Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Giám Sát Từ Xa Và Kiểm Toán Nội Bộ


c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp

- Phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế cảnh báo và xử lý kịp thời các nguy cơ đã và đang xảy ra từ khách hàng vay vốn dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động tín dụng trước, trong và sau khi cho vay sẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng lành mạnh và tuân thủ đúng quy trình, quy định của ngân hàng, pháp luật của nhà nước.

- Phát hiện các sai sót và có các biện pháp, phương án khắc phục kịp thời, đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, không để xảy ra các trường hợp tường tự xảy ra lần sau.

- Tăng cường các biện pháp tận thu hồi nợ xấu sẽ làm giảm đáng kể nợ xấu còn tồn đọng của ngân hàng, hạn chế tối đa thiệt hại, nâng cao chất lượng tín dụng, làm lành mạnh hoạt động tín dụng tại ACB Quảng Ninh.


3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác giám sát từ xa và kiểm toán nội bộ

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Việc kiểm soát trực tiếp tại các Chi nhánh và Phòng giao dịch đôi khi không khách quan. Nhiều quy định về sản phẩm, điều kiện cấp tín dụng bị bỏ qua vì sức ép tăng trưởng của KPP, sự thiếu kinh nghiệp của lực lượng kiểm soát viên tín dụng tại KPP…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- ACB Quảng Ninh đang quản lý 5 Phòng giao dịch ở các xa Chi nhánh nên không thể có nhân lực kiểm soát trực tiếp tại các phòng giao dịch này. Việc kiểm soát từ xa và hậu kiểm qua lực lượng kiểm toán nội bộ là cần thiết, mục tiêu có thể kiểm soát cả cán bộ và nhân viên quản trị rủi ro tín dụng tại KPP

- Đây chính là phòng tuyến thứ hai nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng

Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh - 11

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát thuộc Hội đồng Quản trị, được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc. Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng của ACB Quảng Ninh và các phòng giao dịch trực thuộc.

- Kiểm tra lại tính tuân thủ các quy định của ACB và của NHNN liên quan đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là các hồ sơ tín dụng đã phát sinh nợ quá hạn, hồ sơ


lớn, hồ sơ cấp tín dụng ở nhưng lĩnh vực, ngành rủi ro cao. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào các vấn đề sau:

Tính pháp lý của khoản tín dụng (tính pháp lý của khách hàng vay, của mục

đích sử dụng vốn vay...)

Sự đầy đủ của hồ sơ tín dụng: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ phương án sử dụng vốn và trả nợ, hồ sơ tài sản đảm bảo và các loại hồ sơ khác... theo quy định của ACB và NHNN cả về mặt hình thức và nội dung

Kiểm tra tính hợp lý, chính xác và trung thực của các thông tin được nêu trong tờ trình thẩm định khác hàng

Kiểm tra các xác định tính toán nguồn trả nợ

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn và các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng, biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình kinh doanh

Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục pháp lý của khoản vay, đặc biệt là thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc nhận tài sản đảm bảo.

Kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện phê duyệt như các điều kiện về giải ngân, thu nợ, bảo hiểm .....

- Khi phải hiện sai sót, bộ phận giám sát từ xa hoặc kiểm toán nội bộ sẽ yêu cầu các bộ phận liên quan giải trình nguyên nhân, khắc phục các sai phạm, đồng thời làm báo cáo kiểm tra cho ban giám đốc đề có biện pháp xử lý kịp thời.

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp

- Phát hiện và khắc phục ngay những sai sót mà bộ phận kiểm tra, giám sát tại đơn vị không phát hiện ra. Tạo ý thức luôn tôn trọng các quy định sản phẩm và các điều kiện phê duyệt tín dụng

- Đánh giá đúng nguyên nhân bản chất của các khoản nợ quá hạn và nợ xấu một cách khách quan

- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộ tín dụng và quản lý tín dụng tại KPP để có các giải pháp quản trị tiếp theo cho phù hợp


3.2.2.4. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro khác

3.2.2.4.1. Thực hiện giảm mức cấp tín dụng hoặc trả nợ trước hạn

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Rủi ro tín dụng càng thấp nếu mức cấp tín dụng hoặc dư nợ càng giảm

- Khi nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm thực tế giảm, nguồn trả nợ suy giảm, tài sản đảm giảm giá trị, khách hàng có các thông tin không được tốt (thu hẹp sản xuất, không có đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn)... thì cần đề nghị khách hàng giảm hạn mức tín dụng xuống mức thấp hơn hiện tại để tránh khách hàng sử dụng sai mục đích, hoặc giảm quy mô rủi ro tín dụng nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn trả nợ cho ACB

- Trong đa số trường hợp thì Ngân hàng được phép chủ động giảm hạn tín dụng hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Khi khoản vay có vấn đề và khách hàng có dấu hiệu xấu, bộ phận thẩm định cần thực hiện việc tái thẩm định, trong đó phải chú ý đến mục đích sử dụng vốn, nguồn trả nợ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng ... , đồng thời thực hiện việc đánh giá lại tài sản bảo đảm (về giá trị, thanh khoản, pháp lý, khả năng quản lý và giá trị thu hồi của ACB).

- Nếu khách hàng còn có khả năng trả nợ, sự suy giảm hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ là tạm thời và tài sản bảo còn đủ đảm bảo khoản tín dụng thì có thể quy trì. Nếu diễn biến xấu hơn ban đầu cấp tín dụng nhiều và có yếu tố gây rủi ro cho ACB thì cần tìm cách giảm hạn mức tín dụng dần xuống, hoặc tìm cách thu hồi nợ trước hạn nếu tình hình khách hàng tiếp tục dự báo còn khó khăn hơn

- Giải pháp này thích hợp trong trường hợp ACB chủ động đánh giá sau khi khách hàng có những dấu hiệu cảnh báo nợ xấu và khách hàng vay ở một số ngân hàng khác nhau còn muốn giữa uy tín trả nợ. Nếu khách hàng đã trở lên khó khăn hơn trong việc trả nợ thì giải pháp này áp dụng không phù hợp, vì lúc khách hàng đã không có tiền trả nợ thì việc giảm hạn mức hoặc yêu cầu trả nợ trước hạn khó được khách hàng chấp nhận và thực hiện. Đa phần khách hàng sẽ để xảy ra nợ quá


hạn, không trả nợ để dùng tiền tiếp tục kinh doanh hoặc trả các nghĩa vụ tài chính có giá cao hơn và bị thúc ép trả nợ mạnh hơn (vay nợ bên ngoài).

- Thực hiện giải pháp này cần phải nhanh chóng và khôn khéo

- Có thể tiếp tục cấp tín dụng hoặc nâng hạn mức tín dụng nến tình hình khách hang tốt hơn

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp

- Rút lui kịp thời đối khoản vay có dấu hiệu xấu, giảm thiểu rủi khi xảy ra

- Giải pháp này có hiệu quả hơn nếu kết hợp việc bổ sung các điểu kiện kiểm soát chặt chẽ hơn về dòng tiền, hệ số tài chính...

3.2.2.4.2 Thực hiện bổ sung tài sản đảm bảo cho hạn mức cấp tín dụng

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Việc giảm hạn mức và thu hồi nợ trước hạn nhiều khi không khả thi do khách hàng không thể bổ trí kịp nguồn tiền để trả nợ vì họ đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt đối với các khoản vay đầu tư trung và dài hạn

- Giải pháp đưa ra là nâng mức bảo đảm của khoản tín dụng lên bằng cách yêu cầu khách hàng tăng tài sản bảo đảm cho mức cấp tín dụng. Đặc biệt trong trường hợp tài sản đảm đảm hiện hữu được đánh giá lại có giá trị giảm đi và không đủ bảo đảm cho mức cấp tín dụng tại ngân hàng.

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Sau khi đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng như nội dung của giải pháp 3.2.2.4.1, và nếu khách hàng không đồng ý việc giảm hạn mức tín dụng hoặc/và thu hồi nợ trước hạn, ACB cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm nếu tốt thì là bất động sản của chính khách hàng vay hoặc chủ sở hữu của khách hàng vay, nếu không thể chấp nhận những tài sản của người thứ ba có quan hệ sở hữu hoặc quan hệ huyết thống với khách hàng vay. Ưu tiên nhận thêm bất động sản, đến động sản khác như máy móc, phương tiện vận tải, hàng tồn kho, các khoản phải thu ...

- Việc nhận tài sản bảo đảm bố sung cũng cần tuân thủ các quy định của


ACB và của pháp luật như tài sản phải được phép nhận bảo đảm, đầy đủ tính pháp lý được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, mua bảo hiểm và chuyển quyền cho ngân hàng ...

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp


- Giải pháp này cũng giúp khách hàng cam kết mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ tại ACB. Tạo lòng tin nhất định đối với ACB

- Tạo cơ hội ngân hàng thu hồi toàn bộ nợ gốc và lãi đầy đủ nếu khách hàng không trả được nợ và phát sinh nợ quá hạn.

- Giúp ngân hàng giảm được số dự phòng cụ thể cần phải trích vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (vì theo QĐ 493 số tiền dự phòng phải trích phụ thuộc vào tỷ lệ trích và chênh lệch giữa dư nợ và giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá lại theo từng loại tài sản bảo đảm), làm chí phí và tăng lợi nhuận

3.2.2.4.3. Thực hiện việc cơ cấu nợ

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Khách hàng tín dụng rất đa dạng, các khoản tín dụng có vấn đề cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc giảm hạn mức, tăng tài sản đảm bảo hoặc các giải pháp không hẳn là khả thi. Khi khách hàng có uy tín mà tạm thời khó khăn về nguồn trả nợ một cách khác quan, tài sản bảo đảm sung không còn hoặc có giá trị lớn, khoản vay lớn nếu để quá hạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến động của ACB Quảng Ninh

- Khoản tín dụng trở lên xấu đi, nếu áp dụng các giải pháp thu hồi nợ mạnh hơn sẽ không hiệu quả.

- Quyết định 780 của NHNN cho phép các ngân hàng thực hiện cơ cấu các khoản tín dụng được giữa nguyên nhóm nợ và Thông tư 02 của NHNN được gia hạn thời gian áp dụng.

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Khách hàng và ACB Quảng Ninh chủ động thực hiện việc đánh giá lại khoản tín dụng có thể khó khăn trả nợ trong thời gian tới


- ACB Quảng Ninh trình cấp thẩm quyền theo quy định nội bộ cho phép khách hàng được cơ cấu nợ ( giãn thời gian và nghĩa vụ trả nợ) một thời gian nhất định để khách hàng giảm sức áp trả nợ, tập trung kinh doanh vượt qua giai đoạn khó khăn và tạo nguồn trả nợ

- Giải pháp này thường được phối hợp với các giải pháp khác và bổ sung thêm các điều kiện quản lý nguồn trả nợ của khách hàng chặt chẽ hơn.

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp

- Ngăn chặn kịp thời các khoản vay tiếp tục xấu hơn, đẫn đến tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao hơn cho ACB Quảng Ninh

- Giảm tối đa chi phí dự phòng phải gánh chịu, góp phần thực hiện thành công kết hoặc lợi nhuận và tín dụng của ACB Quảng Ninh

- Nâng cao uy tín, hình ảnh của ACB Quảng Ninh nhờ việc hỗ trợ khách hàng vượt qua giải đoạn khó khăn, tạo cơ hội phát triển khách hàng trong tương lai khi điều kiện của khách hàng hết khó khăn.

3.2.3. Nhóm giải pháp xử lý rủi ro tín dụng

3.2.3.1 Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản vay nợ quá hạn

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Tài sản bảo đảm chính là nguồn trả nợ thứ cấp của khoản tín dụng và được sử dụng khi nguồn trả nợ sơ cấp không còn hoặc không đầy đủ. Khi khoản tín dụng quá hạn thì tài sản bảo đảm được coi là nguồn trả nợ chính

- Các khoản tín dụng tại ACB Quảng Ninh có bảo đảm chiếm 100% dư nợ (ACB Quảng Ninh không có khoản tín dụng tín chấp), các khoản tín dụng quá hạn cũng đều có đảm bảo. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ là giải pháp ưu tiên thực hiện.

b. Nội dung thực hiện giải pháp

- Giải pháp này thực hiện phụ thuộc chính vào sự hợp tác của chủ sở hữu của tài sản đảm bảo và thiện chí trả nợ của khách hàng.

- Nếu khách hàng và chủ sở hữu tài sản đảm bảo hợp tác: ACB Quảng Ninh sẽ để khách hàng chủ động bán tài sản với giá tốt nhất và hỗ trợ khách hàng thủ tục mua bán, giải chấp tài sản và thanh toán, hoặc tìm khách bán giúp khách hàng để


thu nợ, hoặc hỗ trợ khách hàng bán tài sản thông qua các trung đấu giá tài sản, các công ty chuyên bán tài sản như Công ty bất động sản của ACB …. để thu nợ, hoặc trực tiếp mua lại tài sản của khách hàng để cấn trừ nợ.

- Nếu khách hàng và chủ tài sản không hợp tác, ACB Quảng Ninh buộc phải khởi kiện ra toà án để toà án ra quyết định phát mãi tài sản bảo đảm qua cơ quan thi hành án và trung tâm đấu giá. Phương án này không được khuyến khích do thời gian xử lý chậm và chi phí rất cao.

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp


- Xử lý nhanh nợ quá hạn, thu hồi vốn gốc và lãi tiếp tục đưa vốn vào kinh doanh để tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn và tăng khả năng sinh lợi của tài sản có.

- Giải phóng các hạn chế tín dụng do Hội sở áp dụng, giải phóng nguồn lực theo dõi, giám sát khoản tín dụng quá hạn và tập trung cho phát triển.

- Hoàn nhập dự phòng và tăng lợi nhuận cho ACB Quảng Ninh

- Đào tạo nhân viên xử lý nợ xấu thông qua các phương án xử lý tài sản bảo đảm.

3.2.3.2. Mua bảo hiểm khoản tín dụng và thực hiện bảo hiểm

a. Lý do lựa chọn giải pháp

- Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi nếu do nguyên nhân khách quan xảy ra như thiên tai, hoả hạn, tan nạn…. gây ra, giải pháp liên quan đến bảo hiểm được thực hiện để giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng, cho chủ sở hữu tài sản và cho ngân hàng

- ACB đều yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho khoản tín dụng nếu có rủi ro với giá trị ít nhất bằng 110% giá trị khoản tín dụng và yêu cầu khách hàng chuyển thụ hưởng cho ACB.

- Một số sản phẩm tín dụng (cho vay tín chấp tiêu dùng) ACB chủ động mua bảo hiểm khoản tín dụng cho khách hàng (khách hàng không phải trả phí) nếu khách hàng không may mất khả năng trả nợ vì bị tai nạn mất khả năng lao động hoặc tử nạn


b. Nội dung thực hiện giải pháp

Xác định các loại sản phẩm tín dụng và các tài sản cần phải mua bảo hiểm, và loại bảo hiểm bắt buộc khách hàng mua hoặc khuyến khích khách hàng mua.

- Lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín trên thị trường làm đối tác và khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm tại các Công ty này, đồng thời xác định hạn mức bảo hiểm chấp nhận của ACB cho từng công ty và từng sản phẩm bảo hiểm

- Hàng năm đánh giá lại uy tín và khả năng tài chính của công ty bảo hiểm mà có thể thay đổi hạn mức bảo hiểm chấp nhận và cho từng sản phẩm

- Thực hiện mua bảo hiểm đối với khoản tín dụng, tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng, tài sản chính tạo ra nguổn trả nợ của khách hàng.

- Thực hiện chuyển quyền thụ hưởng sang cho ACB bắt buộc trước khi giải ngân đối với bảo hiểm của tài sản đảm bảo

- Kiểm tra giám sát thường xuyên tài sản mua bảo hiểm và tái tục bảo hiểm khi hiệu lực của bảo hiểm hết hạn

- Phối hợp với Công ty bảo hiểm thực hiện nhận tiền bảo hiểm để thu nợ vay theo thoả thuận với khách hàng .

c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp

- Vừa ngăn ngừa vừa xử lý rui ro tín dụng xảy ra (thường do nguyên nhân khách quan gây ra)

- Bảo đảm tất cả các khoản vay có rủi ro về tài sản bảo đảm và tài sản tạo ra nguồn trả nợ được mua bảo hiểm đầy đủ, tạo nguồn trả nợ gốc và lãi khi tài sản của khách hàng bị rủi ro.

- Bán chéo sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng tín dụng

3.2.3.3. Thực hiện xử lý rủi ro tín dụng thông qua quỹ rủi ro tín dụng

a. Cơ sở khoa học để thực hiện giải pháp

- Việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro không chỉ giúp cho uy tín của ngân hàng được nâng cao mà còn làm lành mạnh hóa báo cáo tài chính,

Ngày đăng: 05/05/2023