Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 2


Viết tắt

Tên tiếng Anh

Tiếng Việt

INTOSAI

International Organization of Supreme Audit Institutions

Tổ chức tối cao của kiểm toán Nhà nước

ISA

International Standards on Auditing

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy index

Chỉ số xem xét sự thích họp của EFA

KS

Control

Kiểm soát

KSNB

Internal Control

Kiểm soát nội bộ

KTNB

Internal Audit

Kiểm toán nội bộ

Decree

Nghị định

NHTM

Commercial Banks

Ngân hàng thương mại

Decision

Quyết định

RMSEA

Root Mean Square Error Approximation

Khai căn trung bình số gần đúng bình phương

SEC

Security Exchange Commission

Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ

SEM

Structural Equation Modeling

Mô hình cấu trúc tuyến tính

SOX

Sarbanes - Oxley Act

Đạo luật Sarbanes - Oxley

SPSS

Statistical Product and Services Solutions

Phần mềm thống kê dùng trong nghiên cứu khoa học xã hội

TBH

Reinsurance

Tái bảo hiểm

TT

Circular

Thông tư

VSA

Vietnamese Standards on Auditing

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Khác biệt giữa tổ chức cơ học và tổ chức hữu cơ 18

Bảng 3.1: Đối tượng phỏng vấn sâu 65

Bảng 3.2: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến thành phần KSNB 66

Bảng 3.3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu KSNB 67

Bảng 3.4: Thang đo biến “kiêm nhiệm HĐQT và Giám đốc” 75

Bảng 3.5: Thang đo biến “chiến lược kinh doanh” 75

Bảng 3.6: Thang đo biến “cấu trúc của tổ chức” 77

Bảng 3.7: Thang đo biến “nhận thức về sự không chắc chắn về môi trường” 78

Bảng 3.8: Thang đo biến “văn hóa tổ chức” 79

Bảng 3.9: Thang đo biến “công nghệ thông tin” 81

Bảng 3.10: Thang đo biến “môi trường kiểm soát” 81

Bảng 3.11: Thang đo biến “đánh giá rủi ro” 82

Bảng 3.12: Thang đo biến “hoạt động kiểm soát” 83

Bảng 3.13: Thang đo biến “thông tin và truyền thông” 83

Bảng 3.14: Thang đo biến “giám sát” 84

Bảng 3.15: Thang đo biến phụ thuộc “tính hữu hiệu KSNB” 85

Bảng 4.1: Doanh thu phí BH và thị phần theo lĩnh vực giai đoạn 2019 - 2020 91

Bảng 4.2: Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2016 – 2020 93

Bảng 4.3: Số tiền bồi thường BHPNT theo nghiệp vụ giai đoạn 2019 – 2020 93

Bảng 4.4: Tổng dự phòng nghiệp vụ BH phi nhân thọ giai đoạn 2016 – 2020 94

Bảng 4.5: Hoạt động tái bảo hiểm giai đoạn 2016 – 2020 94

Bảng 4.6: Cơ cấu danh mục đầu tư của các DNBH năm 2020 96

Bảng 4.7: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 102

Bảng 4.8: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 110

Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 112

Bảng 4.10: Mức độ tác động các nhân tố đến KSNB và các TP của KSNB 112

Bảng 4.11: Kết quả phân tích cấu trúc SEM có tham gia biến kiểm soát 114

Bảng 4.12: Kết quả phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm 114


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu 55

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 63

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Thị phần doanh thu phí BH năm 2020 91

Biểu đồ 4.2: Doanh thu phí BH gốc theo nghiệp vụ giai đoạn 2019 – 2020 92

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh thu phí BH gốc theo nghiệp vụ năm 2020 92

Biểu đồ 4.4: Tốc độ tăng trưởng dự phòng nghiệp vụ giai đoạn 2016 – 2020 94

Biểu đồ 4.5: Doanh thu phí BHPNT giữ lại giai đoạn 2019 – 2020 95

Biểu đồ 4.6: Cơ cấu danh mục đầu tư của DNBH phi nhân thọ 96

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA 109

Hình 4.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 110

Hình 4.3: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 111

Hình 4.4: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có thêm biến kiểm soát 114


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Vai trò quan trọng của KSNB trong quản trị doanh nghiệp trong việc ổn định, phát triển DN đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây trên bình diện toàn thế giới và ở Việt Nam. Các học giả nghiên cứu cho rằng một hệ thống KSNB giúp giảm rủi ro, đảm bảo độ tin cậy của BCTC, tuân thủ luật pháp và quy định (Spira, 2003). Thế giới đã chứng kiến rất nhiều gian lận trong BCTC được công bố như Tập đoàn Năng lượng Enron, vụ phá sản của Tập đoàn Viễn thông Worldcom, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ 2 nước Mỹ Kmark... Các gian lận này đã dẫn tới thiệt hại tài chính rất lớn đối với các nhà đầu tư, và đặc biệt nó dẫn tới phá sản của DN, sa thải hàng chục ngàn nhân viên mỗi năm. Sự gia tăng các thất bại trong kinh doanh và số lượng lớn các gian lận được công bố rộng rãi đã khiến các DN chú trọng hơn vào KSNB của họ, tương ứng với từng bối cảnh của DN. Đứng trước vấn đề này, Mỹ đã ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, Điều 404 yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết phải có báo cáo đánh giá tính hữu hiệu của KSNB. Ban lãnh đạo DN chịu áp lực ngày càng gia tăng để tăng cường tính hữu hiệu của KSNB, truyền đạt tính hữu hiệu này đến Ban Giám đốc và cổ đông (Sutton, 2006). Ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì tính hữu hiệu KSNB của DN. Do các yêu cầu gia tăng, ban lãnh đạo có thêm trách nhiệm đánh giá, kiểm tra và báo cáo hàng năm về KSNB của DN. Theo đó, các kiểm toán viên bên ngoài cũng chịu trách nhiệm kiểm toán các xác nhận quản lý về tính hữu hiệu của KSNB và họ phải đưa ra kết luận độc lập của riêng mình (Ramos, 2004).

Ngoài ra, các đối tác của DN như kiểm toán viên, nhà cung cấp và khách hàng, Chính phủ và xã hội cũng quan tâm đến KSNB vì vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sự tin cậy trong báo cáo, trách nhiệm và hình thức tổ chức của DN (Rittenberg và Schwieger, 2001). Mặc dù thực tế cho thấy KSNB là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến DN, nhưng các bằng chứng về tính hữu hiệu của cấu trúc KSNB trong môi trường tổ chức gần như không tồn tại và vẫn còn là chủ đề tương đối chưa được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều (Kinney, 2000). Trong khi các tài liệu chuyên môn về KSNB đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển các khung kiểm soát quốc tế, nhưng cho đến nay số lượng nghiên cứu KSNB vẫn chưa được nhiều.

Trong ngữ cảnh Việt Nam, các DNBHPNT Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế như chuyển giao rủi ro, kích



thích tiết kiệm, đầu tư phát triển kinh tế và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho các ngành nghề khác. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý giám sát BH năm 2020, thị trường BH Việt Nam hiện nay đã có 71 DNBH, trong đó số lượng DN môi giới BH là 19, DN tái bảo hiểm 2, DNBH nhân thọ 18, DNBHPNT 32; tổng tài sản toàn thị trường ước đạt

573.225 tỷ đồng và tổng doanh thu phí BH toàn thị trường ước đạt 185.960 tỷ đồng, với kỳ vọng của Cục quản lý giám sát BH thị trường BH đạt tốc độ tăng trưởng trên 16,09%. Tuy nhiên, mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao tiềm năng thị trường trường BH Việt Nam phi nhân thọ vẫn còn ”bỏ ngỏ”.

Bên cạnh việc tăng trưởng của thị trường BH Việt Nam cũng bộc lộ những tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, từ rủi ro trong BH (khai thác, dự phòng, tái bảo hiểm); Rủi ro tài sản (thị trường, tín dụng, thanh khoản) cho đến rủi ro trong hoạt động (phát triển sản phẩm, bán hàng và phân phối, khai thác, bồi thường)… do năng lực quản lý rủi ro của DNBH còn hạn chế; tình trạng trục lợi BH ngày càng phức tạp. Hay việc cạnh tranh không lành mạnh khi hạ phí BH dưới mức an toàn, tăng hoa hồng quá mức quy định… cũng đã làm tăng rủi ro cho các DNBH. Nguy cơ phá sản, làm ăn thua lỗ, không thu xếp được tái BH, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh là rất lớn. Điều đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững của thị trường BH trong thời gian tới.

Cùng với đó, trong những năm qua các cơ quan quản lý nhà nước cũng hỗ trợ tích cực tạo hành lang pháp lý cho các DN có tính đặc thù riêng trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm: NĐ 45/2007/NĐ-CP, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trên thị trường BH Việt Nam, một trong các điều kiện mà DN phải đáp ứng là phải xây dựng qui trình KSNB trong phương án hoạt động 5 năm đầu; Thông tư số 13/2019/TT- NHNN, nhấn mạnh vai trò KTNB là tuyến phòng vệ cuối cùng, đánh giá nội bộ mức đủ vốn của ngân hàng thương mại. Nghị định số 05/2019/ NĐ-CP về KTNB, đây được coi là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động KTNB tại các đơn vị công, các DN niêm yết, các DN có vốn sở hữu nhà nước hoạt động theo mô hình DN mẹ - DN con. Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và DNBH nói riêng vai trò của KSNB còn khá mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì do thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu ở các DN, hàng loạt các vụ bê bối, gian lận trong các DN đã xảy ra

Cùng với đó, khi tổng hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc KSNB, tính hữu hiệu KSNB của các DN. Tác giả nhận thấy: có những tổ chức trên toàn thế giới đã sử dụng các khung KSNB làm nền tảng để tiến hành các hoạt động. Ở mức độ nào đó, có rất ít bằng chứng về các khung bên ngoài thực tiễn, và do đó các mô hình điển hình được chú ý nghiên cứu chuyên sâu hơn (COSO, 1992; COSO, 2013; Selto và Widener, 2004; Jokipii, 2010). Các nghiên



cứu trước đây thường tập trung vào các yếu tố kiểm soát cụ thể, như môi trường kiểm soát (D’Aquila, 1998; Karagiorgos và cộng sự, 2011), thông tin và truyền thông (Karagiorgos và cộng sự, 2011; Sultana và Haque, 2011) hoặc đánh giá rủi ro (Mills, 1997; Amudo và Inanga, 2009). Trong các nghiên cứu này, thứ nhất các khái niệm KSNB được xem xét tổng thể trong các bối cảnh khác nhau. Thứ hai, việc xem xét lý thuyết ngẫu nhiên của các tổ chức về KSNB chưa được kiểm tra đầy đủ trong các tài liệu trước mặc dù mối quan hệ đó đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về KSNB trong các tổ chức. Thứ ba, thiếu kiến thức về KSNB từ quan điểm quản lý. Các tài liệu cho đến nay vẫn tập trung vào quan điểm của bên ngoài tổ chức (Felix, 1998), mặc dù việc tổ chức KSNB trong tổ chức trên thực tế là trách nhiệm của nhà quản lý. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước: Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004), Nguyễn Thu Hoài (2012), Bùi Thị Minh Hải (2012)… Trong các công trình này phần lớn nghiên cứu KSNB có gắn với một ngành hay 1 tập đoàn cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu mang tính định lượng tìm ra mối quan hệ của các nhân tố của KSNB. Các nghiên cứu đó chưa đề cập đến cách tiếp cận KSNB theo hướng lý thuyết ngẫu nhiên trong các tổ chức. Dựa trên các lập luận trong lý thuyết ngẫu nhiên, khung tài liệu KSNB và các học giả trên thế giới.

Nghiên cứu này đặt ra hai mục tiêu: Thứ nhất, xem xét mối quan hệ giữa các đặc tính ngẫu nhiên của tổ chức với cấu trúc/ thành phần của KSNB. Những đặc tính ngẫu nhiên của tổ chức này được chọn vì có bằng chứng trong các nghiên cứu trước đây cho thấy các yếu tố này có thể có một số tác động đến việc thiết kế cấu trúc KSNB (Chenhall, 2003; Hoque và James, 2000; Simons, 1987 ; Otley, 1980); Thứ hai, tập trung xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc/ thành phần KSNB và tính hữu hiệu của KSNB, đã được lý thuyết hóa trong các khung KSNB như: COSO, Basle, CoCo, Turnbull. Các mối quan hệ này được kiểm tra bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để trình bày kết quả thực nghiệm về KSNB. Những điểm tương đồng, khác biệt trong thành phần KSNB và tính hữu hiệu KSNB quan sát được trong bối cảnh quốc gia khác nhau góp phần quan trọng vào cuộc thảo luận KSNB. Đây có thể được xem là khoảng trống mà tác giả cần tập trung nghiên cứu, từ đó làm phong phú hơn về cơ sở lý luận, thực tiễn và khám phá ra các nhân tố mới ngoài các nhân tố cơ bản chung đã có ảnh hưởng đến thành phần KSNB, tính hữu hiệu KSNB.

Trên cơ đó giúp tác giả đưa ra hàm ý chính sách cho DNBHPNT và các bên liên quan về KSNB trong các DNBHPNT. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: "Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam".

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí