Nội Dung 1: Nghiên Cứu Đánh Giá Các Chỉ Số Cơ Thể Đặc Trưng Của Chó Phú Quốc

42


châu Phi. Đặc tính xoáy lưng là một đặc tính di truyền liên quan đến bệnh u nang và dễ gây tử vong cũng như suy thoái trong bầy đàn khi nghiên cứu trên chó xoáy Châu Phi [54-56]. Trong quá trình phát triển đàn chó Phú Quốc, trong giai đoạn năm 2007 đã chứng kiến sự sụt giảm do tử vong gây ra bởi bệnh u nang biểu bì giảm số lượng đàn chó chỉ còn trên dưới 100 cá thể, đây là sự bộc phát thành dịch bệnh do quá trình lai cận huyết nhằm tạo ra những cá thể theo nhu cầu người mua, khi đó đồng thời sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp gia tăng sự phát tán và biểu hiện bệnh làm suy thoái quần thể chó Phú Quốc (tài liệu thông tin tổng hợp).

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có các phương pháp đánh giá và kiểm tra kiểu gen của tính trạng xoáy lưng trên chó xoáy Phú Quốc với mục tiêu xác định kiểu gen đồng hợp và dị hợp trên chó bố mẹ đem lai nhằm giảm thiểu tỷ lệ phát tán kiểu hình xoáy lưng có kiểu gen đồng hợp trội trên quần thể. Đồng thời đánh giá vai trò của các alen R và r trong quá trình phát triển của quần thể chó Phú Quốc nuôi nhốt.

Ngoài ta, quá trình hình thành các trại nuôi tự chó Phú Quốc đã dẫn nhiều hậu quả không tốt như: (1) Chó Phú Quốc con khi mang từ đảo Phú Quốc về do không thích ứng với điều kiện sống ở đất liền nên dễ nhiễm trùng đường tiêu hóa và chết; (2) Thế hệ con cháu của chó Phú Quốc nuôi nhốt đang ngày càng suy thoái do hiện tượng lai gần hoặc lai cận huyết xảy ra; (3) Độ thuần của chó Phú Quốc suy giảm do nhiều chủ trại cho lai chó Phú Quốc thuần chủng với các giống chó khác có hình thái ngoài tương tự.

Từ các kết quả đã nghiên cứu trên thế giới về dòng có xoáy lưng và thiếu hụt trong nghiên cứu tại Việt Nam trên dòng chó Phú Quốc cho thấy cần thiết trong việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chí hình thái nhằm: so sánh với các dòng chó xoáy trên thế giới, chuẩn hóa kích thước kiểu hình đồng thời là cơ sở để quan sát và đánh giá các thay đổi kiểu hình trong quá trình lai tạo theo thời gian. Mục đích từ nghiên cứu nhằm khuyến cáo cân bằng giữa nhu cầu và sở thích con người với giữ lại các tính trạng đặc hữu của loài. Đồng thời cần nghiên


cứu phát triển các kỹ thuật sinh học phân tử nhằm nhận diện các khả năng xuất hiện của kiểu gen đồng hợp/dị hợp liên quan với kiểu hình xoáy lưng nhằm hạn chế sự phát triển mất cân bằng của nguồn gen quy định tính trạng này trong quần thể, hạn chế gây nên hiện tượng thoái hóa giống và bệnh tật với mục đích bảo tồn dòng chó Phú Quốc Việt Nam.


Chương 2 - VẬT LIỆU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu

Nghiên cứu này khảo sát 175 cá thể chó Phú Quốc gồm 96 cá thể đực, 79 cá thể cái có nguồn gốc tại huyện đảo Phú Quốc và tại TP. HCM cùng các vùng lân cận, nơi tập trung các trại nuôi và nhân giống Phú Quốc. Trong đó 32 cá thể không có xoáy ở lưng và 143 cá thể có xoáy ở lưng, 32 cá thể có xoáy lưng thu nhận tại các cơ sở nuôi gây giống ở Phú Quốc và 143 cá thể có xoáy lưng và không có xoáy lưng được khảo sát ở các cơ sở gây giống tự nhiên và bán tự nhiên có nguồn gốc tại TP. HCM và vùng lân cận. Cá thể được khảo sát phải ít nhất 18 tháng tuổi, độ tuổi đã trưởng thành sinh dục và các kích thước cơ thể đã tương đối ổn định [32], đều có nguồn gốc tại đảo Phú Quốc theo cả bố lẫn mẹ, bố mẹ đều là chó Phú Quốc có xoáy.

Mẫu máu được thu nhận từ tổng cộng 18 cá thể chó bao gồm 03 cá thể chó nhà đối chứng có nguồn gốc tại TP. Hồ Chí Minh và 15 cá thể chó Phú Quốc (xoáy và không xoáy được thu có nguồn gốc tại Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh) được đánh số từ 1 đến 3 cho cá thể chó nhà (ký hiệu: control dog - CD), 4 đến 18 cho cá thể chó Phú Quốc (cả xoáy và không xoáy) (ký hiệu: Phu Quoc dog - Phú Quốc).

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá các chỉ số cơ thể đặc trưng của chó Phú Quốc

Mục tiêu: lượng hóa một số chỉ tiêu kích thước cơ bản của giống chó Phú Quốc, từ đó giúp công tác nhận diện chó Phú Quốc bằng đặc tính hình thái được chuẩn hóa hơn.


2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn hình thái để chọn lọc chó Phú Quốc dựa trên các chỉ số hình thái đặc trưng

Mục tiêu: Xây dựng các Chỉ số hình thái (Morphological Indexes) như: Chỉ số hộp sọ, Chỉ số cơ thể (Body Index), Chỉ số cân đối (Proportionality Index) để nâng cao tính chính xác của công tác nhận diện chó Phú Quốc.

2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu sự liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình xoáy lưng trên chó Phú Quốc

Mục tiêu: Nhằm xác định sự liên quan giữa kiểu gen quy định tính trạng xoáy lưng với kiểu hình xoáy lưng, cũng như kiểu gen này ở từng cá thể để phục vụ cho công tác bảo tồn lưu giữ chó Phú Quốc.

2.2.4. Nội dung 4: Nghiên cứu cải thiện mô hình bảo tồn (insitu-in vivo

exsitu-in vivo) chó Phú Quốc dựa trên bộ tiêu chuẩn hình thái

Mục tiêu: Cải thiện chất lượng phẩm giống đàn chó Phú Quốc thông qua việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn hình thái để chọn lọc đàn chó Phú Quốc trước khi đưa vào bảo tồn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 01: Nghiên cứu đánh giá các chỉ số cơ thể đặc trưng của chó Phú Quốc

a) Địa điểm thực hiện và số mẫu nghiên cứu:

175 cá thể chó Phú Quốc trưởng thành (lớn hơn 18 tháng tuổi) có nguồn gốc bố mẹ là chó Phú Quốc được ghi nhận và thu mẫu tại Phú Quốc (Kiên Giang) và các trại chó giống Phú Quốc khu vực xung quanh TP. HCM.

b) Phương pháp bố trí thí nghiệm, phương pháp điều tra thu thập số liệu:

Số liệu kích thước được đo trực tiếp từng cá thể. Mẫu được phân chia theo khu vực và giới tính cho từng tính trạng.

Thông tin từ chủ nuôi chó là công việc rất quan trọng trong quá trình thu mẫu. Nếu các cá thể chó không có thông tin rõ ràng về gia phả hay nguồn gốc sẽ không tiến hành thu mẫu. Các cá thể được thu thập tại huyện đảo Phú Quốc


trước tiên phải là những cá thể không có nguồn gốc từ đất liền, có cha và mẹ là các cá thể chó bản địa và không có sự lai tạp với các giống chó ngoại khác.

Khi lấy mẫu sẽ ưu tiên lấy các mẫu cá thể có màu lông khác nhau, ưu tiên tiến hành lấy mẫu một cá thể trong mỗi hộ gia đình trong trường hợp có nhiều cá thể. Với những mẫu được thu thập có khoảng cách địa lý khá gần cần lấy thông tin từ chủ nuôi để xác định xem liệu các cá thể này có mối quan hệ huyết thống với nhau hay không. Ngoài ra, nếu nhận thấy có khả năng các cá thể có mối quan hệ huyết thống với nhau thì không tiến hành lấy mẫu.

c) Các kỹ thuật sử dụng:

Sử dụng các phương pháp xác định kích thước cơ thể từng được áp dụng trong các nghiên cứu đã công bố về chó Dingo [19], [29], New Guinea Signing [68], Italiano Bracco [23], Italian Cane Corso [74] (Ý), Nigeria Indigenous [21] và Spanish Sigh Hound [47].

d) Các chỉ tiêu theo dõi và cách tính:

Các chỉ tiêu định lượng (khối lượng, chiều cao vai, chiều dài cơ thể, chiều dài mõm, chiều dài tai, chiều dài đuôi, vòng ngực, vòng hông, chiều rộng hộp sọ, chiều dài hộp sọ, số móng đeo, diện tích đốm lưỡi, độ cong đuôi) và các chỉ tiêu định tính (màu lông, màu mắt, màng bơi, hình dạng xoáy).

- Đo chiều cao vai (body height at withers - BHW): Chó khi đo trong tư thế đứng thẳng tự nhiên, dùng thước đo kích thước vuông góc từ vị trí bàn chân trước chạm đất thẳng đứng đến vị trí đốt cuối cùng ở sống cổ trồi lên khi chó cúi đầu. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Đo chiều dài thân (body length - BL): Chó khi đo trong trạng thái đứng tự nhiên, dùng thước dây đo điểm từ đốt cuối cùng sống cổ đến đốt cuối cùng sống lưng trồi lên khi chó cụp đuôi. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Đo chiều dài đuôi (tail length - TL): Dùng thước dây đo từ đốt cuối cùng sống lưng đến chót đuôi. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Đo vòng ngực (chest circumference - ChC): Dùng thước dây đo vòng ngực, vòng đo ôm sát hai chân trước. Đơn vị tính là centimet (cm).


- Đo vòng hông (wairst circumference - WC): Dùng thước dây đo vòng hông, vòng đo ôm sát hai chân sau. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Đo chiều dài tai (ear length - EL): Dùng thước dây đo từ điểm giữa tai tiếp xúc hộp sọ đến chóp tai. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Đo chiều dài mõm (muzzle length - ML): Dùng thước dây đo từ điểm giữa hai mắt đầu mũi đến chóp mũi. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Chiều dài hộp sọ (Cranial length - CrL) : Tính từ điểm cuối mũi đến điểm cuối hộp sọ, đo bằng thước dây. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Chiều rộng hộp sọ (Cranial wide - CrW) : Dùng thước dây đo vòng quanh đầu từ hốc mắt bên trái sang bên phải. Đơn vị tính là centimet (cm).

- Số lượng móng đeo : Đếm số lượng móng đeo chân trước và chân sau.


Phương pháp xác định các tính trạng hình dáng, màu sắc

- Hình dạng xoáy lưng: Quan sát và phân loại xoáy lưng theo các hình dạng hiện có của xoáy lưng bao gồm: hình kim, hình lông, hình mũi tên, hình quả lựu, hình đàn violon, hình bowling, hình yên ngựa. Ghi chú thêm nếu có hình dạng hoặc tên gọi khác dựa trên tham vấn với các chủ trại nuôi.

- Màu lông và hình dạng lông: Màu lông ghi nhận bao gồm vàng, đen, vện và màu khác.

- Kiểu lông bao gồm: lông thẳng cứng hoặc lông thẳng mềm, lông xù, kiểu lông khác có ghi chú

- Hình dạng đuôi: Hình dạng thẳng, cụp hoặc cong lên ¼, cong lên 2/4 tính từ gốc đuôi theo tiêu chuẩn hiện nay của VKA.

- Hình dạng tai: Hình dạng tai đứng, cụp dài ngang mắt hoặc cụp dài qua

mắt.

- Đốm lưỡi: Hình dạng đốm lưỡi có hoặc không, nếu có chiếm ít hơn

10%, 10-50%, hơn 50-90% và 100%.

- Màng bơi ở chân: nhận diện hình dạng màng nối giữa các ngón chân, có thể có hoặc không.

- Màu mắt: đen, nâu hoặc màu khác có ghi chú.


Hình 2 1 Các tham số kích thước hình thái chó Phú Quốc Cá thể khảo sát được 1

Hình 2.1 Các tham số kích thước hình thái chó Phú Quốc. Cá thể khảo sát được giữ đứng thẳng trong quá trình đo.

(1) Chiều cao thân tính đến vai (BHW), (2) Chiều dài thân (BL), (3) Độ dài đuôi (TL),

(4) Độ dài mõm (ML), (5) Độ dài tai (EL) , (6) Vòng ngực (ChC), (7) Vòng hông (WC ,

(8) Cân nặng (BW)

Các yêu cầu chung của quy trình đo và xác định các tính trạng hình dáng bên ngoài:

- Chọn vị trí đặt cá thể cần đo có bề mặt phẳng, ở nơi không xuất hiện các chó khác để chó không bị kích thích và vận động mạnh ảnh hưởng đến kết quả đo.

- Chó đứng tự nhiên bằng 4 chân trên bề mặt phẳng.

- Chọn các mốc đo chính xác, các vị trí đo thường là điểm cuối hay đầu đốt sống lưng và sống cổ, điểm bắt đầu đến chóp tai hay mũi, các vòng đo sát với chân trước hay chân sau.

- Chọn thước đo phù hợp, thường là thước thẳng cho các kích thước cao hoặc dài và thước dây cho các kích thước vòng hay có độ cong.

- Không chọn đo kích thước vòng hông khi chó cái mang thai.

- Lặp lại các chỉ số đo ít nhất 3 lần lấy trung bình và không quá sai số

10%.



Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 2Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 3


Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 4Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 5



Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 6

Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 7


Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 8


Hình 2 2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc 9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


Hình 2.2 Đo một số chỉ tiêu kiểu hình cơ bản chó Phú Quốc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023