinh thần không ảnh hưởng nhiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sinh quyết định không đưa biến sức khỏe tinh thần vào mô hình nghiên cứu của mình.
Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa
- Cả hai nhóm phỏng vấn đều đã rất quen thuộc với các cụm từ dịch vụ spa, họ rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và hình ảnh bản thân của mình. Hầu hết các bạn trẻ đều cho biết mình không hài lòng với các đặc điểm trên khuân mặt của họ, các vấn đề về ngực và làn da cũng rất được các bạn trẻ quan tâm, mong muốn thay đổi.
Về thái độ đối với dịch vụ spa: cả hai nhóm này đều cho rằng thái độ của họ khi sử dụng các dịch vụ spa là khá thích thú. Các dịch vụ mà spa đem lại các kết quả khá tích cực, khách hàng cảm thấy mình tự tin hơn, đẹp hơn, đỡ mệt mỏi hỏi, tinh thần phấn chấn hơn sau khi sử dụng các dịch vụ spa.
Nhận thức kiểm soát hành vi: Theo một khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ spa cho biết khi tìm đến sử dụng các dịch vụ của spa, họ đã rất băn khoăn về chất lượng của nguồn mỹ phẩm được sử dụng tại các spa liệu có được đảm bảo hay không? Máy móc được sử dụng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Một khách hàng văn phòng khối doanh nghiệp cho biết: “vấn đề thời gian cũng được xem là một trong những trở ngại khi khách hàng này sử dụng các dịch vụ spa. Do thời gian khá cố định, chỉ có thời gian nghỉ trưa để sử dụng các dịch vụ spa này nên nhiều dịch vụ họ sử dụng chỉ trong khuôn khổ thời gian có hạn. Hơn nữa giá của các dịch vụ cao cấp của spa thường cao nên đa số khách hàng khối công sở ưa chuộng sử dụng dịch vụ spa đại trà”.
Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân: Theo kết quả thảo luận nhóm với các đối tượng khách hàng, đa số khách hàng đều cho rằng: “sau khi sử dụng dịch vụ spa thì hình ảnh bản thân của mình đều được nâng lên”. Một nhóm khách hàng đã đưa ra thông tin rằng: “ Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống được tăng lên, người phụ nữ có nhiều thời
gian chăm sóc đến bản thân mình hơn, tôi đã có thể chăm sóc đến vẻ bề ngoài của mình, nó giúp tôi tự tin hơn trong công việc và cuộc sống vì ngoại hình đẹp là một lợi thế trong cuộc sống hiện đại ngày nay, do đó các dịch vụ spa hiện nay cũng phù hợp hơn với việc nâng cao hình ảnh bản thân của mình”. Thông qua việc sử dụng các dịch vụ spa, khách hàng đều cảm thấy tự tin hơn, có phong cách hơn và hình ảnh ấn tượng hơn khi xuất hiện trước mọi người. Đa số khách hàng được hỏi đều trả lời rằng họ rất quan tâm đến diện mạo bên ngoài của mình, khi diện ngoại bên ngoài đẹp hơn, họ có thể gây ấn tượng tốt hơn trong mắt những người xung quanh. Một số ít khách hàng lại cho rằng họ sử dụng các dịch vụ spa vì như thế là hợp mốt với xu hướng phát triển hiện nay, họ muốn được thử những loại mỹ phẩm mới, muốn cảm nhận và trải nghiệm những dịch vụ mới. Điều này cũng hoàn toàn đồng nhất với kết quả phỏng vấn sâu với đối tượng nhà quản lý và kinh doanh dịch vụ spa. Các đối tượng này cho rằng hầu hết khách hàng đến sử dụng dịch vụ spa đều là những người năng động, quan tâm đến diện mạo bên ngoài và hình ảnh bản thân của họ. Họ sử dụng các dịch vụ spa để xây dựng phong cách cho mình, từ đó khiến họ cảm thấy tự tin và năng động hơn. Khi phỏng vấn đối tượng khách hàng nữ sử dụng dịch vụ tại spa, họ cho rằng sau khi sử dụng các dịch vụ tại spa họ có ngoại hình đẹp hơn, nó góp phần tạo ra lợi thế cho họ trong cuộc sống và các dịch vụ spa hiện nay phù hợp với hình ảnh bản thân hiện đại của họ. Do đó, nghiên cứu sinh cũng quyết định phát triển thêm hai thang đo “Tôi cho rằng ngoại hình đẹp là một lợi thế trong cuộc sống hiện đại” và “Dịch vụ spa này phù hợp với hình ảnh bản thân của tôi” để đo lường biến hình ảnh bản thân.
Khi phỏng vấn các khách hàng về yếu tố sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng đến ý định sử dụng các dịch vụ spa của mình hay không? Thì hầu hết các chị em phụ nữ đều cho rằng họ lựa chọn các dịch vụ spa nhằm mong muốn mình trở nên xinh đẹp hơn, còn khi tinh thần có vấn đề họ thường nghĩ đến các biện pháp khác chứ không lựa chọn các dịch vụ spa. Tại thị trường mới nổi như Việt Nam, xu hướng sử dụng các dịch vụ spa ngày càng tăng do nhận thức của người Việt về spa đã thay đổi. Trước đây khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp, chị em phụ nữ thường coi đi spa là điều tốn kém không cần thiết thì hiện tại việc sử dụng các dịch vụ spa để làm đẹp, phụ hồi lại năng lượng sống sau những ngày, giờ làm việc căng thẳng đã được chị em phụ nữ coi trọng hơn và dần trở thành một nhu cầu thiết yếu của mình. Tự bản thân phụ nữ Việt Nam đã nhận thức được nhu cầu và mong muốn được làm đẹp, do đó họ tiếp cận các trung tâm spa và thẩm mỹ viện để sử dụng các dịch vụ spa. Như vậy, kết quả thảo luận nhóm đối với 2 nhóm khách hàng cũng đưa ra được ý kiến khá tương đồng với kết
quả phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia và quản lý. Yếu tố sức khỏe tinh thần có ảnh hưởng khá yếu đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.
Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, các yếu tố về đặc điểm và tâm lý của khách hàng như: Thái độ đối với dịch vụ spa; Chuẩn mực chủ quan; Nhận thức kiểm soát hành vi; Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân có thể được sử dụng để dự đoán ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu sinh quyết định điều chỉnh mô hình lý thuyết đề xuất ban đầu, loại bỏ biến sức khỏe về tinh thần khỏi mô hình nghiên cứu. Như vậy, sau quá trình tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu. Nghiên cứu sinh đưa ra được mô hình nghiên cứu chính thức của mình bao gồm 4 yếu tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và sự quan tâm tới hình ảnh bản thân.
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về biến phụ thuộc - ý định sử dụng dịch vụ spa
Bên cạnh việc phát triển những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa, kết quả thảo luận còn tập trung vào làm rõ khái niệm và cách thức đo lường ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng là phụ nữ Việt Nam:
Với câu hỏi thứ nhất: khái niệm ý định sử dụng dịch vụ spa, đa số các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng ý định sử dụng dịch vụ spa được hiểu đơn giản là việc chấp nhận và sự sẵn sàng của khách hàng trong việc mua để sử dụng các dịch vụ spa.
Khi hỏi về việc đo lường ý định sử dụng các dịch vụ spa, các chuyên gia cho rằng có thể đo lượng bằng các tiêu chí như: dự định đi spa thường xuyên, ý định lên kế hoạch đến spa của khách hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với nội dung của các thang đo ban đầu. Vì thế, nghiên cứu sinh quyết định giữ nguyên các thang đo ban đầu.
3.3.2.2. Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo nháp 2
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng các tiêu chí đánh giá các yếu tố trong mô hình: Thái độ đối với dịch vụ spa; Chuẩn mực chủ quan; Nhận thức về kiểm soát hành vi; Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân đều được hiểu đúng nghĩa. Đồng thời kết quả nghiên cứu định tính còn cho thấy cả bốn yếu tố này được dự đoán là có mối quan hệ đối với ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Do đó, mô hình và giả thuyết nghiên cứu chính thức của luận án được thể hiện tại hình 3.2.
Thái độ đối với dịch vụ spa
H1
H2
Chuẩn mực chủ quan
H3
Ý định sử dụng
dịch vụ spa
Nhận thức về kiểm soát hành vi
H4
Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân
Độ tuổi, thu nhập, trình độ học vân
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức của luận án
Nguồn: nghiên cứu sinh đề xuất
Giả thuyết nghiên cứu chính thức:
H1: Thái độ đối với dịch vụ spa có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa.
H2: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa.
H3: Nhận thức về kiểm soát hành vi có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định sử dụng dịch vụ spa.
H4: Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ spa.
3.3.2.3. Diễn đạt và mã hóa thang đo nháp
Sau khi tiến hành nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thang đo nháp 1, nghiên cứu sinh tổng hợp được thang đo nháp 2 để thực hiện nghiên cứu định lượng và tiến hành mã hóa như sau:
Bảng 3.4: Thang đo hoàn chỉnh và mã hóa thang đo
Thang đo | Mã hóa | |
Thái độ đối với dịch vụ spa (Myong Jae Lee, 2015) | Tôi rất thích mỗi khi tới spa | TĐ1 |
Tôi tin rằng các dịch vụ của spa sẽ đem lại kết quả tích cực | TĐ2 | |
Tôi bị kích thích bởi những kết quả tốt đẹp từ dịch vụ spa mang tới | TĐ3 | |
Tôi tin rằng các dịch vụ của spa mang lại lợi ích tốt cho tôi | TĐ4 | |
Chuẩn mực chủ quan (Myong Jae Lee, 2015) | Những người bạn thân của tôi, người thích sử dụng dịch vụ của spa, khuyến khích tôi trải nghiệm dịch vụ tại đây | CM1 |
Bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân của tôi nghĩ rằng tôi nên ghé thăm spa | CM2 | |
Những người đặc biệt đối với tôi sẽ ủng hộ nếu tôi sử dụng dịch vụ spa | CM3 | |
Tôi ghé thăm spa chỉ vì những người quan trọng với tôi thích nó | CM4 | |
Nhận thức về kiểm soát hành vi (Myong Jae Lee, 2015) | Tôi tin rằng tôi có thể ghé thăm các spa mà không gặp bất kỳ khó khăn nào (VD: tài chính, thời gian, sức khỏe) | NT1 |
Quyết định đến spa là hoàn toàn tùy thuộc vào tôi | NT2 | |
Tôi có thể quản lý mọi khó khăn khi sử dụng các dịch vụ spa (vd: tài chính, thời gian, sức khỏe) | NT3 | |
Tôi không gặp bất kỳ một rào cản nào liên quan nếu tôi chọn ghé thăm một spa | NT4 | |
Sự quan tâm tới hình ảnh bản thân (Mai Khương Ngọc và cộng sự, 2016) | Tôi muốn xây dựng cho mình một hình ảnh ấn tượng khi xuất hiện trước đám đông | HA1 |
Tôi là một người tự tin | HA2 | |
Tôi muốn có một phong cách đặc biệt | HA3 | |
Tôi là người hợp mốt | HA4 | |
Tôi là người năng động | HA5 | |
Tôi rất quan tâm đến diện mạo bên ngoài của mình | HA6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Trong Mô Hình
- Cơ Hội Thị Trường Spa Tại Việt Nam
- Nghề Nghiệp Của Đối Tượng Sử Dụng Dịch Vụ Spa
- Đặc Điểm Nhân Khẩu Học Của Đối Tượng Khảo Sát
- Kết Quả Đánh Giá Hành Vi Chung Về Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Spa
- Kết Quả Mô Tả Thống Kê Thang Đo Thái Độ Đối Với Dich Vụ Spa
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Thang đo | Mã hóa | ||||||||||
Tôi luôn muốn cải thiện hình ảnh bản thân trong mắt người khác | HA7 | ||||||||||
Tôi thường thích thử nhiều loại sản phẩm mới | HA8 | ||||||||||
Thang bổ sung | đo | được | Tôi cho rằng ngoại hình đẹp là một lợi thế trong cuộc sống hiện đại | HA9 | |||||||
Dịch vụ spa này phù hợp với hình ảnh bản thân của tôi | HA10 | ||||||||||
Ý định sử dụng dịch vụ spa (Myong Jae Lee, 2015) | Tôi dự định sẽ tới spa thường xuyên trong tương lai | YD1 | |||||||||
Tôi thích tới spa trong thời gian ngắn tới đây | YD2 | ||||||||||
Tôi sẽ lập kế hoạch đến spa trong tương lai | YD3 | ||||||||||
Tôi tin rằng tương lai | tôi | sẽ | tận | hưởng | các | dịch | vụ | spa | trong | YD4 |
Nguồn: nghiên cứu sinh tổng hợp
3.4. Nghiên cứu định lượng
3.4.1. Thiết kế nghiên cứu định lượng
Mẫu nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu: là toàn bộ phụ nữ tại tỉnh thành miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh); độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi. Họ có thể là học sinh sinh viên, nội trợ, về hưu, những người đi làm công sở (nhân viên văn phòng, cán bộ công nhân viên chức), những người làm kinh doanh (doanh nhân, tiểu thương) đang sinh sống và làm việc ở miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh).
Trong nghiên cứu này cỡ mẫu được lựa chọn tùy thuộc vào các yếu tố như phương pháp phân tích (phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính…). Kích thước mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao tuy nhiên sẽ tốn kém về chi phí và thời gian. Đa số các nhà nghiên cứu thường dựa theo kinh nghiệm cho từng phương pháp phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006), để phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu được tính theo công thức n= 5*i (i là số biến quan sát trong mô hình). Theo Bollen (1989), khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, kích thước mẫu được tính theo công thức n= 5*2i (i là số biến quan sát trong mô hình). Theo Tabachnick và Fidell (2007) kích thước mẫu trong phân tích hồi quy tuyến tính bội (MLR) được tính theo công thức n = 50+8q (q là số biến độc lập trong mô hình). Cụ thể: