ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ KHÁNH HƯNG
CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 2
- Các Dấu Hiệu Cơ Bản Của Hình Phạt Không Tước Tự Do
- Phân Biệt Hình Phạt Không Tước Tự Do Với Các Hình Phạt Khác
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ KHÁNH HƯNG
CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO.
1.1. Vài nét cơ bản về hình phạt nói chung 7
1.1.1. Khái niệm Hình phạt 7
1.1.2. Một số dấu hiệu cơ bản của hình phạt 8
1.2. Lý luận về hình phạt không tước tự do 11
1.2.1. Khái niệm hình phạt không tước tự do 11
1.2.2. Các dấu hiệu cơ bản của hình phạt không tước tự do 12
1.2.3. Vai trò của hình phạt không tước tự do 15
1.2.4. Phân biệt hình phạt không tước tự do với các hình phạt 19 khác
1.3. Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật 23 hình sự Việt Nam về hình phạt không tước tự do từ sau
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành.
1.3.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985 23
1.3.2. Hình phạt không tước tự do theo quy định của BLHS năm 31 1985
Chương 2: CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG
2.1. Các quy phạm pháp luật hình sự hiện hành về hình phạt 41 không tước tự do
2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt không tước tự do, những tồn 64 tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Thực tiễn áp dụng 64
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế về lập pháp và trong thực tiễn áp 74 dụng các hình phạt không tước tự do và nguyên nhân
2.2.2.1. Những tồn tại, hạn chế 74
2.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 86
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỤ VỀ HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
3.1. Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp 89 luật, giám đốc xét xử, thanh tra, kiểm tra hoạt động áp dụng
pháp luật của Toà án các cấp.
3.2. Giải pháp tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực, 90 trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ thực thi pháp luật.
3.3. Sửa đổi, bổ sung những hạn chế bất cập trong luật thực 91 định quy định đối với mỗi loại hình phạt không tước tự do
KẾT LUẬN 104
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
ANQG An ninh quốc gia
BLHS Bộ luật hình sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
HĐTP Hội đồng Thẩm phán
HPBS Hình phạt bổ sung
HPC Hình phạt chính
LHS Luật Hình sự
PLHS Pháp luật hình sự
TAND Toà án nhân dân
TANDTC Toà án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
UBTV Ủy ban Thưòng vụ
UBTVQH Ủy ban Thưòng vụ Quốc hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng số liệu thống kê hình phạt cảnh cáo từ năm 2004 đến năm 2008
Trang 64
Bảng 2.2 Bảng số liệu thống kê hình phạt tiền là hình phạt 67
chính từ năm 2004 đến năm 2008
Bảng 2.3 Bảng số liệu thống kê hình phạt cải tạo không giam 69
giữ từ năm 2004 đến năm 2008
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hình phạt là một chế định quan trọng của luật hình sự. Hình phạt là trách nhiệm pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu đối với những hành vi phạm tội gây ra và thể hiện sự lên án và trừng trị của Nhà nước đối với người phạm tội. Việc quy định hành vi nào là tội phạm chỉ có ý nghĩa khi đi kèm nó là các hình phạt nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Bên cạnh đó, hình phạt không chỉ có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam được phân chia thành các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung, bao gồm 7 hình phạt chính khác nhau (Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình) và 7 hình phạt bổ sung (Cấm đảm nhiệm chức vụ; Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính). Trong hệ thống hình phạt còn có thể phân chia thành hệ thống các hình phạt tước tự do, hạn chế tự do và các hình phạt không tước tự do (bao gồm cả một số hình phạt chính và hình phạt bổ sung). Các hình phạt chính không tước tự do gồm: 1- Cảnh cáo, 2- Phạt tiền, 3- Cải tạo không giam giữ. Các hình phạt bổ sung không tước tự do gồm có: 1- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 2- Tước một số quyền công dân; 3- Tịch thu tài sản; 4- Phạt tiền, (không áp dụng là hình phạt chính).
Đối với mỗi loại hình phạt khác nhau nhà làm luật quy định nội dung cụ thể và các điều kiện áp dụng nó. So với hệ thống hình phạt trong Bộ luật