Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 5


dưỡng cho bò mà thức ăn thô không đáp ứng đầy đủ. Vì vậy với một lượng ăn vào nhất định thức ăn tinh cung cấp nguồn chất dinh dưỡng chính cho bò sữa hàng ngày (Mai Văn Sánh, 2008)[82].

Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cải và CS (2001)[4] cho thấy số lượng và chất lượng thức ăn tinh không chỉ ảnh hưởng đến sự cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm thay đổi tính chất vật lý của khẩu phần, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men ở dạ cỏ, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất sữa.

Đinh Văn Cải (2009)[6] cho rằng nuôi bò sữa bằng khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh năng suất sữa tăng từ 1 – 2,5kg con//ngày, mỡ sữa cũng tăng vì quá trình lên men ở dạ cỏ tốt hơn. Theo Bùi Quang Tuấn và CS (1999)[104] các mức protein và các mức thức ăn tinh trong khẩu phần đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và protein thô qua đó ảnh hưởng đến năng suất sữa.

Đoàn Đức Vũ (2001)[110] cho biết sử dụng bánh dinh dưỡng trong khẩu phần bò sữa đã cải thiện được pH và hàm lượng NH3 trong dịch dạ cỏ làm cho sự hoạt động của hệ vi sinh vật hiệu quả hơn, từ đó gia tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô và làm tăng được năng suất sữa, mỡ sữa và hiệu quả chăn nuôi. Việc cung cấp thức ăn xanh không đầy đủ, không cân bằng giữa các thời gian khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sữa. Lê Mai (2002)[62] nhận định rằng nuôi bò sữa với khẩu phần có nhiều cỏ (trên 30kg/con/ngày), được cân đối năng lượng và đạm so với nhu cầu, không cần hèm bia vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bò sữa, năng suất sữa đạt 17 lít/ngày.

Vũ Duy Giảng (1993)[35] khi nghiên cứu một số yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng trong sự liên quan giữa đất, cây thức ăn ở bò Holstein ở Mộc Châu đã rút ra kết luận: khi trong đất giảm một số yếu tố vi lượng như Cu, Mn, Co… đã ảnh hưởng xấu đến cỏ và hậu quả là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như sản lượng sữa bò. Bổ sung các nguyên tố này


dưới dạng phân bón vào đất đã góp phần khắc phục hiện tượng trên.

Cỏ tươi và các loại thức ăn thô xanh khác chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của trâu bò sữa. Lê Xuân Cương và CS (1995)[17] cho biết nếu diện tích chăn thả thiếu, diện tích trồng cỏ thâm canh hạn chế dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc cung cấp thức ăn thô xanh. Vì vậy thiếu cỏ xanh trong khẩu phần bò sữa là một trong những yếu tố quan trọng hạn chế sự phát triển của đàn bò sữa. Các công trình nghiên cứu của Allen (1996)[119], Oba và Allen (1999)[165], Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2007)[31] đã chứng tỏ ảnh hưởng của cỏ xanh đến năng suất sữa bò.

Thời tiết khí hậu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Sức sản xuất của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều nhiệt độ không khí, ẩm độ, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển... Tuy nhiên sản lượng sữa không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ không khí từ 5 - 21oC. Nhiệt độ môi trường thấp hơn 5oC hoặc cao hơn 21oC sản lượng sữa giảm từ từ. Nhiệt độ cao hơn 27oC sản lượng sữa giảm rõ rệt. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp tối đa và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi giống bò có khác nhau. Sản lượng sữa của bò HF giảm đi nhanh chóng khi nhiệt độ môi trường cao hơn 21oC, bò Brown Swiss và bò Jersey là khoảng 26 - 27oC, còn ở bò Brahman là 32oC. Nhiệt độ thích hợp tối thiểu ở bò Jersey khoảng 2oC, còn ở bò HF không bị ảnh hưởng, thậm chí ở - 13oC. Sự giảm thấp sức sản xuất sữa trong điều kiện mùa hè không hoàn toàn do sự giảm thấp về sự thu nhận thức ăn hoặc phẩm chất cỏ. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cơ chế sinh lý học liên quan đến sự tiết sữa cũng là yếu tố quan trọng (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44].

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố khí hậu quan trọng gây ảnh hưởng đến cơ thể sống của động, thực vật và đặc biệt lại càng quan trọng đối với gia súc nhập từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao không những ảnh hưởng đến năng suất sữa mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất sữa.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 5


Nhiều tác giả xác định rằng nhiệt độ tối ưu đối với bò sữa nói chung từ 40C đến 160C, giới hạn tối đa có khác nhau chút ít ở từng giống, ở giống bò HF là 260C (Kovac, 1972 - dẫn theo Lương Văn Lãng, 1983)[50]. Horn (1972)[139] cho biết nhiệt độ cao của vùng á nhiệt đới và nhiệt đới là yếu tố chủ yếu gây cản trở sự hình thành các giống bò sữa có năng suất cao ở vùng này. Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà (2008)[83] cho rằng với bò sữa khi gặp stress nhiệt và cứ giảm 0,5kg vật chất khô ăn vào, năng suất sữa sẽ giảm 1kg.

Khi nghiên cứu số liệu kiểm tra năng suất của cùng một phẩm giống ở những nơi có điều kiện môi trường không khác nhau bao nhiêu thường người ta thấy, gần 25% biến dị chung về sản lượng ở chu kỳ thứ nhất (305 ngày) là do chỉ tiêu trung bình của từng đàn khác nhau. Nhiều thí nghiệm cũng chứng tỏ rằng, trung bình ít nhất 90% biến dị đó là do môi trường xung quanh (Phan Cự Nhân, 1972)[70].

Ahmed và Amin (1997)[114] thông báo khí hậu nhiệt đới mùa hè có ảnh hưởng đến thu nhận cỏ xanh và năng suất sữa của bò HF và bò Zebu bản địa ở Sudan. Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007)[78] cho biết cải tiến khí hậu chuồng nuôi có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu về năng suất sữa. Padilla (2005)[167] cho rằng khẩu phần bổ sung vitamin C có ảnh hưởng tốt đến năng suất sữa và khả năng thu nhận thức ăn cho bò đang vắt sữa trong thời tiết nóng.

Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Tú (2008)[106], Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006)[38], Srikandakumar và John (2004)[184], Richard (1998)[174]... chứng tỏ việc cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi đã làm giảm chỉ số THI giúp cho bò sữa tránh được stress nhiệt trong điều kiện nóng ẩm, cải thiện được các chỉ tiêu cơ bản về sinh lý, sinh sản và khả năng sản xuất sữa.

Tuổi

Sản lượng sữa ở bò sữa thay đổi đáng kể tuỳ theo lứa tuổi của bò. Theo


Nguyễn Văn Thưởng (1995)[96], bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. Sản lượng sữa ở những chu kỳ này tăng khoảng 40 - 50% so với sản lượng sữa ở chu kỳ 1, sau đó sản lượng sữa giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò sữa không được ăn và chăm sóc đầy đủ. Ngược lại nếu bò sữa được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, sẽ tiếp tục cho sữa đến lứa đẻ thứ 8

- 10, có trường hợp nhưng rất hiếm đến lứa đẻ thứ 10 - 12. Trong trường hợp này sản lượng sữa cao nhất được duy trì đến chu kỳ thứ 7.

Có cơ sở để nói rằng các giống sớm thành thục đạt lượng sữa tối đa sớm hơn là các phẩm giống muộn thành thục. Ở các đàn cao sản, những con bò non năng suất sữa tăng theo tuổi của lứa đẻ lần đầu nhanh hơn những đàn có năng suất thấp. Bò cái có thể sinh đẻ 8 – 10 lứa/đời, nhưng sản lượng sữa/chu kỳ bắt đầu giảm sút vào khoảng 7 - 9 năm tuổi. Vì vậy, nên mạnh dạn loại thải khoảng 20 - 25% đàn bò cái sản xuất sữa hàng năm, nhằm duy trì tiềm năng sản xuất sữa trong đàn.

Tuổi có thai lần đầu cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất sữa. Thể vóc của bò kém thường kèm theo chậm thành thục về tính, bầu vú phát triển kém, năng suất sữa thấp. Nuôi dưỡng tốt bê cái hậu bị để đạt tiêu chuẩn phối giống lần đầu vào 16 - 18 tháng tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bầu vú bò cái.

Khoảng cách lứa đẻ

Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng khoảng cách lứa đẻ không phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Cho nên có thể xem khoảng cách lứa đẻ là do nguyên nhân di truyền của biến đổi về năng suất. Nếu xét đến ảnh hưởng đối với năng suất thì phải phân biệt khoảng cách lứa đẻ hiện tại và các lứa đẻ trước đó. Khi kéo dài khoảng cách giữa các lứa đẻ ra một ngày, thời gian nghỉ đẻ kéo dài ra trung bình 0,4 ngày (Phan Cự Nhân, 1972)[70]. Thời gian nghỉ đẻ kéo dài hơn, bò có thời gian hồi phục cơ thể và năng suất sữa bò trong chu


kỳ tiếp theo cao hơn so với thời gian nghỉ đẻ ngắn. Tuy nhiên, thời gian nghỉ đẻ càng dài, năng suất trong chu kỳ hiện tại lại càng thấp.

Tình trạng sức khoẻ

Bò cái có thể mắc các loại bệnh khác nhau trong thời gian tiết sữa. Sẩy thai truyền nhiễm có thể dẫn đến rối loạn khả năng sinh sản và làm giảm năng suất rất nhiều. Thông thường nguyên nhân biến đổi lượng sữa là do viêm vú. Bệnh viêm vú thường rất phổ biến trên đàn bò sữa vì vậy phải thực hiện những qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về chăn nuôi, thu sữa, chế biến sữa và dùng sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44]. Nockels (1996)[163] cho biết bổ sung các chất chống ôxi hoá có thể hạn chế stress nhiệt và làm giảm bệnh viêm vú bò. Ngoài ra khoảng cách các lần vắt, tháng đẻ, kỹ thuật vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến năng suất sữa.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Giống

Nguyễn Văn Thiện (1995)[94] cho biết hệ số di truyền của tỷ lệ mỡ sữa bò lai hướng sữa Việt Nam là 0,60 - 0,78; của tỷ lệ protein trong sữa là 0,50 – 0,70; tỷ lệ đường trong sữa là 0,36.

Theo Hoàng Thị Thiên Hương (2007)[47] hệ số di truyền tỷ lệ mỡ sữa của bò sữa ở Nhật Bản là 0,31; vật chất khô không mỡ 0,30; protein là 0,29. Phạm Văn Giới và cộng sự (2006)[37] công bố hệ số di truyền của tỷ lệ mỡ sữa là 0,35. Lasley (1963)[149] cho biết hệ số di truyền tỷ lệ mỡ sữa là 0,60 – 0,65. Tỷ lệ mỡ sữa phụ thuộc vào giống, các giống bò sản lượng sữa thấp thường có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn giống cao sản. Nguyễn Kim Ninh (1994)[72] cho biết tỷ lệ mỡ sữa của bò lai Sind và các bò lai giữa HF với lai Sind nuôi ở Ba Vì tương ứng là: 4,85 – 5,89% và 3,89 – 4,68%. Theo Trần Quang Hạnh, Đặng Vũ Bình (2007)[41] tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng là 3,47%. Đặng Thị Dung và CS, 2002[20] cho rằng, có sự sai khác đáng kể về


chất lượng sữa của bò HF thuần với các giống bò lai 1/2HF, 3/4HF và 5/8HF, tương quan chất lượng sữa giữa bò có máu lai HF hoặc máu Sind là tương quan âm (r = - 0,338). Các kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Xuân Trạch (2004)[101], Hạ Đình Chính (2003)[8]… cũng cho kết luận tương tự.

Thức ăn

Thành phần của sữa phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn. Khi khẩu phần ăn không cân đối, đặc biệt là thiếu protein trong khẩu phần thường dẫn tới sự giảm thấp hàm lượng vật chất khô, mỡ, protein và các thành phần khác trong sữa. Khi không đủ nhu cầu về mỡ trong khẩu phần, tỷ lệ mỡ trong sữa giảm đi chút ít. Khi giảm thấp lượng cỏ khô cho ăn, tỷ lệ mỡ trong sữa cũng giảm thấp. Khẩu phần cân bằng về dinh dưỡng trong giai đoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡ trong sữa ở kỳ tiết sữa sau. Nhiều nghiên cứu cho thấy nâng cao tỷ lệ protein, mỡ trong khẩu phần đã nâng cao tỷ lệ các chất dinh dưỡng này trong sữa (Kennelly, 1996)[145], (Belibasakis, 1995)[123], (Resendiz và Bernal Santos, 1999)[172], (Ljokjel và CS, 2000)[152]. Leng (1989)[150], Maynard (1980)[158] và cho rằng khi tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần sẽ làm tăng nhóm vi khuẩn phân giải xơ nên làm tăng tỷ lệ mỡ sữa. Tăng tỷ lệ protein thô trong khẩu phần từ 12 - 18% làm gia tăng tỷ lệ protein sữa (Webster, 1987)[196]. Osborne và CS (2008)[166] cho biết bổ sung dầu cá trong nước uống của bò sữa có ảnh hưởng tích cực đến sức sản xuất và thành phần axit béo trong sữa. Nguyễn Văn Bình và Trần Huê Văn (2004)[1] thông báo bổ sung các axit béo linoleic liên hợp đã có ảnh hưởng tốt đến năng suất và thành phần sữa bò.

Tháng và giai đoạn của chu kỳ sữa

Tỷ lệ mỡ sữa thường thay đổi trong một chu kỳ vắt sữa ngay cả trong một lần vắt sữa. Tỷ lệ mỡ cao ở đầu chu kỳ cho sữa sau đó giảm đi theo lượng sữa tăng lên. Cuối chu kỳ cho sữa tỷ lệ mỡ sữa lại có xu hướng tăng lên. Trong


cùng một lần vắt sữa, những giọt cuối cùng thường chứa nhiều mỡ hơn bởi vì các hạt mỡ từ tuyến bào đi xuống do tác dụng co bóp của oxitoxin. Hàm lượng protein cũng biến đổi tương tự như mỡ. Có sự sai khác đáng kể về các chỉ tiêu chất lượng sữa giữa các chu kỳ sữa, có sự sai khác rõ rệt ở chu kỳ đầu và chu kỳ cuối. Điều này có nghĩa là chu kỳ sữa có ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tháng cho sữa cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nhìn chung các chỉ tiêu chất lượng sữa có sự sai khác ở tháng đầu và cuối của chu kỳ sữa và có chiều hướng tăng dần theo tháng cho sữa. Điều này là do tháng đầu và tháng cuối chu kỳ sữa sản lượng sữa khác nhau do đó chất lượng sữa khác nhau.

Một số yếu tố khác

Một vài thành phần của sữa có xu hướng tăng khi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường tăng, ví dụ: nitơ phi protein, palmetic và stearic axit. Còn các thành phần khác có xu hướng giảm thấp chẳng hạn như mỡ sữa, chất khô đã tách mỡ, nitrogen tổng số, lactose, axit béo mạch ngắn và oleic axit. Tỷ lệ % mỡ sữa giảm trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ 21 - 270C, khi nhiệt độ tăng hơn 270C, tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng tăng, trong khi đó chất khô trong sữa đã tách mỡ luôn luôn giảm thấp. Nhiệt độ cao cũng làm giảm xitric axit và canxi trong giai đoạn đầu của chu kỳ cho sữa. Điều kiện khí hậu khác nhau cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ trong sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44].

Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng sữa Năng suất sữa

Các chỉ tiêu sinh học chủ yếu để đánh giá năng suất và phẩm chất sữa của bò gồm: sản lượng sữa thực tế, sản lượng sữa 300 hay 305 ngày, sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ), sản lượng sữa tiêu chuẩn/100kg khối lượng cơ thể, sản lượng sữa tiêu chuẩn/khoảng cách lứa đẻ, thành phần và chất lượng sữa ... Năng suất sữa, ngoài yếu tố di truyền phần lớn phụ thuộc vào ảnh


hưởng của ngoại cảnh. Bò cái có sản lượng sữa thấp thì chu kỳ tiết sữa ngắn, khoảng 240 – 270 ngày. Thời gian tối ưu của chu kỳ tiết sữa ở bò cái hướng sữa là 300 – 305 ngày, trong mối quan hệ với khoảng cách lứa đẻ 12 tháng.

Quy luật tiết sữa trong 1 chu kỳ của bò được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khi đẻ, năng suất sữa (kg/ngày) có xu hướng tăng lên từ từ, đạt đỉnh cao ở 60 – 90 ngày đầu. Tiếp đó là giai đoạn thứ 2, năng suất sữa có xu hướng giảm thấp song song với quá trình thoái hoá của tuyến bào. Để đánh giá khả năng cho sữa của bò cái theo mức giảm sữa người ta thường tính hệ số sụt sữa (HSSS) theo công thức:

HSSS (%) = (Tổng sữa tháng trước - Tổng sữa tháng sau)/Tổng sữa tháng trước

Hệ số sụt sữa biến động rất rộng từ +5 đến 12% và phụ thuộc vào di truyền, môi trường và đặc tính cá thể của bò sữa. Hệ số sụt sữa càng thấp thì lượng sữa vắt được trong chu kỳ sữa càng cao (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44]. Thời gian ngừng tiết sữa cho đến lứa đẻ sau là giai đoạn cạn sữa. Những bò cái được nuôi dưỡng tốt trong giai đoạn vắt sữa thì chu kỳ tiết sữa kéo dài đến 300 ngày hoặc hơn và giai đoạn cạn sữa là 45 – 60 ngày.

Sự thay đổi năng suất sữa trong chu kỳ thường được biểu hiện bằng đường cong tiết sữa. Đặc điểm của đường cong tiết sữa là phụ thuộc vào năng suất sữa/tháng cao nhất, mức độ giảm sữa sau đó và độ dài của chu kỳ sữa. Ở những bò sữa có sản lượng sữa cao thường có hệ số sụt sữa thấp và đường cong tiết sữa giảm từ từ và đều hơn. Nghiên cứu của các tác giả Macciotta và CS (2005)[155], Tekerli và Akinci (2000)[188], Dematawewa và CS (2008)[132], Val-Arreola (2004)[191], Trần Quang Hạnh (2006)[40]... cũng cho kết luận tương tự.

Chỉ tiêu phổ biến nhất để xác định năng suất sữa của bò là lượng sữa trong năm hay chu kỳ. Nguyễn Xuân Trạch và CS (2006)[102] đề cập rằng ở

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí