giảm tỷ lệ nợ xấu, cũng như tuân thủ chính sách tín dụng an toàn, tăng trưởng bền vững và hiệu quả của ngân hàng.
- Tuân thủ quy định của NHNN về việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo QĐ 394. Và hướng tới thông lệ quốc tế theo khuyến nghị của Basel II và III
- Thực tế tại ACB Quảng Ninh có những vay tín chấp nhỏ là nợ quá hạn mà khách hàng không trả, ACB Quảng Ninh cũng không thể sử dụng biện pháp nào xử lý hiệu quả khi khách hàng không thiện chí trả nợ, hoặc có những khoản nợ quá hạn đã sử dụng hết các biện pháp xử lý (kể cả bán tài sản bảo đảm) cũng không hết nợ quá hạn, nêu cần thiết phải sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
b. Nội dung thực hiện giải pháp
- Ngân hàng cần phải chủ động thực hiện phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nhằm sự chủ động trong việc xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa báo cáo tài chính của ngân hàng.
- ACB đang thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý khi có rủi ro tín dụng điều 7, theo QĐ 493, nên hàng quý phải thực hiện chấm điểm tín dụng nghiêm túc và đúng thời hạn. Căn cứ kết quản chấm điểm khách hàng sẽ được xếp theo nhóm nợ, mức dự phòng sẽ được tính và trích lập vào ngày cuối quý hàng năm. Riêng tháng quý 4 thực hiện vào tháng 11
- Hàng quý căn cứ vào tờ trình được Uỷ ban xử lý nợ xấu, ACB Quảng Ninh phải thực hiện xoá nợ quá hạn trên bảng cân đối kết toán thông qua quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định
- Tăng cường tận thu hồi nợ xấu, giảm thiểu tổn thất cho ngân hang. Hoàn thiện quy trình xử lý nợ xấu, giám sát tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu để có các cảnh báo kịp thời. Xây dựng các phương án thu hồi nợ, kiêm quyết xử lý đói với cán bộ vi phạm quy chế về cho vay. Hoàn thiện cơ chế chính sách do sở tư pháp nghiên cứu và đề xuất sẽ vừa là điều kiện vừa là nền tảng và là hành lang pháp lý là cơ sở để thực hiện. Xử lý nợ phải áp đụng đồng thời nhiều biện pháp và giải pháp như cơ cấu lại nợ, tận thu bằng tiền, khởi kiện khách hàng ra tòa án kinh tế, phát mại tài sản thế chấp, thanh lý, bán nợ,….nhằm tận thu và giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp
- Giúp ACB Quảng Ninh xử lý và giám bớt nợ xấu
- Giúp xử lý các khoản nợ nhóm 5 không có khả năng thu hồi vốn gốc và lãi, đồng thời trang trải các tổn thất đã xảy ra đối với ACB trong hoạt động tín dụng một cách nhanh chóng.
3.2.3.4. Xác định trách nhiệm cá nhân và yêu cầu bồi hoàn tổn thất.
a. Cơ sở khoa học để thực hiện giải pháp
- Quỹ dự phòng không phải lúc nào cũng có đủ để tài trợ tất cả các khoản nợ quá hạn.
- Nợ quá hạn cũng có nhiều khoản do những cá nhân của liên quan cố tình thực hiện sai quy định về cấp tín dụng, cấu kết với khách hàng làm sai lệch hồ sơ để tư lợi và để khách hàng lừa đảo dẫn đến mất gốc và lãi của ngân hàng.
- Nếu không có giải pháp xử lý đối với cán bộ nhân viên biến chất sẽ tao ra tiền lệ xấu đối với các hoạt động của ACB
b. Nội dung thực hiện giải pháp
- Xác định tổn thất về mặt vật chất
- Tìm hiểu nguyên nhân rủi ro tín dụng, bằng chứng sai phạm.
- Xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong từng khâu từ bước trong quá trình tín dụng, và thiệt hại gây ra của từng cá nhân.
- Yêu cầu bồi hoàn nếu không sẽ chuyển hồ sơ quan cơ quan điều tra
c. Hiệu quả mong đợi từ giải pháp
- Không còn những rủi ro tín dụng do vấn đề đạo đức nhân viên gây ra tại ACB Quảng Ninh
- Giải pháp có tính dăn đe mạnh và ngăn chặn ngay từ đầu đối với những cá nhân có ý định tư lợi, lừa đảo
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng có rất nhiều, có những giải pháp vừa có tính ngăn chặn, phòng ngừa lại vừa có tính hạn chế và xử lý rủi ro, cũng có những giải pháp mà các ngân hàng cũng chưa có quy định pháp lý để áp dụng. Nhiều giải pháp mang tính vĩ mô và chỉ có thể thực hiện tại Hội sở của ACB, mà ACB Quảng Ninh không có nguồn lực và điều kiện thực hiện. Trong chương này, tác giả chỉ nêu 3 hệ thống giải pháp chính: giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng và giải pháp xử lý rủi ro tín dụng và các tình huống áp dụng trong thực tế, nội dung thực hiện cũng như hiệu quả mong muốn của giải pháp đối với ACB Quảng Ninh. Đây là những giải pháp mang tính vi mô, khả thi, hoàn toàn phù hợp với khả năng, nguồn lực cũng pháp lý để thực hiện trên thực tế tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh để nợ quá hạn được kiểm soát và giảm dần, giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Quảng Ninh hiệu quả hơn. Giải pháp về con người được nhấn mạnh nhất và là giải pháp quan trọng nhất vì đó là chìa khoá thành công của các giải pháp còn lại. Sống chung với rủi ro và chấp nhận nó là nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro hiện đại, các giải pháp mang tính khắc phục và hạn chế rủi ro có lẽ sẽ được quan tâm nhiều hơn. Các giải pháp này sẽ là yếu tố bảo đảm quan hệ hài hoà giữa lợi nhuận và rủi ro của hoạt động tín dụng. Bảo đảm cho ACB Quảng Ninh tăng trưởng một cách an toàn và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng rất phức tạp và đa dạng. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Hậu quả của rủi ro tín dụng gây ra thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của cả hệ thống ngân hàng và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng là nguồn cung cấp tín dụng chính cho nền kinh tế, nếu nền kinh tế gặp khó khăn thì ngân hàng gặp khó khăn đến từ những khoản nợ xấu. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong giai đoạn các Ngân hàng đang đua nhau mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động kinh doanh làm cho tình hình cạnh tranh thêm quyết liệt thì mức độ của rủi ro tín dụng ngày càng cao và còn đặc biệt hơn nữa khi nền kinh tế Việt nam đang lâm vào thời gian suy thoái khá lâu, chí phí cho nguồn tín dụng ngày càng lớn. Các ngân hàng ngày ngày phải đối mặt với các khoản nợ xấu ngày càng tăng. Trước tình hình đó đòi hỏi ACB nói chung và ACB Quảng Ninh nói riêng phải hành động nhanh chóng áp dụng các giải pháp, các công cụ đo lường chuẩn mực, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng, nhánh chóng xử lý nợ quá hạn để đưa nguồn tín dụng quay lại nền kinh tế, giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lời và đồng thời nâng cao uy tín của ACB nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung
Thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB và của ACB Quảng Ninh trong thời gian qua cho thấy, ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Qua nghiên cứu trên hai mặt lý luận và thực tiễn, cho thấy quản trị rủi ro tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh đặc thù của ngân hàng. Tuy nhiên tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và ACB nói riêng, quản trị rủi ro tín dụng mặc dù đã nhận được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Chính phủ, NHNN, các cấp thẩm quyền và bản thân chính các ngân hàng nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tế.
Với đề tài "Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh” tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, phân tích thực trạng và công tác quản trị rủi ro tín dụng, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB và ACB Quảng Ninh, kết hợp với chính kinh nghiệm thực tế của tác giả trong nhiều năm làm tín dụng, tham khảo các khuyến nghị của Ủy ban Basel II, NHNN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng với tính khả thi cao cho ACB Quảng Ninh và phù hợp với định hướng phát triển của ACB, tuân theo những chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
“ Tín dụng là không thể nói trước” đây nhưng là câu châm ngôn của ai đã và đang làm tín dụng. Quản trị được rủi ro tín dụng không phải là công việc đơn giản mà không phải ai cứ có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức mà có thể thực hiện được. Sự phức tạp và “nguy hiểm” của nghề tín dụng: thể hiện những tổn thất rất lớn cho ngân hàng mà rất nhiều ngân hàng (kể cả các tổ chức tài chính khổng lồ của thế giới) cũng đã và đang phải trả giá bằng chính sự tồn tại mình; và cũng thể hiện ở những mối nguy hiểm luôn dình dập những người làm tín dụng. Thực tế tín dụng và rủi ro tín dụng là như vậy, với khuôn khổ của Luận văn này, tác giả không thể và không đủ điều kiện để liệt kê, phân tích và đánh giá hết các vấn đề của tín dụng và những sai sót là không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong muốn nhân được sự góp ý của các Quý Thầy cô, Quý đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được đầy đủ hơn và khả thi hơn trong thực tế, giúp ích cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu
– Chi nhánh Quảng Ninh
Trước khi kết thúc Luận văn, một lần nữa, tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với giảng viên hướng dẫn PGD.TS Trần Trọng Phúc, tới tất cả các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè học viên, đã ủng hộ và giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này.
Trân trọng cảm ơn ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niêm của ACB năm 2009, 2010, 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013.
2. Quy trình cấp tín dụng, quy chế cho vay của ACB năm 2006.
3. Hệ thống xếp hạng và chấm điểm tín dụng khách hàng nội bộ ACB 2012
4. Tài liệu tư vấn về quản trị rủi ro tín dụng của Price Water House Cooper 2007 cho ACB.
5. Báo cáo thường niêm của CTG, TCB, EIB,MB, VCB năm 2010, 2011, 2012
6. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
7. Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29/11/2005
8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
9. Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 2011-2015 ban hành theo quyết
định số 254QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tưởng Chính phủ
10. Slide bài giảng “MANAGING CREDIT RISK: THE CHALLENGE FOR THE NEW MILLENNIUM” của Dr. Edward I. Altman Stern School of Business New York University
11. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 của NHNN
12. Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 2/04/2012 của NHNN
13. Thông tin trên internet từ các Website: www.acb.com.vn, www.vcb.com.vn, www.vnexpress.net; www.vneconomy.com.vn
14. Cùng các tài liệu khác
Phụ lục số 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của ACB
Phụ lục 1: Sơ đồ tổ chức quản lý của ACB
Đ I H I C ĐÔNG
BAN KI M SOÁT
H I Đ NG QU N TR
CÁC Y BAN THU C H I
Đ NG QU N TR
BAN T NG GIÁM Đ C
‐ y ban nhân s
‐ y b n qu n lý r i ro
‐ y ban tín d ng
‐ y ban x lý r i ro
‐ y ban qu nlý tài s ncó và tài s n n
BAN KI M TOÁN N I B
CÁC CN VÀ PGD
KH I KH CÁ NHÂN
KH I KH DOANH NGHI P
KH I NGÂN QU
KH I PHÁT TRI N KINH DOANH
KH I V N HÀNH
KH I QU N TR NGU N L C
KH I QU N TR HÀNH CHÍNH
CÁC PHÒNG BAN THU C T NG GIÁM Đ C
CÁC TRUNG TÂM THU C T NG GIÁM Đ C
‐ Phòng k toán
‐ Phòng đ u t
‐ Phòng tài chính
‐ Phòng qu n lý r i ro th tr ng
‐ Phòng thông tin qu n tr
‐ Ban chínhsách và qu nlý tín d ng
‐ Phòng quan h đ i ngo i
‐ Ban đ m b o ch t l ng
‐ Trung tâm giao d ch vàng
‐ Trung tâm vàng
‐ Trung tâm công ngh thông tin
Phụ lục 2. Danh sách cổ đông lớn tại 31/12/2012
Tỷ lệ | |
Standard Chartered APR Ltd | 8.77% |
Connaught Investors Ltd | 7.26% |
Dragon Financial Holdings Ltd | 6.81% |
Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited | 6.23% |
Đặng Ngọc Lan | 4.11% |
Nguyễn Đức Kiên | 3.75% |
Trần Hùng Huy | 3.07% |
Cổ đông khác | 60.0% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Acb Quảng Ninh
- Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Acb Quảng Ninh
- Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Giám Sát Từ Xa Và Kiểm Toán Nội Bộ
- Nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Quảng Ninh - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Phụ lục 3: Bảng đánh giá vị thế của ACB so với các ngân hàng lớn tại Việt Nam
QUY MÔ HOẠT ĐỘNG | ||||||||||||
Tổng tài sản | Tổng huy động | Tổng dư nợ | Vốn điều lệ | |||||||||
2011 | 2010 | 2009 | 2011 | 2010 | 2009 | 2011 | 2010 | 2009 | 2011 | 2010 | 2009 | |
1 | CTG | CTG | VCB | CTG | CTG | VCB | CTG | CTG | CTG | CTG | CTG | VCB |
2 | VCB | VCB | CTG | VCB | VCB | CTG | VCB | VCB | VCB | VCB | VCB | CTG |
3 | ACB | ACB | ACB | ACB | ACB | ACB | ACB | ACB | ACB | EIB | EIB | EIB |
4 | EIB | TCB | STB | TCB | STB | STB | STB | STB | STB | STB | ACB | ACB |
5 | TCB | STB | TCB | EIB | TCB | TCB | EIB | EIB | TCB | ACB | STB | STB |
6 | STB | EIB | EIB | MB | EIB | MB | TCB | TCB | EIB | TCB | MB | TCB |
7 | MB | MB | MB | STB | MB | EIB | MB | MB | MB | MB | TCB | MB |