Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Cbt Tiểu Vùng Tây Bắc


dân và khách du lịch trong giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên; (4)

đáp ứng nhu cầu của khách khi được tương tác, trải nghiệm với người dân địa phương.

Đối với khách du lịch không đi sâu phân tích việc phát triển CBT có góp phần làm tăng thu nhập và sinh kế cho người dân, mà chủ yếu quan tâm đến những gì được trải nghiệm tại điểm đến, những tương tác giữa họ với người dân. Cả người dân địa phương và khách du lịch đều đồng ý những chỉ tiêu đo lường phát triển CBT (bảng 3.8), kết quả này một lần nữa được trao đổi, tham vấn ý kiến chuyên gia, các chuyên gia cho rằng 12 thước đo đánh giá phát triển CBT đưa vào trong nghiên cứu là hợp lý, phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của tiểu vùng Tây Bắc, không cần thay đổi, bổ sung thêm.

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc

Sau khi xác định những thước đo được sử dụng để đánh giá phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc, các cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm với người dân địa phương và khách du lịch tiếp tục được trao đổi xoay quanh năm nhóm nhân tố tác động ảnh hưởng đến phát triển CBT trong mô hình nghiên cứu. Tất cả đều cho rằng việc đưa năm nhóm nhân tố (mục 2.2.1) và tên gọi từng nhóm nhân tố vào nghiên cứu tại tiểu vùng Tây Bắc là hợp lý, phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh trong bức tranh tổng thể phát triển CBT của tiểu vùng. Tuy nhiên, khi trao đổi phân tích cụ thể từng nhóm nhân tố thì nhận được nhiều ý kiến đóng góp khác nhau, được tác giả tổng hợp như sau:

4.1.2.1. Sức hấp dẫn của điểm CBT

Cả người dân địa phương và khách du lịch đều đồng ý phân tích nhân tố này dựa trên ba khía cạnh là sức hấp dẫn của các điểm tham quan tự nhiên; văn hóa - lịch sử và các hoạt động du lịch giải trí. Những thông tin thu thập được từ 2 cuộc thảo luận nhóm và 20 cuộc phỏng vấn sâu người dân địa phương cho thấy, khách du lịch đến thăm bản làng chủ yếu muốn được giao lưu, tìm hiểu những nét văn hóa, ẩm thực, phong tục tập quán của người dân địa phương: “Khách rất thích thú khi được thưởng thức những món ăn của người Thái chúng tôi, họ nói, có một hương vị rất đặc trưng, và chúng tôi bảo đó là hương vị của “mắc khén” một loại thảo quả trên rừng và họ rất hào hứng muốn đi xem cây đó như thế nào” (thảo luận nhóm, bản Bon, Quỳnh Nhai).

Tác giả có hỏi ông/bà có ý thức được những kiến trúc truyền thống như nhà sàn gỗ cần được giữ nguyên trạng để thu hút khách du lịch không? Kết quả có 7/20 người nói rằng khi bắt đầu làm CBT không được hướng dẫn nên việc sửa chữa nhà và bê tông hóa quá nhiều, không giữ được nguyên bản nữa: “trước kia khi làm CBT thì chưa có một sự hướng dẫn nào, ai muốn làm thế nào thì làm, có nghĩa là chỉ biết làm nhà đẹp lên, rồi có cái nhà vệ sinh, có chăn, đệm cho khách đến để ngủ thôi. Sau này làm rồi mới có chương trình để hướng dẫn, nên bây giờ mà cải tạo làm được như bản sắc kiến


trúc truyền thống thì cần đến kinh phí, chứ bây giờ mà phá chỗ này đi thì cũng không có vốn để làm” (Người dân địa phương 11).

Kết quả này cũng trùng với ý kiến của một trong 7 thành viên khách di lịch tham gia thảo luận nhóm khi đề cập đến kiến trúc nhà truyền thống mang nét đặc trưng của từng dân tộc như nhà sàn của người Thái, Mường, nhà đất của người Mông. Họ cho rằng đến 70% các ngôi nhà không còn giữ được giá trị nguyên bản truyền thống, “kiến trúc nhà bây giờ đã thay đổi nhiều, mái nhà được lợp bằng tôn, proximăng chứ không phải bằng danh, ngói như trước kia. Bếp ở trong nhà cũng được di chuyển ra bên ngoài, thêm vào đó, nhiều nhà còn sử dụng gạch, bê tông để xây dựng, điều này làm mất đi bản sắc truyền thống của họ”.

Một câu hỏi khác được đặt ra cho các thành viên của 2 cuộc thảo luận nhóm tại bản Mển và bản Bon là trong gói du lịch của bản mình ngoài ăn, ở, giao lưu văn nghệ, thì có thêm hoạt động dẫn khách đi trải nghiệm các hoạt động liên quan đến cuộc sống của người dân địa phương không? Các thành viên trong cuộc thảo luận nhóm tại bản Mển cho biết: “ở bản thì cũng không có nhiều hoạt động lắm, khách thường đi bộ thăm bản 1 vòng, chụp ảnh rồi về ăn cơm và giao lưu văn nghệ. Ngoài ra, vào vụ mùa có thể ra ruộng làm cùng với người dân, tuy nhiên, hoạt động này chủ yếu khách nước ngoài thích thôi, còn khách Việt Nam thì rất ít đoàn tham gia”. Nhiều khách du lịch thích tham gia vào nấu những món ăn truyền thống như cá nướng pa pỉnh tộp; mọ gà, thịt hun khói…, họ nói rằng: “các món ăn làm rất cầu kỳ và có hương vị rất đặc trưng” (thảo luận nhóm 2, bản Bon).

Dựa trên thông tin thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 17 khách du lịch cho thấy, có nhiều đặc điểm thu hút khách du lịch đến các làng bản. Tuy nhiên, đặc trưng về văn hóa - xã hội là điểm thu hút chính, bao gồm những giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống bản địa; kiến trúc nhà vẫn giữ được giá trị nguyên bản; văn hóa ẩm thực cũng được khách quan tâm: “Tôi rất thích xem và tìm hiểu về văn hóa bản địa của người dân địa phương ở Tây Bắc, như xem cuộc sống lao động thường ngày của họ, thưởng thức ẩm thực truyền thống, xem biểu diễn văn nghệ truyền thống,…” (Khách du lịch 7). Bên cạnh đó, cảnh quan tự nhiên cũng được khách du lịch quan tâm: “Về cơ bản tôi thấy cảnh đẹp vùng Tây Bắc rất hùng vĩ, trên đường đi có nhiều thác nước, hang động và thung lũng đẹp tự nhiên, khí hậu khá trong lành, tôi cảm thấy mình đang được thư giãn và rất thoải mái” (Khách du lịch 14).

Vấn đề thứ ba khách du lịch quan tâm khi đến các điểm CBT là các hoạt động tham quan, giải trí. Người phỏng vấn 11 cho biết, họ rất vui khi được thưởng thức và tham gia múa xòe, hát giao lưu cùng người dân trong bản, đi bộ thư giãn quanh bản. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề này trong cuộc thảo luận nhóm, 5/7 thành viên cho rằng các điểm CBT của Tây Bắc đang rất thiếu các hoạt động vui chơi giải trí (các activities) cho du khách được trải nghiệm, khám phá, mặc dù có rất nhiều tiềm năng phát triển: “Tôi thấy lòng hồ thủy


điện Sơn La rất đẹp, có nhiều đảo nhỏ, nếu trong hành trình du thuyền đến bản Bon này được trải nghiệm thêm các hoạt động trên sông nước, trên các đảo thì sẽ thú vị hơn thay vì ngồi hơn 1 giờ đồng hồ trên thuyền như thế này”. Hay ý kiến khác cho rằng: “Tây Bắc cần có một sản phẩm mang nét đặc trưng riêng của nó, chứ tôi thấy các điểm đang hoạt động rất giống nhau, ở Mộc Châu (Sơn La) trồng hoa cải, hoa hồng để khách đến chụp ảnh, đến các điểm CBT khác cũng có hoa cải, hoa hồng, do vậy khách du lịch cảm thấy có gì đó nhàm chán vì các điểm đến trước đã được trải nghiệm rồi.

Tóm lai, đối với nhân tố sức hấp dẫn của điểm CBT, tác giả tiếp cận trên ba khía cạnh là các điểm tham quan tự nhiên; các đặc trưng về văn hóa - lịch sử và các hoạt động du lịch giải trí. Tổng hợp những thông tin thu thập được từ kết quả nghiên cứu, kết hợp trao đổi tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả nhận thấy:

Các đặc trưng về văn hóa, xã hội như phong tục tập quán, kiến trúc truyền thống, ẩm thực… có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến với các điểm CBT của tiểu vùng Tây Bắc, tiếp đến là cảnh quan tự nhiên và các hoạt động du lịch giải trí. Tuy nhiên, có những khách du lịch cho rằng nhiều điểm CBT không còn giữ được những giá trị truyền thống nguyên bản của mình, cảnh quan tự nhiên đã có sự tác động của con người làm biến đổi, không còn tính nguyên sơ ban đầu. Mặc dù vậy, khách du lịch vẫn đánh giá cao những tiềm năng này để phát triển CBT: “thực tế cho thấy người dân địa phương chưa biết cách vận dụng, khai thác những thế mạnh của mình cho phát triển CBT” (Khách du lịch 8). Điều này dẫn đến các hoạt động trải nghiệm của khách chưa phong phú, còn na ná giống nhau giữa các điểm, nên khách du lịch cảm thấy nhàm chán, thời gian lưu trú lại không dài, việc quay trở lại điểm đến còn ít.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính, cả khách du lịch và người dân địa phương đều đồng ý với 13 thước đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố sức hấp dẫn của điểm CBT đến phát triển CBT tiểu vùng Tây Bắc (bảng 3.9). Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia và trải nghiệm thực tế tại các điểm CBT, tác giả tiếp tục sử dụng 13 chỉ tiêu này cho giai đoạn nghiên cứu định lượng.

4.1.2.2. Khả năng tiếp cận điểm CBT

Liên quan đến nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT, tác giả tiếp cận, trao đổi thảo luận trên hai khía cạnh là: (1) khả năng tiếp cận đến bản CBT qua hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông; (2) khả năng tiếp cận, đi lại trong bản. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cả khách du lịch và người dân địa phương không thảo luận nhiều về vấn đề này, họ cho rằng, về cơ bản hệ thống đường giao thông kết nôi giữa các điểm trong khu vực tiểu vùng Tây Bắc bây giờ khá thuận tiện, đặc biệt tuyến Quốc lộ 6 nối các tỉnh Hòa Bình - Sơn La, giao cắt với Quốc lộ 279 nối các tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Thêm vào đó các phương tiện giao thông công cộng di chuyển đến các tỉnh này cũng rất nhiều


và thuận lợi, ngoài ra khách du lịch có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân (có thể là ôtô riêng hoặc xe môtô); nếu di chuyển bằng đường không thì có tuyến bay Hà Nội - Điện Biên; đường thủy chạy dọc tuyến sông Đà từ lòng hồ thủy điện Hòa Bình lên Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu, tuy nhiên tuyến giao thông đường thủy này chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch.

Các cuộc trao đổi tập trung vào phương thức vận chuyển cho khách du lịch tham quan quanh bản. Một người tham gia thảo luận nhóm tại bản Mển (Điện Biên) cho biết về cơ bản hệ thống đường giao thông phục vụ đi lại trong bản đã được bê tông hóa, nên việc đi lại khá thuận tiện và sạch sẽ. Tuy nhiên, vấn đề này cũng được một chuyên gia trong quản lý du lịch cho rằng đây chính là mâu thuẫn trong chính sách phát triển nông thông mới (bê tông hóa hệ thống đường xá) với chính sách phát triển CBT (yêu cầu phải đảm bảo tính nguyên bản), chuyên gia còn cho biết thêm: “khách du lịch là người nước ngoài thường không thích các con đường trong bản đã được bê tông hóa, mà thích những con đường nguyên bản như trước kia là trải sỏi hoặc lát gạch/đá tự nhiên”.

Đối với khách du lịch, khi đề cập đến phương thức di chuyển, đi lại trong bản, cho thấy xu hướng thích sử dụng những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Khách du lịch số 2 tham gia phỏng vấn sâu tại Bản Lác, Mai Châu nhận xét rằng: “cách di chuyển đi lại trong bản phù hợp nhất nên là đi bộ, nếu không thì nên sử dụng xe đạp. Nhiều khách chọn phương án đi bằng xe ô tô điện, tuy nhiên tôi thấy không phù hợp cho một điểm CBT”. Trong thảo luận nhóm khách du lịch, 3/7 thành viên cho rằng việc lựa chọn phương tiện di chuyển còn phụ thuộc vào địa hình của bản đó, nhiều bản có địa hình phức tạp, dốc cao, xen thung lũng thì nên đi bộ để trải nghiệm hoặc có thể sử dụng phương tiện xe kéo dùng sức của trâu/ngựa.

Tổng hợp ý kiến của khách du lịch, người dân địa phương và các nghiên cứu trước, bốn thước đo của nhân tố khả năng tiếp cận điểm CBT (bảng 3.10) được tác giả tiếp tục sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến phát triển CBT của tiểu vùng.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT

Các phát hiện liên quan đến nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT bao gồm hệ thống nhà vệ sinh, điều kiện ăn nghỉ, mạng inernet, bảng biển chỉ dẫn, các địa điểm mua sắm, dịch vụ y tế… Các cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm với người dân địa phương chủ yếu xoay quanh việc làm thế nào để huy động được vốn xây dựng những hạng mục cơ sở hạ tầng đề cập ở trên và cách thức xây dựng như thế nào để hấp dẫn thu hút được khách du lịch đến với bản: “chúng tôi đã sẵn sàng để đón khách đến tuy nhiên cũng gặp một số khó khăn như muốn cải tạo nhà làm sao cho nó nâng cấp thêm, cho nó phong phú hơn thì chưa có vốn. Về phía Nhà nước, huyện vừa rồi cũng hỗ trợ làm vườn


hoa, khuôn viên, tuy nhiên để nâng cấp cho tiện nghi hơn thì chúng tôi chưa làm được”

(Người dân địa phương 11).

Một phát hiện khá thú vị trong cuộc thảo luận nhóm tại bản Bon, thành viên là đại diện cho Đoàn thanh niên bản cho rằng: “chúng tôi đã đi một số điểm du lịch cộng đồng và thấy rằng khách đến bản tự quan sát, khám phá, tìm hiểu hoặc có người hướng dẫn đi kèm. Tôi nghĩ cần phải có một điểm đón tiếp, hướng dẫn cho khách ở đầu bản, trước khi khách vào thăm quan…”. Nhóm thảo luận cũng cho biết thêm, hiện nay Đoàn thanh niên bản đang tham gia khai thác, quản lý nguồn suối nước nóng của bản, đồng thời xây dựng một điểm đón tiếp khách ở đầu bản bằng vật liệu tre, nứa của địa phương, rất thân thiện với môi trường. Bằng quan sát thực tế tác giả nhận thấy, hầu hết các bản CBT chưa quy hoạch điểm đón tiếp, hướng dẫn khách khi đến tham quan. Như vậy, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu là ngoài những cơ sở hạ tầng như bãi đỗ xe, biển báo, khu nhà vệ sinh công cộng… thì việc có thêm điểm đón tiếp và hướng dẫn khách du lịch tại đầu mỗi bản có ảnh hưởng đến sự phát triển CBT của bản không? Câu hỏi này được bổ sung vào bảng khảo sát để thực hiện thống kê mô tả.

Đối với khách du lịch, họ quan tâm nhiều đến những dịch vụ tiện ích cụ thể, đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản: “khi đến bản, điều chúng tôi quan tâm trước hết là nước sạch, nhà vệ sinh, đường xá là những thứ quan trọng” (Khách du lịch 9). Vấn đề nhà vệ sinh được nhóm khách du lịch thảo luận sôi nổi, một số nội dung nổi bật gồm thiếu nhà vệ sinh công cộng, hoặc có nhưng rất bẩn, không sử dụng được: “Bây giờ nhiều hộ gia đình đã dùng nhà vệ sinh tự hoại, có thể ngồi hoặc bệt, về cơ bản là sạch sẽ hơn trước kia và một vài nơi đã có điểm vệ sinh công cộng, tuy nhiên chưa được sạch sẽ lắm”; hoặc nhà vệ sinh chỉ có 1 hoặc 2 cái/hộ và thường dùng chung với chủ nhà, nhiều hộ gia đình có nhà vệ sinh chung với phòng tắm nên rất bất tiện cho khách trong quá trình sử dụng.

Liên quan đến biển báo và các thông báo, 15/17 khách du lịch cho rằng rất cần thiết và “phải được đặt trong bản để chỉ các hướng đi, các điểm đến, đặc biệt là các biển báo các địa điểm cần phải thận trọng”. Đặc biệt, khách du lịch rất ấn tượng với những biển báo được làm từ những vật liệu tự nhiên như mảnh gỗ, cây tre, dây thừng… “tôi thấy bà con rất sáng tạo khi sử dụng những mảnh gỗ đáng nhẽ bỏ đi và dây thừng tết thành chữ, mũi tên chỉ hướng lên đó, rất thân thiện với môi trường” (Khách du lịch 3). Về thông tin và công nghệ, phỏng vấn khách du lịch số 9 cho biết: “ngày nay mọi người dùng smartphone và máy tính nhiều nên việc truy cập internet trong công việc cũng như các mạng xã hội khi đi du lịch là chuyện bình thường, vì thế rất cần thiết phải có hệ thống mạng internet”.

Liên quan đến các địa điểm mua sắm, quà lưu niệm, khách du lịch cho rằng nhiều

điểm CBT hiện nay đang thiếu các điểm bán hàng, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm


địa phương. Thêm vào đó, nếu như có thì nhiều sản phẩm không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, điều này tạo tâm lý hoang mang cho khách khi lựa chọn các sản phẩm địa phương làm quà. “con tôi rất thích cái ba lô được làm bằng thổ cẩm, tuy nhiên khi hỏi người bán có phải hàng được làm ở địa phương không thì người bán tỏ ra bối rối, không dám khẳng định trả lời…” (Khách du lịch 4). Từ thực tế trên đã nảy sinh câu hỏi, việc trích dẫn rõ ràng các thông tin của sản phẩm địa phương có tác động, góp phần ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch và phát triển CBT không? Nội dung này cũng được đưa vào bảng khảo sát để tiến hành thống kê mô tả.

Trong cuộc thảo luận nhóm với khách du lịch, 7/7 thành viên tham gia cho rằng, để có cách nhìn rõ ràng hơn cho người dân, cần phân loại nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT trên ba khía cạnh. Thứ nhất, những cơ sở hạ tầng và dịch vụ mang tính cơ bản nhất cho khách du lịch khi đặt chân đến bản làng như: điểm tiếp đón, bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng và các biển báo, chỉ dẫn; Thứ hai, những cơ sở hạ tầng phục vụ ăn nghỉ của khách như: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch, hệ thống phòng tắm, nhà vệ sinh phải sạch sẽ, thoáng mát; và thứ ba, những cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác như: hệ thống internet, dịch vụ y tế hay điểm mua sắm… Kết quả nghiên cứu định tính này cũng làm nảy sinh câu hỏi có nên đánh giá tác động ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT đến phát triển CBT tại tiểu vùng Tây Bắc trên ba khía cạnh trên hay không? Câu hỏi này sẽ được đưa vào bảng khảo sát để thực hiện thống kê mô tả, kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp trả lời chính xác hơn khía cạnh nào của cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT có tác động ảnh hưởng mạnh hơn đến sự phát triển CBT, làm cơ sở đưa ra hàm ý giải pháp cho khu vực nghiên cứu.

Tóm lại, đánh giá ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT đến phát triển CBT trong nghiên cứu định tính cho thấy: Người dân địa phương chưa hình dung được bức tranh tổng thể về những dịch vụ có thể cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, cần được tư vấn, hỗ trợ. Thiếu vốn là một trong những vướng mắc của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đảm bảo tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đối với khách du lịch khi đến các điểm CBT họ quan tâm nhiều đến các dịch vụ, những nhu cầu sinh lý cơ bản như khu vệ sinh, điều kiện ăn nghỉ, hệ thống biển báo, chỉ dẫn, khu mua sắm, thông tin xuất xứ của sản phẩm… Tổng hợp các thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính, tác giả tiếp tục trao đổi thảo luận tham vấn ý kiến chuyên gia, kết quả như sau:

- Giữ nguyên 10 thước đo nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT (bảng 3.11) sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng;

- Bổ sung thêm 2 thước đo về “có điểm tiếp đón và hướng dẫn khách tại đầu mỗi bản” và “các thông tin về sản phẩm địa phương được trích dẫn rõ ràng” vào nhân tố;


- Sắp xếp và ký hiệu lại các thước đo theo 3 khía cạnh, tạm thời đặt tên như sau: Thứ nhất, “cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản” (ký hiệu: CHC), gồm 4 thước đo; Thứ hai, “cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch” (ký hiệu: CHL), gồm 3 thước đo; Thứ ba, “cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung” (ký hiệu CHB), gồm 5 thước đo. Tổng hợp có 12 thước đo nhân tố cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT sau nghiên cứu định tính, được mã hóa lại, trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thước đo cơ sở hạ tầng và dịch vụ điểm CBT điều chỉnh sau nghiên cứu định tính

Ký hiệu

Mô tả thước đo

Kết luận

CHC

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản

Điều chỉnh tên sau

nghiên cứu định tính

CHC1

Có điểm tiếp đón và hướng dẫn khách tại đầu mỗi bản

Bổ sung sau nghiên

cứu định tính

CHC2

Có biển báo và chỉ dẫn tại tất cả các điểm du lịch

trong bản

Tiếp tục sử dụng

CHC3

Có bãi đỗ xe thuận tiện cho du khách

Tiếp tục sử dụng

CHC4

Có khu vệ sinh công cộng và đảm bảo sạch sẽ

Tiếp tục sử dụng

CHL

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú du lịch

Điều chỉnh tên sau

nghiên cứu định tính


CHL1

Hệ thống phòng tắm, nhà vệ sinh tại mỗi nhà dân

được thiết kế thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu khách đến ở


Tiếp tục sử dụng

CHL2

Chỗ ở (homestay) được thiết kế theo phong cách

truyền thống của người dân bản địa

Tiếp tục sử dụng

CHL3

Giường/đệm ngủ cho khách đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát

Tiếp tục sử dụng

CHB

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ bổ sung

Điều chỉnh tên sau

nghiên cứu định tính

CHB1

Có hệ thống internet trong bản

Tiếp tục sử dụng

CHB2

Thuận tiện trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và

chính quyền địa phương

Tiếp tục sử dụng

CHB3

Có nhiều địa điểm thuận tiện cho hoạt động mua sắm

quà lưu niệm, sản phẩm truyền thống địa phương

Tiếp tục sử dụng

CHB4

Các sản phẩm quà lưu niệm nhỏ gọn, thuận tiện để

khách du lịch có thể vận chuyển mang về nhà

Tiếp tục sử dụng

CHB5

Các thông tin về sản phẩm địa phương được trích dẫn

rõ ràng trên từng sản phẩm

Bổ sung sau nghiên

cứu định tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tiểu vùng Tây Bắc - 14

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả


4.1.2.4. Kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân địa phương

Kết quả nghiên cứu về nhân tố này xoay quanh bảy thước đo đánh giá kiến thức và kỹ năng về du lịch của người dân đã tổng hợp trong bảng 3.12. Câu hỏi đầu tiên liên quan đến các hộ gia đình có được tập huấn các kỹ năng và kiến thức làm du lịch không? Kết quả phỏng vấn có 18/20 người được hỏi cho biết có nhiều đơn vị về tập huấn và được đi tham quan học hỏi các điểm CBT khác: “…cũng có một số đơn vị về tập huấn cho chúng tôi về những kỹ năng cơ bản về tiếp đón khách, phòng giường, thậm chí cả đi tham quan ở một số điểm như Mai Hịch (Mai Châu), Sapa”. Chúng tôi cũng tiếp thu những những gì chưa làm được và tuyên truyền cho các hộ thực hiện tốt hơn” (Ngươi dân địa phương 9). Tác giả hỏi câu hỏi tiếp theo, vậy kiến thức có được từ những đợt tập huấn có giúp ích gì cho anh/chị không? Phần lớn những người được hỏi trả lời có lĩnh hội và tiếp thu nhưng về triển khai thực tế thì hiệu quả chưa cao, khả năng quảng bá, kết nối khách du lịch còn hạn chế, nhiều hộ gia đình vẫn giữ quan điểm hoạt động độc lập, mạnh ai người ấy làm.

Một số người tham gia thảo luận nhóm cho biết, họ không tự tin khi đón khách vì nhà ở và đồ sinh hoạt quá sơ sài, đơn giản. Theo quan điểm của họ thì khách du lịch phải được ở trong những căn nhà sạch sẽ, có đầy đủ tiện nghi. Cuộc phỏng vấn sâu một phụ nữ người Mông (bản Gia Khâu, Lai Châu) cho biết họ gặp khó khăn trong giao tiếp, trò chuyện với khách du lịch ngay cả việc tính toán các khoản chi phí cho khách. “khách du lịch tò mò hỏi về mọi thứ xung quanh nhà, tôi chả biết trả lời thế nào… nhiều đoàn khách du lịch lúc về họ tự tính tiền ăn, nghỉ, nước uống và đưa cho tôi chứ mình cũng không biết tính thế nào”. Bên cạnh đó, nhiều người dân còn chưa chú trọng vào hoạt động kinh doanh du lịch, mà tập trung nhiều hơn vào làm nông nghiệp (làm nương)“nếu có khách thật thì nhờ người gọi về thôi chứ còn bận đi làm nương lắm, nếu gọi về mà khách không đến thì mất công lắm” (Người dân địa phương 18).

Một số ít (3/20) người dân được hỏi cho rằng để có được khách du lịch thì bản thân phải tự vận động làm các công việc như đăng facebook, làm hướng dẫn viên, diễn viên múa, nấu ăn và cả các công việc dọn dẹp nhà cửa… “nhà tôi hai vợ chồng gần như là làm từ A->Z, sáng thức dậy, mình cũng là bồi bàn, cũng là đi lau toilet, dọn nhà; ban ngày có khách thì đưa đi tham quan, tối đến cũng là diễn viên múa luôn. Ở chỗ này không có cách nào thu hút được khách, chỉ có chính bản thân mình phải tự đi lên là chính thôi” (Người dân địa phương 8).

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 06/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí