Tổng Hợp Các Nhân Tố Và Biến Số Sau Nghiên Cứu Định Tính


Đánh giá chung của khách du lịch đối với nhân tố kỹ năng và kiến thức về du lịch của người dân địa phương tiểu vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều hạn chế, tuy nhiên, người dân rất nhiệt tình và hiếu khách, sẵn sàng tham gia và chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm lao động sản xuất hàng ngày, đặc biệt là chia sẽ những văn hóa, phong tục tập quán và ẩm thực. “Tôi thấy người dân tộc ở đây rất thân thiện, dễ gần, họ sẵn sàng hướng dẫn và chia sẻ những nét văn hóa, phong tục tập quán của mình. Bạn hướng dẫn viên địa phương có giọng rất đặc trưng, mặc dù cách hướng dẫn chưa chuyên nghiệp nhưng đó là nét đặc trưng mà tôi rất ấn tượng” (phỏng vấn khách du lịch 8).

Tổng hợp các thông tin thu được từ nghiên cứu định tính, cả khách du lịch và người dân không có ý kiến thay đổi, bổ sung gì đối với 7 thước đo đánh giá kỹ năng và kiến thức du lịch của người dân địa phương. Sau khhi tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả giữ nguyên 7 chỉ tiêu này cho nghiên cứu định lượng ở giai đoạn tiếp theo.

4.1.2.5. Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Khi được hỏi về việc có cần cơ quan/tổ chức/đơn vị nào đến tư vấn hỗ trợ cho người dân để phát triển CBT không, 20/20 người được hỏi đều trả lời rất cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoài cộng đồng. Trong đó 7/20 người thừa nhận rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng như đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn hỗ trợ người dân nâng cao năng lực, kỹ năng, kiến thức về du lịch cũng như các công việc liên quan đến quảng bá hình ảnh CBT của bản làng. 11/20 người cho rằng ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước liên quan đến các chính sách phát triển, thì cần thiết phải có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp bên ngoài đầu tư vào cộng đồng. Số ít, 2/20 người cho rằng ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, thì sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ là cần thiết, theo quan điểm của nhóm này, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho người dân rất bài bản từ việc thành lập ban quản lý CBT, các tổ đội công tác như tổ văn nghệ, nấu ăn, an ninh, ban kiểm soát… đến xây dựng chương trình hành động, triển khai thực hiện. “Tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ chúng tôi thành lập ban quản lý, các tổ đội công tác, khi có khách đến, nhiệm vụ của nhóm nào, nhóm ấy thực hiện rất nhịp nhàng, lợi nhuận có được chúng tôi trích lại 10% cho quỹ chung của bản, còn lại chia đều cho các nhóm” (Người dân địa phương 13).

Khi tác giả thảo luận về ảnh hưởng của nhân tố hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng đến phát triển CBT với nhóm khách du lịch, 5/7 khách được phỏng vấn


cho rằng cần thiết phải có sự hỗ trợ, hợp tác và đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch bên ngoài cộng đồng đến phát triển CBT. Nhà nước chỉ nên giữ vai trò là đơn vị quản lý, xây dựng chính sách, chứ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động cụ thể của bản làng. Còn tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho người dân rất tốt về mô hình, quan điểm và tư duy, tuy nhiên, mô hình xây dựng có vẻ như chưa phù phợp với trình độ và năng lực của người dân địa phương.

Tổng hợp những ý kiến và quan điểm thu được từ nghiên cứu định tính, sau khi trao đổi với chuyên gia, tác giả tiếp cận nhân tố này dưới ba góc độ. Thứ nhất, tổ chức giữ vai trò quan trọng trong tư vấn, hỗ trợ người dân cách làm du lịch; thứ hai, tổ chức hỗ trợ cộng đồng trong tiếp thị và quảng bá các hoạt động CBT; và thứ ba, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân nâng cao kỹ năng, kiến thức về du lịch. Đơn vị “tổ chức” bao gồm chính quyền địa phương; doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ. Nghiên cứu sẽ so sánh, đánh giá bằng định lượng xem sự hợp tác và hỗ trợ của tổ chức nào có ảnh hưởng mạnh hơn/không ảnh hưởng, tác động tích cực/tiêu cực đối với khu vực nghiên cứu.

4.1.3. Điều chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính là giai đoạn đầu tiên, được sử dụng để thăm dò nhằm kiểm tra mô hình lý thuyết, đồng thời khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng trong nghiên cứu định lượng. Từ đó có cơ sở điều chỉnh, bổ sung hoặc khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã xây dựng. Các chuyên gia đều cho rằng các thước đo đưa vào nghiên cứu là hợp lý, có thể đo lường các khái niệm nghiên cứu và các đối tượng khảo sát có thể đưa ra thông tin về những nội dung này.

Đối với nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT, có 2 thước đo được cho là phù hợp với bối cảnh nghiên cứu được bổ sung vào mô hình, đồng thời điều chỉnh cách tiếp cận dưới ba khía cạnh là “cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản”; “cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch”; “cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung”. Với cách tiếp cận như vậy thì giả thuyết H3: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT được điều chỉnh thành 3 giả thuyết sau:

Giả thuyết H3a: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản (như điểm đón tiếp, hệ thống biển báo, khu vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe…) có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT;


Giả thuyết H3b: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT;

Giả thuyết H3c: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung có tác động ảnh hưởng thuận chiều đến phát triển CBT.

Những khám phá trong nghiên cứu định tính còn góp phần luận giải các kết quả nghiên cứu định lượng, đảm bảo các mục tiêu của nghiên cứu địnhh tính như đã trình bày ở phần quy trình nghiên cứu. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính, trong 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT được chia thành 11 biến số tương ứng với 45 chỉ tiêu/thước đo được sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Tổng hợp các nhân tố và biến số sau nghiên cứu định tính


TT

Các nhân tố

Các biến số

Số lượng thước đo


1


Sức hấp dẫn của điểm CBT

Điểm tham quan tự nhiên

3

Điểm tham quan văn hóa - lịch sử

6

Các hoạt động du lịch giải trí

4

2

Khả năng tiếp cận điểm CBT


4


3


Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

4

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

3

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

5

4

Kỹ năng và kiế thức du lịch của người dân địa phương


7


5


Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

Hợp tác và hộ trợ của Chính quyền

3

Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp

3

Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

3


Cộng


45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 15

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả


H1a

Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu cũng được điều chỉnh lại sau nghiên cứu định tính như sau:


Sức hấp dẫn của điểm CBT


Điểm tham quan tự nhiên

H1b

Điểm tham quan văn hóa - lịch sử

H1c

Các hoạt động du lịch giải trí

H2

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của điểm CBT

H3a

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

H3b

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

H3c

Phát triển CBT

tiểu vùng Tây Bắc Việt Nam

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

H4

Hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng

H5a

Hợp tác và hỗ trợ của chính quyền địa phươg

H5b

Hợp tác và hỗ trợ của doanh nghiệp

H5c

Hợp tác và hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

Đặc điểm nhân khẩu

Khả năng tiếp cận điểm CBT


Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tổng hợp


4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

Như đã trình bày trong mục 3.2.4.1, mục tiêu của nghiên cứu định lượng nhằm so sánh và khẳng định các khía cạnh của phát triển CBT thông qua kiểm kiểm định mô hình và các giả thuyết liên quan đến những nhân tố, biến số đã được xác định trong nghiên cứu định tính ảnh hưởng đến phát triển CBT.

4.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát

Sau khi phát đi 600 phiếu điều tra, tác giả đã thu về được tổng cộng 534 phiếu, tuy nhiên có nhiều phiếu không hợp lệ, một số lỗi mắc như người được hỏi điền không đầy đủ các thông tin cần thiết; trả lời một phương án đối với các câu hỏi hoặc trả lời không đủ các phương án. Tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu, kết quả còn lại 518 phiếu được đưa vào phân tích thống kê mô tả mẫu để kiểm tra tính phù hợp và khả năng đại diện của mẫu.

Bảng 4.3: Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát


TT

Thông tin mẫu

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

1

Giới tính

518

100,0

-

Nam

270

52,1

-

Nữ

248

47,9

2

Độ tuổi

518

100,0

-

Dưới 25

135

26,1

-

25 - 34

101

19,5

-

35 - 44

167

32,2

-

45 - 54

82

15,8


Trên 55

33

6,4

3

Dân tộc

518

100,0

-

Kinh

175

33,8

-

Thái

167

32,2

-

Mường

63

12,2

-

Lự

36

6,9

-

Mông

46

8,9

-

Khác

31

6,0


TT

Thông tin mẫu

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

4

Trình độ học vấn

518

100,0

-

Phổ thông

329

63,5

-

Trung cấp

51

9,9

-

Cao đẳng

39

7,5

-

Đại học

71

13,7

-

Sau đại học

28

5,4

5

Tình trạng hôn nhân

518

100,0


Độc thân

145

28,0


Đã có gia đình

373

72

6

Vai trò tham gia đối với hoạt động CBT

518

100,0

-

Người dân trong bản kinh doanh CBT

184

35,5

-

Người dân trong bản có liên quan đến CBT

239

46,1

-

Người dân khác trong bản

95

18,3

7

Thời gian tham gia hoạt động CBT

518

100,0

-

Dưới 1 năm

182

35,1

-

1 - 3 năm

232

44,8

-

3 - 5 năm

61

11,8

-

Trên 5 năm

43

8,3

8

Thu nhập trung bình/tháng

518

100,0

-

Dưới 5 triệu

320

61,8

-

Trên 5 đến 10 triệu

178

34,4

-

Trên 10 triệu

20

39

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Về giới tính và độ tuổi: Trong số 518 đối tượng tham gia khảo sát, có 270 đối tượng là nam giới (52,1%) và 248 đối tượng là nữ giới (47,9%), kết quả của mẫu cho thấy tỷ lệ nam giới lớn hơn so với nữ giới trong khảo sát, điều này một phần do bởi đặc điểm của khu vực nghiên cứu, quan niệm nam giới là người đứng đầu trong mỗi hộ gia đình, trực tiếp lo toan mọi việc lớn trong gia đình và do vậy họ tương tác với khách nhiều hơn, còn người phụ nữ thường tập trung vào các công việc chăm lo gia đình như


nội chợ, chăm sóc con cái… Độ tuổi người tham gia phỏng vấn được giới hạn từ 18 tuổi trở lên, phân bố thành 5 cấp, qua số liệu cho thấy đông nhất ở độ tuổi 35 - 44 là 167 người (32,2%), tiếp đó là độ tuổi dưới 25 (135 người, chiếm 26,1%); 25 - 34 (101 người,

chiếm 19,5%); 45 - 54 (82 người, chiếm 15,8%) và cuối cùng độ tuổi trên 55 (33 người,

chiếm 6,4%).

Về dân tộc: Do đặc trưng của khu vực nghiên cứu là vùng sinh sống của dân tộc thiểu số là chủ yếu, nên đặc điểm dân tộc cũng có sự phân hóa rõ rệt, theo đó: dân tộc Thái đông nhất (175 người, chiếm 33,8%), tiếp theo là dân tộc Kinh (167 người, chiếm 32,2%), dân tộc Mường (63 người, chiếm 12,2%), dân tộc Mông (46 người, chiếm 8,9%), Lự (36 người, chiếm 6,9%), các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể trong nhóm mẫu điều tra (31 người, chiếm 6,0%). Kết quả này cũng phản ánh khá tương đồng với tỷ lệ phân bố dân tộc trên địa bàn (các dân tộc Thái, Kinh, Mường Mông chiếm tỷ lệ cao hơn các dân tộc khác).

Về trình độ học vấn: Phần lớn người dân tham gia phỏng vấn là lao động phổ thông (329 người, chiếm 63,5%), đại học là 71 người (chiếm 13,7%), cao đẳng là 39 người (chiếm 7,5%), trung cấp là 51 người (chiếm 9,9%) và trình độ sau đại học (28 người, chiếm 5,4%). Kết quả điều tra này cũng phần nào phản ánh trình độ học vấn của người dân tiểu vùng Tây Bắc chưa cao so với trình độ chung của cả nước.

Về hôn nhân: Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nhóm độc thân (145 người, chiếm 28,0%) và đã có gia đình (373 người, chiếm 72,0%). Kết hợp với kết quả điều tra về trình độ học vấn có thể dự đoán rằng, phần lớn người dân địa phương sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc ngay cả chưa tốt nghiệp trung học phổ thông nếu không đi học đại học tiếp thì sẽ ở nhà làm nông nghiệp và do đó lập gia đình rất sớm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quan điểm và nhận thức của người dân đối với phát triển CBT.

Sự tham gia đối với hoạt động CBT: Đơn vị tính cho sự tham gia đối với hoạt động CBT là hộ gia đình, kết quả khảo sát cho thấy số hộ tham gia kinh doanh CBT là 184 hộ (chiếm 35,5%), những hộ dân trong bản có liên quan đến CBT là 239 hộ (chiếm 46,1%) và những hộ dân khác là 95 hộ (chiếm 18,3%). Về thời gian tham gia hoạt động CBT trong vòng từ 1 đến 3 năm là lớn nhất (232 hộ, chiếm 44,8%), những hộ tham gia mới dưới 1 năm là 182 hộ (chiếm 35,1%), từ 3 đến 5 năm chí có 61 hộ (chiếm 11,8%) và trên 5 năm là 43 hộ (chiếm 8,3%), kết quả này cho thấy số hộ tham gia mới từ 3 năm trở lại đây nhiều hơn. Về thu nhập trung bình/tháng của các hộ gia đình trong kết quả điều tra cho thấy mức thu nhập khá thấp, đến 320 hộ cho mức thu nhập dưới 5 triệu (chiếm 61,8%), từ 5 đến 10 triệu là 178 hộ (chiếm 34,4%) và trên 10 triệu là 20

hộ (chiếm 39%).


Tổng hợp thông tin đặc điểm nhân khẩu cho thấy có đủ các đặc điểm của đối tượng khảo sát tại khu vực nghiên cứu, có thể xem là phù hợp để là đại diện của tổng thể nghiên cứu. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến nhân khẩu đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc sẽ được phân tích trong mục 4.2.5.

4.2.2. Thống kê mô tả các biến liên quan đến nghiên cứu

4.2.2.1. Thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT

Nhân tố sức hấp dẫn của điểm CBT gồm 13 thước đo, được đánh giá trên ba khía cạnh là sức hấp dẫn điểm tham quan tự nhiên (STT); sức hấp dẫn điểm tham quan văn hóa - lịch sử (SVL) và sức hấp dẫn của các hoạt động du lịch giải trí (SHG). Thang đo Likert 5 điểm từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), mức điểm trung gian là 3. Bảng 4.4 tổng hợp kết quả thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT, với số mẫu là 518.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến sức hấp dẫn của điểm CBT


Mã biến số/thước đo

Giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Độ lệch chuẩn

Sức hấp dẫn của điểm tham quan tự nhiên

STT1

4,118

2,0

5,0

0,7716

STT2

3,882

1,0

5,0

0,8366

STT3

4,247

2,0

5,0

0,7205

Sức hấp dẫn điểm tham quan văn hóa – lịch sử

SVL1

3,992

1,0

5,0

0,8133

SVL2

3,749

1,0

5,0

0,8566

SVL3

3,610

1,0

5,0

0,8124

SVL4

3,479

1,0

5,0

0,8655

SVL5

3,747

1,0

5,0

0,8662

SVL6

3,689

1,0

5,0

0,8740

Sức hấp dẫn hoạt động du lịch giải trí

SHG1

3,552

1,0

5,0

0,9454

SHG2

3,589

1,0

5,0

0,9386

SHG3

3,454

1,0

5,0

0,9858

SHG4

3,552

1,0

5,0

0,9393

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí