dụng mô hình. Do đó, tác giả không áp dụng mô hình của Schein trong việc xây dựng khung nghiên cứu.
Denison (1990) nghiên cứu mối quan hệ văn hóa tổ chức đến đến “lợi tức đầu tư (ROI), tiền lãi (ROS), sự tăng doanh thu, tỉ suất sinh lời trên tài sản hiện có (ROA), ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, sự hài lòng của nhân viên, và hiệu quả chung”. Tác giả dựa trên mẫu khảo sát rất nhiều DN ở các quốc gia khác nhau và sử dụng công cụ thống kê để phân tích. Đóng góp của nghiên cứu là đã tìm ra được thanh đo để đánh giá sự mạnh hay yếu của văn hoá tổ chức với 4 đặc điểm: khả năng thích ứng, sứ mệnh, tính nhất quán, sự tham gia; trong mỗi đặc điểm có 3 cách thức biểu hiện và sử dụng 2 chiều: Tập trung bên trong (hướng nội) so với tập trung bên ngoài (hướng ngoại), linh hoạt so với ổn định. Thêm vào đó, các tiêu chí đánh giá trong mô hình DOCS còn giúp DN hướng đến kết quả công việc cao.
Cameron và Quinn (2011) dựa trên lý thuyết về khung giá trị cạnh tranh, so sánh mức độ phân cực của mỗi DN về tính linh hoạt so với sự kiểm soát và mức độ tập trung nội bộ so với bên ngoài. Họ đã chia văn hóa tổ chức thành bốn tiêu chí khác nhau: Văn hóa hợp tác: Nó giống như kiểu tổ chức gia đình. Đặc điểm văn hóa này là làm việc nhóm, tham gia vào các chương trình. Đó là nơi có môi trường làm việc hòa đồng, ưu tiên tinh thần hợp tác, đồng đội giữa các nhân viên và sẵn sàng chia sẻ mọi thứ; Văn hóa sáng tạo: Tạo dựng các yếu tố để thúc đẩy sự chủ động, sự khác biệt; Tạo môi trường làm việc đầy tính sáng tạo, năng động. Nó thể hiện “Tập trung cao độ vào kết quả lâu dài, dẫn đầu thị trường là giá trị cốt lõi”; Văn hóa thứ bậc: Nền tảng của DN dựa trên việc thực thi một cách nghiêm chỉnh hệ thống các nội quy, nguyên tắc và quy trình chặt chẽ của DN. Nó thể hiện “Tính duy trì, thành tích và hoạt động hiệu quả là những mục tiêu dài hạn. Sự đảm bảo và tiên đoán ăn chắc mặc bền là giá trị văn hóa cốt lõi”; Văn hóa cạnh tranh: Con đường dẫn tới thịnh vượng và nền tảng văn hóa của DN xuất phát từ việc xác định đúng năng lực cạnh tranh, đề ra mục tiêu và đặt ra yêu cầu hướng đến mục tiêu, kết quả bằng mọi giá. Nó thể hiện “Đạt vị thế dẫn đầu trong thị trường là quan trọng trong quá trình xây dựng danh tiếng và khẳng định sự thành công”. Với hướng tiếp cận của Cameron và Quinn (2011), tuy cơ bản nhưng bao quát gần như các đặc điểm chung về văn hóa tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Việc tổ chức xác định văn hóa tổ chức ở hiện tại đang thế nào, xác định tiêu chí văn hóa tổ chức mong muốn ở tương lai là rất quan trọng để xây dựng được chiến lược phù hợp và thay đổi văn hóa tổ chức. Chính vì vậy, đây là dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng khung nghiên cứu của đề tài. Thêm vào đó, có cơ sở khoa học vững chắc thông qua các nghiên cứu trước về mối quan hệ văn hóa tổ chức với hệ thống kiểm soát phải kể
đến: hệ thống KS quản lý cần phải được thiết kế để có thể phù hợp với các đặc tính văn hóa (Chenhall, 2003), văn hóa tổ chức cần nhấn mạnh tính mở, tính minh bạch, tính bình đẳng thì sự tín nhiệm trong hệ thống KS sẽ được tăng lên (Chow và cộng sự, 1991; Fauzi và cộng sự, 2009) ủng hộ kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và hệ thống kiểm soát quản lý (Harrison và McKinnon, 1999). Hay nghiên cứu cũng tìm thấy văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát quản lý (Boon và cộng sự, 2008; Batool, 2011).
Ở Việt Nam, các hướng nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thành phần hay hệ thống KSNB. Quang Huy (2013) nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa KSNB và chiến lược kinh doanh tới hiệu quả kinh doanh của DN. Nghiên cứu dựa trên tài liệu khung KSNB của COSO (1992, 2013). Bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp, phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả cơ bản. Kết quả khảo sát, đánh giá mối quan hệ KSNB và chiến lược có quan hệ với nhau là 90,52%. Theo đó, nghiên cứu cũng cho rằng xây dựng và hoạch định chiến lược là yêu cầu bắt buộc đối với DN muốn có sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu các chiến lược không được kiểm soát thì DN vừa tốn kém nguồn lực và không đạt được những mục đích đã đề ra. Điều này thường được giới hạn bởi một hệ thống KSNB hiệu quả. Hơn thế nữa, các điểm yếu trong hệ thống KSNB sẽ có thể gây tổn thất cho DN về khía cạnh hoạt động và ngăn cản DN đạt được nhiệm vụ, mục tiêu. Hạn chế của nghiên cứu là chưa được kiểm định bằng các nghiên cứu thực nghiệm để khẳng định cho mối quan hệ trên. Nguyễn Thị Phương Lan (2018) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến KSNB trong các DN cổ phần Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu khảo 289 DN, kết hợp phân tích mô hình SEM với 4 nhân tố: chiến lược, cấu trúc tổ chức, nhận thức của tổ chức về sự bất ổn của môi trường, văn hóa, bên cạnh các biến kiểm soát như: quy mô, thời gian hoạt động và hình thức sở hữu. Kết quả cho thấy các nhân tố như: chiến lược, cấu trúc tổ chức, nhận thức của tổ chức về sự bất ổn của môi trường, văn hóa có ảnh hưởng đến KSNB. Đặc biệt nghiên cứu đã phát hiện ra nhân tố mới văn hóa tổ chức có tác động đến các yếu tố cấu thành của KSNB, mà phần lớn các nghiên cứu trước chỉ đề cập trong các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát quản lý. Đồng thời tác giả đã có cách tiếp cận mới về cách đánh giá chiến lược đến các yếu tố cấu thành KSNB theo thang đo nhiều chỉ mục thay vì phân đoạn theo các nghiên cứu trước.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Thành Phần Kiểm Soát Nội Bộ
- Khác Biệt Giữa Tổ Chức Cơ Học Và Tổ Chức Hữu Cơ
- Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 6
- Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 7
- Đặc Điểm Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
2.1.2.7. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một khái niệm rộng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đồi, bảo vệ, lưu trữ, truyền tải, xử lý và thu thập thông tin (WordNetSearch, 2018). Khái niệm này còn được tham chiếu NĐ49/CP của Chính phủ ngày 04/08/1993: CNTT là tập
hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Nghiên cứu dưới khía cạnh quản trị DN, CNTT là khả năng sử dụng và triển khai nguồn lực trên nền tảng CNTT kết hợp hoặc cùng hiện diện với các nguồn lực khác (Bharadwaj, 2000). Qua đó, Bharadwaj (2000) xem CNTT như là một tập hợp các nguồn lực cho phép một tổ chức đạt được hay duy trì được lợi thế cạnh tranh. Việc sử dụng CNTT thường mang lại những lợi ích tiềm năng về tính hiệu lực và hiệu quả cho KSNB của đơn vị (Alles và cộng sự, 2002; Vasarhelyi và Halper, 2018). AICPA (2006) cho rằng CNTT cho phép một thực thể xử lý khối lượng lớn dữ liệu một cách nhất quán và nâng cao khả năng của đơn vị trong việc giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát, và đạt được hiệu quả công việc bằng cách thực hiện các biện pháp kiểm soát bảo mật trong các ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hệ thống điều hành.
Các doanh nghiệp có nguồn lực CNTT mạnh có khả năng triển khai nhanh hơn các công nghệ mới để hỗ trợ các yêu cầu của KSNB, nhờ vào sức mạnh của cơ sở hạ tầng CNTT và nền tảng kỹ năng CNTT của họ (Bharadwaj, 2000). Klamm và Watson (2009) kiểm tra các yếu tố cấu thành KSNB khuôn khổ COSO và CNTT. Nghiên cứu cho rằng các DN có yếu tố cấu thành KSNB liên quan đến CNTT yếu kém thì có báo cáo điểm yếu và sai sót trọng yếu nhiều hơn. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra bằng chứng về tác động tiêu cực lan tỏa và đa chiều của CNTT đặc biệt là trong môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và giám sát. CNTT ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển và duy trì hệ thống KSNB của Ban Giám đốc. Khuôn khổ COSO (1992, 2013) gợi ý rằng KSNB có hiệu quả nhất khi chúng được “tích hợp sẵn” vào cơ sở hạ tầng và quy trình kinh doanh của toàn DN. Các DN có năng lực CNTT cao thường có cơ sở hạ tầng CNTT tích hợp và mạnh mẽ, chẳng hạn như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), để hỗ trợ các biện pháp kiểm soát tích hợp, hiệu quả. Morris (2011) nhận thấy rằng các DN đã có ERP từ trước ít có khả năng báo cáo các điểm yếu của KSNB hơn các DN không áp dụng. Hơn nữa, Stratopoulos và cộng sự (2013) cho rằng một hệ thống kiểm soát hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về thời gian, nguồn lực và các công cụ công nghệ. Chen và cộng sự (2014) nghiên cứu vai trò CNTT, tính hữu hiệu KSNB và phí và chậm trễ kiểm toán bên ngoài trong môi trường hậu SOX. Nhóm tác giả đo lường tính hữu hiệu của KSNB và thành phần KSNB dựa trên COSO (1992). Nghiên cứu đã phát hiện được rằng về tác động của việc sử dụng CNTT đối với rủi ro kinh doanh và các kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán. Năng lực CNTT làm giảm trực tiếp việc tăng phí kiểm toán, nhưng không làm tăng độ trễ kiểm toán, cho thấy năng lực CNTT
cao báo hiệu rủi ro kinh doanh liên quan đến việc sử dụng CNTT giảm thiểu và giảm phần bù rủi ro của kiểm toán viên. Hơn nữa, năng lực CNTT có tác động lan tỏa đến cả thành phần KSNB và tính hữu hiệu KSNB, do đó sẽ hạn chế thêm phí kiểm toán và sự gia tăng chậm trễ kiểm toán. Nhìn chung, kết quả của họ cho thấy rằng năng lực CNTT của một DN có thêm lợi ích là hỗ trợ hoạt động của KSNB và hiệu quả của quá trình kiểm toán. Nghiên cứu này cũng được đề cập trong lý thuyết ngẫu nhiên của các tổ chức, vì lý thuyết coi biến công nghệ là biến ngẫu nhiên mang đặc tính của tổ chức có ảnh hưởng đến hệ thống hay thành phần KSNB. Ngoài ra, nghiên cứu coi công nghệ là biến ngữ cảnh có ảnh hưởng đến kiểm soát quản lý (Fauzi và cộng sự, 2009) .
Ở Việt Nam, Trương Khánh Phương (2019) nghiên cứu mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu KSNB của các DNBHPNT tại Việt Nam. Nghiên cứu đã phát hiện ra ngoài các yếu tố thành phần KSNB còn có nhân tố CNTT ảnh hưởng đến sự hữu hiệu KSNB. Cùng với đó, Nhà nước ban hành văn bản ứng dụng CNTT cho lĩnh vực bảo hiểm: 640/QĐ-BHXH: “Phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016-2020”; Quyết định số 556/QĐ-BTC ngày 24/3/2016, trong đó có dự án “Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh BH”.
Bên cạnh đó, với việc phát triển mạng nội bộ (mạng Lan), mạng diện rộng (mạng WAN), mạng internet và xu hướng tự động hóa công tác quản lý thường sử dụng các phần mềm ERP. Các gói phần mềm đã cải thiện những hoạt động và quy trình kinh doanh truyền thống. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin càng cao đồng nghĩa với việc những công nghệ mới được ứng dụng trong công tác quản lý và kiểm soát; dữ liệu được tích hợp một cách đầy đủ và nhất quán hơn trên phạm vi toàn DN; khả năng cung cấp thông tin ngày càng đa dạng, theo nhiều chiều tùy theo yêu cầu của đối tượng sử dụng – đặc biệt là các đối tượng bên trong DN, thông tin nhanh chóng, kịp thời nhờ khả năng xử lý nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ mới.
2.1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
Hevesi (2005) với nghiên cứu “Tiêu chuẩn KSNB ở Chính phủ bang New York”. Những tiêu chuẩn này đã được biên soạn từ những người được chính quyền hàng đầu ủng hộ trong lĩnh vực KSNB. Trong nghiên cứu này ngoài việc đã đưa ra khái niệm KSNB và nghiên cứu cũng có nét tương đồng với COSO (1992) và COBIT về việc thừa nhận KSNB gồm 5 yếu tố thành phần. Nghiên cứu nhấn mạnh đến mục tiêu của KSNB là:
- Thúc đẩy các hoạt động có trật tự, tiết kiệm, hiệu quả, và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ chất lượng phù hợp với sứ mệnh của tổ chức.
- Bảo vệ các nguồn lực chống mất mát do lãng phí, lạm dụng, quản lý kém, sai sót và gian lận.
- Tăng cường tuân thủ luật, quy định, hợp đồng và chỉ thị quản lý.
- Phát triển và duy trì dữ liệu tài chính và quản lý đáng tin cậy, và trình bày chính xác dữ liệu trong các báo cáo kịp thời.
O'Leary (2005) với bài viết ”Xây dựng mô hình chuẩn hóa để đánh giá KSNB”. Với nghiên cứu này các tác giả đã dựa trên mô hình nghiên cứu trước của COSO (1992), COCO (1994) và được mô tả trong nghiên cứu của Simmons (1995). Nghiên cứu này đã phát triển một mô hình đánh giá KSNB được chuẩn hóa (mô hình ICE) từ những hạn chế nhận thức các mô hình trước đó được phát triển trong nghiên cứu học thuật. Nghiên cứu thực hiện ở 5 DN với 94 kiểm toán viên ở Úc. Tác giả đưa ra mô hình với các biến độc lập là 5 yếu tố cấu thành KSNB, đo lường biến phụ thuộc tính hữu hiệu của KSNB qua ba chỉ báo: chi phí, phát triển hợp lý, thời gian hoàn thành. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh môi trường kiểm soát phù hợp kiểm toán theo định hướng rủi ro.
Jokipii (2006) có tiếp cận khác cả về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khi xem xét về mối quan hệ các nhân tố mang đặc tính tổ chức, cấu trúc KSNB và tính hữu hiệu KSNB. Trong nghiên cứu này tác giả đã dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và tiếp cận dựa trên nguồn lực. Nghiên cứu này cũng có hướng nghiên cứu tương đồng về cách đo lường tính hữu hiệu KSNB, cấu trúc KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành như COSO (1992) và các nghiên cứu trước (Selto và cộng sự, 2004; Stinger và cộng sự, 2002). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định các giả thuyết. Tác giả nhận định, khuôn khổ KSNB của COSO cho thấy KSNB cần thay đổi tùy theo đặc thù của DN điều này phù hợp với lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức. Mô hình sử dụng 5 yếu tố cấu thành của KSNB được coi là biến phản ánh của cấu trúc KSNB, tác giả còn đưa thêm các biến mang đặc tính của tổ chức như: chiến lược, quy mô, cấu trúc tổ chức, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường tổ chức tác động đến cấu trúc KSNB, và tính hữu hiệu của KSNB. Tính hữu hiệu của KSNB được đo lường với ba chỉ báo: hiệu quả và hiệu năng của hoạt động; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; tuân thủ luật pháp và các quy định, với mẫu khảo sát qua 741 DN ở Phần Lan. Tác giả đề xuất và kiểm định 2 mô hình nghiên cứu: mô hình 1, coi cấu trúc KSNB là biến tiềm ẩn; mô hình 2, cho cấu trúc KSNB và đặc tính tổ chức tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc bằng phương pháp phân tích “mô hình cấu trúc tuyến tính
“SEM. Kết quả cho thấy, mô hình 1 phù hợp dữ liệu thực tế với cấu trúc KSNB có tác động thuận chiều và rõ nét đến tính hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, tác giả đã phát hiện các biến mang đặc tính tổ chức như: quy mô tổ chức, chiến lược của tổ chức, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường tổ chức tác động đến cấu trúc KSNB.
Noorvee (2006) nghiên cứu hướng đến đánh giá đo lường tính hữu hiệu của KSNB trong các DN nhỏ và vừa ở Estonia. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đã xây dựng thang đo để đo lường tính hữu hiệu của KSNB dựa vào nền tảng báo cáo COSO (1992, 2013). Nghiên cứu tính hữu hiệu của KSNB là thang đo bậc 2 với ba mục tiêu của KSNB. Thang đo bậc 1 là 5 yếu tố cấu thành của KSNB (COSO, 1992). Nghiên cứu định lượng tính hữu hiệu của KSNB sử dụng phương pháp khảo sát với thang đo likert 5 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố cấu thành của KSNB có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy tính hữu hiệu của KSNB có giá trị trung bình khảo sát 3,91/5 điểm.
Amudo và Inanga (2009) nghiên cứu đánh giá hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công tại Uganda được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng. Nghiên cứu đã dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT, phát triển một mô hình thực nghiệm các biến độc lập là các yếu tố cấu thành của KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, giám sát. Ngoài ra bổ sung thêm các biến CNTT theo COBIT và xem xét các biến ủy quyền và quan hệ lao động là các biến điều tiết. Các biến này tác động đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của KSNB. Mô hình được sử dụng để đánh giá hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công ở Uganda. Kết quả cho thấy, một số yếu tố cấu thành của KSNB bị khiếm khuyết đây là lý do dẫn đến hệ thống KSNB hoạt động chưa hữu hiệu. Với việc hoạt động đúng đắn của các yếu tố cấu thành của KSNB được xác định là biến độc lập thì sẽ đảm bảo tính hữu hiệu KSNB.
Karagiorgos và cộng sự (2011), nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của KSNB trong kinh doanh khách sạn Hy Lạp. Các tác giả dựa trên nghiên cứu của COSO (1992), Drogalas và cộng sự (2005), Savcuk (2007), Sawyer (2003) để xây dựng và thiết kế bảng hỏi, khảo sát 85 khách sạn lớn có bộ phận KTNB với các đối tượng là Giám đốc KTNB, Giám đốc tài chính và Giám đốc điều hành. Với mô hình nghiên cứu coi thành phần KSNB gồm 5 yếu tố cấu thành là các biến độc lập như nghiên cứu: COSO (1992), O'Leary (2005), Jokipii (2006), Amudo và Inanga (2009). Các tác giả đo lường biến phụ thuộc tính hữu hiệu với 3 chỉ báo như trong nghiên cứu Jokipii (2006); Amudo và Inanga (2009). Nghiên cứu đã làm nổi bật sự tương tác giữa các
yếu tố thành phần của KSNB và tính hữu hiệu của KSNB, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố môi trường và hoạt động kiểm soát đến tính hữu hiệu của KSNB.
Sultana và Haque (2011) nghiên cứu đánh giá cấu trúc KSNB: với 6 ngân hàng niêm yết tại Bangladesh bằng phương pháp định tính và định lượng. Họ dựa trên nghiên cứu: O'Leary và cộng sự (2006), Gadh và cộng sự (1993), Kinney (2000) và báo cáo COSO (1992). Họ đưa ra mô hình nghiên cứu với biến độc lập là 5 yếu tố cấu thành của KSNB, biến điều tiết là: ủy quyền, mối quan hệ cộng tác, và biến phụ thuộc là tính hữu hiệu với ba chỉ báo là: hữu hiệu và hiệu quả của KSNB, độ tin cậy của BCTC và tính tuân thủ. Với mô hình nghiên cứu tương tự như Amudo và Inanga (2009). Tuy nhiên, họ đã bỏ qua một biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu trước đây, đó là biến công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy, tất cả các yếu tố cấu thành của KSNB hoạt động tốt điều này sẽ đảm bảo thực hiện hợp lý các mục tiêu kiểm soát, và vì thế đảm bảo tính hữu hiệu KSNB, trong đó môi trường kiểm soát là thành phần rất quan trọng ảnh hưởng đến các thành phần còn lại.
Muskanan (2014) xem xét tính hữu hiệu của KSNB trong việc áp dụng phân cấp tài chính. Các tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp là các báo cáo kiểm toán và báo cáo trách nhiệm ở Malaysia và phỏng vấn sâu 100 quan chức địa phương. Nghiên cứu dựa trên 5 yếu tố cấu thành của KSNB theo quan điểm COSO (1992). Dữ liệu nghiên cứu được lập bảng sử dụng mô hình SERVQUAL xem yếu tố cấu thành nào là yếu tố ít tác động nhất trong triển khai hệ thống KSNB hiện tại. Mô hình này có thể rút ra sự so sánh về kỳ vọng của các quan chức hàng đầu về hệ thống KSNB từ đó xây dựng các lý thuyết hệ thống KSNB. Kết quả cho thấy điểm số kỳ vọng cho mỗi yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát mạnh nhất 30%; hoạt động quản lý rủi ro và kiểm soát 20%; thông tin, truyền thông và giám sát 15%. Trên cơ sở nghiên cứu định tính tiến hành xây dựng phiếu khảo sát về chính quyền địa phương. Nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố môi trường KSNB trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Gamage và công sự (2014) nghiên cứu tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại 2 NHTM nhà nước với 64 chi nhánh ở Sri Lanka. Các tác giả dựa trên nghiên cứu: Amudo và Inanga (2009), Sultana và Haque (2011), Hanim Fadzil và cộng sụ (2005), Ofori và cộng sự (2011). Với mô hình nghiên cứu dựa trên Sultana và Haque (2011) nhưng bỏ qua biến điều tiết. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các biến độc lập là 5 yếu tố cấu thành của KSNB có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu KSNB được đo lường như trong nghiên cứu: Karagiorgos và cộng sự (2011), Sultana và Haque (2011).
Xu và Gao (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB của DN niêm yết ở Thượng Hải. Họ đã kết hợp dữ liệu thứ cấp là các BCTC và dữ liệu sơ cấp là khảo sát 787 DN. Họ đưa ra mô hình nghiên cứu với biến độc lập là: quyền sở hữu, số cuộc họp của ban kiểm soát và HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, thưởng cho ban điều hành và HĐQT, giám sát, cơ chế làm việc của chủ nợ, cơ chế thị trường, tỷ lệ các Giám đốc độc lập trong Ban Giám đốc. Biến phụ thuộc: tính hữu hiệu KSNB đo lường với các chỉ báo là: ROE, độ tin cậy BCTC, tính tuân thủ. Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực: thưởng điều hành, số cuộc họp của ban kiểm soát ảnh hưởng đến độ tin cậy BCTC, cơ chế ràng buộc của chủ nợ và cơ chế cạnh tranh thị trường có liên quan tích cực đến ROE, trong khi các nhân tố tỷ lệ các Giám đốc độc lập có liên quan tiêu cực với ROE.
Wang (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu KSNB. Tác giả khảo sát 2.432 DN ngoại trừ các DN niêm yết tài chính và bảo hiểm trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Nghiên cứu đưa ra mô hình với biến độc lập là: Tập trung quyền sở hữu, quy mô DN, giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, việc kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành, biến kiểm soát là: tỷ lệ tài sản-nợ, hệ số vòng quay tổng tài sản, biến phụ thuộc tính hữu hiệu KSNB được đo lường với ba chỉ báo: ROA, độ tin cậy của BCTC, mức độ thực hiện luật và quy định quốc gia. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị là các DN niêm yết cần tăng cường tham dự của các cổ đông, giảm tỷ lệ cổ đông lớn, tạo ra các nhà quản lý cống hiến cho sự phát triển DN. Hơn nữa, khi DN ở trạng thái tăng trưởng thì việc cải thiện KSNB sẽ đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Amponsah và cộng sự (2015) đánh giá hệ thống KSNB trong các DNBH ở Ghana. Tại Ghana, các DN trong ngành bảo hiểm được quy định bởi Ủy ban bảo hiểm Quốc gia. Mục tiêu của Ủy ban là đảm bảo quản lý, giám sát, quy định và kiểm soát hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Ghana. Nghiên cứu này nhằm đánh giá KSNB trong các DNBH ở Ghana bằng cách tìm hiểu xem liệu các biến KSNB có giống nhau giữa các nhóm DNBH khác nhau ở Ghana hay không. Với các biến trong nghiên cứu dựa theo quan điểm COSO (2013): Hoạt động kiểm soát, Giám sát, Môi trường kiểm soát và phân tích rủi ro. Nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai đa biến (MANOVA) làm công cụ phân tích. Nghiên cứu cho rằng để đạt được tính hữu hiệu KSNB thì các DNBH ở Ghana nên tập trung nhiều vào môi giới BH, tái BH.
Länsiluoto và cộng sự (2016) nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu các yếu tố thành phần của KSNB theo khuôn khổ báo cáo COSO và đo lường tính hữu hiệu của KSNB tại các DN Phần Lan. Dữ liêu khỏa sát (từ 741 Giám đốc) được nhóm lại bằng cách sử dụng bản đồ tự tổ chức (SOM), với việc sử dụng bảng hỏi thang đo likert 7