Đối Với Cơ Quan Quản Lý Dịch Vụ Spa


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mục đích chính của luận án là đánh giá mức độ tác động của một số yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Không chỉ dừng tại đó, nghiên cứu còn xem xét mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình TPB và mở rộng nó lên ý định sử dụng dịch vụ spa. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự khác biệt trong ý định sử dụng dịch vụ spa giữa các nhóm như thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ bằng việc phỏng vấn sâu 24 người và nghiên cứu định lượng chính thức bằng điều tra 659 khách hàng. Các thang đo được sử dụng nghiên cứu đã được tiến hành kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá. Sau khi dạt yêu cầu các biến đã được đưa vào để chạy mô hình hồi quy.

Nội dung của chương 5 bao gồm 3 phần chính:

- Kết luận chính của kết quả nghiên cứu

- Nêu lên những đóng góp của luận án và hàm ý quản trị đối với nhà quản lý.

- Đưa ra hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

5.1. Kết luận chính của luận án

Ngày nay việc chăm sóc sắc đẹp (spa, phẫu thuật thẩm mỹ) không còn được xem là dịch vụ xa xỉ, tốn kém chỉ dành riêng cho phụ nữ giới thượng lưu. Sự phát triển của công nghệ, sự giao thoa văn hóa xã hội và sự tăng trưởng kinh tế đã làm cho nhu cầu làm đẹp tăng cao và nhận thức của người Việt về thẩm mỹ cũng ngày một thay đổi tích cực. Sử dụng các dịch vụ spa đang dần trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu giúp tất cả mọi người cảm thấy tự tin và thành công hơn trong cuộc sống dù ở độ tuổi hay giới tính nào. Dịch vụ spa như chăm sóc da, massage… đang còn được nhiều khách hàng sử dụng thường xuyên với mục đích cải thiện sắc đẹp, thư giãn, giảm mệt mỏi, phục hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.

Nghiên cứu một số yếu tố tác động tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam - 15

Ở Việt Nam, kinh doanh spa đang dần trở thành ngành lĩnh vực hấp dẫn. Chúng ta ngày càng thấy xuất hiện nhiều các cơ sở spa, thẩm mỹ viện, beauty salon ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sắc đẹp và thư giãn đa dạng của chị em phụ nữ. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, áp lực, cộng với xu hướng làm đẹp trên thế giới được cập nhật, phổ biến rộng rãi, việc tìm đến một spa để có thể được chăm sóc làn da, vóc dáng của


mình cũng như được thư giãn, nghỉ ngơi là một lựa chọn lý tưởng. Điều này dường như đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người, đặc biệt là nữ giới.

Các nhà kinh doanh dịch vụ spa đều có mong muốn thu hút, giữ chân và làm hài lòng khách hàng của mình. Việc làm sao có thể tăng được nhu cầu và sự sẵn sàng sử dụng các dịch vụ spa của khách hàng trong khi có rất nhiều sự cạnh tranh là một mối quan tâm lớn và cũng là thách thức lớn đối với các nhà kinh doanh lĩnh vực này. Để làm được điều đó, việc nghiên cứu để tìm ra những yếu tố tác động ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam là điều quan trọng mang tính quyết định. Nghiên cứu này của tác giả được thực hiện nhằm mục đích giúp cho các nhà kinh doanh có thể nhận diện được một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam nói chung và của chị em phụ nữ ở các thành phố lớn tại Việt Nam nói riêng. Thông qua đó có thể biết được mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động như thế nào của từng yếu tố. Qua việc này, nghiên cứu sinh hy vọng giúp cho các nhà kinh doanh dịch vụ spa có những gợi ý có giá trị nhằm thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Đồng thời cũng thông qua nghiên cứu này, tác giả cũng mong muốn đóng góp về mặt lý luận một số phát hiện mới khi nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ spa trong hoàn cảnh kinh doanh và điều kiện cụ thể tại thị trường Việt Nam.

Trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu trước đây trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài, tác giả đã quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và định lượng (qua hai vòng sơ bộ và chính thức) để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện với mục đích kiểm tra sự phù hợp của các biến độc lập đến yếu tố phụ thuộc và sự phù hợp của các thang đo trong mô hình. Phương pháp này được thực hiện bằng công cụ phỏng vấn sâu với đối tượng khách hàng là phụ nữ có sử dụng dịch vụ spa, các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy marketing, các nhà quản lý tại cơ sở kinh doanh dịch vụ spa. Đối với với phương pháp định lượng, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp 659 khách hàng sử dụng dịch vụ spa tại miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) của Việt Nam. Dữ liệu đã được tác giả xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS22 thông qua các công đoạn như: Thống kê mô tả, kiểm định mức độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích sự tương quan, phân tích hồi quy bội và kiểm định so sánh giữa các nhóm. Sau khi tiến hành bước phân tích hồi quy bội, nghiên cứu sinh đã kiểm định được 4 giả thuyết đề ra. Cụ thể như sau:

(1) Có 4 nhân tố được xây dựng từ mô hình lý thuyết ban đầu: chuẩn mực chủ quan, thái độ đối với dịch vụ spa, nhận thức kiểm soát hành vi, sự quan tâm tới hình ảnh. Sau khi tiến hành kiểm định KMO và chạy ma trận xoay đã thấy


sự phù hợp 4 biến này để đánh giá ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam. Kết quả phân tích độ tin cậy và phân tích sự tương quan cũng đã cho thấy cả 4 yếu tố này đều có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.

(2) Các giả thuyết được kiểm định có kết quả như sau:

- Tất cả 4 yếu tố đều có tác động dương đến ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng nữ. Bốn giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ spa là khác nhau. Yếu tố thái độ đối với dịch vụ spa có mức độ tác động thấp nhất = 0,266) tới ý định sử dụng dịch vụ spa, trong khi đó biến hình ảnh bản thân lại tác động rất mạnh mẽ = 0,363), điều này là khá phù hợp với quan niệm về spa là giúp cải thiện ngoại hình của phụ nữ Việt.

- Khi đưa các biến nhân khẩu học: độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập vào mô hình hồi quy, chỉ có biến độ tuổi là có tác động hồi quy, ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam (sig<0,05).

(3) Để kiểm định sự khác nhau giữa ý định sử dụng dịch vụ spa đối với các nhóm là độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích Anova với sig. = 5%. Kết quả cho thấy chưa đủ cơ sở để khẳng định rằng có sự khác biệt giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp tới ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam, chỉ có biến độ tuổi và thu nhập thông qua phân tích thống kê là thấy có sự khác biệt đối với ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam.

5.2. Hàm ý quản trị kinh doanh

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề xuất một số kiến nghị cho nhà kinh doanh dịch vụ spa và cơ quan quản lý nhà nước trong việc làm tăng ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ Việt Nam trong tương lai.

5.2.1. Đối với cơ sở kinh doanh spa

- Tạo thái độ tích cực đối với dịch vụ spa cho khách hàng mục tiêu: Các nhà kinh doanh cần làm tăng thái độ tích cực của khách hàng đối với các dịch vụ spa mà họ cung cấp. Kết quả của luận án đã khẳng định rằng, thái độ của khách hàng đối với dịch vụ spa tốt thì ý định sử dụng dịch vụ của họ sẽ cao và ngược lại. Vì vậy, để tăng cường ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng thì các nhà quản lý nên tìm các biện pháp để thái độ của khách hàng đối với các dịch vụ spa tốt hơn. Để khách hàng có thái độ tích cực hơn về dịch vụ spa mà các cơ sở spa cung cấp, các nhà quản lý có thể sử dụng một số các cách thức sau:


- Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có giá trị, chất lượng và hiệu quả cao: đây là một trong những nguyên tắc trao đổi qua lại khá phù hợp. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ spa có thể bắt đầu bằng một chiến dịch nhỏ như gửi quà tằng kèm miễn phí có giá trị cho khách hàng như quà tặng về mỹ phẩm liên quan đến dịch vụ spa hoặc các vật dụng có giá trị liên quan đến dịch vụ làm đẹp spa, hay có thể tặng khách hàng các gói trải nghiệm miễn phí dịch vụ tại spa. Mục tiêu ở đây là cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa cần trả tiền. Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, họ chắc chắn sẽ có thái độ tốt hơn với spa và ý định sử dụng dịch vụ spa từ đó cũng tăng theo. Việc tặng mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu là một chiến lược marketing hướng đích vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp khá thận trọng với chiến lược này vì có thể xảy ra những sai sót cho việc phân phối các mẫu dùng thử cho khách hàng mục tiêu.

- Các nhà kinh doanh spa cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cập nhật kiến thức công nghệ mới trong lĩnh vực spa để tạo uy tín với khách hàng hiện tại. Đây chính là cách thức tạo hiệu ứng tích cực, khi các khách hàng hiện tại hài lòng, chắc chắn họ sẽ gây ảnh hưởng tốt đến thái độ của những người xung quanh về dịch vụ spa.

- Song song với những việc làm trên, các nhà kinh doanh dịch vụ spa cần có có cách truyền thông để khách hàng nhận thức đúng đắn về hoạt động kinh doanh spa, kiểm soát tốt khâu chất lượng. Và điều quan trọng phải cho khách hàng thấy rằng việc tìm đến các spa chính là tận hưởng cuộc sống, giúp họ thư giãn và trở lên khỏe đẹp hơn. Điều này sẽ tác động rất tích cực đến thái độ của những khách hàng tiềm năng làm qua đó làm họ nảy sinh ý định sử dụng dịch vụ.

- Tăng yếu tố thúc đẩy chuẩn mực chủ quan của khách hàng: đối với độ tuổi từ 18 - 35 tuổi, yếu tố chuẩn mực chủ quan coi như là không có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ spa, tuy nhiên đối với độ tuổi từ 36 trở lên, yếu tố chuẩn mực chủ quan vẫn tác động mạnh mẽ. Do đó, các nhà marketing vẫn có thể sử dụng biện pháp tăng yếu tố chuẩn mực chủ quan đối với tập khách hàng từ 36 tuổi trở lên. “Chuẩn mực chủ quan” là nhận thức của con người về việc phải ứng xử thế nào cho phù hợp với yêu cầu xã hội. Đây là niềm tin của cá nhân đối với suy nghĩ của người khác về hành vi của mình. Để tăng được yếu tố này, các nhà kinh doanh spa cần phải biết cách tác động vào ý định sử dụng dịch vụ spa của khách hàng thông qua một hoặc nhiều người khác. Một trong những chiến lược thông minh của nhà kinh doanh trong trường hợp này là biến khách hàng hiện tại thành những người truyền thông gây ảnh hưởng tới thị trường và bán hàng giúp bạn. Lý do là chỉ có họ mới có thể gây tác động một cách hiệu quả tới ý


định của những người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của họ chứ không phải là các chủ spa. Điều này nghĩ là các nhà kinh doanh phải chăm sóc các khách hàng của mình một cách chu đáo, hãy cho họ thấy những hiệu quả tuyệt vời khi họ sử dụng các dịch vụ spa. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên spa phải biết trò chuyện với khách, hướng họ tới những dịch vụ mà họ chưa sử dụng nhưng lại là thế mạnh của spa và làm tăng niềm tin của khách hàng vào cơ sở của mình. Biện pháp “marketing mouth’ luôn được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất khi muốn làm gia tăng yếu tố thúc đẩy liên quan đến chuẩn mực chủ quan.

Và một điều rất quan trọng khác nữa, các nhà quản lý cần xây dựng chiến lược truyền thông để tạo ra các trào lưu sử dụng dịch vụ spa. Một trong những cách thức hiệu quả của giải pháp này là tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội.

- Tăng nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng về dịch vụ spa: Như các nội dung nghiên cứu bên trên đã chỉ ra rằng nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của cá nhân về sự thuận lợi hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn nào đó. Ý định sử dụng dich vụ spa của phụ nữ sẽ bị tác động bởi việc họ có tin rằng họ kiểm soát và giải quyết được các cản trở khi họ tìm đến các spa để sử dụng dịch vụ hay không? Để tăng được nhận thức của khách hàng trước khi sử dụng các dịch vụ spa, nhà quản lý cần cho khách hàng thấy được các chi phí về tiền bạc, thời gian và công sức càng cụ thể càng tốt để họ có thể cân đối các nguồn lực của mình. Đồng thời, một vấn đề rất nhạy cảm khác là khách hàng rất ngại phát sinh thêm chi phí khi đến spa như mua thêm sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, các chủ spa hãy hạn chế hoặc thật khéo léo trong vấn đề này, bởi đây cũng là một cản trở không nhỏ đến ý định sử dụng dịch vụ spa của khá nhiều khách hàng.

- Tăng giờ mở cửa cho spa trong các dịp lễ tết: Trong các dịp này, các chị em phụ nữ thường có khuynh hướng mong muốn sử dụng các dịch vụ spa để làm đẹp cho mình, do đó nhu cầu của khách hàng trong các dịp này thường tăng lên rất cao. Do đó, các cơ sở kinh doanh spa nên tăng thêm thời gian mở cửa vào các dịp lễ tết để có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

- Gửi email hoặc SMS cảm ơn khách hàng hiện tại và chúc mừng các khách hàng tiềm năng vào các ngày lễ. Thông qua email cảm ơn khách hàng, cơ sở kinh doanh spa có thể quảng bá thương hiệu cửa hàng của mình bằng việc gửi thêm các thông tin của cửa hàng, các chương trình ưu đãi, danh mục sản phẩm mới để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về cơ sở kinh doanh của mình. Để làm được điều này, các cơ sở kinh doanh cần có hệ thống data khách hàng của riêng mình, do đó các cơ sở kinh doanh cũng cần xem xét


việc đầu tư hệ thống phần mềm chăm sóc khách hàng nhằm có thể quản lý được thông tin khách hàng một cách đầy đủ và chính xác nhất có thể.

- Xây dựng các nội dung content theo mùa trên kênh truyền thông online. Điều này có thể thu hút khách hàng hơn do xu hướng thời vụ. Xây dựng các content hài hước vào các ngày lễ dành cho gia đình có thể giúp thu hút được sự chú ý của khách hàng và qua đó có thể tăng lượng theo dõi của spa một cách đáng kể.

- Gửi thiệp mời hoặc voucher cho khách hàng thân thiết: cơ sở kinh doanh nên chuẩn bị những tấm thiệp nhỏ nhắn kèm những lời chúc dành cho khách hàng qua đó có thể mang lại cho khách hàng niềm vui nhỏ và sự tin tưởng. Chính những tấm voucher này có thể giúp khách hàng ghé thăm spa trong những lần tiếp theo.

- Tăng cường sử dụng các công cụ marketing truyền thống như: sử dụng các tờ rơi, thư chào hàng, bưu thiếp … gửi cho khách hàng. Sử dụng các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức cho khách hàng, viết các bài đăng trên các tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành để tăng cường nhận thức cho khách hàng. Nâng cao công tác bán hàng cá nhân, ngoài ra cũng nên chú trọng tới các hình thức như triển lãm, các chương trình giới thiệu hoặc hàng đổi hàng…

Một điều quan trọng khác nữa, các nhà kinh doanh spa hãy xây dựng niềm tin với thị trường rằng thời gian, công sức và tiền bạc mà khách hàng bỏ ra sẽ xứng đáng với những gì họ nhận lại, từ đó tăng động lực ghé thăm các spa. Muốn thành công trong vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý cần có một chiến lược tiếp thị khéo léo. Hiện nay, các spa đang trị liệu và phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, xu thế chung là con người càng về già càng muốn níu giữ nét trẻ trung, thanh xuân của mình. Dù ở độ tuổi nào, khách hàng cũng có những vấn đề cần trị liệu. Vì vậy, nếu nhà quản lý có thể kết nối những nhu cầu đó một cách hiệu quả, hợp lý thì khách hàng sẽ có nhận thức tốt hơn, đồng nghĩa với đó là khách hàng đồng ý bỏ thời gian, tiền bạc, chi phí cơ hội… để sử dụng các dịch vụ spa của mình. Để làm điều này, các nhà quản lý cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu thông qua việc xây dựng thông điệp, hình ảnh thương hiệu, thiết kế trang web phù hợp, thân thiện với người dùng, nội dung của trang web cũng cần làm giàu và hấp dẫn người đọc; cung cấp các hình ảnh trước và sau khi sử dụng dịch vụ, công khai minh bạch giá dịch vụ….

- Gia tăng giá trị hình ảnh bản thân cho khách hàng sử dụng dịch vụ spa. Theo kết quả nghiên cứu trên, hình ảnh bản thân là yếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định sử dụng dịch vụ spa của phụ nữ. Phần lớn phụ nữ hiện nay đều cho rằng, ngoại hình đẹp là một lợi thế lớn. Vì vậy, khá nhiều người sãn sàng bỏ ra một số tiền lớn thực hiện các


dịch vụ đại phẫu để trở lên xinh đẹp hoặc chí ít cũng sãn sàng bỏ ra một khoản chi tiêu thường xuyên kha khá cho việc chăm sóc và giữ gìn vóc dáng, nhan sắc của họ. Tất cả việc làm đó xuất phát từ mong muốn và kỳ vọng cải thiện và khẳng định hình ảnh bản thân. Do vậy, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh spa, các nhà quản trị cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất của spa theo chiến lược định vị của mình, phải giúp khách hàng tự tin và đẹp hơn sau khi sử dụng các dịch vụ của spa. Để có thể gia tăng giá trị hình ảnh bản thân cho khách hàng nữ khi sử dụng các dịch vụ spa, các nhà marketing cần quan tâm nhiều đến việc tạo ra giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ này, đây chính là việc tạo ra các giá trị thặng dư, giá trị được cho là mang tính lâu dài và quyết định đến sự sống còn của thương hiệu. Để làm được điều này, các nhà marketing có thể quan tâm đến một số việc sau đây:

- Đưa ra các chương trình tạo động lực: để đưa ra các chương trình tạo động lực này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa có thể sử dụng các loại chương trình như giảm giá, đưa ra ưu đãi đặc biệt, tặng các buổi trải nghiệm, dùng thử miễn phí, đưa ra các dịch vụ đăng ký, hợp tác với các đơn vị có thương hiệu nổi tiếng, đây là chương trình mà các spa hiện nay rất hay áp dụng đó là hợp tác với các spa nổi tiếng tại Thái Lan và Hàn Quốc, cho khách hàng trải nghiệm một số buổi có sự tham gia của chuyên gia thẩm mỹ nổi tiếng trên thế giới, qua đó khách hàng có thể thấy được hình ảnh bản thân mình có thể được nâng lên khi được sử dụng các dịch vụ mang tầm quốc tế.

- Sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết. Mục đích của chương trình này đó là cảm ơn các khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ của thương hiệu mình, đã trung thành với thương hiệu của mình và cho khách hàng thấy được sự quan tâm của các nhà quản trị tới họ. Một số chương trình phổ biến mà các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đang áp dụng, các doanh nghiệp kinh doanh spa cũng hoàn toàn có thể vận dụng để giữ chân và lôi kéo khách hàng mới thành khách hàng trung thành của mình như: dựa trên điểm - tích điểm trên thẻ dựa trên cơ sở việc sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh thường xuyên của khách hàng; cấp độ thành viên: khách hàng sẽ nhận được các lợi ích tương ứng với các cấp độ thành viên. Ví dụ như cấp độ thành viên Vip sẽ được giảm 10%, Gold được giảm 15%, Diamond giảm 20%...mọi dịch vụ của cơ sở kinh doanh spa.

- Chia sẻ các nội dung có giá trị, phản hồi tích cực từ khách hàng. Các nội dung chia sẻ của khách hàng hướng đến giá trị cho phép khách hàng như một chuyên gia, từ đây có thể nâng cao hình ảnh của khách hàng, cải thiện lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình. Các nội dung mà khách hàng có thể chia sẻ như: Nội dung gốc, đây có thể các nội dung liên quan đến việc hướng dẫn sử dụng các dịch vụ của


khách hàng; nội dung có ảnh hưởng đây thường là các thông tin mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa đưa ra cho khách hàng của họ các thông tin hữu ích không chỉ khiến cho khách hàng của họ muốn dùng thử và còn có thể giải đáp các thắc mắc của họ bởi những lời khuyên từ các chuyên gia; nội dung do khách hàng sáng tạo đây có thể là bất kỳ các thông tin có liên quan đến thương hiệu, việc sử dụng các dịch vụ spa tại các thương hiệu cửa hàng spa được tạo lập bởi người dùng.

5.2.2. Đối với cơ quan quản lý dịch vụ spa

Để tăng cường nhận thức, thái độ và niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ spa, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Hệ thống pháp luật bảo vệ người tiêu dùng càng tốt sẽ càng làm cho khách hàng yên tâm khi sử dụng các dịch vụ spa, giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần ban hành các văn bản phân loại các cơ sở kinh doanh spa để phục vụ cho việc cấp phép kinh doanh một cách chặt chẽ và làm căn cứ cho các hoạt động kiểm tra giám sát. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh spa nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm về an toàn vệ sinh y tế, về nguồn gốc sản phẩm, máy móc sử dụng trong spa và xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Có chế tài xử phạt công bằng, nghiêm minh với những cơ sở spa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng và kể cả diện mạo của khách hàng. Thông qua những việc làm thiết thực để nâng cao trách nhiệm và đạo đức trong kinh doanh của các chủ spa cũng như đội ngũ quản lý và nhân viên spa để đảm bảo cho sự an toàn của khách hàng.

Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ spa trên địa bàn các thành phố kinh doanh dịch vụ này, để làm điều này thì UBND tỉnh, thành phố cần yêu cầu UBND các cấp huyện, quận tập trung vào công tác quản lý, công tác hậu kiểm tra sau khi các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa được cấp phép đăng ký kinh doanh. Tăng cường các công tác từ rà soát, kiểm tra, kiên quyết không để sảy ra các tình trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ spa không có phép nhưng lại tiến hành quảng cáo và thực hiện các dịch vụ, thủ thuật, phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn gây ra nguyên hiểm sức khỏe cho khách hàng sử dụng các dịch vụ spa này.

Đối với sở Y tế tại các tỉnh, thành phố có các cơ sở kinh doanh spa cần tăng cường các công tác kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa để thực hiện công tác hậu kiểm tra sau công bố đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ spa trên địa bàn mình quản lý. Cần xử lý nghiêm khắc các cơ sở kinh doanh có vi phạm đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh, có thể chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 16/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí