Khu Vực Nuôi Chó Bố Mẹ Làm Giống Và Khu Vực Nuôi Ổ Sau Khi Đẻ Con, Tại Trại Bán Bảo Tồn Vũng Tàu.


Hình 3 26 Khu vực nuôi chó bố mẹ làm giống và khu vực nuôi ổ sau khi đẻ con 1Hình 3 26 Khu vực nuôi chó bố mẹ làm giống và khu vực nuôi ổ sau khi đẻ con 2


Hình 3.26 Khu vực nuôi chó bố mẹ làm giống và khu vực nuôi ổ sau khi đẻ con, tại trại bán bảo tồn Vũng Tàu.

Chó Phú Quốc là một trong 3 giống chó có xoáy lưng (tỷ lệ phát sinh tính trạng xoáy lưng trong quần thể gần như là đặc tính chính để so với các xuất hiện riêng biệt và và nhỏ lẻ ở cá thể trên các dòng chó khác) cùng với chó xoáy Thái Lan và Châu Phi. Đặc tính xoáy lưng là một đặc tính di truyền liên quan đến bệnh u nang và dễ gây tử vong cũng như suy thoái trong bầy đàn khi nghiên cứu trên chó xoáy Châu Phi [97]. Trong quá trình phát triển đàn chó Phú Quốc, giai đoạn năm 2007 đã chứng kiến sự sụt giảm do tử vong gây ra bởi bệnh u nang biểu bì giảm số lượng đàn chó chỉ còn trên dưới 100 cá thể, đây là sự bộc phát thành dịch bệnh do quá trình lai cận huyết nhằm tạo ra những cá thể theo nhu cầu người mua, khi đó đồng thời sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp gia tăng sự phát tán và biểu hiện bệnh làm suy thoái quần thể chó Phú Quốc.

Hình 3 27 Các cá thể chó Phú Quốc đồng hợp lặn về tính trạng xoáy lưng mô 3Hình 3 27 Các cá thể chó Phú Quốc đồng hợp lặn về tính trạng xoáy lưng mô 4


Hình 3.27 Các cá thể chó Phú Quốc đồng hợp lặn về tính trạng xoáy lưng (mô hình nuôi tại Vũng Tàu).


Với kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng các kịch bản lai tạo là có cơ sở nhằm kiểm soát di truyền đồng thời cũng đánh giá lại các tác động của môi trường và dinh dưỡng lên quá trình nuôi. Kết quả các phép lai tuân theo định luật di truyền tính trạng trội hoàn toàn không liên kết với giới tính. Giả thiết có 9 tổ hợp kết quả, trong đó 5 tổ hợp cho kiểu hình 100% có xoáy lưng; 1 tổ hợp cho tỷ lệ kiểu hình có/không có xoáy lưng là 3:1; 2 tổ hợp cho tỷ lệ kiểu hình có/không có xoáy lưng là 1:1; 1 tổ hợp cho tỷ lệ kiểu hình 100% không có xoáy lưng (Bảng 3.24).

Bảng 3.22 Mô hình lai giả thiết



Tính trạng

xoáy lưng

Kiểu gen bố

RR

Rr

Rr

Kiểu gen mẹ

RR

100% RR

(100% có xoáy)

50% RR

50% Rr

(100% có xoáy)

100% Rr

(100% có xoáy)

Rr

50% RR

50% Rr

(100% có xoáy)

25% RR

50% Rr

25% rr

(75% có xoáy

25% không xoáy)

50% Rr

50% rr

(50% có xoáy

50% không xoáy)

rr

100% Rr

(100% có xoáy)

50% Rr

50% rr

(50% có xoáy

50% không xoáy)

100% rr

(100% không xoáy)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.


Thông thường theo các mô hình lai thì các cá thể có tính trạng trội sẽ được đem lai chéo với cá thể đồng hợp lặn để kiểm tra kiểu gen, tuy nhiên phương pháp này có những khuyết điểm là mất thời gian dài và về mặt đạo đức sinh học trên động vật không cho phép. Với những kết quả từ phân tích theo phương pháp real-time PCR, chủ trại nuôi có thể thu và gửi mẫu phân tích của các cá thể


sau khi lai mang tính trạng kiểu hình có xoáy nhằm xác định kiểu gen đồng hợp trội hoặc dị hợp.

3.4.3. Cấy và gắn chip điện tử theo dõi cá thể riêng biệt

Thuốc mê phải được chuẩn bị sẵn, liều thuốc mê dùng là 3cc (Ketamin). Kiểm tra chíp điện tử: Mỗi con chíp có một mã số riêng. Các bộ chuyên trách phải rà soát và ghi sẵn ra giấy mã số của từng chíp theo từng hộp. Việc kiểm tra này đảm bảo các con chíp đều đọc được và hoạt động tốt.

Trước khi gắn chíp 2 tuần, cần thông báo cho các chủ nuôi chó lưng xoáy Phú Quốc để đảm bảo sức khoẻ cho con chó được cấy chíp.

Trước khi tiến hành cấy chíp 2 ngày, cần thông báo cho chủ không cho chó ăn trước 1 ngày gắn chíp để tránh trường hợp những con chó yếu sốc thuốc nôn ói thức ăn trong bao tử dồn ngược lên làm nghẹt đường hô hấp. Trước và sau khi gắn chíp 1 ngày không cho chó uống và tiếp xúc với nước để tránh phản ứng với thuốc.

Chuẩn bị thuốc mê sẵn trong ống tiêm, bông gòn và cồn sát trùng và các dụng cụ khác.


Hình 3 28 Ống tiêm gây mê khi gắn chip điện tử Hình 3 29 Chip điện tử máy dò 5Hình 3 28 Ống tiêm gây mê khi gắn chip điện tử Hình 3 29 Chip điện tử máy dò 6


Hình 3.28 Ống tiêm gây mê khi gắn chip điện tử


Hình 3 29 Chip điện tử máy dò và bảng điện tử đọc số ID Kiểm tra số đọc 7


Hình 3 29 Chip điện tử máy dò và bảng điện tử đọc số ID Kiểm tra số đọc 8Hình 3 29 Chip điện tử máy dò và bảng điện tử đọc số ID Kiểm tra số đọc 9

Hình 3.29 Chip điện tử, máy dò và bảng điện tử đọc số ID

Kiểm tra số đọc ID trên từng con chíp trước khi cấy vào cá thể mong muốn. Đồng thời, chó Phú Quốc được gây mê đến khi mê hoàn toàn. Chíp điện tử trước khi được cấy vào phải được sát trùng bằng cồn, sau đó đưa chíp vào kim tiêm và luôn giữ đầu mũi kim tiêm hướng thẳng lên trên để tránh trường hợp rớt chíp ra ngoài. Cả ống tiêm lẫn kim tiêm chíp đều phải được sát trùng trước mỗi lần gắn chíp.

Để tránh nhầm lẫn và kiểm tra chéo số đọc trên chíp trước khi cấy và sau khi cấy đồng thời để kiểm tra chắc chắn chíp đã được cấy vào con vật, nhất thiết phải cầm máy đọc và kiểm tra lại số đọc trên bảng điện tử. Đối chiếu con số này với số ghi trong sổ cái và trong các biên bản trước đó. Nếu có sự nhầm lẫn phải điều chỉnh lại ngay để tiện theo dõi sau này


Hình 3 30 Ổ chó mẹ và bầy chó Phú Quốc con tại trại bán bảo tồn Vũng Tàu 10Hình 3 30 Ổ chó mẹ và bầy chó Phú Quốc con tại trại bán bảo tồn Vũng Tàu 11

Hình 3.30 Ổ chó mẹ và bầy chó Phú Quốc con tại trại bán bảo tồn Vũng Tàu

Sau khi cấy chíp xong cần theo dõi tức thì sức khoẻ của các cá thể. Những cá thể khỏe mạnh có thể trở lại bình thường sau hơn nửa tiếng. Những cá thể có biểu hiện thở khó cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y và có những xử lý tức thì. Tránh cho chó tiếp xúc với nước uống hay tắm cho chó sau khi vừa cấy chíp hoàn tất.


KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Xác định được một số thông số kiểu hình đặc trưng của chó Phú Quốc, trong đó bao gồm: khối lượng cơ thể 19,5-19,6kg; dài thân 50,2-50,6cm; cao vai 45,3-45,9cm; dài mõm (hay dài mũi) 10,2-10,3cm; vòng ngực 55,3-55,9cm; vòng hông 45,1-45,6cm; dài tai 9,8cm; dài đuôi 28,1-28,9cm.

Xây dựng được bộ tiêu chuẩn hình thái nhận dạng nhanh và chính xác chó Phú Quốc để phục vụ công tác chọn lọc và bảo tồn giống, dựa trên các chiều đo bao gồm: Chỉ số hộp sọ là 1:1 (dài:ngang hộp sọ) và 1:2 (dài mõm:dài hộp sọ); Chỉ số cơ thể (dài thân/vòng ngực) là 92,06-92,44 và Hệ số tỷ lệ cơ thể (cao vai/dài thân) là 90,59-90,86.

Khẳng định sự liên quan giữa kiểu gen liên quan đến kiểu hình xoáy lưng đặc trưng của chó Phú Quốc tương tự như các dòng chó đã được công nhận trên thế giới là chó xoáy Thái Lan và chó xoáy châu Phi. Kiểu hình này do một gen trội hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể số 18 ký hiệu là R (ridge), với R là kiểu hình xoáy và r là kiểu hình không xoáy.

Nghiên cứu đã đề xuất phương thức sử dụng bộ tiêu chí hình thái kết hợp phương pháp xác định kiểu gen của tính trạng xoáy lưng để chọn lọc chó giống Phú Quốc trước khi đưa vào các trại bảo tồn và nhân giống.

Đề nghị

Tiếp tục tiến hành các nghiên cứu liên quan giữa kiểu gen R và dinh dưỡng cung cấp trong quá trình nuôi và nhân giống; cũng như đánh giá tác động của các điều kiện môi trường khác nhau trong quá trình phát triển và sinh sản của chó Phú Quốc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Chiếm N.H. and Biện N.V. (2004), "Điều tra nghiên cứu bảo tồn gen động vật: chó Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang", Trường Đại học Cần Thơ.

2. Dũng T.H., Quân T.K., Hiếu H.V., Công N.T., and Dũng C.A. (2016), "Origin of Phu Quoc ridgeback dog by using mitochondrial d-loop sequences", TAP CHI SINH HOC. 38(2), 269 - 278.

3. Lợi N.T. (2017), "Con chó trong các nền văn hóa", Tạp chí Thông tin Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (online). 09-10.

4. Quân T.K., Tú N.V., Trình T.N., Hiếu H.V., Dũng C.A., and Dũng T.H. (2016), "Evaluation of genetic diversity of Phu Quoc ridgeback dogs based on mitochondrial DNA Hypervariable-1 region", Journal of Biotechnology. 14(1A), 245-253.

5. Tiến Đ.V. (1985), "Tập hợp các công trình điều tra cơ bản động vật học ở Việt Nam (1957 – 1980)".

6. Thành H.T., Đạt N.Q., Sự V.V., and Tiêu H.V. (2009), "Khả năng sinh trưởng và sinh sản của chó Phú Quốc nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh", Báo cáo khoa học Viện Chăn Nuôi.

7. Thu D. V., Bo N. B., Binh D. V., Hung N. N., Khoi T. X., Hue L. T., and T., T.N. (2015), "Research on haematological and biochemical parameters of Bac Ha and H’Mong dog blood", Vietnam Academia Journal of Biology. 37(4), 503–508.

8. Trà T.K. (2018), "Chó, Nghê, Cẩu trong tâm linh và văn hóa người Việt Nam", Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. 1, 78-81.


Tài liệu tiếng Anh


9. Abigail L. Shearin and Elaine A. Ostrander (2010), "Canine Morphology: Hunting for Genes and Tracking Mutations ", PLoS. Biol. . 8 (3).

10. Ana E.P., Lahoussine O., Mohsen K., Jose´ M., Francisco P.F., and Michael W.B. (2006), "Mitochondrial DNA sequence variation in Portuguese native dog breeds: Diversity and phylogenetic affinities", J Hered. 97(4), 318 - 330.

11. Ardalan, A., Oskarsson, M., Natanaelsson, C., Wilton, A.N., Ahmadian, A., and Savolainen, P. (2012), "Narrow genetic basis for the Australian dingo confirmed through analysis of paternal ancestry", Genetica. 140(1-3), 65- 73.

12. Ardalan A., Kluetsch C.F., Zhang A.B., Erdogan M., Uhlen M., Houshmand M., Tepeli C., Ashtiani S.R., and Savolainen P. (2011), "Comprehensive study of mtDNA among Southwest Asian dogs contradicts independent domestication of wolf, but implies dog-wolf hybridization", Ecol Evol. 1(3), 373-385.


13. Baurac, J.C. (1894), "La Cochinchine et ses habitants".

14. Benecke N. (1987), "Studies on Early Dog Remains from Northern Europe", J Archaeol Sci. 14, 31-49.

15. Berkel, M. (1998), " Judging the Thai Ridgeback", Rare Insight. 1(2), 18.

16. Bjornerfeldt S., Webster M.T., and Vila C. (2006), "Relaxation of selective constraint on dog mitochondrial DNA following domestication", Genome Res. 16(8), 990-4.

17. Booth M.J. (1998), "A typical dermoid sinus in a chow chow dog", J S Afr Vet Assoc. 69(3), 102-4.

18. Booth, M.J. (1998), "Atypical dermoid sinus in a chow chow dog", J S Afr Vet Assoc. 69(3), 102-4.

19. Bradley S., Teghan L., Rachel N., and Henneberg M. (2017), "Brain size/body weight in the dingo (Canis dingo): comparisons with domestic and wild canids", Aust. J. Zool. 65(5), 292.

20. Brewer D.J., Terence C.S., and Phillips A. ( 2001), "Dogs in antiquity: Anubis to Cerberus: The origins of the domestic dog", Aris & Phillips, Warminster, United Kingdom.

21. Bukar-Kolo Y.M., Muhammad M., Musa Z., Allo A., and Adamu L. (2016), "Relationships between Zoometric Measurements, Coat Colors and Body Condition Scores of the Nigerian Indigenous Dogs in Maiduguri, Northeastern Nigeria", Res. J. Vet. Pract. 4(3), 51-59.

22. Bylandt, H.D. (1897), "Les Races de Chien".

23. Cecchi F., Gisella P., Andrea S., and Ciampolini R. (2016), "Morphological Traits and Inbreeding Depression in Bracco Italiano Dog Breed", Ital. J. Anim. Sci. 14(3), 3721.

24. Clayton, H.M. and Boyd, J.S. (1983), "Spina bifida in a German shepherd puppy", Vet Rec. 112(1), 13-5.

25. Clutton-Brock J. (2016), "Origins of the dog: the archaeological evidence", In ‘The Domestic Dog: Its Evolution, Behavior and Interactions with People’. (Ed. J. Serpell.)(Cambridge University Press: Cambridge.). 7–21.

26. Concannon P.W. (2000), "Recent advances in Small Animal Reproduction", Canine Pregnancy: Predicting Parturition and Timing Events of Gestation. Eds: Verstegen J. International Veterinary Information Service (www.ivis.org).

27. Concannon, P.W. ( 2000), "Recent advances in Small Animal Reproduction", Canine Pregnancy: Predicting Parturition and Timing Events of Gestation. Eds: Verstegen J. International Veterinary Information Service (www.ivis.org).

28. Crawford, R.D. and Loomis, G. (1978), "Inheritance of short coat and long coat in St. Bernard dogs", J Hered. 69(4), 266-7.

29. Crowther M.S., Fillios M., Colman N., and Letnic M. (2014), "An updated description of the Australian dingo (Canis dingo Meyer, 1793)", J. Zool. 293(3), 192-203.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2023