Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

---------------------------------


LÊ THỊ MỸ HUYỀN


ĐỀN, CHÙA TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ (XÃ THỤY XUÂN,

HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số: 60.22.01.13


Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình - 1

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Lê Thị Mỹ Huyền


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Lợi – người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân, Ban Quản lý cụm di tích, các cụ cao niên trong làng xã và đặc biệt là ông Lê Xuân Hưng - Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ và ông Nguyễn Văn Sang - Trưởng Ban Khánh Tiết di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các giảng viên, cán bộ Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.


Tác giả


Lê Thị Mỹ Huyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ 11

1.1. Điều kiện tự nhiên 11

1.1.1. Vị trí địa lý 11

1.1.2. Địa hình 11

1.1.3. Khí hậu 12

1.1.4. Thủy văn 13

1.1.5. Thổ nhưỡng 14

1.1.6. Động thực vật 14

1.2. Một số vấn đề lịch sử và cư dân 15

1.2.1. Lịch sử hình thành làng 15

1.2.2. Quá trình phát triển cư dân 16

1.3. Các hoạt động kinh tế 19

1.3.1. Thủ công nghiệp 19

1.3.2. Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản 20

1.3.3. Diêm nghiệp 22

1.3.4. Kết cấu hạ tầng 23

1.4. Một vài vấn đề về xã hội 24

1.4.1. Dân số, lao động và việc làm 24

1.4.2. Tổ chức xã hội 24

1.5. Đôi nét về văn hóa 26

1.5.1. Văn hóa ẩm thực 26

1.5.2. Văn hóa ở 28

1.5.3. Văn hóa mặc 30

1.5.4. Văn hóa ứng xử với môi trường biển 30

1.5.5. Tôn giáo, tín ngưỡng 32

Tiểu kết 38

CHƯƠNG 2: CỤM DI TÍCH ĐỀN, CHÙA LÀNG PHẤN VŨ 39

2.1. Lịch sử khu di tích 39

2.1.1. Chùa Phấn Vũ (Minh Đồng tự) 39

2.1.2. Đền Mẫu 39

2.1.3. Đền Quan Lớn Thống 40

2.2. Kiến trúc 40

2.2.1. Kiến trúc chùa Phấn Vũ 40

2.2.2. Kiến trúc đền Mẫu 41

2.2.3. Kiến trúc đền Quan Lớn Thống 42

2.3. Điêu khắc 44

2.4. Đối tượng thờ tự 44

2.4.1. Chùa Phấn Vũ 44

2.4.2. Đền Mẫu 45

2.4.3. Đền Quan Lớn Thống 49

2.5. Lễ hội 50

2.5.1. Phần lễ 50

2.5.2. Phần hội 53

Tiểu kết 61

CHƯƠNG 3: ĐỀN CHÙA LÀNG PHẤN VŨ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 63

3.1. Mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng 63

3.1.1. Vai trò của không gian văn hóa làng với cụm di tích 63

3.1.2. Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng 65

3.2. Một số vấn đề đặt ra 69

3.2.1. Hiện trạng di tích 69

3.2.2. Vấn đề khách tham quan 71

3.2.3. Vấn đề quản lý, tổ chức hướng dẫn/ phục vụ khách tham quan 73

3.2.4. Vấn đề tổ chức lễ hội 75

3.2.5. Hoạt động mê tín dị đoan tại cụm di tích 76

3.3.2. Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn 83

Tiểu kết 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 1


MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian, văn hoá Việt Nam có sự khác biệt qua các vùng miền. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự nó mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Thụy Xuân – một miền quê biển, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một vùng đất đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, chứa đựng trong đó cốt cách bản chất của cư dân vùng ven biển. Bên cạnh những nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thụy Xuân còn mang đặc trưng nếp sinh hoạt của cư dân vùng biển, thể hiện sức mạnh“Chèo sóng, chém gió”, ý chí kiên cường bất khuất, chinh phục cải tạo thiên nhiên, chống lại các thế lực cường quyền, áp bức và giặc ngoại xâm. Mang những nét đặc trưng của vùng đất Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình, làng Phấn Vũ là linh hồn của vùng đất, là không gian văn hóa thu nhỏ của miền quê biển Thụy Xuân.

Có thể thấy văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Trong đó, đền, chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng người Việt (Kinh), có tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội. Đền, chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Thái Lan, Campuchia nhưng ở nơi đâu cũng có. Từ những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa, ngôi đền kiến trúc bằng vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ,


thanh thoát và tĩnh mịch. Chúng hòa quyện lại với nhau tạo thành những gam màu chủ đạo trong bức tranh văn hóa Việt sống động, đa dạng và phong phú. Mỗi ngôi đền, ngôi chùa được xây dựng là quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của các thế hệ cư dân, thể hiện từ những tảng đá kê chân cột đến những tàu đao lá mái. Đối với người Việt, đền, chùa không chỉ là không gian tôn giáo, là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con người mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những giá trị văn hóa dân tộc, là nơi mỗi người con khi xa quê luôn hướng về:

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông”

(“Nhớ chùa” – Huyền Không)

Cũng như bao di sản văn hóa trong mỗi làng quê Việt Nam, những ngôi đình, đền, chùa trên địa bàn xã Thụy Xuân nói chung, làng Phấn Vũ nói riêng đã được hình thành và đồng hành tồn tại với quá trình lập đất, giữ làng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ đã thực sự trở thành biểu hiện sinh động các giá trị văn hóa tinh thần của người dân Phấn Vũ; là nơi gặp gỡ của mỗi thành viên vào dịp hội hè, lễ tết, là sợi dây vô hình cố kết con người trong làng, trong xóm. Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc. Sắc phong của các triều đại từ nhà Lê đến nhà Nguyễn cho thấy: Đền Mẫu làng Phấn Vũ phụng thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu - vị thần cai quản 12 cửa biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đền Quan Lớn Thống là nơi người dân tổ chức cúng lễ cầu an mong Quan Lớn phù hộ cho mùa màng tôm cá bội thu. Chùa Phấn Vũ đã gắn bó mật thiết với người dân nơi đây với những sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt văn hóa cộng đồng qua các thời kỳ. Chùa Phấn Vũ còn đóng góp quan trọng

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí